1. Đối với nhà trường:
- Đã tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng về thực hiện lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động.
- Đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ.
- Chọn lớp 5TA thực hiện chuyên đề
- Nhà trường đã xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp.
2. Đối với giáo viên:
*Một số ưu điểm trong thực hiện chuyên đề:
- 100% giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề có lồng ghép giáo dục giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi vào các hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp sao cho phù hợp với từng độ tuổi.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do phòng, Sở GD và nhà trường tổ chức.
* Một số hạn chế trong thực hiện chuyên đề:
- Còn một số giáo viên chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy.
- Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt
- Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho chuyên đề chưa đa dạng.
2. Đối với trẻ:
Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến.
Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.
Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động.
năng xã hội cho trẻ của một số giáo viên còn hạn chế. II. Mục tiêu của chuyên đề phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi. 1. Mục tiêu chung: Nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo các chuyên đề đề phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, trong đó kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng tháng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là có khả năng nhận biết và thể hiện tình cảm với con người, sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh, biết ứng sử và bảo vệ bản thân mình trước những hành vi xâm hại tình dục, bắt cóc trẻ em, biết tránh xa những nguy hiểm như điện, nước.... 2. Mục tiêu cụ thể: Nhằm rèn luyện nhân cách, tư duy tích cực hình thành thói quen tốt thông qua các bài tập và hoạt động trải nghiệm giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Nhằm giúp trẻ có kỹ năng làm chủ bản thân và ứng xử phù hợp với mọi thứ xung quanh và có kỹ năng ứng phó tích cực trước tình huống của cuộc sống. Giúp trẻ có kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều nên làm và những điều không nên làm, giúp trẻ tự tin, chủ động và cách xử lý các tình huống trong cuộc sống; Giúp trẻ nhận thức về bản thân tự lực, biết thực hiện những qui tắc an toàn thông thường, biết làm một số việc đơn giản; hình thành và phát triển các kĩ năng xã hội cần thiết: thể hiện tình cảm, sự chia sẻ, hợp tác kiên trì, vượt khó, hình thành một số kĩ năng ứng sử phù hợp với gia đình, cộng đồng, bạn bè và môi trường. Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thông qua các hoạt động giáo dục trong trường, đảm bảo 100% trẻ được tham gia các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ dưới các hình thức tổ chức. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, khả năng thực hiện việc tổ chức hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho trẻ, đổi mới hình thức tổ chức, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy của giáo viên; 100% cán bộ, giáo viên được tham gia bồi dưỡng trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và sự tham gia của cộng đồng và cha mẹ trẻ, nhằm tạo sự thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội cùng chăm lo giáo dục giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. III. Nội dung chuyên đề phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi. - Phát triển tình cảm + Ý thức về bản thân: sở thích, khả năng của bản thân, điểm giống và khác nhau của mình với bạn, thực hiện công việc được giao, vị trí trách nhiệm của bản thân trong gia đình và lớp học. + Nhận biết và thể hiện cảm xúc với con người, sự vật, hiện tượng gần gũi xung quanh: mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, có kỹ năng phòng tránh tai nạn, nhận biết và biểu lộ một số trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi...qua cử chỉ, nét mặc, giọng nói..., bày tỏ tình cảm phù hợp với trạng thái cảm xúc của người khác trong các tình huống giao tiếp, yêu quê hương và quan tâm đến cảnh đẹp của địa phương - Phát triển kỹ năng xã hội ... + Hành vi và quy tắc ứng xử xã hội: một số qui định nề nếp trong sinh hoạt ở gia đình, trường lớp mầm non, nơi cộng đồng, lắng nghe ý kiến của người khác, sử dụng lời nói cử chỉ lễ phép, tôn trọng hợp tác chấp nhận, yêu mến quan tâm đến người thân trong gia đình, quan tâm chia sẽ giúp đỡ bạn, nhận biết hành vi đúng sai, tốt xấu, tiết kiệm điện nước, biết tắt đèn, quạt khi không sử dụng, nuôi và chăm sóc các con vật gần gũi, biết trồng và chăm sóc cây xanh. + Quan tâm bảo vệ môi trường. IV. Biện pháp thực hiện. 1. Công tác xây dựng kế hoạch: - Nhà trường đã xây dựng kế hoạch nêu rõ mục tiêu, nội dung cụ thể cho từng tháng phù hợp cho việc giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuôit. - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong nhà trường.Triển khai cụ thể đến 100% giáo viên. - Xây dựng các tiết mẫu có nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuooit cho tất cả giáo viên tham dự. 2. Bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV Nhà trường đưa nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi vào kế hoạch bồi dưỡng cho cán bộ quản lý, giáo viên, trú trọng bồi dưỡng nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong mọi hoạt động. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn cùng nhau thảo luận thống nhất phương pháp, nội dung, hình thức tổ chức, cách thức lồng ghép nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi, khuyến khích các giáo viên tự học tự bồi dưỡng 3. Tạo môi trường cho trẻ tích cực hoạt động Chỉ đạo 100% các nhóm lớp xây dựng được góc hoạt động, sắp xếp, bố trí các đồ dùng, dụng cụ một cách lợp lí, thuận tiện, đẹp mắt hấp dẫn trẻ. 4. Lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi vào các hoạt động giáo dục. Trong qúa trình tổ chức các hoạt động giáo viên của nhà trường đã tiến hành lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi vào trong tất cả các lĩnh vực nhằm làm tăng thêm sự hứng thú tích cực hoạt động của trẻ một cách nhẹ nhàng, tự nhiên thoải mái không khuân phép gò bó; 5. Công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh. Nhà trường tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức phong phú như: Xây dựng góc tuyên truyền ở các nhóm lớp, thông qua ngày hội đến trường của bé, họp phụ huynh, thi giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức tết trung thu, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đài phát thanh của phường tuyên truyền trực tiếp với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ hàng ngày. 100% các lớp xây dựng góc tuyên truyền, các góc được thay đổi theo chủ đề. 6. Công tác kiểm tra đánh giá Đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch kiểm tra các hoạt động của giáo viên theo từng tháng, thực hiện kiểm tra đánh giá nghiêm túc đúng qui chế chuyên môn, đồng thời kết hợp với các tổ chuyên môn thăm lớp dự giờ bằng nhiều hình thức như kiểm tra thường xuyên, theo lịch, đột xuất và kiểm tra hồ sơ sổ sách, khảo sát đánh giá trẻ để làm cắn cứ xếp loại giáo viên. V. Kết quả đạt được: 1. Đối với nhà trường: - Đã tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá thực trạng về thực hiện lồng ghép giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ trong các hoạt động. - Đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. - Chọn lớp 5TA thực hiện chuyên đề - Nhà trường đã xây dựng nội dung tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong giáo dục giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ, các hình thức đa dạng phong phú, qua bảng tin, góc tuyên truyền của nhóm lớp. 2. Đối với giáo viên: *Một số ưu điểm trong thực hiện chuyên đề: - 100% giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện các chuyên đề có lồng ghép giáo dục giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi vào các hoạt động cho trẻ tại nhóm lớp sao cho phù hợp với từng độ tuổi. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn do phòng, Sở GD và nhà trường tổ chức. * Một số hạn chế trong thực hiện chuyên đề: - Còn một số giáo viên chưa chủ động linh hoạt, sáng tạo trong tích hợp nội dung giáo dục kĩ năng sống vào bài dạy. - Hình thức tổ chức chưa phong phú, linh hoạt - Đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho chuyên đề chưa đa dạng. 2. Đối với trẻ: Trẻ tích cực, chủ động tham gia hoạt động, làm việc theo cặp, theo nhóm trải nghiệm, trao đổi, chia sẻ, trình bày ý kiến. Phương pháp, hình thức tổ chức, đồ dùng sử dụng phù hợp, đúng lúc, đúng chỗ để kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ. Tạo cho trẻ yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động. VI. Biện pháp thực hiện: Tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất. Nhà trường tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị, đồng thời tích cực phát huy nội lực trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường bên trong và bên ngoài lớp học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, khám phá của trẻ. Thiết bị dạy và học: Đảm bảo các lớp có máy vi tính được nối mạng. Đồ dùng, đồ chơi: Đảm bảo đầy đủ các Danh mục đồ dùng tối thiểu theo văn bản hợp nhất 01 là 2 lớp 5-6 tuổi, số lớp còn lại hằng năm nhà trường đã xây dựng Kế hoạch cụ thể, mua sắm bổ sung được những đồ dùng cá nhân, đồ dùng chung phục vụ cho trẻ hàng ngày là tương đối đầy đủ. Các loại đồ dùng mua sắm đều có nhẵn hiệu của Bộ GD&ĐT. Đồ chơi ngoài trời được sửa chữa, sơn mới đảm bảo an toàn, thẩm mĩ Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên Nhà trường tổ chức 100% giáo viên tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn do phòng tổ chức. Tiếp tục bồi dưỡng cho đội ngũ về chuyên đề giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Giáo viên nâng cao ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng bằng nhiều hình thức khác nhau. 3. Xây dựng Kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ 5 tuổi. Kế hoạch giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ thực hiện phải đầy đủ nội dung, mục tiêu giáo dục. Phạm vi và mức độ, nội dung giáo dục trẻ, các phương pháp, các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với trẻ cụ thể. Thể hiện chuyên đề phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ phù hợp với chương trình giáo dục mầm non. Thể hiện nội dung giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ theo chương trình mầm non và có thể điều chỉnh linh hoạt phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Cần nhấn mạnh vào việc cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng đơn lẻ mà theo hứng tích hợp, coi trọng việc hình thành và phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau. 4. Xây dựng mô hình điểm thực hiện chuyên đề Việc thực hiện mô hình điểm tại các lớp được giao cho giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác chuyên môn, là giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp thành phố nhiều năm liền trực tiếp thực hiện, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn có trách nhiệm bồi dưỡng hướng dẫn giáo
Tài liệu đính kèm: