Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học

Công tác bồi dưỡng:

- Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực quản lý tổ chuyên môn cho đội ngũ Tổ trưởng, vì Tổ trưởng là cánh tay đắc lực hỗ trợ tốt cho người cán bộ quản lý trong hoạt động chuyên môn.

- Tổ trưởng chuyên môn phải chủ động thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của nhà trường và cấp trên( ngành).

- Tổ chức tập huấn phương pháp xây dựng thiết kế chương trình hoạt động của tổ

- Thực hiện tốt công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trong tổ với nhiều hình thức phong phú. Lý do: Do giáo viên khác nhau về trình độ, khác nhau về chuyên môn đào tạo. Bồi dưỡng là điều kiện cần thiết để đuổi kịp các yêu cầu khoa học hiện nay.

- Động viên, khuyến khích giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy như: Soạn bài trên máy vi tính, dạy học bằng giáo án điện tử Do yêu cầu của ngành chuẩn hoá về đội ngũ, trình độ do vậy phải tích cực trong hoạt động này.

 Nội dung:

+ Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tình cảm, tay nghề.

+ Bồi dưỡng giúp nhau nắm vững chuyên môn nghiệp vụ.

+ Tổ chức các chuyên đề: Toán, Tiếng Việt, Dạy 2 buổi/ngày, Dạy Tiếng Việt 1 theo tài liệu công nghệ giáo dục, Dạy học Mĩ thuật theo phương pháp Đan Mạch, KNS,HĐGDNGLL, Phải được coi như thực hiện có tính nguyên tắc nghiên cứu tìm tòi. Nâng cao hiểu biết của mình và giúp cho đồng nghiệp.

 

doc 18 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 81Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Nâng cao hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng hoạt động của các tổ chuyên môn trong trường Tiểu học
 	7.2.1 Đặc điểm, tình hình của Trường Tiểu học Chấn Hưng.
 	* Khái quát tình hình địa phương
 	Trường Tiểu học Chấn Hưng được thành lập năm 1992. Trường đã được công nhận trường chuẩn quốc gia năm 1999. Chấn Hưng là một trường nằm ở phía Bắc của huyện Vĩnh Tường với dân số hơn 9000 người, sống chủ yếu là nghề làm ruộng, dịch vụ buôn bán ít. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và chính quyền địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất đủ phòng học 1 ca. Nhà trường có đội ngũ thầy cô giáo nhiệt tình với công việc được giao,yên tâm với nghề nghiệp, luôn học hỏi kinh nghiệm để giảng dạy; các em học sinh ngoan, chịu khó học tập, phụ huynh học sinh phần lớn quan tâm đến chất lượng học tập của con em. Chất lượng nhà trường cũng ngày một nâng cao.
 * Thuận lợi :
- Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cũng như các ban ngành đoàn thể trong xã luôn nhận thức đầy đủ việc chăm lo đến sự nghiệp giáo dục là của toàn đảng, toàn dân và của toàn xã hội. 
	- Tuy là một xã thuần nông, kinh tế chưa phát triển nhưng được sự quan tâm của cấp uỷ đảng lên nhiều năm nay phong trào giáo dục ở Chấn Hưng vẫn là điểm mạnh của khu vực phía bắc huyện Vĩnh Tường, bởi truyền thống hiếu học ở nơi đây đã có từ xa xưa.
	- Cơ sở vật chất trường lớp từng bước được cải thiện, về cơ bản có đủ phòng học, bàn ghế để thực hiện được chương trình học 2 buổi trên ngày cho 100% số lớp. 
	- Hầu hết học sinh của nhà trường đều là con em nông dân thuần tuý nên đại đa số các em đều có ý thức, ngoan ngoãn, lễ phép.
	- Đội ngũ giáo viên - nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng vững vàng yêu ngành, yêu nghề , chấp hành tốt đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
	- Tập thể luôn có sự đoàn kết nhất trí cao, tạo không khí và môi trường giáo dục lành mạnh, mỗi thành viên đều làm việc với tinh thần trách nhiệm và tự giác.
	- Đa số giáo viên nắm bắt kịp thời, vận dụng nhanh nhạy việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy, nhất là thao tác sử dụng đồ dùng trên lớp.
	- Tỷ lệ giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh, Huyện hàng năm được giữ ở thế ổn định.
	- Cán bộ quản lý luôn năng động nhiệt tình sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm trong mọi công việc.
	* Khó khăn :
	- Cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu cụ thể: Thiếu các phòng chức năng như phòng Mĩ thuật, Âm nhạc, Ngoại ngữ... 
	- Kinh kế của địa phương chủ yếu là nông nghiệp nên kinh tế còn khó khăn, ảnh hưởng đến công tác xã hội hoá giáo dục.
	- HS Tiểu học còn nhỏ, ham chơi hơn ham học; một số phụ huynh đi làm ăn xa nên chưa thực sự quan đến con em mình. Trình độ nhận thức một số em chậm phát triển.
	- Hằng năm tỉ lệ giáo viên hợp đồng còn nhiều (năm học 2018-2019 có 13 GV hợp đồng) nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
	7.2.2. Thực trạng của nhà trường
 	Quy mô trường lớp:
Tổng số học sinh: 959 em; nữ 451 em, chiếm tỷ lệ 47.0 %; chia làm 27 lớp. Trong đó:
KHỐI
SỐ LỚP
SỐ HỌC SINH
NAM
NỮ
1
7
248
134
114
2
5
184
108
76
3
5
185
93
92
4
5
170
81
89
5
5
172
92
80
Tổng số
27
959
508
451

Đội ngũ giáo viên:
- Đội ngũ CB - GV, NV: 48 người
Trong đó:
+ Nữ: 41 người, chiếm tỷ lệ: 85.4%
+ BGH: 03 người; Giáo viên: 41 người (GVVH: 31 ,GV Âm nhạc:02; GV Mĩ thuật: 02; GV thể dục: 01; GV T.Anh: 04, tin học :1); Nhân viên:04 (01 kế toán, 01thư viện, 01 nhân viên văn phòng, 01 văn thư); TPT: 01 kiêm nhiệm.
+ Đảng viên: 25 đ/c. Chiếm tỷ lệ 52,1% .
+ Trình độ GV: 100% trình độ trên chuẩn.
 +Tỷ lệ HS /lớp = 959/27= 35,5 HS/lớp
 + Tổ chuyên môn : có 3 tổ
7.2.3. Thực trạng về hiệu quả quản lý của tổ chuyên môn.
 Trong các nhà trường Tiểu học, tổ chuyên môn do Hiệu trưởng chỉ định, chưa qua học quản lý, hầu hết là từ kinh nghiệm cá nhân hoặc học hỏi qua đồng nghiệp đã làm để quản lý tổ.
	 Trường Tiểu học Chấn Hưng có ba tổ chuyên môn: Tổ 1, tổ 2+3 và tổ 4+5. Trình độ chuyên môn của mỗi thành viên trong tổ khác nhau, đây là mấu chốt cực kỳ khó khăn cho tổ trưởng chuyên môn.
	Do chưa đồng đều nhau về chuyên môn. Sự quản lý của tổ nhiều khi chỉ là hoạt động hình thức. Do đặc thù riêng của trường Tiểu học, một giáo viên dạy nhiều môn cho nên rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy đồng đều ở tất cả các môn , không thể tự kiểm tra, dự giờ và đánh giá một cách chính xác năng lực và chất lượng chuyên môn của giáo viên. 
	Thực chất quản lý bằng hình thức kế hoạch của giáo viên các thủ tục hành chính quy phạm như: Thực hiện giờ lên lớp, giáo án, dự giờ chủ yếu là thăm nắm quy trình sư phạm .
	Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn nói chung là tốt: hàng tuần sinh hoạt chuyên môn vào chiều thứ tư. Mỗi giáo viên trong một năm được kiểm tra toàn diện hoặc chuyên đề một đến hai lần, còn một số tiết do tổ chuyên môn tổ chức. Từ đó giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy cũng như kiến thức để nâng cao năng lực chuyên môn.
	Phần chất lượng như tôi trình bày ở trên là hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn. Cũng có những đồng chí tổ trưởng rất sáng tạo trong quản lý để nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả giảng dạy, sự tìm tòi về phương pháp quản lý và quản lý đúng bài bản thì tổ chuyên môn sẽ đỡ gánh nặng rất lớn về tâm lý quản lý của Hiệu trưởng.
	Nhà trường lấy tổ chuyên môn làm nòng cốt. Đầu năm đã giao công việc kế hoạch chỉ đạo xác định nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn. Quản lý nắm bắt tổ chuyên môn qua tổ trưởng. Chính chức năng và cách làm việc đó mà uy tín, trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn được nâng lên. Hiệu quả công việc chất lượng hơn và vai trò quản lý nhà nước của Hiệu trưởng không bị chồng chéo. Hệ thống quản lý của nhà trường xuôi chiều, đồng bộ và có ảnh hưởng lẫn nhau. Từ đó nâng cao chất lượng quản lý của nhà trường.
7.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề.
 	 7.3.1 Công tác tổ chức.
- Điều tra cơ bản tình hình nhà trường, đội ngũ giáo viên toàn trường, phân loại sắp xếp phù hợp, phần này làm tốt sẽ có tác dụng trong công tác quản lý. Về yếu tố tâm lý cá nhân thì giáo viên rất cần có sự công bằng.
- Chọn và đề bạt tổ trưởng chuyên môn: Phải là người có năng lực thật sự về chuyên môn và công tác quản lý. Yếu tố bằng cấp rất cần thiết nhưng không quan trọng bằng uy tín chuyên môn, phải tạo được uy tín đối với giáo viên, luôn là chỗ dựa vững chắc khi giáo viên gặp khó khăn trong hoạt động chuyên môn vì chính điều đó sẽ tạo môi trường làm việc thân thiện, gắn kết và tôn trọng lẫn nhau. 
+ Tổ 1 : Tổ trưởng chuyên môn là đồng chí Nguyễn Thị Phượng là một giáo viên có bề dày kinh nghiệm dạy lớp Một được sự tín nhiệm cao của đồng nghiệp cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở .
+ Tổ 2+3: Tổ trưởng chuyên môn là đồng chí Tô Thị Loan là giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng - là giáo viên giỏi cấp huyện. Nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở .
+ Tổ 4+5: Tổ trưởng chuyên môn là đồng chí Nguyễn Thị Năm đạt giáo viên giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Huyện , cấp Tỉnh.
- Ba năm liền trường tôi đã làm theo phương pháp: Hướng dẫn cho các đồng chí tổ trưởng phương pháp tổ chức hội nghị khoa học, tổ xây dựng kế hoạch và giao kế hoạch cho giáo viên và lớp chủ nhiệm.
- Tổ trưởng cần tìm hiểu năng lực, sở trường của đội ngũ giáo viên trong tổ để phân công nhiệm vụ phù hợp. 
 - Giao trách nhiệm quản lý cho tổ trưởng: Thay mặt phó hiệu trưởng để: kiểm tra chuyên môn, việc thực hiện kế hoạch của tổ, tổ chức các hội nghị bàn về chuyên môn: học tập chuyên đề. Giao cho tổ trưởng hàng tuần kiểm tra - kí duyệt giáo án các tổ viên trong tổ.
- Khi được giao quyền này hầu hết các tổ chuyên môn làm tốt, có nền nếp tuy rằng chất lượng chưa cao, nhưng đã có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động chuyên môn của nhà trường. Qua điều tra kết quả hằng năm: Tổ trưởng làm tốt, làm có trách nhiệm. 
- Trong quá trình tổ chức, điều hành tổ hoạt động tổ trưởng chuyên môn phải linh hoạt sáng tạo, kịp thời nắm bắt những yêu cầu mới về chuyên môn để triển khai thực hiện. 
 	- Gương mẫu về mọi mặt, nhất là việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, luôn cập nhật kiến thức mới phục vụ cho công tác. Động viên tạo điều kiện để giáo viên không ngừng học tập bổ sung kiến thức. 
- Xây dựng đội ngũ giáo viên có ý thức tốt trong thực hiện nhiệm vụ, giảng dạy với tinh thần tự giác và tinh thần trách nhiệm cao.
- Xây dựng được khối đoàn kết thống nhất trong nhà trường từ cán bộ quản lý, các tổ khối chuyên môn đến giáo viên, hỗ trợ nhau cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. 
7.3.2 Công tác xây dựng kế hoạch:
- Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn cụ thể về nội dung, khoa học, có hệ thống, luôn nghiên cứu đổi mới phương pháp quản lý chuyên môn sao cho phù hợp với tình hình thực tế của trường.
- Kế hoạch là hệ thống các dự kiến xuất phát từ mục tiêu sắp xếp theo một trình tự. Kế hoạch bao gồm kế hoạch hoá và quản lý bằng kế hoạch.
	Công tác của tổ chuyên môn gồm hai bộ phận chính: 
Một là: Các loại kế hoạch mang tính pháp chế ( kế hoạch giảng dạy, các quy định thực hiện trong năm học, kế hoạch của tổ chuyên môn). 
Hai là: Kế hoạch cá nhân. Hai loại này được tiến hành đồng thời không được coi nhẹ. Vì kế hoạch là công cụ chủ yếu, là phương pháp quan trọng trong mắt xích quản lý.
7.3.3 Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo bốn bước :
	Bước 1: Điều tra cơ bản (bắt buộc ) từ giáo viên trong tổ quản lý, số học sinh, chất lượng đầu năm của lớp, hoàn cảnh cá nhân tổ viên. Những yếu tố chủ 
quan, khách quan tác động trực tiếp đến xây dựng kế hoạch.
	Bước 2: Dự thảo kế hoạch. Căn cứ vào số liệu cơ bản, chất lượng khảo sát đầu năm, đăng ký thi đua của giáo viên để tổ trưởng viết kế hoạch thành văn bản duyệt qua Hiệu trưởng.
	Bước3: Thông qua tổ chuyên môn đóng góp xây dựng kế hoạch (pháp chế).
	Bước 4: Triển khai kế hoạch- thông qua tổ chuyên môn. Thông qua Hội nghị công chức đầu năm.
Cơ cấu nội dung bản kế hoạch:
- Phân tích tình hình.
 + Xác định những nội dung cụ thể.
 + Các chỉ tiêu (căn cứ nội dung)
- Biện pháp (là cách thức quản lý đôn đốc các chỉ tiêu).
 + Kế hoạch thực hiện: Học kỳ I, học kỳ II ( cả năm) thống n

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_nang_cao_hieu_qua_quan_ly_cua_to_chuyen_mon_trong_tr.doc