Báo cáo Một số biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em. Xây dựng lớp học hạnh phúc

Báo cáo Một số biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em. Xây dựng lớp học hạnh phúc

Dạy học cũng như công việc mài ngọc, để mài ra 1 viên ngọc không tỳ vết thì chỉ có sức mài thôi chưa đủ mà phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt. Yêu nghề yêu trẻ nhưng không có kiến thức thì làm sao có thể giáo dục trẻ cho khoa học được đây? Làm sao có thể tạo ra một lớp học, một trường học hạnh phúc được đây?

Để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta không ngừng học hỏi (từ sách vở, từ đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các trang mạng chính thống, v.v. bồi dưỡng cho mình những kỹ năng sống, cách kiểm soát tâm lý và kiềm chế khi nóng giận để không xảy ra những sự việc khiến mình hối tiếc. Mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương tự học và tự sáng tạo.

 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước.Vậy chúng ta phải dành những gì tốt đẹp nhất để in vào tâm hồn trong sáng của trẻ để trẻ mang theo cho đến hết cuộc đời. Để làm được điều đó tất cả chúng ta là một giáo viên mầm non sẽ không ngừng nỗ lực từng ngày từng giờ trau dồi đạo đức nghề nghiệp, cách giao tiếp với trẻ, luôn là tấm gương sáng mẫu mực, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, ở góc độ đạo đức giáo viên phải là người vừa có tình yêu thương vừa nghiêm khắc đúng vai trò và cả với bản thân mình.

 

docx 11 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 120Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp phòng chống bạo lực trẻ em. Xây dựng lớp học hạnh phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ongmap.1982@gmail.com
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
- Nguyễn Thị Hương giáo viên trường mầm non Hội Hợp B- thành phố Vĩnh Yên- tỉnh Vĩnh Phúc
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
- Áp dụng mọi hoạt động trong ngày cho trẻ ở trường mầm non Hội Hợp B.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu.
- Từ tháng 09 năm 2019
7. Mô tả bản chất sáng kiến.
- Giúp giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong giao tiếp, ứng xử với trẻ, biết kiểm soát và kiềm chế khi nóng giận, trẻ quý mến, tạo mối quan hệ tốt giữa phụ huynh và giáo viên.
- Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, năng động, muốn được đến trường, muốn được gặp cô giáo, muốn được học, được chơi cùng cô.
- Việc phòng chống bạo lực trẻ em, xây dựng lớp học hạnh phúc sẽ tạo nên ngôi trường hạnh phúc từ đó có ngôi trường hạnh phúc sẽ không có bạo lực, góp phần quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Chính vì vậy trong thời chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tôi đã chọn một số biện pháp sau:
7.1. Nội dung sáng kiến.
7.1.1. Biệp pháp 1: Bồi đắp tình yêu với nghề, với trẻ.
Đòi hỏi đầu tiên của nghề dạy học là lòng yêu nghề. Đặc biệt, đối với nghề giáo viên mầm non, lòng yêu nghề thể hiện ở tình yêu dành cho con trẻ. Khi cô yêu trẻ, trẻ cũng sẽ yêu thương cô. Cả cô và trò hạnh phúc sẽ tạo ra một lớp học hạnh phúc tránh xa được việc bạo hành trẻ em. Vậy làm thế nào để yêu được nghề, quý được trẻ? Theo cá nhân tôi, trước hết nó phải xuất phát từ chính trái tim và lòng trắc ẩn của mình, sau đó phải không ngừng bồi đắp mỗi ngày. Đối với tôi, tình yêu dành cho trẻ nhỏ bắt đầu từ khi còn bé, khi tôi trông thấy bà và mẹ chăm sóc các em của mình, khi tôi có cơ hội giúp mẹ trông em để mẹ tôi đi làm. Tình yêu tự nhiên và đầy bản năng đó lớn dần khi tôi quyết định bước chân vào với nghề Giáo dục “Là giáo viên mầm non” và đặc biệt khi tôi bắt đầu làm mẹ. Gần 10 năm đứng lớp, tôi có thể khẳng định 1 điều rằng, để yêu nghề, yêu trẻ, ko cần phải làm những điều quá cao siêu gì cả, hãy yêu thương trẻ và chăm sóc trẻ như chính yêu thương và chăm sóc đứa con của chính mình. Dạy dỗ và chăm sóc trẻ bằng cái tâm của người mẹ, chắc chắn chúng sẽ là những em bé vui vẻ, hạnh phúc. 
Mấu chốt của tình yêu nghề, yêu trẻ là vậy. Tuy nhiên, trên thực tế, tình yêu này cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khách quan khác. Đầu tiên phải kể đến khối lượng công việc của 1 cô giáo mầm non mỗi ngày, 10 tới 11 tiếng đồng hồ ở trường, quản lý 35 - 40 trẻ, vừa dạy, vừa chăm sóc nuôi dưỡng, có trẻ lười ăn, kén chọn đồ ăn, tăng động, tự kỷ. Về nhà thì làm hồ sơ sổ sách, lên kế hoạch giảng dạy, làm đồ dùng đồ chơi Đó là chưa kể những áp lực từ phía phụ huynh, từ những thông tin sai lệch trên mạng xã hội và cả những áp lực từ chính cuộc sống. Tất cả đè nặng lên đôi vai người giáo viên mầm non khiến họ đôi khi khó mà tận tâm với nghề và yêu thương trẻ được. Bạo lực trẻ em có thể phát sinh từ đó. Trong quá trình làm việc, nếu cảm thấy quá tải hoặc căng thẳng, người giáo viên cần trao đổi ngay với đồng nghiệp, BGH để tìm hướng giải quyết. Giáo viên cũng cần thường xuyên trao đổi, liên lạc thông tin với phụ huynh để phụ huynh hiểu con của mình, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà, để phụ huynh không tạo áp lực cho giáo viên.
Nghề giáo viên mầm non với biết bao khó khăn lo toan và áp lực, nhưng tôi tin rằng với lòng yêu nghề, tình yêu trẻ, mỗi giáo viên chúng ta sẽ không làm đau những em bé ngây thơ vô tội và sẽ góp phần của mình để xã hội có cái nhìn đẹp với cô giáo mầm non, để trẻ có cuộc sống trong yêu thương và hạnh phúc, tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc, để trẻ thấy ‘mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Hình ảnh giáo viên dạy trẻ trong các hoạt động tại trường
7.1.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn.
Dạy học cũng như công việc mài ngọc, để mài ra 1 viên ngọc không tỳ vết thì chỉ có sức mài thôi chưa đủ mà phải tuân thủ kỹ thuật nghiêm ngặt. Yêu nghề yêu trẻ nhưng không có kiến thức thì làm sao có thể giáo dục trẻ cho khoa học được đây? Làm sao có thể tạo ra một lớp học, một trường học hạnh phúc được đây? 
Để nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ, đòi hỏi mỗi giáo viên chúng ta không ngừng học hỏi (từ sách vở, từ đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các trang mạng chính thống, v.v. bồi dưỡng cho mình những kỹ năng sống, cách kiểm soát tâm lý và kiềm chế khi nóng giận để không xảy ra những sự việc khiến mình hối tiếc. Mỗi giáo viên phải thực sự là một tấm gương tự học và tự sáng tạo.
 “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là tương lai của đất nước.Vậy chúng ta phải dành những gì tốt đẹp nhất để in vào tâm hồn trong sáng của trẻ để trẻ mang theo cho đến hết cuộc đời. Để làm được điều đó tất cả chúng ta là một giáo viên mầm non sẽ không ngừng nỗ lực từng ngày từng giờ trau dồi đạo đức nghề nghiệp, cách giao tiếp với trẻ, luôn là tấm gương sáng mẫu mực, chuẩn mực trong lời ăn tiếng nói, ở góc độ đạo đức giáo viên phải là người vừa có tình yêu thương vừa nghiêm khắc đúng vai trò và cả với bản thân mình.
Hình ảnh giáo viên được tập huấn bồi dưỡng chuyên môn
7.1.3. Biện pháp 3: Giải quyết các tình huống theo hướng lắng nghe trẻ nhiều hơn.
Mỗi con người chúng ta đều có quyền được yêu thương và được tôn trọng, trẻ em cũng vậy. Với vai trò là cô giáo mầm non chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để lắng nghe rồi thấu hiểu trẻ, dành thời gian tìm hiểu tâm lý, hoàn cảnh của mỗi trẻ để đưa ra biện pháp áp dụng giáo dục với từng trẻ nhằm đạt được những kết quả cao trong việc giáo dục trẻ, như vậy trẻ mới thấy được an toàn và hạnh phúc thực sự khi đến lớp.
Tôi xin được lấy ví dụ thực tế ở lớp tôi. Trẻ chơi với nhau đôi khi không kiểm soát được hành động, hoặc do trẻ trêu đùa nhau quá trớn gây ra đánh nhau là hoàn toàn có thể xảy ra. Như vậy lúc này cần có sự can thiệp của giáo viên, tôi luôn cố gắng lắng nghe lý do từ cả 2 phía, phân tích cho trẻ điểm đúng điểm sai và tôi luôn để trẻ khoác tay lên vai nhau, vai kề vai ôm để chúng bình tĩnh và làm hòa với nhau. Trong trường hợp đó, nếu chúng ta dùng quyền lực là giáo viên la mắng và đổ hoàn toàn lỗi cho trẻ, trẻ sẽ có cảm giác bị tổn thương. Lắng nghe và thấu hiểu trẻ là cách mang đến sự an tâm, tin tưởng cho trẻ, giúp trẻ sẽ sẵn sàng mở lòng và bình tĩnh đối thoại. Trẻ hạnh phúc vui vẻ thì cô giảm được áp lực.
Hình ảnh cô giáo giải quyết tình huống trẻ tranh giành đồ chơi ở lớp
7.1.4. Biện pháp 4: Động viên khích lệ trẻ.
Khen hay chê là hai cực của vấn đề làm sao để khuyến khích hành vi tích cực của trẻ. Hãy chú ý quan sát liên tục và tranh thủ khen trẻ suốt trong quá trình trẻ sinh hoạt hàng ngày. Hãy làm gương cho trẻ bằng cách khuyến khích trẻ khen cô khi trẻ làm đúng. Người biết khen là người biết cho một cách hữu hiệu, không tốn kém mà nhận hạnh phúc ngay lập tức.
Thay đổi không khí lớp học bằng cách gần gũi động viên khích lệ trẻ nhiều hơn là nhìn vào lỗi sai của trẻ như vậy cô và trẻ đều cảm thấy việc học rất nhẹ nhàng, vui vẻ tránh được áp lực cho cô và cả trẻ. Lớp học thực sự là nơi ươm mầm và tạo ra những hành vi mẫu mực, nhân ái thể hiện những giá trị sống chuẩn mực làm kim chỉ nam cho mọi cư xử của trẻ về sau.
Hình ảnh cô giáo động viên khích lệ trẻ trong một hoạt động ở lớp
7.1.5. Biện pháp 5: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh và xã hội.
Biện pháp cuối cùng tôi muốn gửi tới ngày hôm nay đó là chúng ta hãy lan tỏa những hiểu biết của mình với đồng nghiệp, phụ huynh và toàn xã hội hãy dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất bằng những hành động thiết thực như:
+ Hãy là những tuyên truyền viên mang đến cho bậc phụ huynh hiểu được việc đánh mắng , kỷ luật trẻ bằng bạo lực hoặc hình phạt chỉ giúp người lớn khẳng định thế thượng phong, làm cho trẻ thấy sợ hãi và tìm cách đối phó chứ không có tác dụng giáo dục thực sự. Điều đó càng không giúp trẻ thay đổi được nhận thức và hành vi. Hãy để phụ huynh thấy được “muốn con khỏe thì phải học cách nuôi”, “Muốn con ngoan thì phải học cách dạy”
+ Nâng cao hiểu biết của cộng đồng về pháp luật nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách, luật pháp. Ngoài ra để phòng ngừa ngăn chặn nạn bạo hành trẻ em, gia đình và nhà trường phải có trách nhiệm trang bị kỹ năng sống cho trẻ để trẻ hình thành bản lĩnh, tránh được nguy cơ bị bạo hành hoặc bấn loạn tinh thần khi gặp phải những sự cố.
Học sinh hạnh phúc, cô giáo hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc. Niềm hạnh phúc không chỉ ở lại mái trường mà còn lan tỏa về gia đình từ đó phụ huynh yên tâm và hạnh phúc cùng với con em mình. Đó là biện pháp hiệu quả nhất để phòng tránh bạo lực. Gia đình, nhà trường và xã hội hãy cùng nhau chung sức dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ để trẻ được phát triển toàn diện, được sống, được giáo dục trong hạnh phúc, bởi trẻ em là ngọn lửa hy vọng là tương lai của đất nước.
Hình ảnh buổi họp với phụ huynh lớp 5 tuổi A2
7.2.Về khả năng áp dụng sáng kiến.
- Các biện pháp đã áp dụng và đã đem lại lợi ích thiết thực với các lớp 5TA1, 5TA2, 5TA3 5TA5, 5TA6 tại trường mầm non Hội HợpB.
- Khi áp dụng các biện pháp phòng chống bạo lực - xây dựng lớp học hạnh phúc giữa trẻ và cô có mối liên kết chặt chẽ, cô hiểu tâm lý trẻ gắn kết yêu thương tránh được bạo lực, trẻ hạnh phúc cô hạnh phúc sẽ tạo nên lớp học hạnh phúc. Từ đó tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm hơn để chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Sau khi áp dụng các biện pháp đó đã đạt được kết quả như sau:
+ Biện pháp 1: Đạt 98 %
+ Biện pháp 2: Đạt 97 %
+ Biện pháp 3: Đạt 98 %
+ Biện pháp 4: Đạt 98 %
+ Biện pháp 5: Đạt 97 %
8. Thông tin cần được bảo mật: Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
- Sự hợp tác của tổ chuyên môn, giáo viên, trẻ của lớp 5- 6 tuổi trường mầm non Hội Hợp B 
- Sự quan tâm sâu sát của ban giám hiệu nhà trường.
- Sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh lớp 5 tuổi A2.
10. Đánh giá thu được do áp dụng sáng kiến
- Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp phòng

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_mot_so_bien_phap_phong_chong_bao_luc_tre_em_xay_dung.docx