Báo cáo Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019

Báo cáo Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019

Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng.

Kĩ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển XH, ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người. Kĩ năng này phải được phát triển và nâng cao song song với sự trưởng thành về thể chất của con người. Càng lớn lên, môi trường giao tiếp, hoạt động càng rộng hơn, phức tạp hơn vì vậy kĩ năng sống càng phải được phát triển và nâng cao hơn.

Giáo dục KNS sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và giảm các vấn đề xã hội. Giáo dục KNS còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được công nhận trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.

Thiếu đi kĩ năng sống, con người không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình. Cho dù bạn có tố chất thông minh, nhưng sự thông minh đó để làm gì? Ai sẽ biết? Nếu bạn không có một môi trường để thể hiện, có một cộng đồng xung quanh để thể hiện mình. Vì thế, những tố chất tự thân chỉ là điều kiện cần – phần cứng mà chưa đủ nếu thiếu phần mềm kia để giúp bạn khẳng định mình trong cuộc sống.

7.1.1.4.2. Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ

Giáo dục Mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, nó góp phần không nhỏ trong việc hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, giúp trẻ “ học làm người” và chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào học lớp một. Với đặc thù của trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen với thế giới tự nhiên và xã hội, trẻ bước vào cuộc sống xã hội với mọi thứ đều mới mẻ, cho nên đồng hành với việc dạy kiến thức cho trẻ, phải dạy cả các kỹ năng sống cơ bản: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng bảo vệ, kỹ năng tự phục vụ bản thân. nhằm giúp trẻ phát triển một số giá trị, nét tính cách, phẩm chất cần thiết phù hợp với lứa tuổi như: mạnh dạn, tự tin, độc lập, sáng tạo, linh hoạt, tự giác, dễ hòa nhập, dễ chia sẻ. hình thành nếp sống văn minh, có hành vi ứng xử, giao tiếp theo qui tắc, chuẩn mực phù hợp. Không những vậy, kỹ năng sống còn rèn luyện cho trẻ biết cách xử lý tình huống trong từng hoàn cảnh cụ thể, bày tỏ tình cảm phù hợp, đúng lúc, biết tránh những vật, những nơi không an toàn, gây nguy hiểm đến tính mạng và cách phòng tránh, tự lập trong các tình huống quen thuộc, có một số kỹ năng tự phục vụ, hợp tác, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.

 

doc 30 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 66Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ lớp 5 tuổi A1, trường mầm non Kim Long, năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì trẻ sẽ có một nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống... 
Trẻ em là giai đoạn học, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ.
Ngày nay, cuộc sống no đủ hơn, cha mẹ tấp nập lo công việc, kiếm thật nhiều tiền để lo cho con cuộc sống đầy đủ, thuê giúp việc chăm sóc cho con cơm đưa tận miệng, quần áo có người mặc hộ, giày dép có người xỏ, quần áo có người giặt, ngã thì có người nựng, người nâng... Lớn hơn một chút đi học có người đưa đi, học bài thì có sách giải mà không cần suy nghĩ, đi học thì cô giáo đọc cho chép về học thuộc, bị bắt nạt thì chỉ biết khóc hoặc mách cô giáo mà không biết cách tự giải quyết, cả ngày chỉ biết lao vào học, điện tử, máy tính,	...
 Cha mẹ luôn cho rằng con nhỏ thì không nên bắt con vào khuôn phép mà mất đi nét hồn nhiên của trẻ vì vậy luôn bao bọc, nựng con, tất cả mọi việc đều làm giúp con, không cho con ra chơi ngoài vì sợ bị ngã đau. Nhưng cha mẹ có biết chính cha mẹ đã tước đi quyền tự do của con, không cho con được nói, không cho con được làm và đến khi quay đầu lại cha mẹ mới biết con mình nó quá thụ động, nhu nhược, quá nhút nhát, quá hiếu động, vô nguyên tắc Và cha mẹ nhận ra rằng có điều gì đó thật sự không ổn với con của chính mình. Càng lo lắng hơn, bạn càng cố giữ con trong vòng tay bảo vệ của bố mẹ, và thế là như một cái vòng luẩn quẩn. Con càng ngày càng mất đi năng lực thích nghi và điều khiển chính cuộc sống của mình lúc đó mới đi tìm đến những cơ sở giáo dục để định hướng lại nhân cách cho con. Nhưng cha mẹ đâu có biết, cái nôi của sự giáo dục nguyên tắc của con đều xuất phát từ gia đình. Ngay từ đầu cha mẹ thổi nguyên tắc vào cho con, dạy con biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi, dạy con biết cách tự lập như phục vụ bản thân, dạy con biết bảo vệ bản thân “ngã phải tự đứng lên, phải làm gì khi bị người khác bắt nạt mà không phải mách cô giáo, mách bố mẹ”. Dạy con cách sinh tồn khi không có bố mẹ ở nhà con phải làm cách nào để không bị đói, dạy con biết nấu 1 món ăn đơn giản. Dạy con những cách thoát hiểm khi bị chó cắn, cách chơi an toàn với thú nuôinhững điều tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không thổi ngay từ đầu thì làm sao trẻ có được những kỹ năng đơn giản đó. Kỹ năng đơn giản con còn chưa biết thì sao có thể nói đến những kỹ năng cao hơn, khó hơn.
7.1.1.6. Những kĩ năng sống cơ bản cần dạy trẻ
Bản thân giáo viên phải xác đinh rõ những kĩ năng cần thiết phải dạy cho trẻ để từ đó có kế hoạch và biện pháp dạy trẻ phù hợp. Nếu giáo viên không nắm được nội dung những kĩ năng cơ bản thì không thể dạy cho trẻ được.
Những kĩ năng cần thiết dạy cho trẻ đó là:
7.1.1.6.1. Kĩ năng tự nhận thức
Nếu sống với sự ủng hộ, trẻ sẽ luôn học cách yêu thích bản thân;
Nếu sống với sự được chấp nhận, trẻ luôn học cách làm thế nào để đạt được mục đích của cuộc sống.
* Kĩ năng tự nhận thức là gì?
Tự nhận thức là trẻ tự nhận diện về bản thân, phát triển quan niệm tích cực về bản thân. Trẻ nhận thức về sự khác nhau giữa các trẻ, nhận thức được mỗi cá nhân có điểm riêng biệt cần được tôn trọng, phát triển những suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ.
Tự nhận thức là khả năng hiểu biết, đánh giá được bản thân mình về tính cách, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,..
Kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ hiểu đúng mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm mạnh, điểm yếu ra sao?...
Trẻ có kĩ năng tự nhận thức có thể:
- Nhận thức được mặt mạnh, mặt yếu của mình trong và ngoài nhà trường;
- Nhận thức được năng khiếu và khả năng đặc biệt của mình;
- Nhận thức về tình cảm, ý tưởng và giá trị của mình;
- Tự chấp nhận bản thân trước khi trẻ chấp nhận người khác một cách tự nguyện, cảm nhận sự chấp nhận của người khác (Người thân, cô giáo, bạn bè) và sự chấp nhận của trẻ đối với mọi người.
* Nội dung rèn luyện kĩ năng tự nhận thức
Để hình thành kĩ năng tự nhận thức, giáo viên và các bậc phụ huynh cần giúp các con tìm hiểu bản thân thông qua một số câu hỏi như:
- Con là ai?
- Con thấy mình như thế nào? Con có những đức tính tốt đẹp nào?
- Con thích điều gì/cái gì ? và không thích điều gì/cái gì ?
- Con thường làm tốt những việc gì và chưa làm tốt những việc gì ?
- Con mong muốn điều gì?
- Con có những thuận lợi gì để thực hiện mong muốn ấy?
- Điều gì gây khó khăn cho con khi thực hiện mong muốn ấy?
Giáo viên cũng có thể khuyến khích trẻ khám phá bản thân một cách khách quan bằng cách tìm kiếm những người đáng tin cậy của trẻ như cha mẹ, bạn bè,để phân tích khả năng của mình.
- Bạn bè nhận xét về con như thế nào?
- Có những điểm gì khác biệt giữa những cảm nhận của con với những nhận xét của mọi người?
	- Con sẽ làm gì đối với những việc con làm chưa tốt? Ai có thể giúp đỡ con làm tốt những việc đó?
* Cách tiếp cận trong giáo dục và rèn luyện kĩ năng nhận thức ở trẻ
- Chấp nhận sự đa dạng ở trẻ và giúp trẻ chấp nhận lẫn nhau (Không chê trách trẻ, luôn nói đến ưu điểm của trẻ,)
- Nhấn mạnh sự giống nhau nhưng trân trọng sự khác biệt.
+ Giáo viên không nên phân biệt đối xử với bất kỳ trẻ nào, giáo viên nên là tấm gương để trẻ nhìn vào đó mà học cách nên cư xử thế nào với bạn. Hãy luôn giữ thái độ chấp nhận đối với trẻ bằng cách tôn trọng tất cả trẻ cùng với gia đình trẻ.
+ Chấp nhận bản ngã và trân trọng mọi trẻ, đáp lại trẻ bằng những cử chỉ thân thiện: Gật đầu, mỉm cười, vỗ vai,
- Xây dựng những điểm mạnh của từng trẻ
- Đặt yêu cầu cao cho tất cả trẻ trong lớp.
- Giúp trẻ đạt được thành công nhất định trong lớp học.
7.1.1.6.2. Kĩ năng tự phục vụ (Tự lập)
Kĩ năng tự phục vụ là gì?
Tự phục vụ là trẻ có khả năng tự làm những công việc chăm sóc bản thân: đi giày dép, mặc quần áo, chuẩn bị đồ dùng đi học, hay nói cách khác là trẻ tự do làm mọi việc theo khả năng riêng của mình.
Không ít trẻ mầm non vì quá được cưng chiều, cha mẹ làm thay hết mọi việc nên trẻ có thói quen ỷ lại và chỉ biết trông chờ người khác  phục vụ. Thiếu kỹ năng tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ lụy trẻ lười biếng, thụ động và khó khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể. Với vai trò làm nhà giáo dục, giáo viên nên coi đây là một yêu cầu cần thiết đối với việc hình thành nhân cách trẻ ngay từ những bước đi chập chững đầu tiên. 
Thông thường trước khi cho con vào học lớp 1, cha mẹ thường lo lắng tìm cách cho trẻ học chữ mà quên mất việc giáo dục trẻ có thêm kỹ năng tự phục vụ cho chính bản thân. Khác với trường mầm non, khi vào học lớp 1 trẻ không còn sự chăm sóc chu đáo từng bữa ăn giấc ngủ của các cô bảo mẫu mà mọi việc đều phải tự lo. Nếu có được tâm lý sẵn sàng thì trẻ dễ dàng nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống hơn và luôn biết làm chủ bản thân mình. Chính vì thế hơn ai hết các bậc phụ huynh cần có ý thức và hiểu biết trong vấn đề này. Không chỉ biết cách tự phục vụ, chúng ta phải dạy cho trẻ biết cách phục vụ người khác mà trước hết là ông bà cha mẹ trong nhà. Trước khi đến trường phải biết lấy nón mũ, đi giày dép, mang ba lô; đến bữa ăn phải biết lấy bát đũa, lấy nước lấy tăm mời người lớn. Những việc làm này còn giúp trẻ có thêm niềm vui, mở rộng tình nhân ái nhanh chóng đẩy lùi tính ích kỷ và nhỏ nhen khi nào cũng chỉ biết chăm lo cho cá nhân mình mà thôi.
* Nội dung hoạt động phát triển kĩ năng tự phục vụ
Đối với trẻ mẫu giáo lớn, trẻ đã có khả năng làm những công việc tự phục vụ như:
- Kê bàn ghế
- Mặc, cởi quần áo
- Tự buộc, cởi dây giày
- Cất đồ dùng cá nhân: ba lô, giày, mũ,.. đúng nơi quy định
- Lấy và cất đồ dùng đồ chơi đúng vị trí
- Phơi khăn, úp cốc.
- Tự rửa tay, rửa mặt, chải răng hàng ngày
- Chải đầu, buộc tóc
- Gấp chăn
- Tự xúc ăn và dọn dẹp bàn ăn
- Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định và sử dụng một số dụng cụ vệ sinh.
7.1.1.6.3. Hình thành sự tự tin
* Thế nào là tự tin?
- Tự tin là một đức tính chỉ có thế có được nhờ vào việc rèn luyện và học hỏi. Sự tự tin lớn dần lên nhờ vào cảm giác được yêu thương, tôn trọng và thấy mình có giá trị.
- Tự tin là mạnh dạn, không sợ nói trước đông người.
- Tự tin là dám làm điều mình nghĩ.
- Tự tin là bày tỏ cảm xúc của mình với người khác mà không e ngại.
* Làm thế nào để phát triển sự tự tin ở trẻ?
- Tôn trọng trẻ, giúp trẻ xây dựng hình tượng tốt của chính mình
+ Bất kì ai cũng có lòng tự tôn và nhu cầu được người khác tôn trọng. Sự tự tôn, được người khác tô trọng là động lực tâm lý đầu tiên sinh ra sự tự tôn, một trẻ không có sự tự tôn thì không thể có sự tự tin.
+ Tôn trọng trẻ không phân biệt thời gian, địa điểm, có ưu điểm hay khuyết điểm. Nên cổ vũ thích đáng khả năng của trẻ ở mọi lúc mọi nơi nhằm nâng cao sự tự tin của trẻ.
+ Giáo viên không vì sự tôn nghiêm của mình mà làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, không nên chỉ trích, không nên tán dương dễ làm trẻ sinh kiêu ngạo.
- Nói cho trẻ biết “con thể làm được”
	Luôn dùng lời động viên trẻ một cách chân thành, không nên quá lời khen, nghĩ một đằng nói một nẻo. Động viên trẻ và nói cho trẻ biết “con có thể làm được”.
	- Bồi dưỡng tài năng đặc biệt cho trẻ
	+ Tài năng đặc biệt có thể làm tăng thêm sự tự tin của trẻ. Giáo viên có thể căn cứ vào sở thích, niềm đam mê của trẻ để bồi đắp những sở trường đặc biệt của trẻ thông qua việc phát huy sở trường tạo dựng niềm tin.
	+ Động viên trẻ tham gia các hoạt động 
	- Củng cố sự tự tin mọi lúc, mọi nơi.
	- Cho phép trẻ mắc sai lầm.
	+ Giáo viên nên lưu tâm đến những sai lầm của trẻ, sự thực phạm sai lầm với một đứa trẻ là không thể tránh khỏi. Một đứa trẻ nếu không phạm sai lầm thì sẽ không thể trưởng thành.
	+ Khi trẻ mắc sai lầm không nên quát mắng, dọa nạt trẻ, nên nhìn trẻ với ánh mắt thân thiện và cởi mở. Giải thích cho trẻ hiểu hành động của trẻ là chưa đúng.
	+ Tránh phê bình, sửa sai quá thẳng thắn.
	- Phát hiện những ưu điểm của trẻ: Động viên và hướng dẫn trẻ thực hiện những điều mà trẻ không tự tin. 
7.1.1.6.4. Kĩ năng quan hệ xã hội
	* Kĩ năng quan hệ là gì?
	+ Kĩ năng 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song_cho_tre_lop_5.doc