Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh:
Để thực hiện tốt việc giáo dục ATGT cho học sinh, trước tiên giáo viên phải là người thực hiện tốt nội quy, quy định của luật GT. Điều đó là điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền giáo dục ATGT đến HS. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung sau:
3.1/ Tuyên truyền về phòng tránh tai nạn đuối nước:
+ Ngoài những nội dung theo chương trình giáo viên cần giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em. Địa bàn của thị trấn Vĩnh Tường có tiếp giáp với Vực Xanh khá rộng và sâu, có nhiều hồ ao nên cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Tuy những năm gần đây, không có HS nào của THTT bị taii nạn đuuối nước nhưng không vì thế mà chúng ta được lơ là. Cần giáo dục cho HS kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh khi đi tắm sông hay tập bơi phải có người lớn đi cùng. Không biết bơi phải mặc áo phao đúng cách.
+ Tuyên truyền động viên phụ huynh nên cho con em tập bơi và học bơi đúng cách.
3.2/ Tuyên tryền HS chấp hành tốt quy định luật giao thông đường bộ.
Ngay từ những tuần đầu năm học, giáo viên hướng dẫn và tuyên truyền các em tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường trong buổi đầu tập trung. Thông qua các bài dạy củng cố thêm kiến thức đi đường an toàn cho học sinh. HS biết đi bộ, đi xe đạp , qua đường, an toàn.
, các văn bản chỉ đạo về giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. b) Cơ sở pháp lí - Thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ; gắn nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông với kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, đặc biệt là người đứng đầu, người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông. - Thực hiện theo các văn bản hướng dẫn của cơ quan cấp trên về giáo dục An toàn giao thông cho học sinh tiểu học. Đổi mới, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học. Tuyên truyền, giáo dục sâu rộng quy định của pháp luật về an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, thái độ tham gia giao thông trong học sinh. Góp phần giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, sinh viên trong phạm vi cả nước. - Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông trong học sinh. B. NỘI DUNG I. Thực trạng về vấn đề an toàn giao thông của trường THTTVT 1/ Vị trí của trường THTTVT Trường Tiểu học Thị trần Vĩnh Tường nằm ở trung tâm huyện Vĩnh Tường trên trục đường giao thông chính, nơi tập trung nhiều cơ quan, nhà máy, xí nghiệp và chợ búa. Đây là tuyến đường có nhiều loại phương tiện giao thông tham gia đặc biệt là các loại xe cơ giới lớn ngày càng nhiều gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia giao thông của học sinh. Trong những năm học gần đây, đã có một số vụ va chạm giao thông có liên quan đến học sinh trong trường đã xảy ra song rất may đều là những tai nạn nhỏ, không gây thiệt hại lớn.Tuy vậy, đó cũng là bài học kinh nghiệm đối với cả thầy và trò trong nhà trường. 2/Thực trạng của học sinh: - Khi đi học đến trường là các em phải tham gia giao thông. Phải hòa mình vào dòng người hối hả, tất bật đi lại trên đường. Phần lớn là trẻ em ở trường tiểu học. - Học sinh trường ta chủ yếu bố mẹ đưa đón hoặc tự đi học bằng xe đạp, đi bộ. Các em đi theo nhóm với nhau vừa đi vừa trò chuyện, chơi đua. Nhiều khi tràn hết lòng đường. - Một số xe của các em trong trường không đúng kích cỡ dành cho lứa tuổi đó là nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến va chạm giao thông. - Nếu đi bộ thì học sinh cũng chơi đùa, đuổi nhau, chạy nhảy, dàn hàng ngang dẫn đến nguy cơ tai nạn tiềm ẩn. - Phụ huynh đưa đón con em đến trường do ý thức chấp hành văn minh giao thông kém do thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng có khi cho rằng đường làng ta thì cần gì phải đội mũ bảo hiểm. Nhất là vào lúc tan trường, phụ huynh đứng kín cổng trường, không theo trật tự hàng lối dẫn đến tình trạng ùn tắc, khó lưu thông dễ xảy ra va chạm giữa các phương tiện và người tham gia giao thông đặc biệt là các em nhỏ lớp 1,2,3. 2. Thực trạng của giáo viên: - Trong những năm học gần đây việc Giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường ngày càng được quan tâm. Song việc giảng dạy kiến thức an toàn giao thông của mỗi bài được gói gọn trong tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp dựa theo tài liệu hướng dẫn dạy và học hầu như chỉ mang tính hình thức, lí thuyết nên các em còn rất mơ hồ về kiến thức an toàn giao thông. - Tranh ảnh mô hình sa bàn thiết bị đèn xanh đèn đỏ không có. - Mặc dù năm nào cũng tập huấn chuyên môn hè nhưng chưa có chuyên đề cụ thể nào về cách dạy An toàn giao thông cho học sinh. - Nhiều GV chưa nhận thức rõ hết tầm quan trọng của GDAT giao thông cho HSTH nên còn có tư tưởng dạy cốt cho xong chứ không chú ý đến kết quả GD ATGT. II.Một sốbiện pháp nâng cao ý thức chấp hành an toàn giao thông cho học sinh tiểu học 1. Dạy đúng nội dung, chương trình bài học theo quy định: - Nội dung giáo dục được cụ thể thông qua 12 bài học về ATGT trong Tài liệu Giáo dục ATGT vì nụ cười trẻ thơ cho học sinh trên lớp3,4,5. Thời lượng 1 tiết/ tuần dạy vào các tiết Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hoặc vào tiết Hoạt động tập thể bắt đầu từ tuần 3 học kì I - Khi còn ở lứa tuổi tiểu học, HS rất dễ tiếp thu những kiến thức mới, việc giáo dục ATGT sớm sẽ tạo cho các em có thói quen từ nhỏ. Vậy nên, từ khi các em bước vào cấp tiểu học đã được làm quen với những bài học về vấn đề này. Việc giáo dục không chỉ là những lời giáo điều khô cứng theo sách vở, mà thầy cô cần phải vận dụng linh hoạt dưới nhiều hình thức khác nhau. 2. Kết hợp giáo dục ATGD với các tổ chức,đoàn thể trong và ngoài nhà trường 2.1/ Phối hợp với Liên đội thực hiện tốt mô hình cổng trường ATGT: +Kết hợp với Liên đội nhà trường thành lập đội sao đỏ phụ trách theo dõi An toàn giao thông. Vào đầu các buổi học và lúc tan học, đội sao đỏ theo dõi các hành vi vi phạm của các bạn. Các lỗi vi phạm sẽ được Ban thi đua trừ điểm thi đua của lớp. Cá nhân( người thân đưa đón) vi phạm được nhắc nhở để nhận ra lỗi của mình và sửa lỗi. Việc làm này hết sức có hiệu quả với các em. Bởi việc cá nhân học sinh mắc lỗi làm ảnh hưởng thi đua của lớp là bị các bạn trong lớp không đồng tình, các lỗi vị phạm ATGT bị ghi vào sổ cụ thể như: Không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy; đi xe đạp không phanh; đi xe từ trong sân trường xuống đường; đạp xe trong sân trường; ... Ngoài ra chính các em còn phát hiện ra lỗi của bạn trên đường như phóng nhanh, vượt ẩu, dàn hàng ngang, buông tay khi đi xe đạp trên đường. Những lỗi có thể gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông đều bị trừ điểm. Hết tuần học các em tổng hợp kết quả vào tiết chào cờ tuần sau tổng kết thi đua chuyên mục ATGT của đội Sao đỏ chắc chắn sẽ được các em rất quan tâm.Có học sinh trong trường khi bố đi đón đã không mang cho em mũ bảo hiểm mà em nhất quyết không lên xe vì sợ mất điểm thi đua của lớp vì vi phạm luật ATGT. Bản thân học sinh khi được giáo dục về luật các em chấp hành nghiêm chỉnh thực hiện mô hình cổng trường ATGT + Cho học sinh kí cam kết thực hiện ATGT vào đầu năm học. + Vào những giờ ra chơi các em nên được nghe băng đĩa: Thông điệp về ATGT, đội tuyên truyền măng non của trường đọc bài, tin bài tuyên truyền ATGT cho các em. 2.2/ Phối hợp với phụ huynh và chính quyền địa phương làm tốt công tác giáo dục ATGT +Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm học giáo viên có thể cho phụ huynh kí cam kết thực hiên tốt ATGT cho học sinh. +Tuyên truyền vận động để phụ huynh hiểu tuân thủ đúng luật giao thông đường bộ chính là làm đúng pháp luật. + Sau khi có nghị định 171,công an huyện, xã đã tiến hành tuyên truyền nhắc nhở tại các trường học: trẻ em từ 6 tuổi trở lên khi ngồi trên xe gắn máy bắt buộc đội mũ bảo hiểm cài quai đúng quy cách. Nếu người điều khiển xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách cho trẻ em ngồi trên xe từ 6 tuổi trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Công an thị trấn nên thường xuyên tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm cho trẻ em, tập trung vào khu vực xung quanh trường học +Sau khi được tuyên truyền nhắc nhở và nói rõ nguyện vọng của học sinh là muốn tuân thủ pháp luật. Các bậc phụ huynh rất áy náy và nhanh chóng sửa sai. Nếu không sẽ bị chính con mình nhắc nhở. 3. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến học sinh: Để thực hiện tốt việc giáo dục ATGT cho học sinh, trước tiên giáo viên phải là người thực hiện tốt nội quy, quy định của luật GT. Điều đó là điều kiện tốt cho công tác tuyên truyền giáo dục ATGT đến HS. Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các nội dung sau: 3.1/ Tuyên truyền về phòng tránh tai nạn đuối nước: + Ngoài những nội dung theo chương trình giáo viên cần giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước cho các em. Địa bàn của thị trấn Vĩnh Tường có tiếp giáp với Vực Xanh khá rộng và sâu, có nhiều hồ ao nên cũng tiềm ẩn nguy hiểm. Tuy những năm gần đây, không có HS nào của THTT bị taii nạn đuuối nước nhưng không vì thế mà chúng ta được lơ là. Cần giáo dục cho HS kĩ năng phòng tránh tai nạn đuối nước. Giáo viên phải luôn nhắc nhở học sinh khi đi tắm sông hay tập bơi phải có người lớn đi cùng. Không biết bơi phải mặc áo phao đúng cách. + Tuyên truyền động viên phụ huynh nên cho con em tập bơi và học bơi đúng cách. 3.2/ Tuyên tryền HS chấp hành tốt quy định luật giao thông đường bộ. Ngay từ những tuần đầu năm học, giáo viên hướng dẫn và tuyên truyền các em tự đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường trong buổi đầu tập trung. Thông qua các bài dạy củng cố thêm kiến thức đi đường an toàn cho học sinh. HS biết đi bộ, đi xe đạp , qua đường, an toàn. 3.3/ Tuyên truyển HS tham gia bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm. + Việc bảo vệ và vệ sinh đường làng ngõ xóm cũng chính là thực hiện nếp sống văn hóa của người Việt Nam; Không làm hỏng biển báo trên đường, không đổ rác ra đường, không làm đổ cọc tiêu..Chính các em cũng tuyên truyền đến người thân của mình cùng thực hiện. Ngoài ra, GV cần cho các em đề xuất ý kiến về bảo vệ giữ gìn đường quê mình. + Từ những việc tưởng chừng như nhỏ bé nhưng giáo viên đã giúp cho học sinh mình những kiến thức cơ bản khi tham gia giao thông an toàn. + Làm tốt công tác tuyên truyền trong trường học là xây dựng văn hóa giao thông cho toàn xã hội. 4. Tổ chức thi , tham gia thi An toàn giao thông ở các cấp khác nhau + Trong phạm vi lớp học, GVCN cần cho học sinh củng cố, ôn tập, thực hành kiến thức về ATGT để xử lí tình huống thông qua các cuộc chơi như: Rung chuông vàng, Ai nhanh,ai đúng, +Trong năm học, Ban giám hiệu nhà trường nên phối hợp với các tổ chuyên môn tổ chức hội thi An toàn giao thông cho học sinh trong trường để phát hiện ra những học sinh có kiến thức, có kĩ năng về ATGT tốt nhằm nâng cao chất lượng cho Cuộc thi An toàn giao thông cấp cụm, huyện, tỉnh, quốc gia. 5. Tổ chức thi vẽ tranh chủ đề An toàn giao thông Ngoài ra Liên đội nên phát động phong trào thi vẽ tranh chủ đề An toàn giao thông. Thông qua hội thi nhằm giúp các em học sinh nâng cao hơn nữa kiến thức về ATGT, qua đó để c
Tài liệu đính kèm: