SKKN Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên cần

SKKN Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên cần

Đối tượng học sinh dân tộc thiểu số là đối tượng được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Vì thế, việc vận động học sinh dân tộc đi học chuyên cần có những thuận lợi, khó khăn riêng.

 Thứ nhất về thuận lợi, những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Trường đã có nhiều phòng học mới, đảm bảo diện tích phục vụ dạy học. Tại điểm trường Buôn Cuê, nhà vệ sinh được xây dựng sạch sẽ, có khu vệ sinh nam nữ riêng biệt. Hệ thống bờ rào kiên cố đảm bảo an ninh trường học. Thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ, phù hợp lứa tuổi học sinh. Về phía nhà trường, Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả ở các lớp ít nhất 1 lần/ tháng. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm. Thực hiện tốt các phong trào do ngành, nhà trường tổ chức. Các cuộc thi dành cho GV, HS đều có kết quả cao. Mỗi tháng, giáo viên được tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn ít nhất 1 lần/ tháng để học hỏi, nâng cao tay nghề. Mỗi một giáo viên đều có ý thức tự học, tự rèn để tích lũy kiến thức, đổi mới giảng dạy. Các vướng mắc trong giảng dạy, chủ nhiệm đều được nhà trường, chuyên môn giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Nhà trường, giáo viên phát huy tốt tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh để làm tốt nhiệm vụ. Giáo viên trong trường luôn giúp đỡ, đoàn kết với nhau. Đa số học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói chung và phân hiệu buôn Cuê nói riêng ngoan, chăm chỉ học tập. Công tác duy trì sĩ số HSDTTS các năm đạt 98% trở lên, chất lượng giáo dục đạt 95- 98%. Tỉ lệ HSDTTS đi học chuyên cần đạt 98% - 100%.

 

doc 15 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2219Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên cần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 học sinh nghỉ học dài ngày, nghỉ học các buổi chiều vẫn diễn ra. Các em học buổi sáng, buổi chiều nghỉ đi chăn bò, lượm điều, hái cà hay nghỉ liên tục mấy ngày theo cha mẹ đi làm ăn xa. Vì thế, các em tiếp thu bài chậm, chất lượng dạy – học không được nâng cao. Chính vì các lí do đó mà giáo viên cần phải vận động học sinh đi học chuyên cần. 
 	Vậy làm thế nào để có thể “vận động học sinh đi học chuyên cần, đầy đủ” lại là một cái khó không phải ai cũng làm được. Với khoảng thời gian được công tác tại điểm trường buôn Cuê, bản thân tôi đã từng thực hiện công việc “vận động” học sinh. Tôi nhận thấy, đây là một công việc hết sức quan trọng trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy. Học sinh đi học đủ mới là động lực giảng dạy cho giáo viên. Học sinh tiếp thu bài tốt, chất lượng nâng cao, giáo viên có tinh thần giảng dạy. Vì vậy, giáo viên chúng ta cần chú trọng công tác vận động học sinh để giảm tối đa việc học sinh bỏ học, nghỉ học dài ngày, nghỉ học các buổi chiều.
	Qua tìm hiểu cũng như chủ nhiệm học sinh những năm qua, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp trong việc vận động học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 đi học chuyên cần”. Đối tượng nghiên cứu là “Vấn đề đi học chuyên cần của học sinh dân tộc thiểu số lớp 4”. Đề tài nghiên cứu tại trường Tiểu học Tây Phong, phân hiệu Buôn Cuê từ năm học 2016 - 2017 đến nay.Với đề tài này, bản thân tôi hi vọng ít nhiều đóng góp những kinh nghiệm cho đồng nghiệp, đơn vị trong việc giải quyết những tình huống sư phạm trong công tác chủ nhiệm những năm học tới. 
II. Mục tiêu
	Trên cơ sở trải nghiệm thực tế những năm học qua, việc vận động đúng, thuyết phục sẽ mang lại hiệu quả rất cao trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa học sinh với cô, thầy, bạn bè; giữa phụ huynh với nhà trường; giảm tối đa tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học dài ngày. Học sinh, phụ huynh nhận biết sâu sắc về việc học. Trẻ yêu thích đến trường, cha mẹ quan tâm, lo lắng cái chữ cho con em mình. Cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục.
Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến chính sách dân tộc. Trong Hiến pháp, cũng như các văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng đều khẳng định chính sách đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong đó, chính sách về giáo dục – đào tạo là một chính sách quan trọng để nâng cao dân trí và đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
	Quyết định 775/QĐ-TTg 2018 phê duyệt Chương trình mục tiêu giáo dục cùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình đưa ra các nhiệm vụ rõ ràng. Hỗ trợ trang thiết bị, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các hạng mục thiết yếu của các trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn từ nguồn vốn sự nghiệp của ngân sách trung ương và địa phương; hỗ trợ hoạt động giám sát, đánh giá, triển khai Chương trình. Hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị dạy học tối thiểu, bàn ghế học sinh cho 1.070 trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ sửa chữa, cải tạo, mở rộng, xây dựng mới các hạng mục công trình, nâng cấp cơ sở vật chất hiện có đảm bảo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường học cho 760 nhà ăn, nhà bếp, 760 khu ở nội trú của trường phổ thông dân tộc bán trú và các trường, điểm trường tiểu học, trung học cơ sở công lập có học sinh bán trú tại các vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
	Công văn số 3741/BGDĐT- GDDT ngày 24 tháng 8 năm 2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2018 – 2019 đối với giáo dục dân tộc. Thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành đối với giáo dục dân tộc; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ người dạy, người học và cơ sở giáo dục ở vùng DTTS, MN. Nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng DTTS, MN.
	Với đồng bào dân tộc thiểu số, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước không chỉ thể hiện qua các Nghị định, chương trình, dự án mà còn bằng các chiến lược lâu dài như Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2013. Ngày 14/ 3/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 402/QĐ – TTg phê duyệt Đề án phát triển đội ngũ, cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong tình hình mới. 
	Căn cứ vào các văn bản quy định về chính sách nâng cao chất lượng giáo dục HSDTTS, tôi nhận thấy mục đích Nhà nước đưa ra là phải xóa mù chữ cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển đội ngũ nhân lực người dân tộc. Vì thế, học sinh buộc phải đi học chuyên cần, tiếp thu tốt. Giáo viên làm tốt công tác vận động học sinh đến trường. 
II. Thực trạng vấn đề
	Đối tượng học sinh dân tộc thiểu số là đối tượng được toàn Đảng, toàn dân quan tâm. Vì thế, việc vận động học sinh dân tộc đi học chuyên cần có những thuận lợi, khó khăn riêng.
	Thứ nhất về thuận lợi, những năm qua nhà trường đã nhận được sự quan tâm của UBND huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang trang. Trường đã có nhiều phòng học mới, đảm bảo diện tích phục vụ dạy học. Tại điểm trường Buôn Cuê, nhà vệ sinh được xây dựng sạch sẽ, có khu vệ sinh nam nữ riêng biệt. Hệ thống bờ rào kiên cố đảm bảo an ninh trường học. Thiết bị dạy học được trang bị đầy đủ, phù hợp lứa tuổi học sinh. Về phía nhà trường, Ban giám hiệu luôn quan tâm đến chất lượng học tập của học sinh. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi kết quả ở các lớp ít nhất 1 lần/ tháng. Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt huyết với nghề, nhiệt tình trong công tác giảng dạy, chủ nhiệm. Thực hiện tốt các phong trào do ngành, nhà trường tổ chức. Các cuộc thi dành cho GV, HS đều có kết quả cao. Mỗi tháng, giáo viên được tham gia tập huấn, sinh hoạt chuyên môn ít nhất 1 lần/ tháng để học hỏi, nâng cao tay nghề. Mỗi một giáo viên đều có ý thức tự học, tự rèn để tích lũy kiến thức, đổi mới giảng dạy. Các vướng mắc trong giảng dạy, chủ nhiệm đều được nhà trường, chuyên môn giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Nhà trường, giáo viên phát huy tốt tinh thần phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến từ đồng nghiệp, phụ huynh, học sinh để làm tốt nhiệm vụ. Giáo viên trong trường luôn giúp đỡ, đoàn kết với nhau. Đa số học sinh trường Tiểu học Tây Phong nói chung và phân hiệu buôn Cuê nói riêng ngoan, chăm chỉ học tập. Công tác duy trì sĩ số HSDTTS các năm đạt 98% trở lên, chất lượng giáo dục đạt 95- 98%. Tỉ lệ HSDTTS đi học chuyên cần đạt 98% - 100%.
	Thứ hai về khó khăn, những năm qua nhà trường đã không ngừng đổi mới công tác quản lí và giảng dạy nhưng tỉ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học vẫn diễn ra. Tuy tỉ lệ khoảng 1-2% nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Đối tượng bỏ học, nghỉ học hầu hết là HSDTTS ở điểm trường buôn Cuê. Do gia đình các em sống xa phân hiệu, có những hộ ở xa trường khoảng 3 đến 4km, khó khăn cho việc đi lại. Các em chủ yếu đi bộ đến trường nên sáng đi học, chiều nghỉ là chuyện có thể xảy ra. Một số con đường trong buôn, rẫy là đường đất, mùa mưa bất lợi cho việc đi lại. Ngoài ra, kinh tế gia đình học sinh còn gặp nhiều khó khăn, nương rẫy ít sống chủ yếu làm thuê, làm mướn. Vì vậy mà học sinh có thể nghỉ học cả tháng, cả tuần theo cha mẹ đi làm thuê ở xa. Một số học sinh lớn tuổi bỏ học theo anh chị đi làm công nhân ở Sài Gòn. Số ít thì ở nhà chăn bò, trông em hay chơi game. Nhìn chung, bố mẹ của các em chưa thật sự quan tâm đến việc học của con. Họ đang nặng về lo cơm, áo, kinh tế gia đình. Một số học sinh chưa ham học, thích kiếm tiền, chơi bời. 
	Qua nhiều năm giảng dạy tại điểm trường buôn Cuê, tôi nhận thấy, học sinh vẫn phải lo kinh tế gia đình. Tình trạng nghỉ học, bỏ học diễn ra theo mùa vụ. Nhiều học sinh theo cha mẹ đi làm thuê xa hoặc ở nhà trông em để bố mẹ đi làm. Sau dịp Tết Nguyên Đán, tình trạng nghỉ học kéo dài của các em diễn ra khắp các khối lớp.
	Theo dõi hai năm học gần đây, tôi thấy tỉ lệ học sinh nghỉ học ở khối lớp 4 điểm trường buôn Cuê như sau:
Tình trạng
Năm học
TSHS
Học kì I
Học kì 2
TS
%
TS
%
Học sinh nghỉ học dài ngày
2016 - 2017
20
3
15
2
10
2017 - 2018
17
2
11,7
1
5,9
Học sinh nghỉ học theo buổi
2016 - 2017
20
3
15
2
10
2017 - 2018
17
3
17,6
2
11,7
III. Các giải pháp để giải quyết vấn đề
III.1. Giải pháp 1: Tìm hiểu nguyên nhân nghỉ học của học sinh.
Nghỉ học là một trong những nguyên nhân đẩy lùi chất lượng giáo dục, phát sinh các tệ nạn xã hội ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách, sức khỏe con người. Vậy làm thế nào để học sinh đi học chuyên cần, không bỏ học lại là vai trò rất lớn của người GVCN.
Trước hết, bản thân tôi tìm hiểu qua GVCN cũ: Trao đổi với GVCN cũ về tình hình học tập, đặc điểm, tâm lí của học sinh trong năm học qua. Ghi chép các điểm nổi bật của từng học sinh vào sổ tay. Từ đó, nắm được tính cách, tâm sinh lí của các em. Để có biện pháp rèn luyện, giáo dục. Tránh làm tổn thương đến học sinh. Chẳng hạn, với những học sinh cá biệt nên nhẹ nhàng dùng lời khen nhiều trong các tiết học. Với học sinh nhút nhát, GVCN nên linh động tâm sự, trò chuyện hoặc tham gia chơi các trò chơi cùng các em sau giờ giải lao. 
Tiếp đến, tìm hiểu qua CMHS: Gặp gỡ cha mẹ học sinh để tìm hiểu về thói quen sinh hoạt, tâm lí ở nhà của các em, đặc biệt là những học sinh hay nghỉ học. Vào từng gia đình thăm hỏi hoàn cảnh kinh tế, cuộc sống của phụ huynh học sinh. Nắm bắt tình hình thực tế để có kế hoạch giúp đỡ kịp thời. Với những học sinh quá khó khăn, cần đề xuất về trường hỗ trợ các vật dụng thiết yếu phục vụ học tập như: sách, vở, cặp, áo quần xin hoặc phát động học sinh, giáo viên quyên góp quần áo cũ, sách cũ giúp đỡ học sinh. Chẳng hạn, năm học 2016 – 2017 kết quả tìm hiểu như sau:
TT
Họ và tên
Nguyên nhân nghỉ học
1
Y Khôi Bdap
Gia đình đông con, kinh tế khó khăn, bố mẹ chủ yếu làm thuê kiếm sống. Bản thân học sinh sức khỏe yếu.
2
Y Chon Byă
Gia đình thuộc diện cận nghèo, đông con, thu nhập thấp. Bố mẹ ít quan tâm đến việc học của con.
3
Y Gin Byă
Quá tuổi, bố mẹ không quan tâm ở với ông bà ngoại. Kinh tế gia đình khó khăn
Cuối cùng, tìm hiểu qua học sinh trong lớp: Nói chuyện, tâm sự, hỏi han một số học sinh về các bạn trong lớp. Tình hình học tập trong lớp như thế nào? Có hay phát biểu ý kiến không ? Có nói chuyện, chọc ghẹo người khác không ?.... Hoặc ở nhà, các bạn thường làm gì ? Nếu nghỉ học, các bạn sẽ làm gì ? .Xoay quanh các câu hỏi liên quan đến đối tượng học sinh hay nghỉ học. Từ đó, GVCN có cách ứng xử khéo léo trong lời nói, chú ý hơn trong cách tổ chức dạy học. 
Bằng cái tâm của nghề giáo, GVCN phải làm hết mình trách nhiệm, dành tình cảm, sự quan tâm cho các học sinh và cha mẹ học sinh. Dành thời gian của mình tham gia các ngày lễ, Tết, các công việc quan trọng như cưới, ma chay.diễn ra trong gia đình các em để nắm rõ các phong tục, các hoạt động tạo niềm vui, động lực cho phụ huynh. Với việc làm này, phụ huynh, học sinh có thể nhìn nhận được phần nào tầm quan trọng của việc học, việc kiếm con chữ để cải thiện cuộc sống.
III.2. Giải pháp 2: Đổi mới hình thức và phương pháp dạy học.
Với các hình thức, phương pháp dạy học truyền thống có thể làm học sinh nhàm chán với việc học. Vì vậy, đổi mới là việc hết sức quan trọng. Đổi mới trên tinh thần vận dụng linh hoạt, khoa học các thế mạnh của phương pháp cũ. Nhằm thu hút, lôi cuốn học sinh vào các giờ học. Học sinh hứng thú đến trường, tiếp thu một cách chủ động và khắc sâu kiến thức.
	Giáo viên thành lập các đội, nhóm học theo năng khiếu, đam mê để rèn luyện vào các tiết luyện buổi chiều. Ví dụ, nhóm Toán gồm những học sinh thích toán, nhóm văn gồm những học sinh yêu thích môn Tập làm văn, nhóm chữ đẹp gồm những học sinh thích rèn chữ. Tất cả học sinh trong lớp tự tin với khả năng của mình. Cuối tháng, vào các giờ tăng cường tiếng Việt và tăng cường Toán, GV tổ chức thi giữa các nhóm. Kết quả được tất cả học sinh đánh giá, bình chọn. Phần thưởng được trao trước lớp. Ngoài ra, tổ chức các cuộc thi nhỏ trong lớp như: kể chuyện, đọc sách, rung chuông vàng, giao lưu tiếng Việt, Yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung, kiến thức trong sách thi diễn vào một buổi chiều cuối tuần trong tháng. GV sử dụng máy chiếu, loa, trang phục cho học sinh thực hiện. Trong các tiết dạy, GV sử dụng trình chiếu các hình ảnh, câu chuyện có tính giáo dục cao với học sinh. GV hướng dẫn HS trang trí lớp học thân thiện thể hiện nét đẹp văn hóa của người đồng bào. 
Ngoài ra, GV phân nhiệm vụ cho những học sinh có năng khiếu kèm cặp, giúp đỡ học sinh còn hạn chế. GV thường xuyên tâm sự, nói chuyện với các em về hoàn cảnh gia đình, tình hình học tập để học sinh mạnh dạn trao đổi các vướng mắc. Trong các tiết dạy thường xuyên sử dụng các trò chơi học tập: đố bạn, tiếp sứcthảo luận nhóm 2, 3, 4 về các nội dung trong bài. 
Chẳng hạn, trong hoạt động 2, tìm hiểu nhà rông bài “Một số dân tộc ở Tây Nguyên” Địa lí lớp 4 GV trình chiếu các hình ảnh về nhà rông để học sinh hiểu hơn.
Hình ảnh nhà rông ở Tây Nguyên minh họa bài Địa lí 4
	Trong tiết tập đọc bài “Cánh diều tuổi thơ”- Tiếng Việt 4, tập 1, hoạt động “tìm hiểu bài” tổ chức hỏi – đáp trả lời câu hỏi “Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?”. Còn câu hỏi “Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ?”, tổ thức thảo luận nhóm đôi. GV tổ chức với hình thức như thế giúp HS hỗ trợ nhau cùng học tập, HS không cảm thấy mình lẻ loi trong giờ học. 
	Thay đổi các hình thức, trò chơi thường xuyên trong các tiết học sẽ giúp học sinh hào hứng hơn.
III.3. Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác phối kết hợp để thu hút học sinh đến trường.
	Phối kết hợp là sự kết hợp khéo léo giữa việc này với việc kia, người này với người kia nhằm đem lại hiệu quả cao trong công việc. Việc phối kết hợp rất quan trọng trong công tác tuyền truyền, vận động. Phối hợp đúng cách, đúng đối tượng sẽ đạt kết quả cao. Để thực hiện tốt công tác phối kết hợp, bản thân tôi đã có sự kết hợp chặt chẽ trong đơn vị cũng như ngoài đơn vị về công tác vận động học sinh.
1. Phối hợp với Ban giám hiệu nhà trường
Giáo viên tham mưu thành lập Ban vận động học sinh đi học chuyên cần gồm: lãnh đạo nhà trường, GVCN, tổng phụ trách Đội, bí thư Đoàn, phụ trách phổ cập giáo dục.
Tham mưu hỗ trợ vật chất cho học sinh như: quần áo, sách vở, cặpNăm học 2017 -2018, nhà trường đã hỗ trợ tiền may quần áo cho học sinh thuộc diện khó khăn 150.000đ/HS. Huy động các cá nhân, tập thể ủng hộ sách cũ, vở cho HSDTTS mỗi học sinh 1 bộ sách giáo khoa, 10 quyển vở và 10 cái bút. Ngoài ra, GV còn đề nghị nhà trường khen thưởng học sinh đi học chuyên cần. Năm học 2017 – 2018, một số học sinh được khen thưởng về chuyên cần như sau:
TT
Họ và tên
Lớp
1
Y RiAm Byă
4C
2
Y Chon Niê
4C
3
H May Nga Byă
4C
2. Phối kết hợp với Đoàn thanh niên và tổng phụ trách Đội
 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tạo hứng thú giúp học sinh đến trường. Trong những năm qua, nhân dịp các ngày lễ, Đoàn thanh niên, Đội đã tổ chức các hoạt động như:
- Trò chơi dân gian: kẹp bóng, cô Tấm nhặt đậu, bao bố, đi xe đạp chậm, cướp cờ,.nội dung các trò chơi phù hợp với từng khối lớp. Học sinh hào hứng với các trò chơi.
 Hình ảnh tổ chức trò chơi dân gian
- Thi rung chuông vàng: Giữa các khối lớp. Nhằm cũng cố kiến thức cho HS và tạo cảm giác thích thú khi đến trường.
 Hình ảnh tổ chức thi Rung chuông vàng
- Giao lưu tiếng Việt dành cho HSDTTS: Tổ chức thi viết chữ, kiến thức tiếng Việt, năng khiếu, hùng biệnKết quả năm học 2016 – 2017, cấp trường có những học sinh sau đạt giải.
TT
Họ và tên
Giải
1
H Lĩn Dia Byă
Nhất
2
Bùi Trần Hiểu Lam
Nhì
3
Y Phi Lip Bkrông
Ba
- Tổ chức các trò chơi, đọc sách báo ngoài trời, diễn kịch theo sách vào các tiết hoạt động tập thể. 
Một số hình ảnh thi Diễn kịch theo sách
Cùng với Tổng phụ trách đội, tổ chức các phong trào thi đua: Kế hoạch nhỏ, Áo trắng tặng bạn, Tết sum vầy, Nuôi heo đấtrèn cho học sinh kĩ năng tự giác, biết dành tình yêu cho các bạn. Kết quả một số phong trào Đội năm 2017 – 2018 của lớp 4C như sau:
TT
Phong trào
Học kì I
Học kì II
1
Nuôi heo đất
70.000đ
100.000đ
2
Kế hoạch nhỏ
17kg giấy vụn
150 vỏ lon bia
Số tiền quyên góp được GV đề xuất GV Tổng phụ trách trích một phần tặng quà cho HS khó khăn vào cuối năm học.
3. Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
Ban đại diện cha mẹ học sinh là những người được tất cả phụ huynh bầu chọn có uy tín, trách nhiệm cao. Họ đại diện cho tất cả phụ huynh trong lớp truyền tải các ý kiến hay làm những việc liên quan đến lớp học. Với những học sinh nghỉ học, có dấu hiệu bỏ học, ban đại diện sẽ đến gặp gia đình học sinh hỏi rõ tình hình, nguyên nhân. Từ đó, cùng với GVCN có kế hoạch vận động. Ngoài ra, tuyên truyền trong cuộc họp CMHS về vai trò của việc học cũng như sự ảnh hưởng sức khoẻ từ lao động sớm, hướng dẫn cách quản lí con. Các cuộc họp phụ huynh với tinh thần là gặp gỡ, trao đổi, không nhắc nhở các vấn đề yếu kém hoặc việc đóng góp cá khoản trước phụ huynh. GV phải tạo được cảm giác vui vẻ, thân thiện trong các cuộc họp. Năm học 2017 - 2018, ban đại diện đã đến nhà vận động học sinh Y Chiêu Ê ban, Y Yô Nai Byă, H Nhi Ênuôl nghỉ học dài ngày đi học lại.
4. Phối hợp với giáo viên bộ môn
 Phối hợp với GV bộ môn để theo dõi, đôn đốc HS đi học chuyên cần. Nếu HS vắng thì GV bộ môn cần liên hệ ngay với GVCN để kịp thời tìm hiểu nguyên nhân. Mặt khác, GVCN phối hợp với GV bộ môn hỗ trợ HS trong quá trình tiếp thu kiến thức. GV bộ môn tăng cường các trò chơi dạy học chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết cho học sinh. Họ có thể giảm thời gian dạy các môn của mình 10 -15 phút để phụ đạo học sinh khó khăn biết đọc, làm toán cơ bản; tổ chức thi hát, vẽ tranh, kể chuyện về các chủ đề theo đội, nhóm trong lớp học. Với môn Mĩ thuật, tổ chức cho học sinh trang trí lớp học, góc học của nhóm theo ý tưởng.
5. Phối hợp với trưởng buôn
Trưởng buôn là người đứng đầu trong một buôn. Họ là người có uy tín nhất buôn, được mọi người trong buôn ủy thác các trách nhiệm quan trọng. Chính vì thế mà để giúp học sinh trong buôn đi học chuyên cần, GVCN cần đến nhà gặp trưởng buôn trao đổi tình hình học sinh trong lớp; thông báo cho trưởng buôn những học sinh hay nghỉ học, có dấu hiệu bỏ học; nhờ trưởng buôn, tuyên truyền đến phụ huynh vai trò của việc học, trách nhiệm của cha mẹ trong các buổi họp buôn. Với những học sinh nghỉ học dài ngày, có dấu hiệu bỏ học, trưởng buôn đến từng nhà học sinh tìm hiểu lí do, ý kiến của cha mẹ; trao đổi, động viên học sinh đi học lại. GV tham mưu với trưởng buôn tạo điều kiện giúp đỡ những HS có hoàn cảnh khó khăn. Năm học 2017 – 2018, đã vận động được Y Thuôk Byă, Y Chiêu Êban hay nghỉ học, có chiều hướng bỏ học đi học lại.
Bằng những việc làm trên, bản thân tôi đã giúp học sinh có ý thức hơn trong việc học. Học sinh tự giác đi học lại, bố mẹ quan tâm nhiều hơn đến việc học của con. Chất lượng học tập của các em được nâng cao hơn. Các em biết đọc 100%, làm tốt các phép tính đơn giản; biết yêu thương bạn bè, quý trọng thầy cô.
IV. Tính mới của giải pháp:
Trước đây, làm chủ nhiệm tại phân hiệu buôn Cuê bản thân tôi luôn tự mình đến nhà học sinh để vận động; tự mình kèm cặp học sinh trong lớp, trang trí lớp học theo kiểu mình thích; luôn lo lắng chất lượng của các em nhưng chỉ chú trọng vào dạy kiến thức trong sách giáo khoa; chưa dám thực hiện việc dạy kĩ năng, kiến thức bên ngoài. Giờ đây, bản thân tôi đã mạnh dạn thực hiện các hoạt động dạy học ngay tại lớp; biết phối hợp với nhà trường, các tổ chức trong việc vận động học sinh; tự tin đổi mới các hình thức và phương pháp dạy học. Với các việc làm trên, tôi thấy học sinh vui khi đi học, mong muốn được đi học nhiều hơn ở nhà. Hiện nay, trường tôi tổ chức dạy học 9 buổi/tuần các em ít bỏ buổi hơn, không có trường hợp nghỉ học dài ngày ở nhà vào dịp mùa.
	V. Hiệu quả của sáng kiến
Các giải pháp bản thân tôi đưa ra ở trên đã đem lại kết quả mong đợi. Không chỉ, giảm thời gia

Tài liệu đính kèm:

  • docMen_T.Phong.doc