Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học

Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tiếng Việt:

Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Lập danh sách học sinh, Lập thời gian biểu, Viết bản tin, Làm báo cáo thống kê, Làm biên bản cuộc họp, Lập chương trình hoạt động, Phát biểu và điều khiển cuộc họp, Thuyết trình và tranh luận, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Khả năng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi – đáp . Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai. HS có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết.

* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức:

Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh) kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sốngở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.Việc Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh.để trở thành người con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội.

Qua quan sát, khảo sát học sinh chúng tôi thấy giáo viên đã hình thành và giáo dục được cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết: giao tiếp, ứng xử, bày tỏ ý kiến, ra quyết định và giải quyết vấn đề.Khả năng hình thành và giáo dục các kĩ năng sống cho HS của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của HS, phương pháp dạy học môn Đạo đứcđã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm; múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh.Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS được tăng cường và HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, .Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.

Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS Tiểu học.

 

docx 14 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 14Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt góp phần rèn luyện thao tác tư duy, góp phần mở rộng hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Kĩ năng sống đặc thù, thể hiện ưu thế của môn Tiếng Việt là kĩ năng giao tiếp, sau đó là kĩ năng nhận thức, bao gồm nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức, ra quyết định. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học, có nhiều bài học mà tên gọi của nó đã nói rõ mục tiêu giáo dục các kĩ năng giao tiếp xã hội như: Lập danh sách học sinh, Lập thời gian biểu, Viết bản tin, Làm báo cáo thống kê, Làm biên bản cuộc họp, Lập chương trình hoạt động, Phát biểu và điều khiển cuộc họp, Thuyết trình và tranh luận, Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
Khả năng Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện qua phương pháp của giáo viên. Để hình thành các kiến thức và kĩ năng mà chương trình môn Tiếng Việt đặt ra với học sinh Tiểu học, người giáo viên phải vận dụng nhiều phương pháp dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh như: thực hành giao tiếp, trò chơi học tập, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức hoạt động nhóm, phương pháp hỏi – đáp ... Thông qua các hoạt động học tập, được phát huy trải nghiệm, rèn kĩ năng hợp tác, bày tỏ ý kiến cá nhân, đóng vai... HS có cơ hội rèn luyện, thực hành nhiều kinh nghiệm sống cần thiết.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Đạo đức:
Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến kĩ năng sống như: kĩ năng giao tiếp, ứng xử (với ông, bà, cha, mẹ, anh chị em, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh) kĩ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi, kĩ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kĩ năng tự phục vụ và tự quản lý thời gian, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đời sốngở nhà trường, ở cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.Việc Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi Tiểu học, giúp các em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộng đồng, quê hương, đất nước và với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biết sống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỉ luật, biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh....để trở thành người con ngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường và công dân tốt của xã hội.
Qua quan sát, khảo sát học sinh chúng tôi thấy giáo viên đã hình thành và giáo dục được cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết: giao tiếp, ứng xử, bày tỏ ý kiến, ra quyết định và giải quyết vấn đề....Khả năng hình thành và giáo dục các kĩ năng sống cho HS của môn Đạo đức không những thể hiện ở nội dung môn học mà còn thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng của môn học. Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen của HS, phương pháp dạy học môn Đạo đứcđã được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Quá trình dạy học tiết Đạo đức là quá trình tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động học tập phong phú đa dạng như: kể chuyện theo tranh, quan sát tranh ảnh, băng hình, tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm; múa, hát, đọc thơ, vẽ tranh....Thông qua các hoạt động đó sự tương tác giữa GV - HS, HS - HS được tăng cường và HS có thể tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới. Các phương pháp và kĩ thuật dạy học môn Đạo đức rất đa dạng, bao gồm nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực như: học theo nhóm, theo dự án; giải quyết vấn đề, đóng vai, trò chơi, động não, ....Và chính thông qua việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực đó, HS đã được tạo cơ hội để thực hành, trải nghiệm, nhiều kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi.
Do các đặc trưng trên nên có thể khẳng định Đạo đức là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kĩ năng sống cho HS Tiểu học.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí:
 Môn Tự nhiên và xã hội ở các lớp 1,2,3; Môn Lịch sử - Địa lý, Khoa học ở các lớp 4,5 là một môn học giúp HS có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên - xã hội. Chú trọng đến việc hình thành và phát triển các kĩ năng trong học tập như: quan sát, nêu nhận xét, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tương đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội; Đặc biệt môn học giúp HS xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên. 
 Qua quan sát, khảo sát học sinh chúng tôi thấy giáo viên đã hình thành và giáo dục được cho học sinh các kĩ năng sống cần thiết: Kĩ năng tự nhận thức HS đánh giá được những việc làm của mình có liên quan đến hệ thần kinh. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin HS biết phân tích, so sanh, phán đoán hành vi có lợi và có hại. Kĩ năng làm chủ bản thân: Kiểm soát cảm xúc và điều khiển hoạt động suy nghĩ. Kĩ năng ra quyết định để có những hành vi tích cực, phù hợp.
Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên - xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống cho HS qua môn học trên sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp học sinh có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống.
* Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học qua môn Giáo dục kĩ năng sống:
Đây là một môn học mới được đưa vào giảng dạy trong trường Tiểu học những năm gần đây, tuy nhiên hiệu quả của môn học lại được đánh giá rất cao. Đây là môn học có vai trò quan trọng góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh. Nhiệm vụ và nội dung môn học chứa đựng những yếu tố của giáo dục KNS, phù hợp với trọng tâm của giáo dục KNS là quá trình đối thoại, tương tác lẫn nhau, sử dụng vốn kinh nghiệm của người học để thực hành kĩ năng; phù hợp với cách tiếp cận làm thay đổi hành vi của người học trên cơ sở nhận thức về các vấn đề của cuộc sống. Việc giáo dục các chuẩn mực xã hội không thể chỉ xuất phát từ yêu cầu nhà giáo mà phải xuất phát từ quyền lợi và nhu cầu phát triển của học sinh. Giáo dục KNS giúp học sinh có những kĩ năng thiết thực để sống an toàn, lành mạnh, có hiệu quả, do đó học sinh hứng thú học tập và lĩnh hội các chuẩn mực một cách chủ động, tự giác.
Qua quá trình giảng dạy môn học chúng tôi thấy được:
- Khả năng giao tiếp và trình bày trước tập thể của học sinh đã được tăng lên. Các em học sinh khá giỏi, thường tham gia các hoạt động tập thể thì đã đi vào độ chuyên nghiệp hơn, dám nhận một số công việc trong các hoạt động lớn của liên đội như dẫn chương trình, hùng biện, trình bày các vấn đề trước tập thể; đối với các học sinh còn hạn chế về nhận thức thì nay các em cũng đã mạnh dạn hơn, dám đưa tay phát biểu và trình bày ý kiến của mình trước lớp
- Tỷ lệ học sinh vi phạm về đạo đức đã giảm khá rõ nét, không còn tình trạng học sinh vi kỉ luật, việc chấp hành nội quy của học sinh cũng nghiêm túc hơn
- Học sinh hứng thú, say mê với môn học, thích khám phá bày tỏ ý kiến của mình với từng tình huống được đặt ra trong từng tiết học, nhờ vậy mà chất lượng bộ môn cũng tăng lên.
Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua các môn học đã giúp các em hình thành, xây dựng và rèn các kĩ năng sống cần thiết để các em tự giải quyết được các vấn đề trong học tập, hoạt động và trong cuộc sống hàng ngày.
4.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp.
Mỗi thầy giáo, cô giáo muốn hoàn thành nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm trước hết phải có tình yêu thương con người, có sự độ lượng, bao dung, đồng thời phải hiểu về tâm lý lứa tuổi, phải có cái nhìn tinh tế. Cùng đó, giáo viên chủ nhiệm cần am hiểu và biết cách tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đối với học sinh có những biểu hiện lệch lạc về nhân cách, giáo viên chủ nhiệm chính là người cùng với gia đình có những biện pháp “kéo” em về với “cái thiện”. Thầy, cô giáo chủ nhiệm là cầu nối quan trọng để kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội. 
Làm chủ nhiệm là một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về lời ăn, tiếng nói, tác phong làm việc cho đến trình độ chuyên môn; quan hệ với trò như người thân để trò cảm thấy vừa gần gũi, vừa đáng tin cậy.
Trước đây, giáo viên chủ nhiệm chủ yếu là định hướng, hướng dẫn hành vi đạo đức cho HS. Hiện nay giáo viên chủ nhiệm không chỉ làm công tác chuyên môn mà còn phải có tình cảm để giải quyết những tình huống phát sinh của học sinh trong lớp. Vì thế ngoài việc phải đảm bảo nội dung lên lớp vừa tạo sự hấp dẫn, sáng tạo, mới mẻ, gây hứng thú học tập cho HS. Và điều không thể thiếu là người giáo viên chủ nhiệm phải có tâm huyết với nghề và tình yêu thương đối với HS.
Vậy để giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học thông qua công tác chủ nhiệm lớp thì mỗi người giáo viên chủ nhiệm cần:
- Tăng cường giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua các hình thức dạy học của mình, qua các giờ sinh hoạt để giáo dục đạo đức và nhân cách cho HS.
- Xây dựng hành vi giao tiếp giữa “Thầy với thầy, trò với trò, thầy với trò” rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hoá, lên án mọi hành vi bạo lực học đường và xã hội.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ HS, kịp thời nắm bắt thông tin, cùng kết hợp với cha mẹ HS rèn cho HS kĩ năng ứng xử văn hoá, rèn luyện sức khoẻ phòng chống bạo lực.
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực trong việc rèn luyện kĩ năng sống của thầy cô giáo và học sinh. Giáo dục cho HS nhận biết được lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng về mọi mặt: cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâ

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_giao_duc_ky_nang_song_cho_hoc_sinh_tieu_hoc.docx