Đổi mới cách học:
Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng để các em đạt được mục tiêu sau mỗi bài học thì việc dạy học sinh cách học là hết sức quan trọng. Từ trước đến nay, chúng ta mới coi trọng việc dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng chưa chú ý dạy, rèn cho học sinh cách học - tức là học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, chưa chủ động trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức. Việc đổi mới cách học ở đây thể hiện ở những nội dung sau:
* Học sinh phải biết cách tự học: Giáo viên cần hướng dẫn các em tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Tham gia vào các hoạt động học tập, các em được đặt vào những tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình. Được động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Qua đó, người học không những chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ cách thức xây dựng kiến thức. Từ đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện.
- Hướng dẫn học sinh biết cách tự đọc sách giáo khoa, tiếp xúc với các lệnh, các yêu cầu của sách giáo khoa, tự huy động những kiến thức đã học để tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức.
* Tập cho học sinh tự giải thích:
- Đồng thời với các việc làm trêm, giáo viên cần lưu ý: Tập cho học sinh thói quen đặt câu hỏi “Tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Tùy vào tình huống cụ thể mà có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao lại làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách hay hơn? Tại sao đúng? v.v
- Các câu hỏi đó nhắc nhở, thôi thúc các em tìm đến các căn cứ, các cơ sở để giải thích. Từ thói quen trong suy nghĩ, ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt và trình bày.
Học sinh khối 2 đều được học 2 buổi /ngày. Vì vậy có nhiều thời gian cho việc luyện tập thực hành ở buổi 2. - Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. 2. Khó khăn - Tư duy trừu tượng của học sinh lớp 2 còn hạn chế, nên xác định và chốt lại cho học sinh là khó. - Giờ học toán thường trầm, không sôi nổi và khô khan. Học sinh ít chú ý vào bài. - Một số ít giáo viên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, có đồng chí ngại dùng, còn lúng túng, vụng về khi sử dụng, nên hiệu quả tiết dạy chưa cao. - Một số em chưa ý thức trong học tập. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học hành của con em. - Việc không giao bài tập về nhà cũng khiến cho ý thức học tập của các em không tốt. - Dạy học còn nặng về áp đặt, chưa phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh - Do đặc điểm lứa tuổi, học sinh còn hiếu động, sự tập trung chú ý nghe giảng bài còn hạn chế. Khả năng phân tích, trí tưởng tượng, sự suy luận của các em cũng còn chưa tốt dẫn tới ngại làm các bài tập toán. III. Giải pháp: 1. Đổi mới phương pháp dạy học: - Luật giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực. Trong việc đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực thì phương pháp học của học sinh là mối quan tâm hàng đầu. Phương pháp dạy và học tích cực đề cập đến các hoạt động dạy và học nhằm tích cực hoá hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó, các hoạt động học tập được tổ chức, được định hướng bởi giáo viên, người học không thụ động, chờ đợi mà tự lực, tích cực tham gia vào quá trình, tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. Qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo . - Việc khắc sâu kiến thức là việc làm hết sức cần thiết trong mỗi bài dạy. Từ việc khắc sâu kiến thức, học sinh sẽ nắm bài chắc hơn, sẽ hiểu được bài học này mình cần nắm chắc kiến thức gì? Nếu như việc khắc sâu kiến thức trong tiết dạy được giáo viên làm thường xuyên thì tiết học sẽ có điểm nhấn, không tràn lan, đều đều và học sinh hiểu bài hơn. Từ đó sẽ giúp các em nhớ được kiến thức cơ bản và sẽ tự ghi được ý chính vào vở. - Để học sinh tự ghi được nội dung chính của bài, giáo viên phải xác định được nội dung trọng tâm học sinh cần ghi nhớ, thể hiện bằng những câu chốt bài thật ngắn gọn, thật xúc tích và toát lên nội dung bài. Giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh trả lời rồi tự học, tự phát hiện ra kiến thức, tự rút ra kết luận. Kết luận của học sinh có thể đúng, có thể chưa thật đúng.Vì vậy, giáo viên sẽ sửa cho học sinh và trong quá trình học sinh vừa nghe, vừa đánh giá, vừa ghi lại chứ không phải giáo viên dành mất một khoảng thời gian cho học sinh ghi. Ở bước này, giáo viên phải làm chậm, nói chậm, học sinh nhắc lại nhiều lần và yêu cầu các em tự ghi nhớ bài. Trong quá trình giảng, giáo viên cần lưu lại trên bảng những nội dung chính của bài học (hoặc trên bảng phụ). Nếu tiết dạy được trình chiếu trên máy cần thiết kế các slide để lưu lại các nội dung chính từ đầu đến kết thúc tiết học; tô đậm những nội dung quan trọng như quy tắc, định nghĩa, khái niệm, tính chất, tổng quát...để học sinh có thể tự ghi chép vào vở của mình. 2. Đổi mới hình thức dạy học: Song song với việc đổi mới phương pháp dạy học là việc đổi mới hình thức dạy học. Trong tiết dạy, giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh dưới nhiều hình thức phong phú kết hợp linh hoạt các hình thức dạy học mà phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên cần chú ý cách dạy ít - học nhiều tức là chuyển hoạt động nói của giáo viên thành hoạt động học của học sinh. Các hình thức dạy học cá nhân, hoạt động nhóm, tổ chức trò chơi, câu lạc bộ, hội thiđược giáo viên vận dụng một cách linh hoạt. 3. Sử dụng tốt, có hiệu quả TB - ĐDDH: Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TB – ĐDDH giáo viên cần nắm rõ danh mục ĐDDH đã được cung cấp. Trên cơ sở đó, giáo viên hoặc tổ chuyên môn có thể sắp xếp theo từng chủ đề, đề tài. Để giải quyết một số TB-ĐDDH còn thiếu, giáo viên trong cùng một tổ phối hợp với nhau sưu tầm, tự làm thêm đồ dùng theo chủ đề, đề tài. Khi sử dụng TB – ĐDDH, giáo viên cần tuân theo các nguyên tắc sau: - Gắn với nội dung sách giáo khoa. - Phù hợp với thực tiễn dạy học. - Phù hợp với kế hoạch bài học. - Đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ. - Tự làm và cải tiến đồ dùng dạy học phải phù hợp điều kiện kinh tế nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học, thẩm mĩ. 4. Đổi mới cách học: Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng để các em đạt được mục tiêu sau mỗi bài học thì việc dạy học sinh cách học là hết sức quan trọng. Từ trước đến nay, chúng ta mới coi trọng việc dạy cho học sinh kiến thức, kỹ năng chưa chú ý dạy, rèn cho học sinh cách học - tức là học sinh chưa có phương pháp học tập tốt, chưa chủ động trong việc tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức. Việc đổi mới cách học ở đây thể hiện ở những nội dung sau: * Học sinh phải biết cách tự học: Giáo viên cần hướng dẫn các em tự lực khám phá những điều chưa biết trên cơ sở những điều đã biết. Tham gia vào các hoạt động học tập, các em được đặt vào những tình huống, được trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm thí nghiệm, được khuyến khích đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề theo cách của mình. Được động viên trình bày quan điểm riêng của mỗi cá nhân. Qua đó, người học không những chiếm lĩnh được kiến thức và kĩ năng mới mà còn làm chủ cách thức xây dựng kiến thức. Từ đó tính tự chủ và sáng tạo có cơ hội được bộc lộ, rèn luyện. - Hướng dẫn học sinh biết cách tự đọc sách giáo khoa, tiếp xúc với các lệnh, các yêu cầu của sách giáo khoa, tự huy động những kiến thức đã học để tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức. * Tập cho học sinh tự giải thích: - Đồng thời với các việc làm trêm, giáo viên cần lưu ý: Tập cho học sinh thói quen đặt câu hỏi “Tại sao” và tự suy nghĩ để trả lời các câu hỏi đó. Tùy vào tình huống cụ thể mà có thể đặt ra câu hỏi: Tại sao lại làm như vậy? Có cách nào khác không? Có cách hay hơn? Tại sao đúng? v.v - Các câu hỏi đó nhắc nhở, thôi thúc các em tìm đến các căn cứ, các cơ sở để giải thích. Từ thói quen trong suy nghĩ, ta hình thành và rèn luyện thói quen đó trong diễn đạt và trình bày. 5. Đổi mới cách đánh giá: - Việc chấm, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên theo Thông tư 22 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh. Giáo viên sẽ đánh giá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy cho phù hợp. Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếu của từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung “lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh. - Ngoài ra, giáo viên cho học sinh tự chấm bài của mình, của bạn để học sinh biết khắc phục chỗ sai, học tập được cách làm hay, cách trình bày ngắn gọn của bạn. * Cụ thể: 1) Đối với dạng bài hình thành kiến thức mới: - Giúp HS tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học rồi giúp HS sử dụng kinh nghiệm của bản thân để tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (đã học được ở trường, trong đời sống). Từ đó tự tìm cách giải quyết vấn đề. - Giúp HS khái quát hoá (theo mức độ phù hợp) cách giải quyết vấn đề để tự chiếm lĩnh kiến thức mới. - Hướng dẫn HS thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức có liên quan đã học và kiến thức sắp học. Mỗi kiến thức mới đều có một quá trình làm quen để chuẩn bị (ở dạng trực quan đơn giản, cụ thể,). - Giúp HS phát triển trình độ tư duy và khả năng diễn đạt bằng lời, bằng hình ảnh, bằng kí hiệu, 2) Đối với dạng bài luyện tập: - Giúp HS nhận ra kiến thức mới (hoặc kiến thức đã học) trong nội dung các bài tập đa dạng, phong phú. - Giúp HS tự thực hành, luyện tập theo khả năng của mình. Không nên bắt HS phải chờ đợi nhau trong quá trình làm bài. - Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng HS. - Khuyến khích HS tự kiểm tra kết quả thực hành, luyện tập. - Tập cho HS có thói quen tìm phương án để giải quyết vấn đề, không thoả mãn với các kết quả đã đạt được. IV. Bài soạn minh họa: Toán CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110 I. Mục tiêu: - Giúp HS: + Biết các số từ 101 đến 110 gồm các trăm, các chục, các đơn vị. + Biết đọc và viết thành thạo các số từ 101 đến 110. + So sánh được các số từ 101 đến 110. Nắm được thư tự các số từ 101 đến 110. II. Đồ dùng dạy học: - Các hình vuông biểu diễn trăm và các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị như ở bài học 132. - Phiếu học tập, bảng phụ, một số đồ dùng phục vụ cho trò chơi. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: Hát. 2. Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 2 học sinh đọc các số: HS1: 120,140,160,180. HS2: 110,130,150,170. - Cả lớp viết các số: Một trăm bảy mươi, Một trăm tám mươi. - Đọc số. - viết bảng con. 3. Bài mới: a. Giới thiệu: Hôm nay cô cùng cả lớp học bài: Các số từ 101 đến 110. Sau bài học này các em sẽ biết cách đọc, viết, so sánh và thứ tự các số từ 101 đến 110. - Ghi tên bài học. b. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Đọc và viết số từ 101 đến 110. - Cho học sinh lấy trong bộ đồ dùng ra tấm bìa có 100 ô vuông, lấy tiếp 1 ô vuông nữa - 100 ô vuông và 1 ô vuông. - Các em vừa lấy ra được mấy ô vuông? - Viết 1 vào cột chỉ hàng trăm. - Em lấy được mấy chục ô vuông? - Viết 0 vào cột chỉ chục. - Em lấy được mấy ô vuông? - Viết 1 vào cột chỉ hàng đơn vị. Vậy để viết số gồm 1 trăm, 0 chục, 1 đơn vị ta viết như sau: "Viết từ trái sang phải". ( Đầu tiên viết chữ số hàng trăm rồi viết đến chữ số hàng chục và cuối cùng là chữ số hàng đơn vị.) - Số gồm 1 trăm, 0 chục, 1 đơn được viết là: 101và số này được đọc là "Một trăm linh một". * Các số 102,103,104 thành lập tương tự. - Các em vừa được học những số nào? - Các số vừa được học có mấy chữ số? - Các số có 3 chữ số này có chữ số hàng chục là mấy? Giáo viên hướng dẫn cách đọc. - Khi đọc các số có 3 chữ số có chữ số hàng chục là 0 ta không đọc là 0 mà phải đọc chữ số hàng
Tài liệu đính kèm: