Phương pháp dạy học mới gồm 7 quy trình mĩ thuật. Đó là:
*Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện.
*Quy trình 2:Vẽ biểu cảm.
*Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc.
*Quy trình 4: Phương pháp xây dựng cốt truyện.
*Quy trình 5: Phương pháp tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề.
*Quy trình 6: Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian.
*Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn.
Để vận dụng thực hành tốt vào bài, giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc cách thức thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên một số học sinh còn lúng túng vì đã quen với cách làm của phương pháp học truyền thống.
Trên thực tế 7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung:
- Thảo luận và làm quen, tìm hiểu chủ đề.
- Các quy trình được mô tả chi tiết thông qua thực tế các bước khác nhau, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình nói trên để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục thẩm mĩ.
- Tùy vào điều kiện thực tế của lớp, trường và địa phương mà có những thay đổi linh hoạt cho phù hợp.
Để phát huy tính tích cực của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc thực hiện 7 quy trình Mĩ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững 7 quy trình Mĩ thuật bằng cách:
- Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh được tự làm và thích làm. Giáo viên để học sinh chủ động trong quá trình học tập. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và hướng học sinh là người chủ động giải quyết vấn đề.
i, không khí lớp học không thay đổi, học sinh chăm chú lắng nghe nhưng không nắm được kiến thức khác liên quan đến bài. + Cách 2: Giới thiệu gián tiếp: - Cho cả lớp hát những bài hát về mái trường như: Bụi phấn, mái trường mến yêu... - Giáo viên nêu một số câu hỏi về hình ảnh mái trường có trong lời bài hát. - Giáo viên dẫn dắt học sinh vào chủ đề. Hiệu quả: Học sinh nắm được tên bài, liên kết được với nội dung bài học Không khí lớp học vui vẻ và lôi cuốn ngay được học sinh vào chủ đề. Sau khi áp dụng biện pháp này vào thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh của tôi đã học tập sôi nổi hơn, mặc dù các hoạt động bị gián đoạn nhưng các em vẫn hào hứng chờ đợi những tiết học tiếp theo. 5.2. Giúp học sinh nắm chắc 7 quy trình mĩ thuật theo phương pháp mới của Đan Mạch. Phương pháp dạy học mới gồm 7 quy trình mĩ thuật. Đó là: *Quy trình 1: Vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. *Quy trình 2:Vẽ biểu cảm. *Quy trình 3: Vẽ theo âm nhạc. *Quy trình 4: Phương pháp xây dựng cốt truyện. *Quy trình 5: Phương pháp tạo hình ba chiều - Tiếp cận theo chủ đề. *Quy trình 6: Điêu khắc - Nghệ thuật tạo hình không gian. *Quy trình 7: Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn. Để vận dụng thực hành tốt vào bài, giáo viên cần phải giúp học sinh nắm chắc cách thức thực hiện các quy trình này. Tuy nhiên một số học sinh còn lúng túng vì đã quen với cách làm của phương pháp học truyền thống. Trên thực tế 7 quy trình trên đều được xây dựng trên một cấu trúc chung: - Thảo luận và làm quen, tìm hiểu chủ đề. - Các quy trình được mô tả chi tiết thông qua thực tế các bước khác nhau, trong đó kết hợp nhuần nhuyễn các quy trình nói trên để đảm bảo hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục thẩm mĩ. - Tùy vào điều kiện thực tế của lớp, trường và địa phương mà có những thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Để phát huy tính tích cực của học sinh và tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua việc thực hiện 7 quy trình Mĩ thuật, giáo viên cần giúp học sinh nắm vững 7 quy trình Mĩ thuật bằng cách: - Tạo cơ hội cho học sinh thích học và học thực sự thông qua việc học sinh được tự làm và thích làm. Giáo viên để học sinh chủ động trong quá trình học tập. Giáo viên là người đưa ra vấn đề và hướng học sinh là người chủ động giải quyết vấn đề. - Giáo