Phương pháp luyện tập
Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện tập và luyện tập dưới nhiều dạng khác nhau nhằm rèn luyện năng lực, vận dụng tri thức vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập phải kiên trì, nhẫn lại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm
tra, có ý thức khắc phục khó khăn, nhất là học sinh đầu cấp Tiểu học.
Các bước dạy số tự nhiên
Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ nhận thức, định hướng sự chú ý và nhu cầu nhận thức của học sinh vào đối tượng số mới.
Bước 2: Giáo viên tổ chức các hoạt động của học sinh trên phương tiện (đồ dùng) cụ thể để tích lũy số liệu, các dữ liệu, dấu hiệu có liên quan.
Bước 3: Trừu tượng hóa, loại bỏ dần những dấu hiệu không bản chất thay thế các hình ảnh trực quan, cụ thể bằng mô hình tượng trưng chỉ giữ lại các dấu hiệu đặc trưng (số liệu).
Bước 4: Khái quát hóa, làm quen kí hiệu, tên gọi, tập viết kí hiệu số, nhận dạng kí hiệu số, vị trí của số trong dãy số đã cho.
Bước 5: Chỉ ra các tập hợp đồ vật biểu hiện đúng số mới.
số (Trong phạm vi lớp triệu); - Cộng trừ không nhớ và có nhớ các số tự nhiên trong phạm vi lớp triệu; - Nhân chia ngoài bảng (Cho số có 2, 3 chữ số); - Tính giá trị biểu thức có chứa 1; 2; 3 chữ số (Có và không có dấu ngoặc đơn). 3. Mục đích dạy học số tự nhiên ở Tiểu học * Kiến thức: - Nhằm trang bị cho học sinh Tiểu học một số kiến thức cơ bản về số tự nhiên; - Trang bị những kĩ thuật tính nhẩm, tính viết trên các số tự nhiên có nhiều chữ số cho học sinh Tiểu học. * Kĩ năng: - Học sinh biết đếm và có kĩ năng đếm số lượng đồ vật trong hiện thực khách quan biểu thị đúng kết quả của phép đếm. * Thái độ: - Học sinh có thái độ tích cực và yêu thích số tự nhiên. 4. Yêu cầu dạy số tự nhiên ở lớp 4-5 - Đọc, viết, so sánh các số tự nhiên: + Biết đọc, viết các số đến lớp triệu; + Biết so sánh các số có đến 9 chữ số; + Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá 9 chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc tù lớn đến bé. - Dãy số tự nhiên và hệ thập phân: + Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhiên: Nếu thêm 1 vào số tự nhiên thì được số tự nhiên liền sau nó, bớt 1 ở một số tự nhiên (khác 0) thì được số tự nhiên liền trước nó: Số 0 là số tự nhiên bé nhất. Không có số tự nhiên lớn nhất (Dãy số tự nhiên kéo dài mãi); + Nhận biết các hàng trong mỗi lớp. Biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số; + Phép cộng, phép trừ các số tự nhiên: Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, phép trừ các số có đến 9 chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực hành tính; Biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn; + Phép nhân, phép chia các số tự nhiên: Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với các số không quá 3 chữ số (Tích không quá 6 chữ số); Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân và tính chất nhân 1 tổng với 1 số trong thực hành tính; Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có không quá 2 chữ số (Thương có không quá 3 chữ số); Biết nhân nhẩm với 10; 100;1000....Chia nhẩm cho 10; 100; 1000..... + Dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3; 9. Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9 trong một số tình huống đơn giản. 5. Ứng dụng số tự nhiên + Giải toán về số tự nhiên; + Thực hiện các phép tính diện tích, số đo; + Tính số lượng của vật. 6. Phương pháp dạy học số tự nhiên 6.1. Giải pháp để đổi mới PPDH * Giáo viên: - Cần thay đổi nhận thức về dạy học, phân biệt được sự khác nhau giữa việc dạy học tích cực với dạy học thụ động; nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc dạy học tích cực, sẵn sàng đổi mới PPDH, có ý thức trong việc vận dụng PPDH tích cực vào thực tiễn dạy học; - Người giáo viên phải nắm vững về chuyên môn, tức là nắm vững được nội dung, mục tiêu của từng tiết dạy, môn dạy. Trong điều kiện hiện nay, mỗi giáo viên cần phải tự học để bổ sung những mảng kiến thức mà mình còn thiếu. * Học sinh: - Cần có đủ sách giáo khoa và các phương tiện học tập cho từng môn học. 6.2. Phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của HS 6.2.1. Phương pháp trực quan Thường vận dụng khi giảng bài mới và hướng dẫn bài tập mẫu về các dạng so sánh, đọc, viết nhằm giúp học sinh nắm được cái cụ thể, trực tiếp, đó là bản chất của bài toán. Với phương pháp trực quan này đã giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu. 6.2.3. Phương pháp đàm thoại Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp với các phương pháp trực quan, luyện tập, nêu vấn đề... Giáo viên phải lựa chọn hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề để học sinh suy nghĩ tìm tòi vận dụng kiến thức đã học vào việc xác định dạng bài tập. 6.2.4. Phương pháp thảo luận nhóm Đây là phương pháp phát huy trí tuệ tập thể tạo điều kiện để học sinh khá giúp học sinh yếu, học sinh trung bình trao đổi, hỗ trợ nhau rèn luyện thành thạo kỹ năng đọc, viết, so sánh và nhận biết dấu hiệu chia hết. Có thể tổ chức thảo luận nhóm đôi, nhóm bốn. Phương pháp này thường được sử dụng vào bước đầu khâu luyện tập, giúp học sinh cùng nhau củng cố phương pháp làm. 6.2.5. Phương pháp trò chơi Đây là một trong những hình thức luyện tập được áp dụng rất dễ dàng trong loại bài tập rèn kỹ năng về số tự nhiên. Với nhiều cách chơi khác nhau sẽ giúp học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Học sinh thêm hứng thú học tập và tiếp thu bài tốt hơn. Các trò chơi thường được tổ chức là: tiếp sức, chọn kết quả đúng (có thể chơi được cả lớp, chỉ cần bộ số để học sinh giơ số có phép giải đúng), thử tài toán học( hai đội có thể luân phiên đội này ra đề, đội kia giải và ngược lại) v.v... 6.2.6. Phương pháp luyện tập Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động nhất định nhằm hình thành và củng cố những kĩ năng, kĩ xảo cần thiết. Luyện tập phải nhằm mục đích, yêu cầu nhất định: nắm lí thuyết rồi mới luyện tập và luyện tập dưới nhiều dạng khác nhau nhằm rèn luyện năng lực, vận dụng tri thức vào nhiều hoàn cảnh khác nhau cũng như giữ vững được hứng thú học tập. Luyện tập phải kiên trì, nhẫn lại, phải tập trung chú ý, phải theo dõi kiểm tra, có ý thức khắc phục khó khăn, nhất là học sinh đầu cấp Tiểu học. 7. Các bước dạy số tự nhiên Bước 1: Giáo viên nêu nhiệm vụ nhận thức, định hướng sự chú ý và nhu cầu nhận thức của học sinh vào đối tượng số mới. Bước 2: Giáo viên tổ chức các hoạt động của học sinh trên phương tiện (đồ dùng) cụ thể để tích lũy số liệu, các dữ liệu, dấu hiệu có liên quan. Bước 3: Trừu tượng hóa, loại bỏ dần những dấu hiệu không bản chất thay thế các hình ảnh trực quan, cụ thể bằng mô hình tượng trưng chỉ giữ lại các dấu hiệu đặc trưng (số liệu). Bước 4: Khái quát hóa, làm quen kí hiệu, tên gọi, tập viết kí hiệu số, nhận dạng kí hiệu số, vị trí của số trong dãy số đã cho. Bước 5: Chỉ ra các tập hợp đồ vật biểu hiện đúng số mới. III. PHẦN ÁP DỤNG VÀO BÀI DẠY CỤ THỂ. To¸n «n tËp vÒ sè tù nhiªn I. Môc tiªu: Gióp häc sinh: - Cñng cè, ôn tập vÒ ®äc, viÕt, so s¸nh sè tù nhiªn; - Ôn tập vÒ các dÊu hiÖu chia hÕt cho 2, 3, 5, 9. II. §å dïng d¹y häc: * Giáo viên: - Máy chiếu, bảng tương tác; - Sách giáo khoa, bảng nhóm. * Học sinh: - Sách giáo khoa; - Phiếu học tập, bảng con, vở. III. C¸c ho¹t ®éng d¹y häc: Hoạt động dạy học Hoạt động học 1. Ổn định tổ chức - GV giới thiệu GV về dự giờ - GV gọi một HS lên bảng cho cả lớp khởi động 2. Kiểm tra bài cũ - GV nêu câu hỏi: Muốn tính vận tốc của chuyển động đều ta làm như thế nào? - Từ cách tính vận tốc bạn vừa nêu, em hãy trình bày nhanh cánh tính quãng đường và thời gian. - GV nhận xét, khen ngợi HS 2. Dạy - học bài mới 2.1. Giới thiệu chương mới, bài mới - Vừa rồi cô và các em vừa điểm qua một số kiến thức cốt lõi của chương IV là chương khép lại các nội dung mới của Toán 5. Hôm nay chúng ta sẽ chuyển sang chương cuối của môn Toán lớp 5. Đó là chương V: Ôn tập. Chương V sẽ được thực hiện trong thời gian gần 7 tuần. Nội dung thứ nhất của chương V là Ôn tập về số tự nhiên, phân số, số thập phân, số đo đại lượng. Trong tiết học đầu tiên của chương hôm nay Cô trò chúng mình sẽ cùng nhau ôn tập về số tự nhiên . 2.2. Hướng dẫn làm bài tập Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1. - Bài 1 gồm mấy yêu cầu? a. Đọc các số sau - Muốn đọc số tự nhiên ta đọc như thế nào? - GV gọi HS đọc nối tiếp từng số (mỗi HS đọc một số) b) Cho HS nêu giá trị chữ số 5 - Nhận xét, chữa bài - Em có nhận xét gì về giá trị của chữ số 5 trong mỗi số trên? - GV hỏi: Qua bài tập 1, em cho biết giá trị của một chữ số phụ thuộc vào yếu tố nào? - GV nhận xét, chốt câu trả lời: Giá trị của chữ số trong một số phụ thuộc vào vị trí đứng của số đó ở hàng nào. Cùng một chữ số nhưng đứng ở hàng khác nhau thì có giá trị khác nhau. Bài 2: - GV gọi HS đọc YC bài 2 - GV YC HS làm bài vào phiếu học tập, một HS làm vào giấy khổ to. - Gọi HS chữa bài? - Dựa vào đâu e viết được các số tự nhiên liên tiếp? - Nhận xét. - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau bao nhiêu đơn vị? - GV: Muốn viết được số tự nhiên liền trước hoặc liền sau của một số ta làm như thế nào? - GV: Thế nào là số chẵn? Hai số chẵn liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - GV: Thế nào là số lẻ? hai số lẻ liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị? - GV nhận xét chuyển sang bài tập 3 Bài 3: - GV YC HS đọc thầm bài tập 3. - Bài tập 3 YC chúng ta làm gì? - Để làm được bài này đầu tiên các em phải làm gì? - YC HS nêu quy tắc so sánh hai số tự nhiên? - YC HS làm bài vào bảng con. - GV chữa bài, nhận xét, chuyển sang bài 4. Bài 4: - Gọi HS đọc YC. - GV YC Làm việc theo nhóm đôi. - Gọi HS chữa bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 5: - Bài 5 YC các em làm gì? - GV hỏi HS về các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9? - Số ntn thì chia hết cho cả 2 và 5? - Số ntn thì chia hết cho cả 3 và 5? - GV chấm 5 bài của HS làm nhanh nhất và chữa bài. 3.Củng cố - dặn dò: * Củng cố: Chơi trò chơi: Ô số kì diệu. - GV phổ biến luật chơi; - GV tuyên dương, khen thưởng. * Dặn dò: - Nhận xét giờ học; - Dặn dò HS về nhà. - HS ổn định tổ chức để vào giờ học. - 1 HS lên bảng cho cả lớp khởi động bằng trò chơi: "Trời mưa, trời mưa". - HS trả lời. - Nhận xét câu trả lời của bạn. - HS nêu. - HS đọc YC bài 1. - Bài 1 gồm 2 yêu cầu: a. Đọc các số b. Nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. - HS: Muốn đọc số tự nhiên ta tách số đó thành từng hàng, từng lớp rồi đọc từ trái sang phải. - HS đọc nối tiếp theo hàng dọc. 70815: Bảy mươi nghìn tám trăm mười lăm. 975 806: Chín trăm bảy mươi năm nghìn tám trăm linh sáu. 5 723 600: Năm triệu bảy trăm hai mươi ba nghìn sáu trăm. 472 036 953: Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba. - HS nêu nối tiếp. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS đọc. - HS Làm bài vào phiếu học tập. - HS chữa bài, HS theo dõi và tự kiểm tra bài làm của mình trong phiếu. - HS trả lời. - Hai số tự nhiên liên tiếp hơn (kém) nhau 1 đơn vị. - Muốn viết được số tự nhiên liền trước hoặc liền sau của một số ta lấy số đó cộng (trừ) đi 1 đơn vị. - HS trả lời. -
Tài liệu đính kèm: