Giáo viên:
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường bám sát một số tài liệu Sách giáo viên, thiết kế bài giảng. Khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên còn nói chung chung, chưa cụ thể nên học sinh khó khăn trong việc dùng từ ngữ, hình ảnh.
Những tri thức khoa học, vốn sống thực tế, vốn từ ngữ ở một số giáo viên còn hạn chế.
Trong các tiết dạy chưa chú ý bồi dưỡng nâng cao, mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa, chưa chú ý hình thành cho học sinh thói quen lập sơ đồ (Lập dàn ý) cho đoạn văn nên khi viết còn lộn xộn câu từ, các chi tiết, hình ảnh về cây cối.
Trong tiết học, giáo viên quá chú trọng vào khâu truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện kĩ năng nói - viết cho học sinh theo các đối tượng khác nhau.
Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy còn nghèo do giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng của bài soạn.
Giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn, chưa chú trọng sửa lỗi cho học sinh trong quá trình nói – viết.
Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập.
Học sinh:
Một số học sinh chưa nắm được cách viết đoạn kết bài trong bài văn miêu cây cối. Chưa hiểu kĩ thế nào là kết bài không mở rộng? Thế nào là kết bài mở rộng? Các em chưa hiểu một cách rõ ràng 2 cách kết bài này. Đây cũng là khó khăn lớn trong việc viết đoạn kết bài của học sinh.
Việc nhầm lẫn viết đoạn kết bài với mở bài hay thân bài hay cả bài là do học sinh chưa có kĩ năng đọc đề bài hoặc do đọc đề chưa kĩ.
Vốn từ của các em chưa phong phú nên việc dùng từ ngữ để miêu tả còn chế.
Học sinh lớp 4 các em vẫn đang ở lứa tuổi tò mò, ham học hỏi hay bắt chước nhưng lại chóng chán, nhanh quên, ngại tìm hiểu những văn bản dài và khó như tập làm văn, các em còn học thụ động, bắt buộc, trong giờ học còn tỏ ra uể oải, mệt mỏi không thích học môn Tập làm văn.
Khả năng tự tin nói trước lớp của các em chưa tốt, nhiều em còn thiếu tự tin, ngại nói trước lớp. Nhiều học sinh chưa sáng tạo khi viết văn, thường dập khuôn vào gợi ý mẫu nên bài viết thiếu sự sinh động.
Khả năng phân tích, nhận xét, đánh giá bài của bạn còn hạn chế nên việc học sinh giúp đỡ nhau sửa lỗi nhiều khi chưa hiệu quả.
Vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp.
sát. - Phương pháp luyện tập, thực hành. - Phương pháp trao đổi, thảo luận. . 1.5. Các biện pháp dạy học chủ yếu: a. Hướng dẫn phân tích ngữ liệu: + Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập. + Một học sinh đọc thành tiếng yêu cầu bài tập. + Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu rồi trình bày lại yêu cầu bài tập. + GV giải thích cho học sinh nắm rõ yêu cầu bài tập. + Có thể tổ chức cho học sinh làm mẫu một phần hoặc GV làm mẫu một phần để cả lớp nắm vững yêu cầu bài. + Tổ chức cho học sinh thực hiện các yêu cầu bài tập. + Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, cặp, nhóm để làm bài tập. + Cho học sinh báo cáo kết quả. + Cho học sinh cả lớp nhận xét đóng góp ý kiến. + GV nhận xét tổng kết các ý kiến của học sinh và chốt lại rồi ghi bảng (nếu cần). b. Hướng dẫn luyện tập thực hành: Tổ chức cho học sinh làm lần lượt từng bài tập theo các bước sau: Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu bài tập. + Một học sinh đọc to yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm. + Một hai học sinh nhắc lại yêu cầu bài tập. + GV giải thích về yêu cầu bài tập (nếu cần). + Có thể cho học sinh nhắc lại những kiến thức đã học có liên quan đến nội dung bài tập. Tổ chức cho học sinh làm bài tập. + Học sinh làm bài tập bằng nhiều hình thức: cá nhân, nhóm đôi, nhóm 4,... + GV theo dõi giúp đỡ những em yếu hoặc giúp đỡ các nhóm làm bài. + Tổ chức cho học sinh trình bày kết quả theo nhiều cách khác nhau. + Cho những học sinh khác hoặc nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung ý kiến. + GV chốt lại ý chính và ghi bảng. + Học sinh ghi bài vào vở. II. THỰC TRẠNG TRONG GIẢNG DẠY VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI Ở LỚP 4: Thuận lợi: Giáo viên: Giáo viên yêu nghề, tâm huyết với công việc, truyền đạt những kiến thức mình có sao cho học sinh nắm được một cách tốt nhất. Giáo viên đều biết về vai trò quan trọng của việc dạy học sinh viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối nên đa sô chịu khó đầu tư công sức, trí tuệ, tìm tòi các biện pháp dạy học để nâng cao hiệu quả tiết dạy. Giáo viên có ý thức lập kế hoạch dạy học, đảm bảo mục tiêu của mỗi tiết học, phương pháp dạy theo đặc trưng của phân môn tập làm văn. Trau dồi tiếp thu học hỏi các tiết dạy của đồng nghiệp trong tổ khối để vận dụng vào giảng dạy phân môn tập làm văn. Có sự chuẩn bị như: tranh, ảnh minh họa, giáo án điện tử,phù hợp cho tiết dạy. Học sinh: Đa số học sinh viết đúng cấu trúc đoạn kết bài. Nhiều HS chăm chỉ, có năng khiếu viết văn, các em có hiểu biết khoa học, có vốn từ ngữ phong phú nên việc viết một đoạn văn miêu tả cây cối tương đối tốt. Các em có tâm hồn ngây thơ trong sáng, có lối sống lành mạnh, nhìn thế giới xung quanh bằng con mắt của trẻ thơ nên có suy nghĩ và cách viết văn rất khác với người lớn, đa số theo chiều hướng tích cực. Mỗi em khi quan sát cây cối có sự cảm nhận khác nhau nên có cách viết khác nhau tạo nên sự đa dạng, phong phú trong các bài văn. Các em tiếp thu cái mới, cái sáng tạo rất nhanh, biết nghe và làm theo sự hướng dẫn tỉ mỉ của GV. 2.Khó khăn, hạn chế : Giáo viên: Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thường bám sát một số tài liệu Sách giáo viên, thiết kế bài giảng. Khi hướng dẫn học sinh làm bài, giáo viên còn nói chung chung, chưa cụ thể nên học sinh khó khăn trong việc dùng từ ngữ, hình ảnh. Những tri thức khoa học, vốn sống thực tế, vốn từ ngữ ở một số giáo viên còn hạn chế. Trong các tiết dạy chưa chú ý bồi dưỡng nâng cao, mở rộng kiến thức ngoài sách giáo khoa, chưa chú ý hình thành cho học sinh thói quen lập sơ đồ (Lập dàn ý) cho đoạn văn nên khi viết còn lộn xộn câu từ, các chi tiết, hình ảnh về cây cối. Trong tiết học, giáo viên quá chú trọng vào khâu truyền thụ kiến thức, xem nhẹ việc thực hành rèn luyện kĩ năng nói - viết cho học sinh theo các đối tượng khác nhau. Khi tổ chức các hoạt động trong giờ học, giáo viên chưa phân định được hoạt động nào là trọng tâm. Hình thức tổ chức dạy còn nghèo do giáo viên chưa thực sự đầu tư vào chất lượng của bài soạn. Giáo viên chưa chịu khó suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng các phương pháp dạy học và hình thức dạy học khác nhau vào các tiết dạy mà chỉ giảng dạy theo một quy trình áp đặt rập khuôn, chưa chú trọng sửa lỗi cho học sinh trong quá trình nói – viết. Việc tổ chức học tập trên lớp của giáo viên chưa khơi dậy ở học sinh sự mạnh dạn tự tin trong học tập. Học sinh: Một số học sinh chưa nắm được cách viết đoạn kết bài trong bài văn miêu cây cối. Chưa hiểu kĩ thế nào là kết bài không mở rộng? Thế nào là kết bài mở rộng? Các em chưa hiểu một cách rõ ràng 2 cách kết bài này. Đây cũng là khó khăn lớn trong việc viết đoạn kết bài của học sinh. Việc nhầm lẫn viết đoạn kết bài với mở bài hay thân bài hay cả bài là do học sinh chưa có kĩ năng đọc đề bài hoặc do đọc đề chưa kĩ. Vốn từ của các em chưa phong phú nên việc dùng từ ngữ để miêu tả còn chế. Học sinh lớp 4 các em vẫn đang ở lứa tuổi tò mò, ham học hỏi hay bắt chước nhưng lại chóng chán, nhanh quên, ngại tìm hiểu những văn bản dài và khó như tập làm văn, các em còn học thụ động, bắt buộc, trong giờ học còn tỏ ra uể oải, mệt mỏi không thích học môn Tập làm văn. Khả năng tự tin nói trước lớp của các em chưa tốt, nhiều em còn thiếu tự tin, ngại nói trước lớp. Nhiều học sinh chưa sáng tạo khi viết văn, thường dập khuôn vào gợi ý mẫu nên bài viết thiếu sự sinh động. Khả năng phân tích, nhận xét, đánh giá bài của bạn còn hạn chế nên việc học sinh giúp đỡ nhau sửa lỗi nhiều khi chưa hiệu quả. Vốn từ ngữ, vốn sống, vốn hiểu biết của các em còn hạn hẹp. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC ĐỂ NÂNG CAO KĨ NĂNG VIẾT ĐOẠN KẾT BÀI CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI. 1. Biện pháp 1: Giúp học sinh hiểu rõ đặc điểm của văn miêu tả Miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống. Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả. Bởi vì trong thực tế không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình. Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú. Vì vậy, qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả. 3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn để học sinh hiểu và viết được 2 kiểu kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Kết bài trong bài văn miêu tả cây cối có hai cách: Cách một: Kết bài không mở rộng( Nêu tình cảm của người tả đối với cây). Cách hai: Kết bài mở rộng( Nêu ích lợi của cây, nêu ấn tượng đặc biệt hoặc kỉ niệm đối với cây, nêu sự yêu thích, gắn bó và tình cảm của người tả đối với cây). Khi học sinh thực hiện viết đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối cần có thời gian suy nghĩ tìm cách diễn đạt( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá,...). Vì vậy, yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu tả sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục đoạn văn chặt chẽ, hợp lí. Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong một bài văn nhưng lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt kê cảm xúc của mình làm phần kết bài khô cứng, gò bó, thiếu chân thực. Các em thường làm kết bài không mở rộng, điều đó khiến bài văn chưa có sự hấp dẫn. Do đó, giáo viên cần hướng dẫn, gợi ý để học sinh biết cách và viết được phần kết bài mở rộng bằng cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Giáo viên có thể dùng câu hỏi gợi mở để khơi gợi cảm xúc của học sinh trong quá khứ, hiện tại, tương laị; hoặc trong hoàn cảnh nào đó đối với đối tượng được tả. 3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh cách quan sát đối tượng miêu tả, cách lựa chọn hình ảnh, nội dung miêu tả. * Quan sát đối tượng miêu tả cần chú ý: Quan sát tổng thể đối tượng; chú ý cả trạng thái động và tĩnh; quan sát bằng tất cả giác quan thính giác, thị giác, xúc giác,...; Lựa chọn điểm đặc trưng, đặc biệt, tiêu biểu của đối tượng để quan sát thật kĩ; Quan sát và so sánh điểm giống và khác nhau với các đối tượng khác có ở xung quanh bằng sự liên tưởng hay quan sát trước đó; Quan sát hình ảnh, hoạt động và những tác động của đối tượng đến các sự vật xung quanh; Ghi chép cẩn thận, đầy đủ khi quan sát. Ví dụ khi dạy bài Luyện tập quan sát cây cối, nhờ áp dụng các điều trên học sinh có thể ghi lại được kết quả quan sát như sau: * Lựa chọn hình ảnh miêu tả và nội dung miêu tả: Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn khi quan sát; Căn cứ vào nội dung đã ghi chép; Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc, đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả chi tiết; 3.4. Biện pháp 4 : Giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong viết đoạn kết bài. Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh, học sinh phải có vốn từ phong phú. Do vậy, giáo viên cần giúp học sinh tích luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu tả: * Tích luỹ vốn từ: Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn bè; cô giáo cung cấp;.. Ghi chép khi được nhận các từ ngữ dùng để miêu tả theo các chủ đề, cụ thể như: Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn; khẳng khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ; Các từ miêu tả đó thường là những từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh, để miêu tả cho sinh động. Các từ thường dùng khi viết đoạn kết bài: thích, yêu thích, yêu quý, yêu mến, người bạn thân, ... 3.5. Biện pháp 5: Luyện tập cách sử dụng các biện pháp tu từ, biện pháp nghệ thuật trong viết đoạn văn kết bài. Để bồi dưỡng kĩ năng diễn đạt, học sinh sẽ thực hành một số bài tập luyện viết như: - Với các từ cho sẵn, yêu cầu học sinh viết thành câu gợi tả, gợi cảm. - Điền tiếp vào chỗ chấm để hoàn chỉnh câu(mở rộng thành phần câu) - Viết câu, v
Tài liệu đính kèm: