Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bán trú trong trường Mầm non năm học 2015-2016

Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bán trú trong trường Mầm non năm học 2015-2016

Song song với công tác giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ở lứa tuổi này thì gia đình và nhà trường cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Như chúng ta đã biết thời gian trẻ ở trường Mầm non là thời gian trẻ thức, hoạt động và tiêu hao năng lượng nhiều nhất, cũng theo quyết định số 2824/2007/QĐ –BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007. Về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam”

+ Nhu cầu Bộ y tế khuyến nghị về năng lượng trong ngày của nhà trẻ là: 1180 Kcal, ở trường trẻ cần được ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ, đảm bảo cung cấp cho trẻ đạt 60 – 70% nhu cầu năng lượng cả ngày. Tức là đạt từ 708 – 826 kcal/ /1180kcal/ trẻ.

+ Đối với trẻ mẫu giáo nhu cầu năng lượng cả ngày của trẻ là: 1470kcal, ở trường cần được ăn một bữa chính và một bữa phụ, đảm bảo cung cấp cho trẻ đạt từ 50 – 60% nhu cầu năng lượng cả ngày. Tức là đạt từ 735 – 882 kcal/1470 kcal/ trẻ.

Như vậy thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường Mầm non chiếm tỉ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Cùng với đó trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ chất, đủ năng lượng cho trẻ học tập và vui chơi.

Có lẽ tất cả các nhà quản lý chúng ta đều biết, để có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng luôn phải đáp ứng được 5 yêu cầu:

+ Đảm bảo đủ lượng calo

+ Cân đối các chất: Béo, đạm, bột đường theo tỉ lệ thích hợp

+ Thực đơn da dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm.

+ Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ

+ Đảm bảo chế độ tài chính.

Để có thực đơn tốt, chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì 5 yếu tố trên luôn là một thể thống nhất.

 

doc 19 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 98Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức bán trú trong trường Mầm non năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó cán bộ, giáo viên, nhân viên nào bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên, không có giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ; 
	 + Nhược điểm: Số lượng giáo viên còn thiếu theo quy định của điều lệ trường mầm non nhiều (6 người)
	Số giáo viên trẻ mới được bổ sung hàng năm hầu hết trong độ tuổi sinh đẻ chính vì vậy mà hàng năm số giáo viên nghỉ thai sản theo quy định của nhà trường nhiều phần nào ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
 	- Các tổ chuyên môn hoạt động theo quy định của Điều lệ trường mầm non;
	- Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng
	- Có quy hoạch phát triển đội ngũ, có kế hoạch bồi dưỡng để tăng số lượng giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo;
	- Thực hiện nghiêm túc chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng hè, bồi dưỡng chuyên đề theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
	- 100% giáo viên có kế hoạch và thực hiện tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
	* Đối với trẻ 
- 100% các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong trường được tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường
- 100% trẻ được bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần, không xảy ra dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm nhà trường 
- 100% trẻ được khám sức khoẻ định kỳ theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.
- Tỉ lệ chuyên cần của trẻ: đạt 95% trở lên đối với trẻ 5 tuổi, 90% trở lên đối với trẻ ở các độ tuổi khác.
- Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng về chiều cao và cân nặng đầu năm của nhà trường cao.
- 100% trẻ bị suy dinh dưỡng được can thiệp bằng các biện pháp nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng.
- 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non. 100% trẻ 5 tuổi được theo dõi đánh giá theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 100% trẻ dưới 5 tuổi được học 2 buổi/ngày.
- 100% trẻ khuyết tật học hoà nhập và được đánh giá có sự tiến bộ.
* Thực trạng về trường, lớp và học sinh 
+ Quy mô trường, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
Năm học 2015-2016 toàn trường có 11 nhóm lớp với tổng số 340 trẻ, trong đó mẫu giáo 9 lớp với 298 trẻ, nhà trẻ 2 nhóm với 42 trẻ. Hầu hết trẻ đến trường đúng độ tuổi và được học theo đúng chương trình quy định tuy nhiên tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi đầu năm còn khá cao, nề nếp ăn ngủ của trẻ còn chưa có khoa học. phần lớn trẻ đầu năm còn chưa có nề nếp học tập và vui chơi, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động cùng cô.
Về cán bộ giáo viên, nhân viên:
	(Biểu 1)
Chức vụ
Tổng số
Đại học
Tỷ lệ %
Cao đẳng
Tỷ lệ %
Trung cấp
Tỷ lệ %
Cán bộ quản lý
03
03
100
0
0
0
0
Giáo viên
19
10
53
02
10,5
07
35,5
Nhân viên
0
0
0
0
0
01
100
	-Về quy mô trường lớp:
	(Biểu 2)
STT
Năm học
Nhà trẻ
Mẫu giáo
Ghi chú
Số nhóm
Số trẻ
Số lớp
Số h/s
1
2012- 2013
3
53
8
267

2
2013 - 2014
2
30
9
287

3
2014 - 2015
2
40
9
308

4
2015 - 2016
2
42
9
298

	Nhìn vào biểu tổng hợp ta thấy số học sinh năm sau tăng cao hơn năm trước, tỷ lệ học sinh ở các độ tuổi của nhà trường được duy trì ổn định.
	- Về tỷ lệ suy dinh dưỡng đầu năm:
(Biểu 3).
STT
Độ tuổi
T số
PTBT
Tỷ lệ
SDD cân nặng
Tỷ lệ
SDD thấp còi
Tỷ lệ
Béo phì
Tỷ lệ
1
2 tuổi
42
35
83
1
2
4
9,5
2
4
2
3 tuổi
102
94
92
6
5,8
9
8,8
1
0,9
3
4 tuổi
92
80
87
7
7,6
10
10,8
2
2,1
4
5 tuổi
104
88
84,6
7
6,7
14
13,4
0
0
	- Về trang thiết bị phục vụ công tác tổ chức bán trú đầu năm:
	(Biểu 4)
STT
Tên đồ dùng
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
1
Máy xay thịt
Cái
1

2
Tủ hấp cơm
Cái
1

3
Tủ lạnh lưu mẫu 
Cái
1

4
Nồi xoong
Cái
18

5
Bát , thìa
Cái
240

6
Chăn, đệm
Cái
50

7
Cân y tế
Cái
1

8
Sổ theo dõi sức khỏe
Quyển
240

9
Phản ngủ cho trẻ
Cái
82

10
Bếp ga công nghiệp
Cái 
2

11
Bộ đồ dùng nhà bếp
Bộ 
1

	 * Đối với phụ huynh
 	- Phần lớn phụ huynh học sinh của nhà trường làm nghề nông, thu nhập thấp lại không ổn định nên việc huy động sự đóng góp tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm các trang thiết bị, tài liệu, học liệu cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn. Việc tuyên truyền tổ chức ăn bán trú cho 100% học sinh trong nhà trường bước đầu còn có nhiều phụ huynh học sinh chưa đồng thuận
	- Bên cạnh đó phần lớn phụ huynh còn coi nhẹ việc học tập của trẻ ở trường mầm non mà cho rằng trẻ đến trường chỉ để vui chơi, có những phụ huynh còn mải di làm kinh tế xa nhà phó mặc việc nuôi dạy trẻ cho nhà trường.
	- Công tác truyên truyền về bậc học cũng chưa được quan tâm đúng mức.
	* Thực trạng công tác bán trú của nhà trường
- Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể về chủ trương xây dựng và giải pháp huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.
- Thường xuyên phối kết hợp với các bậc phụ huynh học sinh trong công tác tổ chức bán trú của nhà trường, không ngừng nâng cao các hoạt động tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi trong trường. tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sự phát triển của trẻ.
Nhà trường có các hoạt động tuyên truyền dưới nhiều hình thức để tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng và nhân dân về mục tiêu giáo dục mầm non, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia và giám sát các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu và kế hoạch giáo dục mầm non;
- Nhà trường phối hợp chặt chẽ với gia đình trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ được vui chơi, học tập; đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa trường mầm non, giáo viên và gia đình thông qua các cuộc họp phụ huynh, trao đổi trực tiếp hoặc các hình thức khác để giúp trẻ phát triển.
- Nhà trường chủ trì và phối hợp với các lực lượng trong cộng đồng và gia đình để tổ chức các hoạt động lễ hội theo Chương trình giáo dục mầm non phù 
hợp với truyền thống của địa phương.
- Nhà trường huy động được sự tham gia tự nguyện của gia đình trẻ, cộng đồng và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm tăng cường cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục của nhà trường. Hằng năm nhà trường đều có kế hoạch cụ thể về việc tổ chức bán trú trong nhà trường, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường không ngừng được nâng lên từ đó từ đó đã thu hút được đông đảo phụ huynh ủng hộ cho công tác tổ chức bán trú của nhà trường. Góp phần tích cực giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của nhà trường.
Hàng năm nhà trường đều có kế hoạch phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm trao đổi thống nhất các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ đồng thời nhà trường cũng làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Trong công tác xã hội hóa giáo dục có thể nói đối với bậc học mầm non là khó khăn hơn cả vì phần lớn người dân và phụ còn chưa quan tâm đến bậc học mà còn coi nhẹ, nhận thức chưa hết tầm quan trọng của bậc học đối với con em mình.
	7.2. Khả năng áp dụng của sáng kiến
	Xuất phát từ thực tế cơ sở vật chất của nhà trường và nhu cầu ăn bán trú của phụ huynh học sinh, từ những thuận lợi và khó khăn trên tôi đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức bán trú trong nhà trường như sau:
7.2.1. Biện pháp1: Giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là ở trường mầm non. 
Song song với công tác giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khỏe mạnh ở lứa tuổi này thì gia đình và nhà trường cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. 
Như chúng ta đã biết thời gian trẻ ở trường Mầm non là thời gian trẻ thức, hoạt động và tiêu hao năng lượng nhiều nhất, cũng theo quyết định số 2824/2007/QĐ –BYT ngày 30 tháng 7 năm 2007. Về việc phê duyệt “Bảng nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam” 
+ Nhu cầu Bộ y tế khuyến nghị về năng lượng trong ngày của nhà trẻ là: 1180 Kcal, ở trường trẻ cần được ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ, đảm bảo cung cấp cho trẻ đạt 60 – 70% nhu cầu năng lượng cả ngày. Tức là đạt từ 708 – 826 kcal/ /1180kcal/ trẻ. 
+ Đối với trẻ mẫu giáo nhu cầu năng lượng cả ngày của trẻ là: 1470kcal, ở trường cần được ăn một bữa chính và một bữa phụ, đảm bảo cung cấp cho trẻ đạt từ 50 – 60% nhu cầu năng lượng cả ngày. Tức là đạt từ 735 – 882 kcal/1470 kcal/ trẻ. 
Như vậy thời gian trẻ hoạt động, ăn, ngủ ở trường Mầm non chiếm tỉ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Cùng với đó trẻ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo đủ chất, đủ năng lượng cho trẻ học tập và vui chơi.
Có lẽ tất cả các nhà quản lý chúng ta đều biết, để có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng luôn phải đáp ứng được 5 yêu cầu:
+ Đảm bảo đủ lượng calo
+ Cân đối các chất: Béo, đạm, bột đường theo tỉ lệ thích hợp
+ Thực đơn da dạng phong phú, dùng nhiều loại thực phẩm.
+ Thực đơn theo mùa, phù hợp với trẻ
+ Đảm bảo chế độ tài chính.
Để có thực đơn tốt, chất lượng bữa ăn đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ thì 5 yếu tố trên luôn là một thể thống nhất.
Vì 5 yếu tố trên luôn là một thể thống nhất nên khi ta đã có thực đơn phù hợp với trẻ, được thay đổi theo mùa, kết hợp đa dạng, phong phú các loại thực phẩm nhưng với mức ăn 10,000đ/trẻ/ngày, so với mặt bằng chung giá thị trường hiện nay thì chưa đảm bảo chế độ tài chính, Dẫn đến năng lượng cần đạt và sự cân bằng dưỡng chất cho trẻ chưa ổn định. Năng lượng trẻ đạt ở trường giao động ở mức trung bình và trung bình khá, thường đạt từ: 705 - 735/kcal/ 882kcal. Tỉ lệ cân đối các chất thường luôn ở mức tối thiểu: P = 12: L = 20; G = 58. Câu hỏi đặt ra nếu tình trạng trên kéo dài thì sẽ ra sao? Nếu tình trạng trên kéo dài thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt về dinh dưỡng, ảnh hưởng đến cân nặng và sự phát triển của trẻ. Là một nhà quản lý tôi sẽ không để tình trạng này xảy ra, tôi đã thuyết phục phụ huynh bằng kế hoạch “Nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường” với mức tiền ăn được tăng thêm 2,000đ/trẻ/ngày để đáp ứng được mặt bằng chung giá cả thị trường hiện nay, cùng sự tính toán khoa học, chi tiết và rõ ràng, chúng tôi sẽ có mức ăn cho trẻ tương đối đảm bảo, cung cấp đầy đủ dưỡng chất và năng lượng cho trẻ, để trẻ phát triển toàn diện. 
* Với mức tiền ăn 12.000đ/trẻ/ngày trường Mầm non Kim Long 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_ban_tru.doc