Chuyên đề Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ

Chuyên đề Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ

. Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng đọc:

* Game Word Masking – Mặt nạ

Với game này, các bạn sẽ che một từ trong bài đọc lại. Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp học sinh tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì. Giáo có thể khuyến khích các bé sử dụng các gợi ý như nghĩa, âm từ vựng tương ứng ngữ pháp.

* Chinese Whispers:

 - Chia lớp thành 4 nhóm.

 - Giáo viên nói thầm một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy.

 - Ví dụ: When it’s hot, Nam usually goes swimming.

 - Học sinh thứ nhất phải nói thầm với học sinh thứ hai, học sinh thứ hai nói thầm với học sinh thứ ba, cứ như vậy cho đến học sinh sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã nói. Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.

 * Rub out and Remember:

 - Giáo viên giải thích luật chơi. Đây là một dạng bài tập đọc lướt nhanh.

 - Viết các từ vào trong vòng tròn. Trước khi xoá, cho học sinh đọc lại các từ đó. Xoá xong , giáo viên chỉ vào vòng tròn cho học sinh đọc lại. Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh nhớ hết tất cả các từ.

 - Chia lớp thành hai đội, đến lượt đội mình học sinh được yêu cầu phải viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn. Nếu đúng hình thái và vị trí thì được một điểm, sai thì không có điểm.

 - Tiếp tục như vậy cho đến khi các vòng tròn đều được ghi chữ. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.

 

doc 10 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh Tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u hết gia đình các em đều chưa co máy vi tính nối mang Internet, tài liệu sách tham khảo ở thư viện còn hạn chế. Vì thế, chưa có đủ tư liệu để học sinh và giáo viên tham khảo, nghiên cứu một cách thoải mái, dễ dàng. 
 	Với những thuận lợi và khó khăn như vậy cho nên nhưng năm học trước đây khi chưa áp dụng những kinh nghiệm dạy học: “Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ” thì số lượng học sinh học tốt bộ môn tiếng Anh của các lớp còn thấp.
1.2. Nguyên nhân:
a. Nguyên nhân từ phía GV:
	 Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc nghiên cứu phương pháp dạy một .
 Thời gian bồi dưỡng cho học sinh còn hạn chế.
b. Nguyên nhân từ phía HS:
 Học sinh chưa chú trọng đến môn tiếng Anh vì nó còn là môn học tự chọn. Chưa thực sự hứng thú với bộ môn tiếng Anh
 Học sinh chưa có đầy đủ tài liệu để học tập và tự bồi dưỡng thêm.
c. Nguyên nhân từ phía phụ huynh:
 Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em.
	Chưa thấy rõ được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh.
2. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2.1 CHUẨN BỊ:
 Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng trong một giờ dạy, đòi hỏi ở giáo viên lòng nhiệt tình, luôn tìm tòi học hỏi sáng tạo, dành nhiều thời gian nghiên cứu và giảng dạy.
 Giáo viên cần tham khảo thêm các tài liệu về cách thức tổ chức các trò chơi thông qua các tài liệu về phương pháp giảng dạy tiếng Anh trên sách, báo, mạng Internet.Ngoài ra, giáo viên cũng cần tham khảo thêm các trò chơi được sử dụng trong dạy học của các bộ môn khác, hay những cách tổ chức trò chơi từ người có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động toàn thể. 
 Đồ dùng dạy học, giáo cụ trực quan cần thiết cho việc chơi trò chơi phải được chuẩn bị sẵn sàng và kĩ lưỡng. Giáo viên phải nắm vững luật chơi, cách thức tổ chức trò chơi, cùng với việc nghiên cứu lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh của mình để có thể tạo nên không khí sôi nổi, hào hứng cho học sinh ngay từ những phút đầu tổ chức trò chơi 
2.2 PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
	Theo phân phối chương trình tiếng Anh của tiểu học, mỗi bài học tiếng Anh có thể có mục tiêu rèn luyện cho học sinh những kiến thức, kĩ năng khác nhau.Vì thế khi áp dụng dạy tiếng Anh bằng các trò chơi ngôn ngữ, giáo viên cần lựa chọn để sử dụng những trò chơi phù hợp với những mục đích dạy kĩ năng khác nhau tuỳ theo bài học.
 Trong phần phân loại dưới đây là một số trò chơi được phân loại theo 4 kĩ năng, nhưng khi sử dụng chúng ta có thể linh hoạt áp dụng sáng tạo hơn.
a. Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nghe:
 * Bingo:
Giáo viên đưa ra trước một số từ sẽ xuất hiện trong bài nghe , mỗi học sinh chọn sáu từ trong số đó và viết vào giấy của mình. Khi học sinh nghe thấy từ mình chọn sẽ khoanh tròn vào từ đó, người thắng cuộc là người khoanh tròn được cả sáu từ và sẽ nói “Bingo”.
 * Hearing Mistakes:
 - Giáo viên chuẩn bị một bài nghe hiểu trong đó có một số lỗi sai về từ vựng hoặc cấu trúc ngữ pháp.
 - Cho học sinh nghe và tìm ra những lỗi đó.
 - Chia lớp thành hai đội chơi. Học sinh mỗi đội viết ra những lỗi sai, đội nào phát hiện nhiều lỗi hơn đội đó thắng.
 * Ordering Sentence:
 - Giáo viên viết một số câu lên bảng nhưng không theo thứ tự.
 - Giáo viên đọc một đoạn văn có các câu trên bảng.
 - Học sinh nghe và đánh số thứ tự 1,2,3 trước các câu mà các em nghe.
 - Giáo viên có thể dùng ngay những câu trong bài nghe.
 - Có một cách khác nữa là giáo viên không viết các câu đó lên bảng mà có thể viết ra các mảnh giấy nhỏ để cho các em chơi.
 b. Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nói:
 * Find Your Partner: 
 - Giáo viên chuẩn bị 2 bộ phiếu từ hoặc tranh giống nhau.
- Mỗi học sinh được phát một phiếu. Học sinh giữ kín phiếu của mình, không cho bạn khác xem. 
- Học sinh đi quanh lớp để tìm người có phiếu giống mình. Phương thức tìm là đặt câu hỏi liên quan đến phiếu từ mà học sinh đang có trong tay. 
 Ví dụ: 
 Học sinh có phiếu “rabbits” sẽ đi quanh lớp hỏi các bạn câu hỏi: “Do you have any rabbits?” Khi có bạn trả lời “Yes, I do.” có nghĩa là người đó có phiếu như vậy.
 * Chain Games:
	- Chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 8-10 em ngồi quay mặt lại với nhau. 
	- Em học sinh đầu tiên trong nhóm nhắc lại câu nói của giáo viên.
	- Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào một ý khác.
	- Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất,thứ 2 và thêm vào một ý khác. Cứ tiếp tục như thế cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong nhóm.
	- Ví dụ: GV: In my city, there’s a bank.
 HS1: In my city,there’s a bank and a hotel.
 HS2: In my city,there’s a bank, a hotel and a supermarket.
 etc..
	- Nhóm nào lặp lại và thêm ý vào hoàn chỉnh nhất thì thắng.
 * Evidence:
	- Giáo viên gọi một học sinh đóng vai thám tử đứng quay lưng về phía bảng ( quay mặt xuống lớp).
	- Giáo viên viết một từ hoặc một câu lên bảng.
	- Giáo viên gọi một học sinh khác làm nhân chứng và giải thích cho thám tử bằng những câu nói khác sao cho thám tử nói ra được từ hoặc câu trên bảng.
	- Ví dụ: 
 GV: Summer
 HS: It’s hot in the
 Thám tử: Summer
 * Find Someone Who:
	- Giáo viên kẻ biểu bảng. Học sinh kẻ vào vở.
Activities
Name
Swim

Play the guitar

Cook
Lan
Play volleyball

	- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi dạng Yes/No cho những từ đã có trong biểu bảng. 
	- Làm mẫu với một học sinh. Hỏi một câu hỏi bất kì trong bảng. Ví dụ: Can you swim? Nếu học sinh đó trả lời Yes thì ghi tên học sinh đó vào cột “Name”. Lưu ý học sinh rằng các em phải điền vào cột “Name” các tên khác nhau.
 - Yêu cầu học sinh đi quanh lớp và hỏi các bạn mình. Học sinh nào điền đủ tên vào biểu bảng trước là người chiến thắng
c. Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng đọc:
* Game Word Masking – Mặt nạ
Với game này, các bạn sẽ che một từ trong bài đọc lại. Khi học sinh đọc mỗi câu trong bài, giáo viên cần cố gắng giúp học sinh tìm ra từ bị thiếu trong câu là gì. Giáo có thể khuyến khích các bé sử dụng các gợi ý như nghĩa, âm từ vựng tương ứng ngữ pháp.
* Chinese Whispers:
	- Chia lớp thành 4 nhóm.
	- Giáo viên nói thầm một câu nào đó cho học sinh ngồi bàn đầu mỗi nhóm sao cho những học sinh khác không nghe thấy.
	- Ví dụ: When it’s hot, Nam usually goes swimming.
	- Học sinh thứ nhất phải nói thầm với học sinh thứ hai, học sinh thứ hai nói thầm với học sinh thứ ba, cứ như vậy cho đến học sinh sau cùng của nhóm nghe được và đọc to câu nói mà giáo viên đã nói. Nhóm nào đọc hoàn chỉnh nhất thì thắng.
 * Rub out and Remember:
	- Giáo viên giải thích luật chơi. Đây là một dạng bài tập đọc lướt nhanh.
	- Viết các từ vào trong vòng tròn. Trước khi xoá, cho học sinh đọc lại các từ đó. Xoá xong , giáo viên chỉ vào vòng tròn cho học sinh đọc lại. Cứ làm như vậy cho đến khi học sinh nhớ hết tất cả các từ.
	- Chia lớp thành hai đội, đến lượt đội mình học sinh được yêu cầu phải viết lại các từ vào đúng vị trí trong vòng tròn. Nếu đúng hình thái và vị trí thì được một điểm, sai thì không có điểm.
	- Tiếp tục như vậy cho đến khi các vòng tròn đều được ghi chữ. Đội nào ghi được nhiều điểm hơn thì thắng.
d. Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng viết:
 * Correcting Common Mistakes:
	- Giáo viên chuẩn bị những từ hoặc câu trong đó có lỗi sai.
	- Học sinh phát hiện ra những từ hoặc câu có lỗi sai và sửa lại.
 Nhóm nào phát hiện ra nhiều lỗi sai và sửa lại đúng thì thắng.
 * Fill in the letters:
	- Giáo viên chuẩn bị một số từ vựng học sinh đã học trong đó có một hoặc hai kí tự bị thiếu.
	- Học sinh phải thêm kí tự thích hợp vào từ vựng sao cho từ đó có nghĩa. 
 - Học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc theo cặp, nhóm.
 	Ví dụ: bo_k : book	
	ans_ _r : answer
 * Jumbled Sentenses:
	- Giáo viên viết một số câu, trong đó có các từ bị xáo trộn lên bảng.
	- Yêu cầu học sinh sắp xếp lại trật tự từ để thành những câu hoàn chỉnh.
	 Ví dụ: milk/ some/ Would/ you/ like?
	-> Would you like some milk
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 Sau khi tôi áp dụng “Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ”, học sinh đã phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo. Các trò chơi không chỉ giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức, ghi nhớ kiến thức nhanh nhất mà còn giúp các em thêm say mê hứng thú với môn học. “Biện pháp gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh tiểu học qua trò chơi ngôn ngữ”, có rất nhiều ưu điểm, có thể đem áp dụng rộng rãi với các khối lớp khác nhau, với các đối tượng học sinh khác nhau, với các hoàn cảnh và điều kiện học tập khác nhau. Từ đối tượng học sinh đại trà cho đến học sinh giỏi, từ học sinh thành thị đến học sinh nông thôn giáo viên cũng có thể áp dụng được sáng kiến này. Hơn nữa, chi phí để sử dụng được sáng kiến rất rẻ và sẵn có. 
	Chuyên đề này được viết dựa trên những kinh nghiệm thực tế giảng dạy của riêng bản thân tôi nên không thể tránh khỏi thiếu xót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của bạn bè đồng nghiệp để chuyên đề của tôi được bổ xung và hoàn thiện hơn.
**********************
BÀI SOẠN CÓ VẬN DỤNG BIỆN PHÁP 
GÂY HỨNG THÚ HỌC TIẾNG ANH CHO HỌC SINH TIỂU
 HỌC QUA TRÒ CHƠI NGÔN NGỮ
Date of planning: 12/3/2017
Date of teaching: 16/3/2017
UNIT 16: DO YOU HAVE ANY PETS?
Lesson 1: Section 4-6 (p.41)
I. Objectives: By the end of the lesson, students will be able to: 
- Develop listening and writing skills.
- Pay more attention to people around them.
II. Language focus: 
- Vocabulary: cage, fish tank
 - Sentence patterns: Review
 III. Resources: Student's book, flash cards, recording
IV. Procedures:
Teacher’s activities
Student’ activities
1. Warm up 
- Have students sing a song called: 
 “ If you’re happy and you know it ” 
- Have sts play a game to review some new words and structure called:
 “Find Your Partner”
- Lead in new lesson
- Sing the song and do the actions
- New words:
 + cats
 + parrots
 + rabbits
 + goldfish 
- New structure:
Do you have any....? 
2. Listen and tick
*Pre-listening:
- Have sts look at the pictures, part 4(p.41) and ask them to talk about what they are going to do. 
- Ask sts some questions about the

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_bien_phap_gay_hung_thu_hoc_tieng_anh_cho_hoc_sinh.doc