viên hỗ trợ học sinh trong nhóm, trong lớp bằng những câu hỏi gợi mở như: Ví dụ: Quy trình vẽ biểu cảm: - Em đang quan sát đường nét của bộ phận nào? Miệng hay mắt, mũi... - Đường nét của cổ gặp đường nét của khuôn mặt ở chỗ nào? - Em có nhận thấy đường nét quanh cổ và vai không? Thông qua các câu hỏi mở các em sẽ có hướng đi đúng cho bài thực hành của mình và chia sẻ với thầy cô về những kinh nghiệm sẵn có của mình. - Khuyến khích học sinh đưa ra ý tưởng rồi tìm cách thực hiện ý tưởng trên những chất liệu, hình thức và phương tiện khác nhau. - Kết hợp, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học truyền thống như gợi mở, vấn đáp, trực quan phối hợp trong các quy trình mĩ thuật mới. Để học sinh dễ vận dụng các quy trình Mĩ thuật, giáo viên phải lập kế hoạch cho từng hoạt động, cũng có thể tích hợp và vận dụng linh hoạt các quy trình Mĩ thuật. Những quy trình này không phải là công thức cố định mà chỉ tạo cảm hứng cho giáo viên và có thể điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế địa phương. Giáo viên có thể phát triển các năng lực trải nghiệm, sáng tạo biểu đạt, giao tiếp và đánh giá của học sinh ở các mức độ khác nhau trong các quy trình mĩ thuật. Khi học sinh đã hiểu và nắm chắc cách thực hiện các quy trình Mĩ thuật thì chất lượng giờ học sẽ được nâng cao, từ đó sản phẩm của các em sẽ phong phú và đa dạng. Các em sẽ hứng thú hơn rất nhiều mỗi khi học môn Mĩ thuật. Học sinh lớp 4C đang thực hiện quy trình 5 5.3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Môi trường học tập là môi trường có các hoạt động học với những nội dung phù hợp, thân thiện, có ý nghĩa với học sinh. Theo tôi, nếu muốn các em yêu thích môn học nào thì giáo viên cần bồi dưỡng niềm say mê, yêu thích môn học đó cho các em để các em hứng thú tham gia hết mình trong hoạt động học. Chính vì vậy, tôi đã tuyên truyền, giúp học sinh thấy rõ được vai trò của môn học. Thực chất, giáo dục thẩm mĩ giúp các em giảm bớt sự căng thẳng mệt mỏi trong học tập. Nó có sự kết hợp hài hòa và thống nhất cũng như bổ trợ lẫn nhau giữa các môn học. Khi hiểu được vấn đề này, học sinh sẽ có động cơ học tập và sự hưng phấn, hứng thú đối với môn học. Để tạo hứng thú học tập cho học sinh, đan xen giữa các giờ học, tôi thường kể cho các em nghe về lịch sử mĩ thuật thế giới cũng như lịch sử mĩ thuật Việt Nam, những câu chuyện về cuộc đời và quá trình hoạt động nghệ thuật của các họa sĩ tài năng của Việt Nam như: Họa sĩ Trần Văn Cẩn, họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Bùi Xuân Phái... Có thể tạo không khí thi đua bằng hình thức dạy học theo nhóm. Việc chia nhóm giúp các em có tinh thần tập thể, biết trao đổi ý kiến, thảo luận để thống nhất quan điểm và hợp tác tạo nên một sản phẩm chung. Trong giờ mĩ thuật, tôi thường cho các em thi đua với nhau xem em nào vẽ nhanh và đẹp nhất để tạo động lực. Tôi cũng tổ chức thi đua giữa học sinh với học sinh, giữa các nhóm, các tổ với nhau,... Tùy vào từng chủ đề và tình hình thực tế có thể cho các em vẽ ở trong lớp học tuy nhiên cũng có thể cho các em trải nghiệm ngoài khuôn viên nhà trường để quan sát và thực hành. Việc này sẽ giúp cho học sinh có những tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên tạo hứng thú cho học sinh và mang tính giáo dục rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Giờ học Mĩ thuật ngoài trời của học sinh lớp 4C và 5B Ngoài ra, tôi thường tổ chức một số trò chơi trong giờ mĩ thuật như: “Trang trí hình”, “Ghép tranh tiếp sức”; “Ai nhanh hơn”; “Thử làm họa sĩ”; “Tìm thành ngữ qua tranh”;... Đối với học sinh, trò chơi trong giờ giờ mĩ thuật giúp các em giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi, rèn luyện khả năng quan sát, óc phán đoán, tăng cường tư duy phản xạ và tinh thần đoàn kết. Ví dụ: Chủ đề 6 Ngày tết, lễ hội và mùa xuân-Mĩ thuật lớp 4. Tôi cho các em chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: - Mục đích: Rèn cho học sinh ghi nhớ nhanh về một sự việc nào đó mà nội dung bài yêu cầu. - Thời gian: 3 phút. - Luật chơi: Học sinh đại diện mỗi đội 3 bạn lên chơi, giáo viên ra đề tài về nội dung bài, đội nào ra nhiều câu trả lời đúng đội đó sẽ thắng. Ảnh học sinh đang chơi trò chơi trong một tiết học Thông qua các trò chơi, học sinh vừa được chơi lại vừa được học, các em sẽ hứng thú với giờ học mĩ thuật, giảm bớt căng thẳng mệt mỏi sau những bài toán, bài văn khó, tạo không khí thoải mái thân thiện và vui vẻ. Đặc biệt với những học sinh nhút nhát, cần nhiều sự hỗ trợ của giáo viên và bạn bè thì các em đã mạnh dạn và tự tin hơn. Tôi thường tổ chức các trò chơi vào đầu giờ để khởi động tạo cho học sinh có tinh thần hứng thú vào giờ học và liên kết được vào nội dung của chủ đề một cách ngắn gọn, không mất nhiều thời gian. Ngoài ra trò chơi cũng được đưa vào cuối mỗi giờ học để củng cố bài học. Sau khi tôi xây dựng được môi trường học tập thân thiện thì hứng thú học tập của học sinh đã tăng lên rất nhiều. Chính vì vậy, các em yêu thích môn học và thấy được vai trò của môn học. 5.4. Sưu tầm, tự làm đồ dùng dạy học và khai thác triệt để ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Trong các nhà trường hiện nay, đồ dùng dạy học cho bộ môn mĩ thuật thường là rất ít, một số được cấp qua quá trình sử dụng đã cũ, hỏng không đáp ứng được yêu cầu dạy và học theo phương pháp mới nên giáo viên phải dành thời gian tự làm. Việc sưu tầm, tự làm đồ dùng và sử dụng đồ dùng dạy học một cách hợp lý là một việc cần thiết giúp các em học sinh nắm vững kiến thức một cách nhanh và chính xác. Thông qua các hình ảnh trực quan của đồ dùng dạy học sẽ kích thích học sinh hứng thú trong học tập. Có nhiều cách thức làm đồ dùng dạy học như: - Vẽ tranh: Sử dụng nhiều chất liệu màu như: Màu nước, sáp màu, chì màu, màu bột - Xé dán: Sử dụng giấy màu, giấy báo, tạp chí hoặc các tờ lịch cũ để xé dán. - Tạo hình: Sử dụng các vật liệu tìm được như: Vỏ hộp, giấy báo, giấy bồi, dây thép, len, vải vụn, sỏi, bìa catton, lá cây, sỏi, đá... - Nặn: Sử dụng đất nặn có sẵn hoặc đất sét để nặn tạo hình người hoặc con vật, đồ vật Ví dụ: Tôi dùng những sợi len, vải vụn với màu sắc khác nhau để tạo hình các sản phẩm thời trang như quần áo, váy khăn, mũ... Ngoài ra, tôi đã dùng giấy bóng nhựa nhiều màu sắc để tạo những chi tiết trang trí như: Bông hoa, nơ áo,... (Cách làm: Cắt nhỏ những mẩu giấy bóng kính, sau đó trải đều lên những mẫu quần áo thời trang và sau đó dùng keo để kết nối). Dùng hoa khô hoặc hoa nhựa nhỏ nhiều màu sắc để trang trí thêm cho váy, áo, cũng có thể tạo hình trang phục bằng lá cây khô.( Chủ đề 9: Trang phục yêu thích - Mĩ thuật 5). Từ cành cây khô, vỏ sò và các loại hạt tôi làm ra những bông hoa, con vật Từ vải vụn tôi làm ra các con rối phục vụ thiết thực trong việc dạy. (Quy trình Tạo hình con rối và nghệ thuật biểu diễn). Hình ảnh minh họa sử dụng đồ dùng dạy học Lưu giữ những sản phẩm đẹp của học sinh khóa trước để làm tài liệu tham khảo cho các khóa học sau, giúp các em học hỏi kinh nghiệm từ các bạn và biến nó thành kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, cần nắm vững nội dung của từng chủ đề từ đó sử dụng đồ dùng dạy học đúng lúc, đúng mục đích bài dạy, phát huy tối đa hiệu quả của đồ dùng. Không sử dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết học. Đồ dùng dạy học cần phải đảm bảo tính thẩm mĩ, không tùy tiện cẩu thả. Đồ dùng cần phong phú và đa dạng. Tôi thường tự làm đồ dùng dạy học kết hợp với việc sưu tầm tranh, ảnh trên mạng Internet, trên sách báo, tạp chí, Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin đã trở nên phổ biến trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ở một số tiết học tôi thay thế sử dụng tranh trực quan bằng ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế bài giảng thay cho phương pháp dạy học truyền thống chỉ có trực quan là chủ yếu. Việc này rất phù hợp với việc giản
Tài liệu đính kèm: