Các biện pháp kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên của Hiệu trưởng trường TH Hải Vân- Như thanh –Thanh Hóa

Các biện pháp kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên của Hiệu trưởng trường TH Hải Vân- Như thanh –Thanh Hóa

Trường TH Hải Vân, là trường ĐCQG (năm học 01-02). Nhà trường có truyền thống và phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Có đủ CSVC phục vụ dạy và học, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhiều năm liên tục trường được công nhận danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh; được Thủ tướng chính phủ tặng huân chương lao động hạng 3, Giám đốc Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng nhiều giấy khen, bằng khen.

 

doc 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2155Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Các biện pháp kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên của Hiệu trưởng trường TH Hải Vân- Như thanh –Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
là đổi mới công tac QLGD,thực hiện cuộc vận động “hai không’
 Chính vì vậy việc kiểm tra đánh giá đội ngũ GV là việc làm cần thiết trong công tác quản lý chỉ đạo, nhằm xem xét về phẩm chất đạo đức, nâng lực, trách nhiệm của GV trong quá trình dạy học. Thực tế hiện nay ở nhiều trường nói chung, trường TH HảI Vân –Như Thanh- TH nói riêng việc kiểm tra đánh giá GVđôi khi thực hiện chưa chặt chẽ (còn mang tính hình thức).Công tác chỉ đạo của các cấp QLGD đối với GV các vùng miền còn nhiều bất cập . Chính vì những lý do trên tôI chọn đề tài “Hiệu trưởng chỉ đạo kiểm tra đánh giá toàn diện Gv trường TH HảI Vân – Như thanh –Thanh Hoá “.nhằm tìm ra một số biện pháp góp phần làm tốt công tác kiểm tra đánh giá GV trong trường TH.
Từ những lý do như trên, mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên và đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên trường tiểu học, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện giáo viên.
Để đạt được mục đích trên cần giảI quyết 3 nhiệm vụ cơ bản sau :
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên.
- Thực trạng kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên ở trường TH Hải Vân - Như Thanh - Thanh Hóa.
- Đề xuất một số biện pháp cải tiến kiểm tra, đánh giá giáo viên của Hiệu trưởng 
Do thời gian có hạn nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu là:
- Các biện pháp kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên của Hiệu trưởng trường TH Hải Vân- Như thanh –TH.
Để thực hiên đề tài này tôi sử dụng 2 nhóm phương pháp sau :
1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm:
a. Phương pháp quan sát.
b. Phương pháp phỏng vấn, điều tra.
c. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục.
.
Phần nội dung
Chương I
cơ sở lý luận, và thực tiễn của việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên.
I. Cơ sở lý luận
1. Một số quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến giáo dục, không chỉ bằng những chỉ thị, nghị quyết định hướng cho sự phát triển giáo dục trong từng thời kỳ, từng giai đoạn và mục tiêu phấn đấu cho từng thời điểm mà còn tạo nhiều điều kiện cho giáo dục phát triển. 
. Lĩnh vực giáo dục - đào tạo nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn nhiều hạn chế đó là chất lượng và hiệu quả giáo dục, chưa thực sự đáp ứng những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. Nguyên nhân những yếu kém trên do “Công tác thanh tra giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn giáo dục hiện nay, thiếu biện pháp cụ thể để kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo” (Nghị quyết TW V Khóa VII).Như vậy việc tăng cường kiểm tra đánh giá toàn diện GV là việc làm quan trọng cần thiết của người lãnh đạo ở các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Những luận điểm cơ bản của việc kiểm tra đánh giá giáo viên.
Cơ sở lý luận kiểm tra, thanh tra giáo dục và tạo lập mối quan hệ thông tin ngược trong quản lý giáo dục, cung cấp những thông tin đã được xử lý, đánh giá chính xác đó là nguồn thông tin cần thiết, cực kỳ quan trọng để hệ quản lý điều hành và hoạt động có hiệu quả hơn, đồng thời hệ bị quản lý tự điều chỉnh ý thức, hành vi hoạt động của mình ngày càng tốt hơn.Song để có thông tin đúng chính xác, kịp thời, hoạt động kiểm tra cần dựa vào các cơ sở khoa học như :tâm lý học ,GD học ,XH học, KT học GD.
Đồng thời phải dựa vào mục tiêu đào tạo cấp học, bậc học, mục tiêu môn học, yêu cầu của chương trình, hướng dẫn giảng dạy các bộ môn, công tác giáo viên chủ nhiệm lớp, đặc điểm lao động sư phạm của người thầy giáo, chuẩn đánh giá lao động sư phạm của giáo viên, của giờ lên lớp ... sẽ giúp kiểm tra, thanh tra có cơ sở khoa học để đánh giá một cách sát thực.
3. Một số khái niệm.
3.1 Kiểm tra:
Kiểm tra, trong giáo dục phảI được hiểu là quá trình xem xét thực tế nhằm đo nghiệm giữa mục tiêu đề ra với trình độ đạt chuẩn trên thực tế của đối tượng nhằm thu nhập thông tin (ngược) tạo nên quá trình hiệu chỉnh của hệ thống quản lý và tự điều chỉnh của hệ bị quản lý.
 Trong quản lý nhà trường, việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên là kiểm tra toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên gồm: Kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy giáo dục và tham gia các hoạt động khác đối chiếu với những yêu cầu tiêu chuẩn, quy định để xem xét giáo viên đạt hay chưa đạt, nhằm phát hiện các tiềm năng, hạn chế yếu kém, giúp phát triển khả năng, sở trường vốn có và khắc phục thiếu sót.
3.2 Đánh giá:
Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định, xác định giá trị thực trạng về: Mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc, trình độ, sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã xác lập. Trên cơ sở đó nêu ra những biện pháp uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ đối tượng hoàn thành nhiệm vụ.
Đánh giá trong giáo dục là một hoạt động mang tính pháp chế được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ giáo dục - Đào tạo.
Đánh giá toàn diện hoạt động sư phạm giáo viên là xác định mức độ thực hiện các nhiệm vụ của mỗi giáo viên.
Đánh giá toàn diện lao động sư phạm của giáo viên là đánh giá nhân cách của giáo viên. Nếu đánh giá đúng có tác dụng kích thích tính tích cực của giáo viên đó. Nếu đánh giá sai gây ra sự lẫn lộn tốt xấu, dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, hiệu quả thấp.
Kiểm tra, đánh giá toàn diện giáo viên là việc làm không thể thiếu được của người quản lý. Kiểm tra - đánh giá là hai mặt có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Kiểm tra là tiền đề của đánh giá. Kết quả công tác kiểm tra là cơ sở của đánh giá. Kiểm tra đúng thì đánh giá mưói chính xác. Từ kết quả đánh giá lại tiếp tục hỗ trợ cho lần kiểm tra sau.
4. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá.
Trong chu trình, hoạt động, kiểm tra được xếp vào vị trí thứ tư sau các khâu, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra cùng với hai yếu tố khác là thông tin và quyết định tham gia vào sự vận động các khâu trong chu trình quản lý trường học.
Trong thực tế lao động của người hiệu trưởng, kiểm tra không chỉ là động tác sau cùng đứng sau các hoạt động khác, mà hàng ngày trước khi có quyết Kiểm tra đánh giá toàn diện cho giáo viên nhằm xác định hiệu quả lao động sư phạm của giáo viên. Thông qua việc thực hiện kế hoạch, thể hiện trình độ sư phạm phẩm chất đạo đức. Kiểm tra đánh giá còn giúp hiệu trưởng điều chỉnh, uốn nắn để kịp thời đưa ra quyết định đúng đắn đảm bảo chu trình quản lý được thực hiện một cách liên tục.
5. Chức năng của kiểm tra đánh giá.
 Chức năng thông tin - Chức năng kiểm soát phát hiện - Chức năng điều chỉnh - Chức năng giúp đỡ - Chức năng đánh giá
6. Mục đích, nhiệm vụ của kiểm tra đánh giá.
Kiểm tra đánh giá nhằm mục đích xác nhận thực tiễn phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa ngăn chặn sai phạm giúp đỡ giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời giúp cán bộ quản lý nhà trường điều khiển điều chỉnh chu trình quản lý của mình. Cuối cùng là nhằm mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Để làm tốt công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên, hiệu trưởng cần xác định rõ đối tượng kiểm tra là ai; Kiểm tra việc gì; Kiểm tra như thế nào. Phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, lực lượng kiểm tra, xây dựng chuẩn, lựa chọn hình thức kiểm tra sao cho thích hợp.
7. Nội dung kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên:
Việc kiểm tra, đánh giá toàn diện giáo viên dựa vào 4 nội dung sau:
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Thông qua dự giờ trên lớp, các hoạt động giáo dục học sinh trong giờ nội khóa, ngoại khóa và công tác chủ nhiệm.
- Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: Việc thực hiện chương trình, các quy định nhà trường tham gia các hoạt động cải tiến phương pháp dạy học ... ý thức trách nhiệm.- Kiểm tra kết qủa giáo dục giảng dạy.
Thông qua kiểm tra chất lượng học sinh (thường xuyên, định kỳ).
- Tham gia các hoạt động giáo dục khác: Công tác chủ nhiệm lớp, công tác đoàn đội ... công tác tự bồi dưỡng nghiên cứu khoa học.
II. Cơ sở thực tiễn.
 Kiểm tra gồm 3 bước: Xây dựng tiêu chuẩn- Đo lường việc thực hiện nhiệm vụ cho các tiêu chuẩn.- Điều chỉnh sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn và kế hoạch
Hiện nay, công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện giáo viên đã được Sở giáo dục, Phòng giáo dục chỉ đạo các trường thực hiện theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học.
Chương II: Thực trạng kiểm tra đánh giá toàn diện
giáo viên của trường tiểu học Hải Vân
huyện Như Thanh - Thanh Hoá
1. Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội của xã Hải Vân
 * Vị trí địa lý: Xã Hải Vân là ở trung tâm huyện Như Thanh, điều kiện giao thông tương đối thuận tiện. Dân số 7.896 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Thái; Tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 8,8%. Điều kiện kinh tế, dân sinh và dân trí khá ổn định . Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn quan tâm phát triển toàn diện các mặt KT, VH, XH góp phần nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân. 
2. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường TH Hải Vân, là trường ĐCQG (năm học 01-02). Nhà trường có truyền thống và phong trào thi đua dạy tốt, học tốt. Có đủ CSVC phục vụ dạy và học, 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Nhiều năm liên tục trường được công nhận danh hiệu tiên tiến cấp tỉnh; được Thủ tướng chính phủ tặng huân chương lao động hạng 3, Giám đốc Sở GD&ĐT, UBND tỉnh, Bộ GD&ĐT tặng nhiều giấy khen, bằng khen. 
2.1. Về đội ngũ.
Năm học 08-09 nhà trường có tổng số CBGV/NV là 42 người. Trình độ 100% đạt chuẩn, trên chuẩn chiếm 53%. GV Giỏi tỉnh: 5; huyện: 10, trường: 15. 
2.2. Về chất lượng giáo dục học sinh.
Huy động trẻ Đ ĐT ra lớp, duy trì sĩ số và tỷ lệ HTCTTH đạt 100 Tỷ lệ HS khá, giỏi chiếm 58,8%, không có tình trạng HS ngồi nhầm lớp.
Các phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT được duy trì thường xuyên. Học sinh của trường đã tham gia sôi nổi các cuộc thi như “kể chuyện và giọng hát hay”, “Vết chữ đẹp”, “Phụ trách sao” và luôn đạt các giải cao. Liên đội luôn đạt danh hiệu xuất sắc.
II. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên
1. Nhận thức của hiệu trưởng với việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên.
Công tác kiểm tra, đánh giá toàn diện giáo viên giúp cho nhà quản lý thấy được ưu điểm, nhược điểm để uốn nắn, động viên giúp đỡ. Kiểm tra đánh giá được tiến hành thường xuyên, đội xuất hoặc định kỳ những hoạt động của nhà trường.
2. Việc lập kế hoạch kiểm tra đánh giá
Công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên được lên lịch từ đầu năm học và được tiến hành từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Mỗi năm tất cả giáo viên trong trường đều được kiểm tra, đánh giá và xếp loại chuyên môn nghiệp vụ. Được xếp thành 4 loại: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Đầu tháng kiểm tra chuyên đề, cuối tháng kiểm tra hồ sơ giáo viên. Mỗi tháng mỗi giáo viên được dự giờ một lần. 
3. Xây dựng chuẩn đánh giá
3.1. Nội dung đánh giá xếp loại chuyên môn gồm:
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công về giảng dạy giáo dục và kết quả đánh giá tiết dạy của giáo viên.
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ phân công về giảng dạy và giáo dục của giáo viên được chia thành các tiêu chí cụ thể:1. Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy:
 2. Thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và hoạt động giáo dục khác:
3. Bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
3.2. Kết quả đánh giá tiết dạy.
Các tiết dạy đánh giá được chia làm 4 mức xếp loại: Giỏi, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu.
Việc đánh giá tiết dạy của giáo viên được căn cứ vào phiếu đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa.
4. Tổ chức lực lượng kiểm tra đánh giá
Để công tác kiểm tra đánh giá được tiến hành tốt, hiệu trưởng đã thành lập Ban kiểm tra.
5. Tiến hành kiểm tra.
5.1. Kiểm tra việc thực hiện giảng dạy (qua việc dự giờ của giáo viên)
- Mỗi giáo viên dạy 2 tiết có báo trước 1 tiết Toán hoặc Tiếng Việt và 1 tiết tự chọn để đánh giá xếp loại. Hàng tháng kiểm tra đột xuất một tiết để kết hợp đánh giá chung. Khi dự giờ người kiểm tra phải quan sát diễn biến giờ dạy một cách chuẩn xác..
 - Kiểm tra bài soạn. sổ điểm, sổ chủ nhiệm:
5.2. Kiểm tra việc thực hiện công tác chủ nhiệm lớp và các hoạt động khác.
- Kiểm tra sĩ số, nề nếp sinh hoạt, học tập của lớp. Việc rèn luyện HS cần chú ý đối với học sinh cá biệt.
- Kiểm tra việc tham gia công tác khác đã được phân công xem mức độ hoàn thành thế nào?
5.3. Kiểm tra bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
- Kiểm tra việc tham gia các hoạt động chuyên môn của nhà trường 
- Kiểm tra kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên, các lớp tập huấn thay sách theo chương trình mới. Tham gia học tập để đạt chuẩn và trên chuẩn. Sau khi kiểm tra xong đã rút ra bài học kinh nghiệm cho từng đối tượng, giúp họ điều chỉnh hoạt động của mình cho đúng hướng. Ban kiểm tra tổng hợp kết quả kiểm tra ghi văn bản, vào sổ lưu hồ sơ. 
Qua quá trình kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên trong nhà trường.TôI thấy vẫn còn một số tòn tại đó là: Đôi khi tiến hành kiểm tra còn mang tính hình thức, nội bộ trong Ban kiểm tra vẫn còn một số điểm chưa thực sự thống nhất . Giáo viên được kiểm tra có tâm lý ức chế, căng thẳng cho rằng kiểm tra chỉ là để xét thi đua, chưa hiểu hết mục đích kiểm tra đánh giá nên nhiều khi giáo viên vẫn còn hình thức đối phó khi có đợt kiểm tra.
Nguyên nhân của những tồn tại trên là:
- Làm chưa tốt công tác triển khai, tuyên truyền để giáo viên thấy được tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá, mục đích của kiểm tra đánh giá.
- Chưa xây dựng cụ thể chuẩn đánh giá từng mặt hoạt động nên dẫn đến các thành viên trong Ban kiểm tra chưa có sự thống nhất cao. Hơn nữa, các thành viên trong Ban kiểm tra đánh giá hầu hết chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ mới chỉ thực hiện theo các văn bản và kinh nghiệm bản thân.
Từ những thực trạng trên, tôi nhận thức rằng phải cần có một biện pháp cụ thể, hữu hiệu hơn trong công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo ra sự công bằng, công khai trong đánh giá đúng người, đúng việc để kích thích hưng phấn trong lao động ở mỗi giáo viên, để thu được hiệu quả lao động cao hơn góp phần ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả giáo dục trong nhà trường.
Chương III: Một số biện pháp chỉ đạo - kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên trường Tiểu học Hải Vân
1. Nâng cao nhận thức vị trí, vai trò, tầm quan trọng, nhiệm vụ của kiểm tra đánh giá.
. Đối với công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên, hiệu trưởng cần phải cho giáo viên thấy đươc- Vị trí, vai trò của giáo dục trong giai đoạn hiện nay- Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá để xác định nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong mọi công việc được giao, tự kiểm tra đánh giá công việc mình làm.
Muốn vậy, người hiệu trưởng cần nghiên cứu, triển khai các văn bản, cung cấp các tài liệu về kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên 
2. Xây dựng kế hoạch, kiểm tra đánh giá hàng năm, tháng, tuần theo kế hoạch năm học.
Để xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho phù hợp người hiệu trưởng cần phải xem xét điều kiện thực tiễn của nhà trường, căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào hướng dẫn kiểm tra của Bộ để lên kế hoạch cho sát. Kế hoạch phải đầy đủ, rõ ràng về nội dung kiểm tra, người được kiểm tra 
Kế hoạch kiểm tra đánh giá có thể tiến hành lên theo tháng , tuần.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch, Ban kiểm tra phải thường xuyên hội ý nắm chắc tình hình, giải quyết từng bước có hiệu quả các khó khăn này sinh, tạo điều kiện phát huy những mặt thực hiện tốt.
 3. Xác định rõ nội dung kiểm tra và xây dựng chuẩn đánh giá.
3.1. Nội dung kiểm tra:
Việc kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên dựa vào 4 nội dung:
 Trình độ nghiệp vụ sư phạm:. Việc thực hiện quy chế quy định của chuyên môn:. Kết quả giảng dạy: Việc thực hiện các nhiệm vụ khác:
3.2. Xây dựng chuẩn đánh giá.
-. Kết quả hoạt động sư phạm của giáo viên được xếp vào 4 loại: Tốt, khá, đạt yêu cầu và chưa đạt yêu cầu. Xếp loại chung trên cơ sở đánh giá xếp loại từng nội dung. Căn cứ vào việc đánh giá mỗi yêu cầu của từng nội dung để xếp loại nội dung theo các lĩnh vực, tiêu chí(kỹ năng SP 30 điểm ; kiến thức 20 đ; Thái độ SP 10 đ; Hiệu quả đ)
- Đánh giá kết quả giảng dạy:. Việc thực hiện nhiệm vụ khác:. Đánh giá chung khi kết thúc kiểm tra: Căn cứ vào các mức độ để xếp loại.
4. Biện pháp: Tổ chức xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra đánhgiá cho thành viên trong Ban kiểm tra.
4.1. Thành lập Ban kiểm tra
Ban kiểm tra phải đủ số lượng những giáo viên, các thành viên phải có năng lực thực sự gồm:Hiệu trưởng,Phó hiệu trưởng Công đoàn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh huyện
4.2. Xây dựng quy chế cho công tác kiểm tra đánh giá
Cơ sở để xây dựng quy chế cho công tác kiểm tra đánh giá:
- Căn cứ vào quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên tiểu học ra ngày 13/11/2000.
- Căn cứ vào nội quy nề nếp trong nhà trường.
Xây dựng quy chế cho công tác kiểm tra đánh giá như sau:
- Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc pháp chế, kế hoạch khoa học và hiệu quả, có tính giáo dục cao.
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm trong kiểm tra đánh giá. Thành viên trong Ban kiểm tra làm sai quy định về kiểm tra đánh giá tùy theo mức độ khiển trách.
4.3. Xây dựng chế độ cho Ban kiểm tra thông qua các cấp lãnh đạo, Hội đồng sư phạm bàn bạc thống nhất
4.4. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho thành viên trong Ban
4.4.1. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra giờ lên lớp:
4.4.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn:
Các thành viên trong Ban kiểm tra phải nắm vững các nội dung sau:Kiểm tra việc thực hiện chương trình, thời khóa biểu. Kiểm tra giáo án sổ điểm
.5. Nâng cao chất lượng kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy và giáo dục bằng biện pháp khoán chất lượnCần tiến hành theo các bước sau:
- Quán triệt chủ trương thống nhất quan điểm, mục đích, nguyên tắc, cách lam. Xây dựng các quyứơc giao chỉ tiêu.
- Điều tra khảo sát chất lượng và điều kiện dạy học của giáo viên học sinh.Xây dựng các định mức chỉ tiêu. Tổ chức giao chỉ tiêu
Tóm lại: Kiểm tra đánh giá là hai mặt không đồng nhất với nhau nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kiểm tra là tiền đề của đánh giá. Kết quả của công tác kiểm tra là cơ sở cảu đánh giá. Kiểm tra đúng thì đánh giá chính xác. Từ kết quả của việc đánh giá lại tiếp tục hỗ trợ cho các lần kiểm tra sau. Hai vấn đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau không thể tách rời nhau. Muốn đánh giá chính xác thì kiểm tra phải đúng thực chất của vấn đề. Chính bản thân của đánh giá cũng phản ánh kết quả của việc kiểm tra.
I. Kết luận Qua nghiên cứu tiểu luận đã cho thấy:
- Kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng làm tốt khâu kiểm tra - đánh giá toàn diện giáo viên là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, qua đó nâng cao đội ngũ giáo dục.
Các biện pháp đưa ra trong đề tài được kế thừa ở kinh nghiệm bồi dưỡng giáo viên kiểm tra đánh giá của hiệu trưởng nhà trường. Qua thực tiễn của những người đi trước kết hợp với quan điểm hiện tại kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên. Để thực hiện được việc kiểm tra đánh giá có hiệu quả cao cần phối hợp đồng bộ giữa các biện pháp, có như vậy mới được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhà trường.
- Thông qua kiểm tra giám sát còn phát hiện được những nhân tố tích cực, phát huy vai trò của họ làm kinh nghiệm của giáo viên giỏi được áp dụng rộng rãi trong hội đồng sư phạm.
Đề tài này đề xuất một số biện pháp, tuy chưa phải là hoàn chỉnh, cũng có thể chưa phải đặc sắc, chắc chắn rằng sau này sẽ có đề tài tiếp theo sẽ có những biện pháp đặc sắc hơn nhưng đối với cách làm, cách đổi mới trên có thể khẳng định rằng trong xu hướng chung của GD đứng trước bối cảnh đất nước hiện nay muốn quản lý tốt nhà trường thì công tác KTĐG phải được coi trọng một cách đúng mức và luôn đổi mới để góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo.
II. kiến nghị
Để làm tốt công tác kiểm tra đánh giá toàn diện giáo viên ở nhà trường tiểu học, tôi xin phép được đưa ra một số kiến ng

Tài liệu đính kèm:

  • docTieu luan Ngan.doc