Việc mở chuyên đề nhằm định hướng cho tất cả các giáo viên trong nhà trường hiểu được SGK môn tự nhiên và xã hội, nắm vững quy trình tiết dạy, biết cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp, biết cách khai thác triệt để các đồ dùng dạy học để tạo một không khí lớp học nhẹ nhàng, vui tươi và hiệu quả.Tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự khám phá,mở mang kiến thức để từ đó các em sẽ dễ dàng vận dụng vào trong cuộc sống.
CHUYÊN ĐỀ : DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI Người trình bày: ĐẶNG THỊ THANH THẢO Người dạy minh hoạ: TRẦN THỊ THU THẢO I/ Cơ sở xây dựng chuyên đề: 1/ Tầm quan trọng của chuyên đề Môn tự nhiên và xã hội các lớp 1, 2,3 giúp cho học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản về con người và sức khoẻ, và một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. Trên cơ sở những kiến thức đó học sinh sẽ được rèn luyện các kỹ năng: -Biết tự chăm sóc sức khoẻ bản thân; ứng xử hợp lý trong đời sống để phòng chống một số bệnh và tai nạn thường gặp trong cuộc sống. -Quan sát, nhận xét , nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, biết cách diễn đạt những hiểu biết của mình về sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. - Triển khai vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” vào dạy học. Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học các môn Tự nhiên và Xã hội, khoa học, Từ đó giáo dục học sinh có ý thức thực hiện quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình, cộng đồng và thêm yêu thiên nhiên , gia đình,trường học, quê hương. Từ những bài học cụ thể giáo viên dạy cho học sinh biết cách sử dung sách giáo khoa để khai thác kiến thức một cách có hiệu quả.Giáo viên liên hệ kiến thức có liên quan trong cuộc sống để giáo dục học sinh nhằm giúp học sinh vận dụng những điều đã học vào cuộc sống một cách thành thục. 2/ Cơ sở lý luận Do trình độ của các em rất khác nhau trong một lớp học. Vì vậy giáo viên cần nắm được tâm sinh lí, hoàn cảnh, trình độ của từng đối tượng học sinh. Tạo cơ hội cho tất cả học sinh được hoạt động, giao tiếp, hợp tác, chia sẻ một cách tự nhiên, thoải mái. Giáo viên cần có sự quan tâm, khích lệ, động viên kịp thời đến các đối tượng. Phương pháp bàn tay nặn bột tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề. Trẻ luôn cảm thấy tò mò trước những hiện tượng mới mẻ của cuộc sống xung quanh, các em luôn đặt ra các câu hỏi “tại sao?”. Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành 3/ Thực trạng của các tiết dạy qua việc dự giờ thăm lớp Môn tự nhiên xã hội là môn học chủ yếu vận dụng vốn hiểu biết sẵn có của học sinh và hình ảnh trong sách giáo khoa, vật thật để khai thác kiến thức từ dễ đến khó.Vì vậy, cách học của học sinh phải chủ động , sáng tạo. Học sinh cần có khả năng quan sát, nhận xét tình huống gần gũi với thực tế, được nêu lên trong sách giáo khoa. Thông qua các hình ảnh và những câu gợi ý ngắn gọn , các em phải suy nghĩ để lựa chọn câu trả lời tốt nhất. Các em được tự do phát triển tư duy theo hướng đúng đắn đã được chỉ dẫn trong sách giáo khoa. Giáo viên là người chỉ dẫn giúp các em thảo luận, lựa chọn và tìm ra được những câu trả lời hay nhất, đúng nhất. Tuy nhiên, trong thực tế khi dạy môn tự nhiên và xã hội ở các khối lớp 1, 2,3 giáo viên chưa phát huy được những ưu điểm của môn học. Qua việc dự giờ thăm lớp, nhìn chung giáo viên còn một số mặt hạn chế sau: - Chưa áp dụng triệt để các lệnh trong SGK để khai thác kiến thức. - Lựa chọn phương pháp dạy học chưa phù hợp. - Hình thức dạy học còn hạn chế, chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh, tiến trình tiết dạy còn gượng ép các hoạt động của thầy và trò chưa nhịp nhàng. - Sử dung tranh SGK kết hợp vật thật chưa phù hợp, nhịp nhàng nên hiệu quả không cao. II/ Mục đích của việc mở chuyên đề Việc mở chuyên đề nhằm định hướng cho tất cả các giáo viên trong nhà trường hiểu được SGK môn tự nhiên và xã hội, nắm vững quy trình tiết dạy, biết cách lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp, biết cách khai thác triệt để các đồ dùng dạy học để tạo một không khí lớp học nhẹ nhàng, vui tươi và hiệu quả.Tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự khám phá,mở mang kiến thức để từ đó các em sẽ dễ dàng vận dụng vào trong cuộc sống. III/ Nội dung chuyên đề 1. Những yêu cầu đối với giáo viên - Nắm vững mục tiêu cần đạt trong tiết học. - Cần nắm vững và thực hiện đúng các lệnh SGK. - Hiểu hình ảnh nội dung trình bày trong SGK. - Chuẩn bị được vật thật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, bài học. - Am hiểu kiến thức về tự nhiên xã hội liên quan, thường xuyên cập nhật những vấn đề mới nhất có liên quan đến chương trình, bài học của lớp học mình phụ trách. - Vận dụng thành thạo các phương pháp cũng như các hình thức dạy học trong quá trình giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội. - Phân luồng được các đối học sinh trong lớp để có các câu hỏi phù hợp. - Dự kiến được các tình huống sư phạm xảy ra và chuẩn bị trước được những câu hỏi dẫn dắt học sinh vào những vấn đề cần khai thác. - Tạo không khí sôi nổi, hào hứng trong quá trình giảng dạy để lôi cuốn học sinh chủ động , tích cực học tập. - Tôn trọng và lắng nghe ý kiến của học sinh. - Đối xử công bằng, tạo niềm tin trong học sinh. 2. Yêu cầu đối với học sinh - Tham gia học tập một cách chủ động, sáng tạo. - Tích cực quan sát, nhận xét và vận dụng những hiểu biết của mình về vấn đề có liên quan đến bài học trong cuộc sống. - Tham gia tích cực trong hoạt động nhóm. - Đặt và trả lời câu hỏi thành câu, đủ ý. - Có khả năng trình bày sơ lược những kiến thức đã học thành một đoạn diễn thuyết ngắn. - Biết bày tỏvà lắng nghe ý kiến của bạn,. - Có khả năng quan sát và động não để lựa chọn ra phương án trả lời tốt nhất.. 3. Phương pháp và hình thức dạy học môn Tự nhiên và xã hội. a. Phương pháp dạy học Trong các phương pháp dạy học, không có phưpng pháp nào là tối ưu. Do đó khi vận dung vào dạy học giáo viên cần vận dung một cách linh hoạt, tránh máy móc, áp đặt. Các phương pháp dạy học được xử dụng thường xuyên trong các tiết học của môn Tự nhiên và xã hội là: Phương pháp bàn tay nặn bột Phương pháp quan sát. Thảo luận nhóm.. Trò chơi học tập. - Phương pháp thực hành. b. Hình thức dạy học - Học tập thể lớp. - Học hợp tác theo nhóm nhỏ. Ở lớp 1 chủ yếu sử dụng nhóm đôi, nhóm bốn. - Học cá nhân. 4. Cách thiết kế kế hoạch dạy học I/ Mục tiêu Kiến thức Kĩ năng Thái độ II/ Đồ dùng dạy học. Giáo viên Học sinh III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu Ổn định lớp Kiểm tra bài cũ Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hoạt động 1: Các bộ phận của con cá - Mục tiêu của hoạt động KT: Học sinh nhận biết được các bộ phận của con cá. KN: Học sinh có kĩ năng kể tên các bộ phận bên ngoài của cá. - Cách tiến hành: Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề Bước 2: Làm bộc lộ biều tượng ban đầu của học sinh. Bước 3: Đề xuất câu hỏi (Dự đoán/ giả thuyết) và phương án tìm tòi. Bước 4:Thực hiện phương án tìm tòi Bước 5: Kết luận kiến thức Kết luận của giáo viên (Nêu kiến thức trọng tâm của hoạt động và kiến thức cập nhật mới nhất có liên quan) Tương tự như vậy giáo viên tổ chức các hoạt động tiếp theo cho đến hết lệnh trong sách giáo khoa. 4. Củng cố dặn dò a.Nhận xét tiết học. b. Học bài và chuẩn bị bài sau.
Tài liệu đính kèm: