Chuyên đề Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tiểu học và Trung học Cơ sở

Chuyên đề Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tiểu học và Trung học Cơ sở

Hệ thống năng lực của giáo viên:

* Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học:

Được thể hiện qua các khả năng sau:

- Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch bài học thể hiện rõ mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch dạy học phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy, thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học với giáo dục, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.

- Xây dựng kế hoạch dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.

* Năng lực đảm bảo kiến thức môn học:

- Làm chủ kiến thức môn học, nắm vững nội dung kiến thức môn học theo chương trình lớp dạy và cả cấp học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống.

- Có khả năng giảng dạy các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau cũng như học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt.

* Năng lực đảm bảo chương trình môn học:

- Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học.

- Thực hiện đúng, đầy đủ và linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã thiết kế đảm bảo yêu cầu về phân hóa.

* Năng lực vận dụng các phương pháp dạy học:

- Vận dụng hợp lí, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.

- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa.

 

doc 22 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 1393Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Tiểu học và Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các tỉnh miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. 
Đề tài “Nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và trung học cơ sở tỉnh Hòa Bình góp phần đổi mới giáo dục phổ thông” được xây dựng và nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng hiện tại và năng lực dạy học của đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số bậc tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình. Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp với điều kiện của tỉnh, của ngành để nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên người dân tộc, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện về giáo dục đào tạo.	
1.2. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài
a) Dân tộc thiểu số, giáo viên, giáo viên người dân tộc thiểu số:
* Dân tộc thiểu số:
Dưới góc độ nhân chủng học, khái niệm thiểu số được dùng khá thông dụng. Khái niệm này thường được dùng để chỉ những dân tộc ít người hơn so với cộng đồng dân tộc chiếm đa số. Dân tộc thiểu số là nhóm người có những sự khác biệt về một phương diện nào đó với cộng đồng người chung trong xã hội. Họ có thể khác biệt với nhóm người đa số về phương diện ngôn ngữ, văn hóa, khác biệt về nhận thức và tôn giáo, về hoàn cảnh kinh tế, điều kiện sống và thu nhập... và đi kèm theo đó là sự khác biệt về phương thức ứng xử của cộng đồng đối với chính họ. [11.655] 
Trên thực tế, người thiểu số là những người làm cho ta dễ nhận thấy sự khác biệt so với cộng đồng. Họ mang những nét mà có thể khi nhìn vào cũng như khi giao tiếp với họ, người ta có thể nhận thấy ngay sự khác biệt đó khi ta so sánh với những thành viên khác trong cộng đồng.[11.655]
Dân tộc thiểu số là dân tộc có số dân ít cư trú trong một quốc gia thống nhất có nhiều dân tộc, trong đó có một dân tộc số đông. Trong các quốc gia có nhiều thành phần dân tộc, mỗi dân tộc thành viên có hai ý thức: (1) ý thức về tổ quốc mình sinh sống và (2) ý thức về dân tộc mình. Những dân tộc thiểu số có thể cư trú tập trung hoặc rải rác, xen kẽ, thường ở những vùng ngoại vi hoặc vùng hẻo lánh, vùng điều kiện phát triển kinh tế xã hội còn có khó khăn. Vì vậy nhà nước tiến bộ thường thực hiện chính sách bình đẳng dân tộc nhằm xóa dận những chênh lệch trong việc phát triển kinh tế, xã hội giữa dân tộc đông người và các dân tộc thiểu số. [11.655]
Trong Điều 4, Nghị định số 05/NĐ-CP, ngày 14/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân tộc, đã định nghĩa “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; “Vùng dân tộc thiểu số” là địa bàn có đông các dân tộc thiểu số cùng sinh sống ổn định thành cộng đồng trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"; “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.[21]
* Giáo viên
Giáo viên là chức danh nghề nghiệp của người dạy học trong các trường phổ thông trường nghề và trường mầm non, đã tốt nghiệp các trường sư phạm, có trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học [9.169]
Điều 70, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 đã nêu: 1) nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường hoặc các cơ sở giáo dục khác; 2) Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt; b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; c) Đủ sức khỏe theo yêu cầu nghể nghiệp; d) Lý lịch bản thân rõ ràng. 3) Nhà giáo dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng gọi là giảng viên. [20]
Giáo viên là người truyền thụ toàn bộ các kiến thức và kĩ năng qui định trong chương trình bộ môn của bậc học, cấp học, ngoài ra còn có trách nhiệm phụ đạo học sinh kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, có năng kiếu. Người giáo viên không những chỉ dạy tốt các kiến thức chuyên môn, mà còn phải chú ý dạy người, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức để học sinh của mình phát triển nhân cách toàn diện. [9.169] 
Người giáo viên giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt động giáo dục của nhà trường, là người tổ chức và điều khiển quá trình hình thành nhân cách cho học sinh, chịu trách nhiệm về công tác giáo dục học sinh trước nhà nước và nhân dân. 
Giáo viên tiểu học: Theo điều 33- Điều lệ trường Tiểu học- Giáo viên làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học.[2]
Người giáo viên tiểu học phụ trách toàn bộ một lớp học, vừa giảng dạy tất cả các môn học, có khi cả những môn đòi hỏi những năng khiếu chuyên biệt như Âm nhạc Mĩ thuật ... vừa làm công tác chủ nhiệm. Người giáo viên tiểu học là người dẫn dắt, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để đưa học sinh vào thế giới tri thức khoa học, văn hóa nghệ thuật, giúp học sinh rèn luyện những kĩ năng ứng xử, thỏa mãn nhu cầu hứng thú trong hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục thể thao... Người giáo viên tiểu học phải thật sự là "nhân vật lí tưởng" của học sinh, là tấm gương cho học sinh noi theo.
Giáo viên trung học cơ sở: Theo Điều 30, Điều lệ trường trung học cơ sở và trung học phổ thông thì: Giáo viên trường trung học cơ sở là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường THCS, gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác đoàn thanh niên, giáo viên làm tổng phụ trách Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, giáo viên làm công tác tư vấn học sinh. [2]
Người giáo viên trung học cơ sở là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong trường THCS. Người giáo viên THCS có thể chỉ làm công tác giảng dạy những bộ môn khoa học đơn lẻ, giảng dạy một hoặc hai môn học ở một hay nhiều lớp khác nhau, có thể họ không làm công tác chủ nhiệm lớp. Như vậy nhiệm vụ chủ yếu của giáo viên trung học cơ sở là làm tốt việc tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh; giúp học sinh có một hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại, có kĩ năng, thói quen ứng dụng những tri thức vào cuộc sống, tạo cơ sở cho việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. 
* Giáo viên người dân tộc thiểu số 
Từ những khái niệm đã nêu ở trên ta có thể hiểu, giáo viên người dân tộc thiểu số là người làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có lí lịch, nguồn gốc là người dân tộc thiểu số đang sinh sống trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và trung học cơ sở là giáo viên người dân tộc thiểu số làm nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục tại các trường tiểu học và trung học cơ sở hoặc các cơ sở giáo dục có thực hiện chương trình giáo dục tiểu học, trung học cơ sở.
b) Năng lực, năng lực nghề nghiệp, năng lực dạy học
* Năng lực:
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về năng lực. 
Theo Xavier Roegie (1996) thì năng lực là sự tích hợp các kĩ năng tác động một cách tự nhiên lên các nội dung trong một loạt tình huống cho trước để giải quyết những vấn đề do tình huống này đặt ra. [6]
Theo Từ điển Tiếng Việt ( Hoàng Phê, chủ biên, NXB KHXH, 1994
) thì "Năng lực là phẩm chất tâm lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một hoạt động nào đó với chất lượng cao" [19. 937]
Theo Từ điển Giáo dục học( Bùi Hiền, chủ biên, NXB Từ điển bách khoa, 2001
) thì "Năng lực là khả năng được hình thành hoặc phát triển, cho phép một người đạt được thành công trong một hoạt đông thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp. [9.278] 
	Năng lực được thể hiện vào khả năng thi hành một hoạt động, thực hiện một nhiệm vụ. Năng lực chỉ có hiệu quả khi nó được chứng minh trong trường hợp ngược lại, nó chỉ là giả định hoặc không có thực. Năng lực có thể bẩm sinh hoặc do rèn luyện mà chiếm lĩnh được. Nó phát triển bởi kinh nghiệm bởi việc học tập phù hợp với tính riêng biệt của cá nhân. 
Năng lực được coi như khả năng của con người khi đối mặt với những vấn đề mới và những tình huống mới, gợi tìm lại những tin tức và những kĩ thuật đã được sử dụng trong những thực nghiệm trước đây.
Tương ứng với hành động sư phạm và giáo dục người ta chia ra: năng lực loại động cơ thể hiện bởi bản chất và chất lượng của chuyển động; năng lực trí tuệ thể hiện bởi những cách tiếp cận trí tuệ; năng lực loại thẩm mĩ thể hiện sự nhạy cảm; năng lực loại cảm xúc.
Khả năng của một con người hoàn thành được những nhiệm vụ phức tạp, việc hoàn thành này đòi hỏi phải thi hành một số lượng lớn các thao tác đối với những nhiệm vụ mà người ta thường gặp trong khi thực hành một nghề" [9. 278] 
Theo Nguyễn Công Khanh (2015) năng lực là khả năng làm chủ những hệ thống, kiến thức, kỹ năng, thái độ và vận hành (kết nối) chúng một các hợp lý và thực hiện thành công nhiệm vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra của cuộc sống. Năng lực là một cấu trúc động, có tính mở, đa thành tố, đa tầng bậc hàm chứa trong đó không chỉ là kiến thức, kỹ năng, thái độ mà cả niềm tin, giá trị, trách nhiệm xã hội thể hiện tính sẵn sàng hành động trong những điều kiện thực tế và hoàn cảnh thay đổi. Năng lực của người học là khả năng làm chủ những hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ... phù hợp với lứa tuổi và vận hành chúng một các hợp lý vào thực hiện thành công nhiệm vụ học tập, giải quyết hiệu quả những vấn đề đặt ra cho chính người học trong cuộc sống. [6.7]
Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện thành công một loại công việc trong một bối cảnh nhất định [6.7]
Như vậy, dù phát biểu bằng cách này hay cách khác, các nhà nghiên cứu đều gặp nhau ở điểm chung khi đưa ra các quan niệm về năng lực, đó là: Năng lực là khả năng thực hiện; khả năng làm chủ kiến thức, kĩ năng và đặc điểm nhân cách cá nhân để giải quyết một công việc nào đó của bản thân.
* Năng lực nghề nghiệp:
Theo Từ điển Giáo dục học thì "Năng lực nghề nghiệp là khả năng thực hiện có hiệu quả một nghề, một chức năng hoặc một số nhiệm vụ chuyên biệt với sự thành thạo cần thiết. Tùy theo tính chất của công việc có tính nghề nghiêp chuyên môn như đã nêu, năng lực nghề nghiệp có thể là: năng lực tiến hành độc lập công tác nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong công tác chuyên môn, năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành của minh hay năng lực vận dụng lí thuyết vào công tác chuyên môn". [9. 279]
Năng lực nghề nghiệp là khả năng thực hiện, giải quyết công việc thuộc về ngành nghề nào đó; là kĩ năng chuyên môn, là khối kiến thức mà cá nhân tích lũy được để giải quyết tốt công việc trong lĩnh vực nghề nghiệp mà anh ta lựa chọn và thực hiện.
Giáo viên là một nghề. Năng lực nghề nghiệp của người giáo viên là khả năng thực hiện hoạt động dạy học, khả năng giáo dục học sinh. Những năng lực này sẽ được bộc lộ và khẳng định trong quá trình thực tiễn hoạt động giáo dục.
* Năng lực dạy học:
Năng lực dạy học là phẩm chất tâm lí, sinh lí của người giáo viên tạo cho họ khả năng tổ chức các hoạt động dạy học, tổ chức rèn luyện kĩ năng một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm nâng cao trình độ, phẩm chất đạo đức của người học theo một chương trình nhất định. 	 
Năng lực dạy học là khả năng truyền lại những tri thức, kinh nghiệm đưa đến những thông tin khoa học cho người khác tiếp thu một cách có hệ thống, có phương pháp nhằm mục đích tự nâng cao trình độ văn hóa, năng lực trí tuệ và kĩ năng thực hành trong đời sống thực tế. [9. 279]
1.3. Hệ thống các năng lực dạy học của người giáo viên
a) Hệ thống năng lực của giáo viên:
* Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học: 
Được thể hiện qua các khả năng sau:
- Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch bài học thể hiện rõ mục tiêu, nội dung phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch dạy học phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy, thể hiện sự thống nhất giữa dạy và học, giữa dạy học với giáo dục, phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
- Xây dựng kế hoạch dạy học phân hóa phù hợp với các đối tượng khác nhau, dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lí.
* Năng lực đảm bảo kiến thức môn học:
- Làm chủ kiến thức môn học, nắm vững nội dung kiến thức môn học theo chương trình lớp dạy và cả cấp học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống.
- Có khả năng giảng dạy các đối tượng học sinh có trình độ khác nhau cũng như học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt.
* Năng lực đảm bảo chương trình môn học:
- Đảm bảo dạy học đúng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ được qui định trong chương trình môn học.
- Thực hiện đúng, đầy đủ và linh hoạt, sáng tạo kế hoạch dạy học đã thiết kế đảm bảo yêu cầu về phân hóa.
* Năng lực vận dụng các phương pháp dạy học:
- Vận dụng hợp lí, linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh.
- Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học theo hướng phân hóa.
* Năng lực sử dụng phương tiện dạy học:
- Sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học quy định trong chương trình môn học.
- Kết hợp sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học hiện đại (máy tính, mạng Internet và các phương tiện dạy học khác) làm tăng hiệu quả dạy học.
- Cải tiến phương tiện dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.
* Năng lực xây dựng môi trường học tập:
- Tạo bầu không khí học tập thân thiện, lành mạnh, không khí hăng say học tập, lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động học tập.
- Xây dựng, khai thác không gian lớp học, công cụ lớp học tiết kiệm, hiệu quả trong tương tác với học sinh.
- Tôn trọng ý kiến của học sinh, đảm bảo điều kiện học tập an toàn.
* Năng lực quản lí hồ sơ dạy học:
- Xây dựng được hồ sơ dạy học theo đúng quy định.
- Các tài liệu, tư liệu trong hồ sơ dạy học được sắp xếp khoa học và dễ sử dụng. Thường xuyên bổ sung tư liệu dạy học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc xây dựng, lưu giữ hồ sơ phục vụ việc dạy học.
* Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh:
- Vận dụng chuẩn kiến thức kỹ năng của môn học để thực hiện việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo qui định.
- Lựa chọn các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp.
- Đảm bảo tính công khai, khách quan, chính xác và công bằng trong kiểm tra đánh giá.
- Biết sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy học và phát triển năng lực tự đánh giá của bản thân.
* Năng lực giáo dục qua môn học:
- Khai thác được nội dung bài học, liên hệ với thực tế cuộc sống để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.
- Khai thác được những trải nghiệm của học sinh từ cuộc sống, vốn kinh nghiệm sẵn có để liên hệ, khai thác bài học.
* Năng lực truyền thông:
- Thể hiện khả năng diễn đạt ngôn ngữ chính xác, khoa học, lôi cuốn, thuyết phục học sinh học tập; xử lí nhanh, hợp lí các tính huống có vấn đề trong giờ học. 
b) Chuẩn năng lực giáo viên tiểu học:
Theo Quyết định số: 14/2007/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học, theo đó tiêu chí của chuẩn năng lực được xác định như sau:
(1) Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình, sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy.
(2) Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy. 
(3) Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính xác, có hệ thống.
(4) Thực hiện việc kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh chính xác, mang tính giáo dục và đúng qui định.
(5) Có khả năng soạn được các đề kiểm tra theo yêu cầu chỉ đạo chuyên môn, đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học và phù hợp với các đối tượng học sinh.
(6) Xây dựng được kế hoạch giảng dạy cả năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần thể hiện các hoạt động dạy học nhằm cụ thể hóa chương trình của Bộ phù hợp với đặc điểm của nhà trường và lớp được phân công giảng dạy.
(7) Soạn giáo án theo hướng đổi mới, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thày và trò (soạn giáo án đầy đủ với môn học dạy lần đầu, sử dụng giáo án có điều chỉnh theo kinh nghiệm theo một năm giảng dạy).
(8) Lựa chọn và sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động trong việc học tập của học sinh; làm chủ được lớp học; xây dựng môi trường học tập hợp tác, thân thiện, tạo sự tự tin cho học sinh; hướng dẫn học sinh tự học.
(9) Đặt câu hỏi kiểm tra phù hợp đối tượng và phát huy được năng lực học tập của học sinh, chấm, chữa bài kiểm tra một cách cẩn thận để giúp học sinh học tập tiến bộ.
(10) Có sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, kể cả đồ dùng dạy học tự làm; biết khai thác các điều kiện có sẵn để phục vụ giờ dạy, hoặc có ứng dụng phần mềm dạy học, hoặc làm đồ dung dạy học có giá trị thực tiễn cao.
(11) Lời nói rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng khi giảng dạy và giao tiếp trong phạm vi nhà trường; viết chữ đúng mẫu; biết cách hướng dẫn học sinh ghi vở sạch, chữ đẹp.
(12) Lập đủ hồ sơ quản lí quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh.
(13) Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công giảng dạy.
c) Chuẩn năng lực dạy học của giáo viên Trung học:
Chuẩn năng lực dạy học của giáo viên trung học được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm các tiêu chuẩn sau:
(1) Xây dựng kế hoạch dạy học: Người giáo viên phải có năng lực xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
(2) Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
(3) Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học. 
(4) Vận dụng các phương pháp môn học: Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh. 
(5) Sử dụng các phương tiện dạy học: Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 
(6) Xây dựng môi trường học tập: Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh. 
(7) Quản lý hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 
(8) Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học. 
1.4. Vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở và của các trường cao đẳng sư phạm trong việc đào tạo và bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên tiểu học và THCS
a) Vai trò của đội ngũ giáo viên tiểu học và trung học cơ sở: 
- Vai trò "người thiết kế": Cũng như các bậc học khác, người giáo viên tiểu học và trung học cơ sở trước hết là người thiết kế, xây dựng nội dung các hoạt động giảng dạy, giáo dục trong lớp học, vai trò thiết kế các hoạt động dạy học được dựa trên các năng lực: nắm bắt mục tiêu, chọn lọc nội dung, xây dựng tiến trình hoạt động, phối hợp sử dụng các phương pháp dạy học, các đồ dùng, phương tiện thiết bị dạy học...
- Vai trò "người tổ chức": Lớp học là một cộng đồng xã hội thu nhỏ có tổ chức mà người giáo viên phải có trách nhiệm tổ chức các hoạt động để các thành viên trong lớp học hợp tác với nhau trên cơ sở mỗi thành viên tham gia tự giác và phát huy được đầy đủ năng lực và trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục.
- Vai trò "người cổ vũ, lãnh đạo": Vai 

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_co_so_ly_luan_cua_van_de_nang_cao_nang_luc_day_hoc.doc