Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi thông qua các câu chuyện cổ tích. Từ đó trẻ sẽ biết mở rộng lòng mình để yêu thương, quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh để khi lớn lên các bé trở thành người có tấm lòng nhân hậu.
* Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với thiên nhiên xung quanh chúng ta
“Môi trường là cuộc sống, cuộc sống là môi trường” vì vậy ngay từ nhỏ hãy dạy cho các con biết môi trường cần thiết như thế nào cho cuộc sống của mỗi chúng ta.
Ngoài các giờ học được tích hợp và lồng ghép vào các chuyên đề để dạy trẻ thì tôi còn xây dựng chuyên đề sử dụng tiết kiệm điện, nước. Xây dựng lớp học văn minh và nhà trường văn minh.
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh100% trẻ không mang quà vặt đến trường, 100% phụ huynh không cho xe vào mái vòm, 100% trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định và trẻ biết sử dụng nước hợp lý
Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia như: Nhặt lá cây rụng, tưới cây, hoa trong trường cùng cô
ần giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. Nâng cao mối quan hệ thân thiết giữa cô và trẻ giữa giáo viên và phụ huynh, kết hợp với phụ huynh cùng nhau mang lại cho các con một môi trường giáo dục tốt nhất. Dạy cho các con biết yêu thương quan tâm và chia sẻ với mọi người và môi trường để hình thành cho các con có nhân cách tốt đẹp ngay từ nhỏ trước khi các con bước vào tương lai. 7.1.1. Biện pháp 1: Kết hợp với phụ huynh để cùng là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Như chúng ta đã biết mỗi đứa trẻ sinh ra mang theo bao yêu thương và hy vọng của cha mẹ. Nhưng chính vì được nhận những yêu thương chăm sóc vô điều kiện ấy, nên đôi khi có nhiều trẻ coi đó là đương nhiên và không cần đáp trả. Vì vậy, ngay từ nhỏ, việc dạy cho con biết yêu thương quan tâm và chia sẻ là việc rất quan trọng. Trẻ em là đối tượng có khả năng bắt trước người lớn rất nhanh. Chính vì vậy tôi đã tuyên truyền tới các bậc phụ huynh rằng muốn dạy trẻ biết cách yêu thương, quan tâm và chia sẻ trước hết bố mẹ phải là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Và để thực hiện tốt được mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên chủ nhiệm lớp ngay từ đầu năm học tôi đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua cuộc họp phụ huynh đầu năm. Bên cạnh đó tôi cũng liên lạc thường xuyên với gia đình trẻ (Trao đổi qua giờ đón và trả trẻ, qua bảng thông báo, nhóm zalo, điện thoại) để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, và thông tin cho cha mẹ trẻ biết tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ để kịp thời có biện pháp giáo dục phù hợp. Hình ảnh họp phụ huynh đầu năm học Mỗi chúng ta hãy là một người giáo viên mẫu mực, mỗi phụ huynh hãy là một người bố và một người mẹ thật tuyệt vời trong mắt các con. Việc dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ là một quá trình dài chính vì thế mà chúng ta không thể dạy trẻ là con phải yêu thương như thế này, chia sẻ như thế kiaMà mỗi gia đình hãy là “Một gia đình hạnh phúc” để trẻ cảm nhận được sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ của các thành viên trong gia đình với nhau. Hình ảnh gia đình hạnh phúc Những ngày cuối tuần bố mẹ hãy bỏ điện thoại thông minh của mình xuống, hãy giảm bớt và sắp xếp công việc để cùng con trò chuyện cùng nhau nấu ăn những bữa cơm cuối tuần, dọn dẹp nhà cửa, cùng nhau đi thăm ông bà, đi công viên. Hình ảnh gia đình nấu ăn cuối tuần 7.1.2. Biện pháp 2: Sắp xếp môi trường lớp học thân thiện phù hợp với trẻ Với phương trâm “Trường học là nhà, nhà là trường học” và trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”. Qua các trò chơi, trẻ tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. Do vậy tôi trang trí và thiết kế môi trường lớp học phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể dễ dàng lấy, cất đồ chơi và tự ý bày biện đồ chơi theo ý thích của mình để trẻ cảm nhận được lớp học cũng như nhà của mình vậy. Từ đó góp phần hình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện, tự tin giữa cô và trẻ và giữa trẻ với các bạn. Hình ảnh lớp học Ví dụ: Góc phân vai tôi xây dựng một góc nhỏ “Góc gia đình hạnh phúc” ở góc này tôi và trẻ sẽ cùng nhau trang trí những đồ dùng do chính tay trẻ làm ra. Dưới mỗi sản phẩm tôi đều ghi lại cảm xúc riêng của trẻ và giúp trẻ lưu giữ những khoảnh khắc đáng yêu đó. Từ đó tôi có thể biết được cảm xúc và sự tiến bộ của trẻ một cách rõ rệt nhất. Để kích thích những việc làm tốt của trẻ tôi đã xây dựng góc tuyên truyền “Những điều bé nên làm” điều đó sẽ giúp trẻ tích cực làm việc tốt cùng cô và các bạn. Bảng tuyên truyền Ví dụ: Thích giúp đỡ cô giáo và các bạn, biết quan tâm chia sẻ với bạn đến cuối tuần trẻ nào làm được nhiều việc tốt sẽ được thưởng bé ngoan và được gắn ảnh của mình lên góc. 7.1.3. Biện pháp 3: Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ * Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với các thành viên trong gia đình Song song với việc dạy trẻ các hoạt động giáo dục trẻ trên lớp thì tôi luôn tích hợp dạy trẻ vào trong các chủ đề. Để giúp trẻ hiểu được sự quan tâm chia sẻ của các thành viên trong gia đình dành cho nhau. Ngày 20/10, ngày 8/3, 28/6đó là ngày của mẹ, của bà, ngày gia đình hạnh phúcTôi tổ chức các tiết mục văn nghệ, hát về mẹ về bà. Và cùng trẻ làm những tấm thiệp để cho các con về tặng mẹ tặng bà cùng những lời chúc của các con. Thông qua những hoạt động đó trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn tình cảm yêu thương của cha mẹ dành cho mình từ đó trẻ biết cách quan tâm và chia sẻ cảm xúc với những người thân yêu. Chương trình Tết tri ân Qua các tiết học tôi giáo dục trẻ vâng lời người lớn biết chào hỏi xưng hô lễ phép với mọi người. Biết quan tâm giúp đỡ người thân trong gia đình, tôi cùng trẻ xây dựng góc “Bé cùng làm việc tốt” mỗi việc tốt sẽ tương ứng với 1 bông hoa. Khi mẹ đi làm về mệt con sẽ làm gì? Khi bố mẹ ông bà ăn cơm xong con sẽ làm gì?.. Khi ông bà bố mẹ nhận được tình cảm yêu thương đó thì sẽ rất vui và hạnh phúc. Bé mời nước ông bà, bố mẹ Gia đình là nơi gần gũi nhất với các con nên tôi thường dạy trẻ trước tiên chúng ta hãy yêu thương quan tâm và chia sẻ với các thành viên trong gia đình của mình Ví dụ: Ở các giờ học buổi chiều tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Nói lời hay làm việc tốt”. Cho cả lớp cùng tham gia thi đua xem ai đã giúp đỡ được ông bà, bố mẹ của mình. Thông qua đó trẻ rất tích cực thi đua làm việc tốt cùng cô và các bạn. * Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với bạn bè Như chúng ta đã biết mối quan hệ bạn bè sẽ giúp trẻ mầm non phát triển một cách toàn diện nhất. Do đó tôi đã cùng trẻ xây dựng nội quy của lớp “Lời nói yêu thương để có những hành động ấm áp”. Từ nội quy đó trẻ đã biết chơi đoàn kết với bạn, biết cách chơi cùng bạn khi chơi cùng nhau trẻ sẽ biết thể hiện sự quan tâm và chia sẻ với bạn của mình. Trẻ chơi hoạt động góc cùng nhau Bên cạnh việc khuyến khích trẻ chơi đoàn kết với các bạn trong lớp tôi thường xuyên tổ chức các hoạt động đòi hỏi trẻ phải thể hiện cảm xúc, sự quan tâm chia sẻ và hợp tác với nhau như: tổ chức sinh nhật tháng, cùng nhau xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết phát động thi đua “Đôi bạn tốt” để trẻ tự học hỏi những ưu điểm của bạn và phát huy những điểm tốt của mình. Trong các giờ học, giờ hoạt động ngoại khóa chương trình “Hôm nay ai đến lớp” “Bông hoa tình bạn” Trẻ học tập theo đội, nhóm Chương trình “Hôm nay ai đến lớp” luôn được thực hiện đầu tiên của buổi sáng từ đó giúp trẻ biết rằng hôm nay bạn nào đi học, bạn nào nghỉ học từ đó trẻ sẽ quan tâm đến tại sao bạn nghỉ học? Bạn bị sao mà nghỉ học nhỉ? Các con sẽ cùng cô tìm hiểu nguyên nhân vì sao bạn nghỉ học? Nếu bạn ốm thì chúng ta phải làm gì? Quan tâm và chia sẻ với bạn ra sao? Hình ảnh bé ngoan Cứ như vậy các bé lớp tôi đã có thêm nhiều tình bạn đẹp. Tình bạn đẹp làm các con tự tin hơn, đoàn kết và thân thiện với tất cả các bạn để mỗi ngày đến lớp sẽ là một ngày thật vui. * Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với mọi người xung quanh Không chỉ dạy trẻ biết yêu thương những người thân trong gia đình cô giáo và bạn bè tôi luôn dạy cho các con lòng biết ơn, biết yêu quý những người lao động xung quanh bé như: Bác bảo vệ, bác làm vườn, bác đầu bếp. Bé cùng bác bảo vệ vệ sinh sân trường Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ với những người bất hạnh những bạn nhỏ mồ côi thông qua các câu chuyện cổ tích. Từ đó trẻ sẽ biết mở rộng lòng mình để yêu thương, quan tâm và chia sẻ với những người xung quanh để khi lớn lên các bé trở thành người có tấm lòng nhân hậu. * Dạy trẻ biết quan tâm, yêu thương và chia sẻ với thiên nhiên xung quanh chúng ta “Môi trường là cuộc sống, cuộc sống là môi trường” vì vậy ngay từ nhỏ hãy dạy cho các con biết môi trường cần thiết như thế nào cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Ngoài các giờ học được tích hợp và lồng ghép vào các chuyên đề để dạy trẻ thì tôi còn xây dựng chuyên đề sử dụng tiết kiệm điện, nước. Xây dựng lớp học văn minh và nhà trường văn minh. Tuyên truyền với các bậc phụ huynh100% trẻ không mang quà vặt đến trường, 100% phụ huynh không cho xe vào mái vòm, 100% trẻ biết vứt rác đúng nơi quy định và trẻ biết sử dụng nước hợp lý Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia như: Nhặt lá cây rụng, tưới cây, hoa trong trường cùng cô Ảnh trẻ tưới hoa Việc dạy trẻ biết quan tâm yêu thương và chia sẻ với người khác không hề dễ dàng nhưng cũng không quá phức tạp. Đó là cả một quá trình trau dồi rèn luyện lâu dài và bắt đầu từ hành động, định hướng của cha mẹ, cô giáo và người lớn đối với con. Việc dạy bé biết yêu thương quan tâm và chia sẻ cũng giống như ta chắt lọc nguồn nước tinh khiết nhất từ mạch nguồn yêu thương tưới cho những chồi non mới nhú, những em nhỏ đáng yêu những chồi non của đất nước chúng như một tờ giấy trắng tinh khôi nên chúng ta những ông bố, bà mẹ cô giáo và mọi người xung quanh hãy viết lên đó những gì tốt đẹp nhất. Việc làm này đòi hỏi chúng ta phải tận tâm tận lực để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính cải tiến, các biện pháp trên có tính khả thi và đạt hiệu quả tốt, đã được áp dụng thực hiện tại các lớp ở trường mầm non Hội Hợp B; Áp dụng trong tất cả các hoạt động hàng ngày của trẻ ở trường; Có thể nhân diện đại trà ở các trường mầm non trong thành phố và mang lại hiệu cao. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự học tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn luôn nắm bắt được những điều tốt đẹp nhất để giáo dục các con. - Sự phối kết hợp của phụ huynh học sinh. - Giáo viên và trẻ của lớp 4 tuổi A3 trường mầm no Hội Hợp B. - Môi trường sư phạm đảm bảo phù hợp với lứa tuổi mầm non. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp dạy trẻ biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ” vào công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại lớp 4 tuổi A3 năm học 2019 - 2020 kết quả được tăng lên rõ rệt. STT Nội dung Trước khi thực hiện đề tài Sau khi
Tài liệu đính kèm: