Báo cáo tóm tắt Giải pháp Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp

Báo cáo tóm tắt Giải pháp Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp

Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, Trường trung học phổ thông số 2- Bảo Thắng đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định như:

 - Ban Giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học.

 * Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như:

 - Nguyễn Thị Minh Ngọc ( 2012): “ Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy sau một số bài học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh 12”.

 - Lã Hồng Minh ( 2011): “ Tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10”.

 - Trần Minh Hậu ( 2012): "Cách dạy tác phẩm tự sự - Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp".

 * Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp, đề tài nghiên cứu cụ thể, như :

- Tổ chức thảo luận theo chuyên đề để có những thiết kế giáo án phù hợp.

- Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện đại cùng thiết bị trợ giảng, để giờ học được sinh động.

- Phát huy năng lực của cá nhân giáo viên trong việc tạo tính sinh động, hấp dẫn, thuyết phục trong các giờ học.

 

doc 7 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 1182Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo tóm tắt Giải pháp Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO CAI
TRƯỜNG THPT SỐ 2 BẢO THẮNG
-------@&?-------
 Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Phương Lan
 	 Chức vụ: Giáo viên
 	 Tổ chuyên môn : Ngữ văn - GDCD
 	 Đơn vị công tác : Trường THPT số 2 - Bảo Thắng
Năm học 2013 – 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 BÁO CÁO TÓM TẮT HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến : Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp. 
 Mã số: . (do thường trực HĐSK tỉnh ghi.)
 Ngữ Văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội. Đây là môn học có vai trò rất quan trọng trong đời sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Đồng thời môn học này có tầm quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Mặt khác nó cũng là môn học thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với rất nhiều các môn học khác trong các nhà trường phổ thông. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống .
 Năm học 2011- 2012 Bộ giáo dục - đào tạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn trong các nhà trường phổ thông. Một trong những phương pháp dạy học mới và hiện đại nhất được đưa vào là dạy học bằng bản đồ tư duy (BĐTD) - một phương pháp dạy học mới đang được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng. Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy phương pháp dạy học này rất có hiệu quả trong công tác giảng dạy và học tập của học sinh, bước đầu đã giảm bớt được tâm lý ngại học văn, khơi gợi trong học sinh tình yêu đối với môn học.
 Với việc áp dụng BĐTD trong giảng dạy, từng bước giáo viên sẽ giúp học sinh tự mình phát hiện dần dần toàn bộ kiến thức bài học. Bắt đầu bằng những kiến thức tổng quát nhất - trọng tâm bài học - trung tâm bản đồ, giáo viên giúp học sinh phát hiện những kiến thức lớn xoay quanh trọng tâm bài học, những ý nhỏ trong từng ý lớn cứ như vậy đến khi giờ học kết thúc cũng là lúc kiến thức tổng quát của bài học được trình bày một cách sáng tạo, sinh động trên bản đồ. Không những cung cấp cho học sinh kiến thức tổng thể, BĐTD còn giúp cho học sinh nhìn nhận đa chiều mọi mặt của vấn đề, từ đó đưa ra các ý tưởng mới, phát hiện mới, tìm ra sự liên kết, ràng buộc các ý tưởng trong bài tức tìm ra mạch lôgic của bài học. Sau khi hoàn thiện, học sinh nhìn vào bản đồ có thể tái hiện, thuyết trình lại được toàn bộ nội dung kiến thức bài học. Đồng thời học sinh cũng có thể khẳng định được toàn bộ dung lượng kiến thức của bài, xác định ý chính, ý phụ và lên kế hoạch học tập hiệu quả.
 Sử dụng BĐTD (dưới dạng sơ đồ) trong dạy học các môn khoa học tự nhiên và một số môn khoa học xã hội ( như Địa lí, Lịch sử) đã trở thành quen thuộc. Đối với môn Ngữ văn Sử dụng BĐTD (dưới dạng sơ đồ) đã bắt đầu được vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy các tiết ôn tập Tiếng Việt, Làm Văn và các bài Văn học sử. Việc vận dụng BĐTD (dưới dạng sơ đồ) vào giảng dạy các tác phẩm văn học nói chung, văn xuôi tự sự nói riêng còn rất ít, thậm chí chưa có, vì thế nên tôi mạnh dạn đổi mới, mạnh dạn đa dạng hoá phương pháp trong một giờ lên lớp, đặc biệt là những tiết ôn tập văn học là điều nên làm, cần phải làm.
 Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp dạy học bằng BĐTD, tôi nhận thấy: 
 Sử dụng bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế của cách dạy thông thường, đưa chủ thể của hoạt động "học" cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và hướng dẫn.
1. Tình trạng giải pháp đã biết:
a. Giải pháp đã, đang áp dụng tại tổ chuyên môn của nhà trường:
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học trên toàn quốc, Trường trung học phổ thông số 2- Bảo Thắng đã không ngừng đổi mới phương pháp dạy học và đã đạt được những kết quả nhất định như:
 - Ban Giám hiệu nhà trường có quyết tâm cao và tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học.
 * Trong nhà trường đã và đang có những sáng kiến kinh nghiệm thiết thực nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh như:
 - Nguyễn Thị Minh Ngọc ( 2012): “ Sử dụng kĩ thuật bản đồ tư duy sau một số bài học nhằm tăng hứng thú học tập cho học sinh 12”.
 - Lã Hồng Minh ( 2011): “ Tích hợp ngoại khóa nhằm tăng hứng thú học tập phần Văn học dân gian cho học sinh lớp 10”.
 - Trần Minh Hậu ( 2012): "Cách dạy tác phẩm tự sự - Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp".
 * Còn lại hoạt động dạy học chủ yếu vẫn tuân theo quy định, mang tính định hướng chung, chưa thành giải pháp, đề tài nghiên cứu cụ thể, như :
 Tổ chức thảo luận theo chuyên đề để có những thiết kế giáo án phù hợp.
Kết hợp linh hoạt một số kĩ thuật dạy học hiện đại cùng thiết bị trợ giảng, để giờ học được sinh động.
Phát huy năng lực của cá nhân giáo viên trong việc tạo tính sinh động, hấp dẫn, thuyết phục trong các giờ học.
 b. Ưu khuyết điểm của giải pháp đã, đang được áp dụng tại cơ quan, đơn vị.
 * Ưu điểm: Các giải pháp đã, đang được áp dụng trong việc giảng dạy bộ môn Ngữ Văn tại trường vẫn phát huy được ưu điểm truyền thống đó là:
- Đảm bảo chức năng của văn học: nhận thức, giáo dục và thẩm mỹ. 
- Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng bộ môn đảm bảo cho việc học sinh thi cử.
- Đã tạo được sự hứng thú của học sinh. 
* Khuyết điểm: những giải pháp trên chủ yếu áp dụng trong khung thời gian của tiết học chính khóa. Việc khơi gợi hứng thú cũng như tư duy độc lập, tính sáng tạo của học sinh chưa thực sự trọn vẹn ; học sinh được làm việc nhưng không nhiều. Xuất phát từ thực tế trên, để góp phần thiết thực trong việc nâng cao hứng thú, lòng say mê bộ môn Ngữ văn trong đó có áp dụng Bản đồ tư duy vào dạy học tác phẩm truyện. Bản thân tôi đã suy nghĩ, có ý tưởng tiếp tục cải tiến sáng kiến : 
 " Sử dụng Bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ văn ôn thi tốt nghiệp". 
2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
 a. Mục đích của giải pháp:
 - Giúp học sinh nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn Ngữ Văn qua những tiết chính khóa, tiết ôn tập văn học ( tác phẩm truyện) được tổ chức theo cách thức này có thể xem như một món ăn tinh thần mới lạ, nhằm kích thích hứng thú của học sinh trong quá trình ôn tập, đồng thời tạo ra một bầu không khí vui tươi, hào hứng để khắc sâu kiến thức để các em ghi nhớ kiến thức nhanh, nhiều, hiệu quả., đồng thời đem đến cho các em cái nhìn mới, tư duy mới về môn học Ngữ văn
 - Nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn Ngữ văn, góp phần nâng cao tỉ lệ đỗ tốt nghiệp trong nhà trường. Và đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
 b. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp so với giải pháp đã, đang được áp dụng.
 * Hình thức tổ chức, phạm vi áp dụng: không bị bó hẹp trong khung thời gian, đa phần không chỉ áp dụng trong các tiết học chính khóa. Tăng cường áp dụng trong các giờ học ôn tập thi học kỳ, ôn thi tốt nghiệp ; tích hợp dễ dàng với các phân môn trong bộ môn Ngữ Văn và các môn học khác.
 * Nội dung :
 Sáng kiến cải tiến có bổ sung thêm một số hình thức sử dụng BĐTD thiết thực. 
 - Dạy học sinh cách tự học theo sơ đồ tư duy tăng cường tính tích cực, sáng tạo của học sinh. 
 - Bản chất phương pháp dạy học bằng SĐTD. 
 - Các hình thức sử dụng SĐTD trong quá trình dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện - Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp.
 + Sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa
 + Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng
 + Hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy
 + Hướng dẫn học sinh cách tự đọc - hiểu SĐTD để ghi nhớ kiến thức
	+ Hướng dẫn học sinh lập dàn ý theo sơ đồ tư duy
- Có thể nói, đây là một trong những giải pháp hữu hiệu góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực, sáng tạo nhiều nhất trong các giờ ôn tập. Khi học sinh trở thành chủ thể thành nhân vật trung tâm trong mỗi tiết học, các em sẽ trở nên hào hứng và hăng say hơn trong học tập môn Ngữ Văn. Đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực và áp lực của mùa thi. 
c. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp.
Môn Ngữ Văn lớp 12 có rất nhiều nội dung liên quan đế kiến thức ôn thi tốt nghiệp. Nếu giáo viên không tích cực đổi mới các phương pháp/ kĩ thuật dạy học linh hoạt, vận dụng trong các giờ học. Đặc biệt là các giờ ôn tập thì học sinh sẽ không có hứng thú tiếp thu bài nhất là đối với các tác phẩm truyện bản thân các em rất ngại đọc, ngại ghi chép, càng không thể học thuộc lòng. Với lí do trên, tôi đã hình thành ý tưởng và thực hiện đề tài : "Sử dụng bản đồ tư duy dạy học sinh cách tự học tác phẩm truyện- Ngữ Văn ôn thi tốt nghiệp" là điều cần thiết để tạo cho các em hứng thú học tập, ôn thi tốt nhất. Học bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp các em cảm thấy thoải mái, dễ chịu như vừa học vừa chơi.Và còn giúp cho các em phát triển được cả năng khiếu thẩm mĩ.
 Việc phát triển tư duy cho học sinh và giảng dạy kiến thức về thế giới xung quanh luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người làm công tác giáo dục. Nhằm hướng học sinh đến một phương cách học tập tích cực và tự chủ, giáo viên không những cần giúp học sinh khám phá các kiến thức mới mà còn phải giúp học sinh hệ thống được những kiến thức đó. Việc xây dựng được một “hình ảnh” thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ mang lại những lợi ích đáng quan tâm về các mặt: ghi nhớ, phát triển nhận thức, tư duy, óc tưởng tượng và khả năng sáng tạoMột trong những công cụ hết sức hữu hiệu để tạo nên các “hình ảnh liên kết” là sơ đồ tư duy.
 Sơ đồ tư duy giúp các em tiết kiệm thời gian vì nó chỉ tận dụng các từ khóa.
 Nhờ vào việc tận dụng những từ khóa và hình ảnh sáng tạo, một khối lượng kiến thức lớn sẽ được ghi chú hết sức cô đọng trong một trang giấy, mà không bỏ sót bất kì một thông tin quan trọng nào. Tất cả những thông tin cần thiết để đạt điểm cao trong kì thi vẫn được lưu giữ nguyên vẹn những chi tiết nhỏ nhặt nhất.
 Sơ đồ tư duy tận dụng được các nguyên tắc của trí nhớ siêu đẳng.
 Ngoài việc tận dụng các từ chìa khóa, Sơ đồ tư duy còn tận dụng được các nguyên tắc của Trí Nhớ Siêu Đẳng, và nhờ đó tăng khả năng tiếp thu và nắm được những kiến thức cơ bản khá nhanh của học sinh.
 Sơ đồ tư duy tác động vào sự hình dung của học sinh nhờ những hình ảnh, những màu sắc của nó. Sơ đồ tư duy như một bức tranh lớn đầy màu sắc hơn là một bài học khô khan.
 Sơ đồ tư duy tác động lên sự liên tưởng của học sinh, nó hiển thị sự liên kết giữa các ý tưởng một cách rất rõ ràng.
 Sơ đồ tư duy làm nổi bật sự việc, nổi bật các ý tưởng trọng tâm bằng việc sử dụng những màu sắc, kích cỡ, hình ảnh đa dạng. Nó giúp học sinh tạo ra một bức tranh mang tính lí luận, liên kết chặt chẽ những kiến thức mà các em được học. 
 Sơ đồ tư duy sẽ giúp cho học sinh một phương pháp rèn luyện trí nhớ, một phương pháp tổng hợp kiến thức và một kỹ năng trình bày vấn đề.
 Sơ đồ tư duy giúp học sinh củng cố kiến thức bài học. 
	Tất cả những bài học cụ thể trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 đều được giáo viên dạy học tỉ mỉ trong chương trình chính khóa. Vì vậy, nếu giáo viên tiếp tục làm công việc giảng dạy trong những tiết ôn tập tốt nghiệp là việc làm lặp, thừa và không cần thiết. Những việc cần làm của giáo viên trong các tiết học này là giúp học sinh củng cố kiến thức cho hệ thống để các em được khắc sâu kiến thức, là hướng dẫn cho các em cách ghi nhớ kiến thức hiệu quả nhất. 
 Lập dàn ý theo sơ đồ tư duy giúp các em khắc sâu được kiến thức.
	Ở mỗi bài học, sau khi học sinh được củng cố kiến thức cơ bản thì giáo viên thường cho các em luyện tập làm đề. Ở mỗi đề luyện tập, giáo viên thường yêu cầu các em, tóm tắt về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác; tóm tắt tác phẩm;chi tiết; Lập dàn ý: về tình huống, nhân vật, giá trị nhân đạo... Ta thường thấy các em lập dàn ý theo đề mục. Học sinh thường đánh dấu các ý lớn, ý nhỏ của một dàn ý bằng số, gạch đầu dòng hoặc cộng đầu dòng. Cách lập dàn ý này cũng khá khoa học nhưng học sinh vẫn phải viết cả câu văn, đoạn văn. Nếu vậy, các em vẫn mất nhiều thời gian trong khi đó thời gian cho một buổi ôn thi không nhiều. Hơn nữa, dàn ý theo kiểu truyền thống ấy khó kích thích tư duy logic của các em. Vì vậy, giáo viên hướng dẫn cho các em lập dàn ý theo SĐTD sẽ khắc phục được những hạn chế trên.
 Từ tác dụng của các giải pháp khi sử dụng SĐTD trong học tập (đã được trình bày ở trên), tôi nhận thấy rằng sử dụng SĐTD để hướng dẫn học sinh ôn tập tốt nghiệp môn Ngữ Văn lớp 12. Đặc biệt rất phù hợp khi hướng dẫn các em tự ôn tập một số tác phẩm truyện ngắn trong chương trình đã học, vì nó sẽ khắc phục được những hạn chế của cách ghi nhớ, học tập theo kiểu truyền thống, đồng thời giúp học sinh: tiết kiệm được thời gian, ghi nhớ tốt hơn, các em nhìn được bức tranh tổng thể về chương trình, về bài học và các em có thể động não về một vấn đề phức tạp...
3. Khả năng áp dụng của giải pháp.
- Giải pháp có tính thiết thực, tính khả thi cao, dễ áp dụng, phù hợp qua các năm học. Giải pháp áp dụng không chỉ đối với tác phẩm truyện ôn thi tốt nghiệp mà có thể áp dụng cho các bài ôn tập học kì; các bài khái quát; bài tổng kết về phần Tiếng Việt, Làm văn.Và các tác phẩm truyện văn học nước ngoài.
 - Đối tượng áp dụng: HS cả ba khối 10,11,12. Có khả năng áp dụng cho giáo viên tham khảo khi giảng dạy các giờ ôn tập - Ngữ Văn thi tốt nghiệp. Giải pháp phù hợp với tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh.
 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp.
 Sau một thời gian ứng dụng SĐTD trong đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn vào quá trình ôn thi tốt nghiệp nói riêng, tôi thấy bước đầu có những kết quả khả quan. Tôi đã nhận thức được vai trò tích cực của ứng dụng SĐTD trong hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học. Biết sử dụng SĐTĐ để dạy bài mới, củng cố kiến thức bài học, tổng hợp kiến thức chương, phần. Học sinh hiểu bài nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đa số các em học sinh khá, giỏi đã biết sử dụng SĐTD để ghi chép bài, tổng hợp kiến thức môn học nhờ cách dùng SĐTD - một kênh hình trực quan sinh động mà học sinh của chúng tôi rất hứng thú và chủ động trong quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh tác tác phẩm (nhiều em còn áp dụng để tự học những tác phẩm cùng thể loại, những tác phẩm không cùng thể loại..). Mặt khác, dùng SĐTD cũng góp phần tích cực trong phát triển tư duy cho học sinh. Các em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hiểu vấn đề một cách đầy đủ, thuộc bài rất nhanh và nhớ lâu. Không khí học tập trong các giờ ôn tập sôi nổi, sinh động. Cũng nhờ dạy học theo SĐTD, trong quá trình làm bài của học sinh, các em lập dàn ý nhanh, đầy đủ. Trình bày vấn đề mạch lạc, khúc chiết, logic và có sức thuyết phục cao. 
 - Sử dụng bản đồ tư duy, đặc biệt còn giúp các em phát triển về năng khiếu thẩm mĩ. 
5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu.
- Bản thân tác giả.
6. Tài liệu kèm theo gồm:
	+ Bản mềm ( file điện tử) nội dung sáng kiến: 01 bản
	+ Bản giấy có đóng bìa nội dung sáng kiến: 01 bản.
 Bảo Thắng, ngày 15 tháng 04 năm 2014 
 Người báo cáo 
 Nguyễn Thị Phương Lan 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_tom_tat_giai_phap_su_dung_ban_do_tu_duy_day_hoc_sinh.doc
  • docBao cao thanh tich phuong lan 2013- 2014 BT2.doc
  • docđơn đề nghị công nhận sáng kiến.Phuong lan bt2.doc