Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng .
Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Vì vậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ.
Việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn nhanh hơn và hiệu quả hơn vì các bài thơ, câu chuyện được cô ghi hình trực tiếp trong quá trình dạy trẻ ở nhóm lớp và gửi vào zalo nhóm của các lớp. Do đó buổi tối về nhà phụ huynh cho trẻ nghe lại, đọc lại giúp cho kỹ năng đọc, kể của trẻ nhanh thuộc, nhanh nhớ hơn. Ban giám hiệu chúng tôi gợi ý giáo viên ghi hình trực tiếp những trẻ đọc thơ, kể chuyện hay để đưa lên nhóm zalo, phụ huynh và trẻ rất thích thú, những trẻ khác cũng đua nhau để đọc, kể để được giống bạn và đặc biệt tiết kiệm được chi phí phô tô bài thơ, câu chuyện cho phụ huynh như trước đây mỗi khi có hội thi hay giáo viên dự giờ cần yêu cầu trẻ ghi nhớ nhanh bài thơ, câu chuyện nào đó.
năng làm đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ làm quen với văn học như vẽ tranh thơ, truyện; làm rối, mô hình, sa bàn của giáo viên tương đối tốt. - Phụ huynh quan tâm và có sự phối hợp thường xuyên với giáo viên trong các hoạt động cho trẻ làm quen với văn học, nhất là việc dạy trẻ đọc thuộc thơ, kể chuyện. - Trẻ hứng thú tham gia hoạt động đọc thơ, kể chuyện. 2. Khó khăn: - Diện tích của nhà trường hẹp do đó chưa bố trí được góc văn học ngoài trời, nhất là việc tạo dựng các nhân vật theo truyện cổ tích. - Về trẻ: Ở độ tuổi này trẻ vừa mới chuyển từ nhà trẻ lên, nên đa số trẻ còn nhút nhát, rụt dè, chưa tích cực tham gia hoạt động. - Về giáo viên: Tuy đã có những hiểu biết đúng đắn về tầm quan trọng của chuyên đề nhưng chưa thực sự đổi mới, chưa linh hoạt, sáng tạo trong cách tổ chức, chưa có sự đầu tư thời gian, trí lực, công sức để thực hiện một cách hiệu quả. Khi tổ chức các hoạt động dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện đa số giáo viên chưa chú ý áp dụng phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Giọng đọc, kể của một số giáo viên chưa truyền cảm. - Khả năng công nghệ thông tin của giáo viên chưa thực sự tốt, do đó việc ứng dụng để xây dựng giáo án điện tử dạy trẻ kể chuyện còn khó khăn. Với thuận lợi thì ít nhưng khó khăn lại nhiều như trên, để có kết quả như hiện tại, Ban giám hiệu nhà trường đã áp dụng một số biện pháp sau: II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cho trẻ làm quen với văn học Việc xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch là khâu đầu tiên Ban giám hiệu nhà trường chú ý để chỉ đạo giáo viên. Trước đây, giáo viên rất ngại tìm tòi những bài thơ, câu chuyện mới để đưa vào dạy trẻ với lý do nếu dạy những câu chuyện đó thì lại phải học thuộc bài thơ, câu chuyện mới, phải tập đọc, tập kể, rồi chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy... nói chung là mất nhiều thời gian và công sức. BGH nhà trường nhận thấy nếu cứ để tình trạng này xảy ra thì việc dạy trẻ theo chủ đề sẽ không còn hấp dẫn trẻ, giáo viên sẽ rất ì, vì năm nào cũng chỉ dạy có bài thơ hay câu chuyện cũ ở chủ đề đó. Sau đó chúng tôi mạnh dạn chỉ đạo từ các tổ chuyên môn đến giáo viên các nhóm lớp bắt buộc phải lựa chọn những câu chuyện, bài thơ mới phù hợp để đưa vào dạy trẻ ở chủ đề, mỗi chủ đề chỉ được giữ nguyên một bài thơ hay câu chuyện cũ, còn lại phải thay đổi bài mới. Nhưng với yêu cầu bài thơ, câu chuyện đó phải đảm bảo có nội dung giáo dục về cái gì, nguồn trích dẫn rõ ràng trong kế hoạch, nếu có tên tác giả phải ghi đầy đủ. Ban giám hiệu nhà trường đã sưu tầm, mua thêm rất nhiều sách tham khảo, tuyển tập mới để giáo viên tham khảo xây dựng kế hoạch. Ngoài ra cũng cần lưu ý đến các chủ đề lễ hội, ngay bài dạy hôm nay chúng tôi cũng đã chọn lựa để phù hợp với ngày lễ Nô-en sắp đến, tuy có yếu tố lễ hội nhưng mục đích lại là dạy trẻ tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái của con người, thông qua bài dạy trẻ hiểu ý nghĩa của câu chuyện nhanh hơn, nhẹ nhàng hơn và chắc chắn trẻ sẽ ghi nhớ lâu hơn. 2. Chỉ đạo xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với văn học Trước hết chúng tôi nhận thấy, đối với trẻ ở lứa tuổi này rất dễ nhớ nhưng lại rất mau quên, tư duy của trẻ còn hạn chế, vốn kinh nghiệm chưa cao, sự hiểu biết về cuộc sống chưa có nhiều. Vì vậy cần tạo cho trẻ có môi trường làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi nhằm giúp trẻ ôn luyện, củng cố, hình thành và phát triển ngôn ngữ cũng như lĩnh hội nội dung bài thơ, câu chuyện được dễ dàng qua hình ảnh các nhân vật, qua tranh ảnh, qua nhân vật rối, mô hình.... Ở khu vực vui chơi ngoài trời, nhà trường đã tận dụng vị trí phù hợp để vẽ và in phun hình các nhân vật trong một số câu chuyện cổ tích như: Nàng bạch tuyết và 7 chú lùn Cây tre trăn đốt, Rùa và thỏ, chú dê đen, xây dựng khu vườn cổ tích tuy nhỏ nhưng đáng yêu, nhằm kích thích khả năng phát triển ngôn ngữ, nghệ thuật ở trẻ, trẻ tái hiện lại nội dung câu chuyện, nhớ được tính cách nhân vật qua những hình ảnh sống động đó. Ở trong nhóm lớp, chúng tôi đã chỉ đạo xây dựng góc văn học phù hợp với từng lớp, với những lớp chật thì kết hợp cùng góc học tập hoặc góc nghệ thuật, mục đích là trưng bày những bức tranh đẹp về các câu chuyện, bài thơ, xếp những mô hình rối tay, rối que, rối bóng, treo những bộ trang phục các nhân vật ngộ nghĩnhnhằm để trẻ yêu thích cái đẹp, cảm nhận nét mặt từng nhân vật, liên tưởng đến tính cách, đặc điểm nhân vật một cách phù hợp. Tư duy của trẻ lứa tuổi này là tư duy trực quan, nếu như cô chỉ kể cho trẻ nghe nhiều lần bằng lời thì trẻ sẽ nhanh chán và không thu được kết quả cao. Xuất phát từ đặc điểm đó nên trong quá trình dạy trẻ chúng tôi thường kết hợp giữa vật thật, tranh ảnh với mô hình. Đồ dùng trực quan phải đủ, đẹp, hấp dẫn, phù hợp với từng tiết học, đúng chủ đề, có những tiết dạy trẻ phải có đồ dùng trực quan như cô để sử dụng cùng với cô nhịp nhàng, tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khơi gợi tính tò mò ham hiểu biết của trẻ. Để làm thành bức tranh trong câu chuyện thì tranh được vẽ nền, bối cảnh có nhân vật nào thì nhân vật đó xuất hiện, các nhân vật có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, sự di chuyển ấy làm cho nhân vật sinh động hơn, hấp dẫn và thu hút sự tập trung chú ý của trẻ nhiều hơn. 3. Bồi dưỡng phương pháp đọc, kể diễn cảm cho giáo viên Trẻ cảm thụ ngôn ngữ nghệ thuật bằng cách nghe, đọc, kể. Do vậy giáo viên có thể sử dụng mọi sắc thái giọng kể của mình làm phương tiện để đọc, kể biểu cảm khác nhau làm cho tác phẩm cất lên tiếng nói, tạo cho tác phẩm bức tranh tương ứng, hấp dẫn đối với trẻ. Nhưng trong thực tế, trước đây giáo viên chủ yếu đọc, kể cho đủ số lần, không chú ý gì đến cách đọc, kể thế nào cho hay, cho đúng với nhân vật, có lúc kể như đọc tìm ra được các lỗi thường gặp của giáo viên về phương pháp đọc kể như vậy. Chúng tôi nhận thấy, khi muốn trình bày một tác phẩm nào đó, giáo viên cần tìm hiểu, suy nghĩ và nghiên cứu tác phẩm để hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn gửi vào, nhất là với những câu chuyện, bài thơ mới. Cách ngắt nghỉ, phân đoạn, nhấn mạnh từ thế nào để toát lên nội dung, ý nghĩa của câu chuyện, bài thơ và để cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn. BGH nhà trường đã cùng tổ chuyên môn sưu tầm những băng đĩa kể chuyện hay, download những video trên mạng internet cho giáo viên tham khảo và kể theo. Chọn những giáo viên có giọng đọc, kể hay để bồi dưỡng cho giáo viên yếu hơn. Có những buổi sinh hoạt chuyên môn chỉ hướng dẫn và thực hành cách đọc kể diễn cảm cho giáo viên. Không chỉ dừng lại ở đó, khi giáo viên đã có giọng đọc, kể hay, chúng tôi còn chú ý chỉ đạo giáo viên kết hợp ngôn ngữ đọc kể với ngôn ngữ hình thể (nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) để đẩy câu chuyện, bài thơ lên cao hơn. 4. Đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy học đa giác quan cho trẻ. Hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, những bông hoa biết cử động đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng . Để hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, dù là thơ hay truyện. Muốn đạt kết quả cao thì việc đầu tiên giáo viên phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp hấp dẫn sẽ thu hút sự chú ý của trẻ. Trước đây giáo viên thường sử dụng tranh minh hoạ làm đồ dùng chính trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Song với hình thức đổi mới hiện nay, thời đại công nghệ thông tin nên việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng mang lại kết quả rất cao. Biện pháp này luôn gây sự chú ý, tò mò cho trẻ . Vì vậy giáo viên nên đưa CNTT vào giảng dạy để mang lại kết quả cao. Đơn giản là các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, màu sắc phù hợp cũng đã gây sự chú ý của trẻ. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại còn nhanh hơn và hiệu quả hơn vì các bài thơ, câu chuyện được cô ghi hình trực tiếp trong quá trình dạy trẻ ở nhóm lớp và gửi vào zalo nhóm của các lớp. Do đó buổi tối về nhà phụ huynh cho trẻ nghe lại, đọc lại giúp cho kỹ năng đọc, kể của trẻ nhanh thuộc, nhanh nhớ hơn. Ban giám hiệu chúng tôi gợi ý giáo viên ghi hình trực tiếp những trẻ đọc thơ, kể chuyện hay để đưa lên nhóm zalo, phụ huynh và trẻ rất thích thú, những trẻ khác cũng đua nhau để đọc, kể để được giống bạn và đặc biệt tiết kiệm được chi phí phô tô bài thơ, câu chuyện cho phụ huynh như trước đây mỗi khi có hội thi hay giáo viên dự giờ cần yêu cầu trẻ ghi nhớ nhanh bài thơ, câu chuyện nào đó. 5. Sử dụng một số hình thức vào bài gây hứng thú cho trẻ Để tìm được cách vào bài gây hứng thú cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có năng lực sư phạm trình độ chuyên môn, hiểu tâm lý trẻ. Trong một tiết dạy phần vào bài tuy chiếm ít thời gian nhưng lại giữ một vị trí không kém phần quan trọng. Chính vì vậy việc gây hứng thú trước khi vào bài là rất quan trọng. Giúp trẻ có hứng thú, vui vẻ khi vào giờ học. Đối với trẻ việc hiểu biết và cảm nhận được về tác phẩm văn học chủ yếu là do cô giáo truyền thụ thông qua giọng kể, các đồ dung trực quan cho nên cô giáo có thể dẫn dắt vào bài bằng rất nhiều hình thức khác nhau như câu đố, trò chơi dân gian, tiếng kêu, bài hát có liên quan đến chủ đề tới nội dung câu chuyện. Cô vào bài cần gắn gọn, dí dỏm, dễ hiểu và thu hút trẻ. Một trong số đó có thể sử dụng các trò chơi bài hát để vào bài như: nghe tiếng kêu đoán tên con vật, trò chơi bắt chước tiếng kêu các con vật Cô dùng hình thức cho trẻ vừa hát vừa vận động theo lời bài hát giúp trẻ vào tiết nhẹ nhàng thoải mái hơn. Ngoài ra tôi còn sử dụng những trò chơi dân gian để vào bài cho trẻ rất thích và cũng có thể vào bài trực tiếp bằng những bộ trang phục nhân vật, những cảnh của câu chuyện Bằng các hình thức giới thiệu bài phong phú, hấp dẫn không chỉ thu hút trẻ mà còn giúp trẻ nhớ lâu, tạo điều kiện cho trẻ ghi nhớ, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH
Tài liệu đính kèm: