Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ trước hết tôi lựa chọn bài thơ hay, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ ở lớp tôi giảng dạy, phù hợp với chủ đề đang học, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần điệu, nhạc điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ đó.
Với bài thơ được phổ nhạc như bài: “Hạt gạo làng ta”, “Hoa kết trái”.thì kết thúc tôi cho trẻ hát luôn bài hát đó và với bài có thể múa minh hoạ tôi cũng cho trẻ thể hiện luôn tôi thấy trẻ rất vui thích. Từ đó khêu gợi ở trẻ những cảm xúc, những ý tưởng và tôi khuyến khích trẻ kể lại những điều mà trẻ cảm nhận được khi đọc bài thơ.
Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ đòi hỏi tôi phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn một tiết học bình thường, từ khâu thiết kế giáo án đến chuẩn bị đồ dùng, thậm chí tôi còn phải tập đóng vai như một người dẫn chương trình vậy. Để đạt được kết quả cao nhất, tôi còn phải sử dụng đến các phương tiện như máy chiếu, ti vi. Giáo án dạy các tiết thơ như vậy phải là giáo án được chuẩn bị kỹ càng hoặc là giáo án điện tử được trình chiếu thì trẻ sẽ rất chú ý, rất hứng thú.
Phát huy tính tích cực của trẻ là cuốn hút trẻ vào hoạt động từ đó trẻ tiếp thu kiến thức mới. Trong giờ dạy thơ sự tích cực của trẻ biểu hiện qua việc trẻ tham gia trả lời các câu hỏi đàm thoại theo nội dung bài thơ, qua việc trẻ tích cực đọc thơ, đọc thơ diễn cảm, có động tác minh họa phù hợp. Tôi phải thật khéo léo, linh hoạt để trẻ lớp tôi tích cực tham gia vào các hoạt động này. Hệ thống câu hỏi sử dụng khi đàm thoại là những câu hỏi gợi mở, câu hỏi đưa ra từ dễ đến khó, câu hỏi khó tôi dành cho những trẻ khá, giỏi, câu hỏi dễ dành cho những trẻ yếu hơn sao cho cháu nào cũng được trả lời, góp ý kiến.
Đọc thơ diễn cảm và làm động tác minh họa không phải cháu nào cũng thực hiện được, vì vậy tôi phải làm mẫu sau đó cho trẻ thực hiện tập thể trước, cả lớp, đến các tổ, nhóm trẻ thực hiện rồi mới đến cá nhân. Khi gọi cá nhân lại lấy tinh thần xung phong trước. Tôi luôn chú ý đến những cháu yếu hơn, nhút nhát hơn các bạn để giúp đỡ trẻ. Đồng thời tôi động viên, khen thưởng kịp thời. Khéo léo khi nhận xét, khen chê trẻ trong quá trình đọc thơ để tránh làm trẻ tự ty, tự ái hay xấu hổ.
Phát huy tính tích cực của trẻ còn được thực hiện bằng nhiều hình thức như huy động trẻ cùng góp sức, góp nguyên vật liệu để chuẩn bị cho mô hình bài thơ, giúp cô tô mầu tranh thơ. Việc làm này tưởng là đơn giản nhưng lại có tác động rất lớn đến trẻ trong việc học bài thơ.
Thiết kế giờ học nhẹ nhàng còn được thể hiện ở việc khi tổ chức các hoạt động tôi thường xen kẽ các hoạt động động và tĩnh trong giờ học thơ, thể hiện ở các hoạt động chuyển tiếp sau giờ học thơ.
Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình (vẽ nặn, cắt, dán ) những hình ảnh biểu hiện cảm xúc của mình đối với con người và cảnh vật hoặc những gì trẻ cảm nhận ở bài thơ theo cách cảm, các nghĩ, theo trí tưởng tượng của trẻ. Sau khi trẻ vẽ theo cảm xúc và sự hình thành chân dung thật sự của mình về bài thơ, tôi đưa cho trẻ xem một vài bức vẽ có giá trị của các họa sĩ phù hợp với bài thơ đó giúp trẻ cảm nhận bài thơ sâu sắc hơn. Cách làm này có thể tiến hành đối với việc dạy bất cứ bài thơ nào, và rất dễ thực hiện.
m như thế nào để phát huy tính tích cực của trẻ mà tiết học nhẹ nhàng không gò bó, mà vẫn đảm bảo được các nội dung giáo dục? Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi việc nắm vững phương pháp bộ môn là một yêu cầu tối thiểu mà giáo viên phải đạt được trong quá trình giảng dạy cho trẻ, không chỉ nắm chắc mà giáo viên còn phải tìm tòi, sáng tạo trong khi thực hiện, không ngừng đổi mới phương pháp, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Khi cần thực hiện linh hoạt sáng tạo sao cho tiết học nhẹ nhàng, thoải mái, sinh động cuốn hút trẻ vào bài học. Đồ dùng trực quan sinh động song phải phù hợp với chủ đề và nội dung bài dạy mà vẫn đảm bảo được yêu cầu của bài. 7.1.3. Biện pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan minh họa trong các giờ dạy thơ cho trẻ. Tư duy của trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi là tư duy trực quan hành động, trẻ phải được trực tiếp hoạt động, phải được trải nghiệm thì quá trình nhận thức mới có kết quả bền vững. Bất cứ một môn học nào giáo viên Mầm non phải có đồ dùng trực quan phù hợp, đẹp mắt thì mới thu hút được trẻ vào hoạt động. Việc dạy trẻ học một bài thơ không khác nào dạy trẻ học mà không có đồ dùng vì thơ là sản phẩm của ngôn ngữ rất trừu tượng. Chính vì vậy càng cần phải có đồ dùng trực quan để giúp trẻ hiểu được nội dung bài thơ. Đồ dùng để dạy thơ cho trẻ không đơn giản chỉ là tranh, ảnh, vật thật mà có thể là cả một mô hình theo nội dung bài thơ. Tranh ảnh, mô hình càng bám sát nội dung bài thơ bao nhiêu thì trẻ càng dễ hiểu dễ nhớ bấy nhiêu. Khi đã chuẩn bị được tranh ảnh, mô hình phù hợp với nội dung bài thơ giáo viên còn cần phải khéo léo khai thác tranh ảnh, mô hình sao cho thật hiệu quả. Chú ý đến thời điểm sử dụng tranh ảnh, số lần sử dụng tranh ảnh, chú ý đến địa điểm đặt mô hình cho trẻ quan sát... thì mới phát huy được tác dụng giúp trẻ cảm nhận nội dung tác phẩm một cách sâu sắc. Trước đây khi dạy các tiết thơ tôi thường sử dụng tranh minh hoạ có bán sẵn trên thị trường. Thường những loại tranh này hình ảnh không rõ ràng và cũng không thể hiện được hết nội dung của các đoạn thơ, khổ thơ. Khi giảng dạy như vậy tôi thấy chất lượng đạt được thể hiện trên học sinh không cao. Khi nghiên cứu đề tài này tôi đã suy nghĩ làm thế nào để trẻ lớp tôi tiếp thu bài tốt và phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ? Tôi đã tiến hành các cách làm như sau: * Ngoài tranh bán sẵn tôi còn tự vẽ những bức tranh thể hiện cho câu thơ, khổ thơ, hay đoạn thơ để khi trích dẫn làm rõ ý giúp trẻ hiểu được nội dung của bức tranh trong bài thơ đó * Sử dụng đồ dùng trực quan bằng mô hình: Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ “Em yêu nhà em” của tác giả Đoàn Thị Lam Luyến Tôi đã tự chuẩn bị một mô hình “Nhà của em” để sử dụng vào lúc khi đọc mẫu cho trẻ nghe bài thơ lần 2. Sau khi đọc xong lần 1 tôi nói với trẻ rằng các con đã học rất chăm ngoan và cô thưởng cho một chuyến đi thăm nhà của bé. Trước mô hình trẻ như lạc vào một ngôi nhà của bé thật, có đầy đủ các hình ảnh như trong bài thơ mà trẻ vừa học như ngôi nhà, đàn chim sẻ đậu bên thềm, cây chuối, nàng gà mái, ao cá...Như vậy là trẻ lại được thu hút vào một không gian mới của bài thơ, vừa thay đổi tư thế, địa điểm đứng đọc thơ, vừa được tri giác và đọc thơ để tặng cho bé nên với hình thức này trẻ lớp tôi rất hứng thú tham gia và điều đó cũng giúp trẻ hiểu và cảm nhận nội dung bài thơ một cách trọn vẹn hơn. * Sử dụng vật thật trong quá trình dạy trẻ đọc thơ diễn cảm: Hình ảnh trực quan cho các tác phẩm thơ rất phong phú và đa dạng, ngoài tranh ảnh, mô hình tôi còn dùng vật thật để dạy trẻ. Ví dụ như trong bài thơ "Rong và Cá". Tôi đã sưu tầm và chuẩn bị một bình cá cảnh (hoặc một con cá chép đỏ) và một cây rêu thả vào trong đó để trẻ được quan sát và tri giác nhìn ngắm. Qua bài thơ trẻ còn biết thêm được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa “Rong” và “Cá” và sâu xa hơn là tình cảm thân thiết của một đôi bạn. Chỉ với một cây rêu và một đàn cá cảnh tôi đã giúp trẻ hiểu thêm được nhiều điều về thế giới xung quanh trẻ và giáo dục trẻ về tình cảm bạn bè giữa các bạn trong lớp với nhau. Tôi thấy với cách làm này trẻ lớp tôi đã rất hứng thú và hiệu quả đạt được cao hơn là sử dụng tranh bình thường. * Sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin vào trong tiết dạy thơ: Hiện nay nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin trong giảng dạy, nếu giáo viên áp dụng giáo án điện tử, dạy học trên máy chiếu, dạy trẻ đọc thơ trên nền nhạc... thì trẻ hứng thú hơn nhiều, hiệu quả rất cao. Nói tóm lại việc dạy học ở Mầm non nói chung không thể không có đồ dùng trực quan minh họa. Đặc biệt khi dạy trẻ học thơ càng không thể không sử dụng đồ dùng trực quan minh họa. Chính vì vậy người giáo viên muốn dạy trẻ hoc thơ đạt kết quả cần thường xuyên sử dụng đồ dùng trực quan minh họa và phải thật khéo léo linh hoạt trong sử dụng. Việc sử dụng các đồ dùng trực quan, cho một tác phẩm thơ dù bằng vật thật, hay tranh minh hoạ, hoặc mô hình đều phải phù hợp với nội dung tác phẩm thì mới đạt được kết quả mong muốn. 7.1.4. Biện pháp 4: Thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ. Phương pháp với các bước cứng không thể bỏ qua một bước nào nhưng tổ chức giờ học nhẹ nhàng là ta linh hoạt sao cho giờ học vẫn đảm bảo các bước nhưng dưới một hình thức khác. Thay vì tổ chức giờ học theo kiểu: Hôm nay cô dạy lớp mình bài thơ.... Các cháu nghe cô đọc mẫu....các cháu hãy trả lời câu hỏi sau....cả lớp đọc theo cô nào... Cô giáo có thể tổ chức giờ học dưới hình thức một cuộc thi, một buổi giao lưu, một chương trình mà trong đó vẫn đủ các bước như giới thiệu bài thơ, tác giả, cô đọc mẫu, đàm thoại, giảng giải và dạy trẻ đọc thơ. Nếu giờ học theo khuôn mẫu luôn làm cho trẻ nhàm chán thì khi giáo viên thiết kế giờ học theo một hình thức mới trẻ sẽ rất húng thú và tham gia một cách tích cực. Đơn giản vì trẻ nghĩ là trẻ đang tham gia một cuộc thi, một buổi giao lưu, một chương trình Bé yêu thơ... khi đó trẻ có cơ hội bộc lộ thật hồn nhiên những cảm xúc bay bổng của tâm hồn thơ bé. Trẻ không những đọc thuộc thơ mà còn biết thể hiện động tác điệu bộ cử chỉ minh họa phù hợp với bài thơ một cách hồn nhiên, biết đọc diễn cảm... Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ trước hết tôi lựa chọn bài thơ hay, phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của trẻ ở lớp tôi giảng dạy, phù hợp với chủ đề đang học, rồi đọc diễn cảm một cách tự nhiên, rõ vần điệu, nhạc điệu cho trẻ nghe, nhấn mạnh các hình tượng trong bài thơ, giúp trẻ cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ trong bài thơ đó. Với bài thơ được phổ nhạc như bài: “Hạt gạo làng ta”, “Hoa kết trái”...thì kết thúc tôi cho trẻ hát luôn bài hát đó và với bài có thể múa minh hoạ tôi cũng cho trẻ thể hiện luôn tôi thấy trẻ rất vui thích. Từ đó khêu gợi ở trẻ những cảm xúc, những ý tưởng và tôi khuyến khích trẻ kể lại những điều mà trẻ cảm nhận được khi đọc bài thơ. Để thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ đòi hỏi tôi phải có sự đầu tư, chuẩn bị kỹ lưỡng hơn một tiết học bình thường, từ khâu thiết kế giáo án đến chuẩn bị đồ dùng, thậm chí tôi còn phải tập đóng vai như một người dẫn chương trình vậy. Để đạt được kết quả cao nhất, tôi còn phải sử dụng đến các phương tiện như máy chiếu, ti vi... Giáo án dạy các tiết thơ như vậy phải là giáo án được chuẩn bị kỹ càng hoặc là giáo án điện tử được trình chiếu thì trẻ sẽ rất chú ý, rất hứng thú. Phát huy tính tích cực của trẻ là cuốn hút trẻ vào hoạt động từ đó trẻ tiếp thu kiến thức mới. Trong giờ dạy thơ sự tích cực của trẻ biểu hiện qua việc trẻ tham gia trả lời các câu hỏi đàm thoại theo nội dung bài thơ, qua việc trẻ tích cực đọc thơ, đọc thơ diễn cảm, có động tác minh họa phù hợp. Tôi phải thật khéo léo, linh hoạt để trẻ lớp tôi tích cực tham gia vào các hoạt động này. Hệ thống câu hỏi sử dụng khi đàm thoại là những câu hỏi gợi mở, câu hỏi đưa ra từ dễ đến khó, câu hỏi khó tôi dành cho những trẻ khá, giỏi, câu hỏi dễ dành cho những trẻ yếu hơn sao cho cháu nào cũng được trả lời, góp ý kiến. Đọc thơ diễn cảm và làm động tác minh họa không phải cháu nào cũng thực hiện được, vì vậy tôi phải làm mẫu sau đó cho trẻ thực hiện tập thể trước, cả lớp, đến các tổ, nhóm trẻ thực hiện rồi mới đến cá nhân. Khi gọi cá nhân lại lấy tinh thần xung phong trước. Tôi luôn chú ý đến những cháu yếu hơn, nhút nhát hơn các bạn để giúp đỡ trẻ. Đồng thời tôi động viên, khen thưởng kịp thời. Khéo léo khi nhận xét, khen chê trẻ trong quá trình đọc thơ để tránh làm trẻ tự ty, tự ái hay xấu hổ. Phát huy tính tích cực của trẻ còn được thực hiện bằng nhiều hình thức như huy động trẻ cùng góp sức, góp nguyên vật liệu để chuẩn bị cho mô hình bài thơ, giúp cô tô mầu tranh thơ... Việc làm này tưởng là đơn giản nhưng lại có tác động rất lớn đến trẻ trong việc học bài thơ. Thiết kế giờ học nhẹ nhàng còn được thể hiện ở việc khi tổ chức các hoạt động tôi thường xen kẽ các hoạt động động và tĩnh trong giờ học thơ, thể hiện ở các hoạt động chuyển tiếp sau giờ học thơ. Ví dụ: Tôi tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình (vẽ nặn, cắt, dán) những hình ảnh biểu hiện cảm xúc của mình đối với con người và cảnh vật hoặc những gì trẻ cảm nhận ở bài thơ theo cách cảm, các nghĩ, theo trí tưởng tượng của trẻ. Sau khi trẻ vẽ theo cảm xúc và sự hình thành chân dung thật sự của mình về bài thơ, tôi đưa cho trẻ xem một vài bức vẽ có giá trị của các họa sĩ phù hợp với bài thơ đó giúp trẻ cảm nhận bài thơ sâu sắc hơn. Cách làm này có thể tiến hành đối với việc dạy bất cứ bài thơ nào, và rất dễ thực hiện. Tôi cho trẻ vẽ các con vật và vẽ theo nội dung bài thơ. Sau khi cả lớp vẽ xong tôi cho trẻ chọn những bức tranh đẹp nhất để chơi trò chơi ghép tranh theo đúng thứ tự xuất hiện trong bài thơ. Kết quả rất khả quan khi trẻ vẽ được những bức tranh rất đẹp, trẻ chơi trò chơi ghép tranh cũng rất đúng thứ tự. Việc này chứng tỏ trẻ đã nắm được nội dung bài thơ và nhớ được thứ tự các hình ảnh xuất hiện trong bài thơ, giúp trẻ thuộc thơ và nhớ lâu hơn. Như vậy có thể khẳng định việc thiết kế giờ học nhẹ nhàng, phát huy tính tích cực của trẻ trong giờ học thơ là một biện pháp hữu hiệu, đưa lại nhiều kết quả khả quan trong vi
Tài liệu đính kèm: