SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường MN Hoa Phượng

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường MN Hoa Phượng

Trong quá trình thực hiện giảng dạy giáo viên đã biết vận dụng chương trình Mầm non mới với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” vào từng hoạt động của trẻ. Cho trẻ được trải nghiệm qua từng đề tài. Cách thức lên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt gây hứng thú cho trẻ.

Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia vào các hoạt động tích cực. Đặc biệt trẻ thuộc 29 chữ cái, ngôn ngữ mạch lạc

 Cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến lớp và chú trọng đến môn Làm quen chữ cái hơn trước

Đề tài đã tác động sâu sắc vào nhận thức của giáo viên và phụ huynh giúp họ tìm ra những biện pháp tốt nhất để giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái.

Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại những kết quả sau:

+ Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ, trẻ biết hoạt động theo nhóm, hứng thú tham gia hoạt động làm quen chữ cái

+ Trẻ nhận biết và phát âm đúng chuẩn 29 chữ cái, nhận biết chữ cái tốt qua các hoạt động

+ Phụ huynh đã nhận ra được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non là thiết thực, đặc biệt là đối với hoạt động làm quen chữ cái cho con em mình.

+ Qua thời gian sử dụng các biện pháp để giúp trẻ làm quen chữ cái giáo viên đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm cho bản thân nhằm nâng cao chuyên môn về lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ, biết cách phân nhóm trẻ có năng lực và trẻ chưa có năng lực để có kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triễn của trẻ.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4079Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái tại trường MN Hoa Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quanh, tập cho trẻ biết cách diễn đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp...
Biện pháp 1. Tạo môi trường và các thủ thuật gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái.
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lạ đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự chú ý của trẻ. Vì thế việc tạo môi trường chữ cái trong và ngoài lớp là rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và mục đích ý đồ của giáo viên trong họat động làm quen với chữ cái cho trẻ, nhưng không cưỡng ép hay bắt buộc trẻ phải chú ý mà để trẻ tự nhiên đi vào hoạt động.
Giáo viên luôn tạo ra những tình huống bất ngờ đối với trẻ, tạo ra các trò chơi sáng tạo để thu hút sự chú ý của trẻ vào giờ học. 
Ví dụ: Hàng ngày vào những lúc vui chơi hay giờ rảnh rỗi tôi và trẻ thường cắt ghép chữ cái, các loại con vật trang trí góc theo chủ đề. 
Môi trường trong lớp học: Ở góc học tập tôi gắn các hình và kèm chữ cái. 
Ví dụ: Hình cái ca, có chữ “Cái ca” kèm theo, hoặc mỗi bài thơ trong chủ đề, cho trẻ tô màu vào các chữ cái đã học, trên các đồ dùng của trẻ như cái cốc, khăn mặt, kệ bỏ cặpcó chữ cái ký hiệu tên của từng trẻ (viết bằng chữ in thường), thường xuyên cho trẻ chơi ở góc thư viện để trẻ thường xuyên được nhìn thấy, tiếp xúc với chữ cái. Hoặc cô giáo vẽ các hình ảnh về vườn hoa cúc mùa xuân trong bài thơ “ Hoa cúc vàng” cô giáo viết chữ in thường hết cả bài thơ, cho trẻ làm quen l,m,n thì cô tô màu sắc khác nổi bật để trẻ dễ nhìn thấy, để tránh sự nhàm chán và kích thích sự khám phá ham muốn học hỏi nơi trẻ.
Môi trường ngoài lớp học: Ở góc thiên nhiên các loại cây, đồ dùng đồ chơi ngoài trường đều có bản ghi tên của loại cây, đồ chơi đó để lúc trẻ tiếp xúc thiên nhiên, vui chơi ngoài trời cũng là lúc trẻ tiếp xúc với chữ cái. 
Ví dụ: ở góc thiên nhiên lớp tôi có “Hoa Hồng” tôi dán lên cây hao chữ hoa hồng” để lúc trẻ chăm sóc hoa trẻ sẽ thấy được những chữ cái này.
Trong môi trường cho trẻ làm quen với chữ cái tôi luôn tích hợp sao cho phù hợp với từng chủ đề để cung cấp đầy đủ kiến thức và nội dung cho trẻ.
Ví dụ : Chơi ở các góc chủ đề động vật trẻ tôi cho trẻ làm quen chữ cái i,t,c ở góc xây dựng : “Xây vườn bách thú” trong vườn bách thú có các con vật mang tôi dán chữ cái i lên con khỉ, chữ cái t lên con thỏ, chữ c lên chồn và kết hợp ôn lại những chữ cái đã học như chữ u lên hưu, chữ ê lên tê giácTrước lúc chơi tôi thỏa thuận với trẻ: chọn những con vật theo yêu cầu người thợ xây thì mới đạt danh hiệu người thợ xây giỏi.
Qua trò chơi này tôi thấy kết quả rất khả quan hơn, trẻ hứng thú chơi, khả năng nhận thức chữ cái của trẻ có tiến triển, khả năng ghi nhớ chữ cái lâu hơn. Kết quả áp dụng các biện pháp này đạt 90%
Với biện pháp tạo môi trường, gây hứng thú cho trẻ làm quen với chữ cái tôi thấy trẻ hứng thú, tránh được sự nhàm chán không mệt mỏi sau một ngày hoạt động ở trường mầm non. Bằng biện pháp này trẻ được ôn một cách tự nhiên bất ngờ, môi trương cho trẻ làm quen với chữ cái trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Biện pháp 2. Cho trẻ Làm quen chữ cái thông qua hoạt động chủ đích. 
Hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu, vì nó thực hiện được mục đích yêu cầu của môn học. Kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống lôgíc. Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan, cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt. Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải:
+ Lấy trẻ làm trung tâm.
+ Phát huy tính tích cực của trẻ.
+ Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp. 
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy, chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc động, tĩnh phù hợp. Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể chuyện (dựa trên chủ đề) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó. 
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ b,d,đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì? (Trẻ đi và hát bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm quen với chữ b,d,đ). 
Biện pháp 3. Lồng ghép tích hợp các môn học khác: 
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ tích cực chủ động say mê trong tiết học. Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào tiết học phù hợp với chủ đề.
* Tích hợp hoạt động ngoài trời
Cô cho trẻ thi đua tạo chữ cái bằng cách viết trên không hoặc trên cát, viết phấn trên sân trường, vừa viết vừa đọc nét của chữ, tạo chữ bằng hột hạt. Có nhiều trò chơi vận động, tại thời điểm này tôi đã vận dụng ôn chữ cái vào các trò chơi để tăng thêm phần sinh động tạo sự hứng thú về các chữ cái cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi vận động “đi cà kheo trên đường dích dắc” 
+ Cách chơi: Sử dụng những lon sữa làm cà kheo cho trẻ đi, trên những lon sưa chứa chữ gì trẻ phải khéo léo di chuyển đôi cà kheo của mình vào những ô vuông có chứa chữ cái được sắp xếp theo đường dích dắt trên sân chơi, ví dụ trẻ chọn đôi cà kheo có chứa chữ cái u thì phải lừa chọn ô vuông có chữ u để đi chuyển theo đường dích dắt.
+ Luật chơi : Không bị ngã trên đường đi, đội nào về đích nhanh hơn đội đó thắng cuộc
u
ư
ư
ư
ư
ư
u
u
u
u
* Tích hợp văn học:
Một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một mà bộ môn bà Bộ giáo dục chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen 
Ví dụ: Câu chuyện “Sự tích hồ gươm” cô kể cho trẻ nghe câu chuyện sau đó đưa tranh “Rùa vàng” ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay cô sẽ dạy các con chữ cái v và r. 
Khi sử dụng biện pháp này bài học làm quen chữ cái “v và r” rất tự nhiên và nhẹ nhàng lại thu hút được sự chú ý của trẻ mà lại cung cấp cho trẻ được thêm kiến thức văn học rất nhẹ nhàng và tinh tế. Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố để gây hứng thú
* Tích hợp môn âm nhạc: 
Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ điểm. 
Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ O tròn""Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng, chữ Ô là chữ Ô cô dạy chúng em biết được bài khác”. Qua những bài hát đó tăng thêm sự chú ý ở trẻ. 
* Tích hợp môn môi trường xung quanh: 
Bộ môn này thường gặp ở mọi tiết và nhất là tiết chữ cái, muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen, những cái đó đều xuất phát từ môi trường xung quanh. 
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k. Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ "Hoa hồng" trẻ được quan sát bông hoa, trẻ nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm như thế tăng thêm sự hiểu biết vừa nhớ được chữ cái vừa khắc sâu được hình ảnh về thế giới xung quanh, về các biểu tượng và sự hứng thú ở trẻ.
* Tích hợp bộ môn tạo hình: 
Mỗi tiết học của trẻ thường xen kẽ động và tĩnh mà trong tiết học trẻ được hoạt động nhiều rồi thì sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh (bộ môn tạo hình rất phù hợp với trạng thái tĩnh). 
Ví dụ: Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu cầu của cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái. Vậy là cùng một hoạt động mà trẻ đã luyện tập được hai lĩnh vực ngôn ngữ và thẩm mỹ.
* Tích hợp bộ môn làm quen với toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vào trò chơi như: "Thi đội nào nhanh" trẻ thi đua nhau gắn chữ đó đếm số lượng và kiểm tra kết quả. Đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy? Đối với trẻ mầm non thì học phải đi đôi với hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà tôi thường dùng kiến thức, kỹ năng ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
Biện pháp 4. Sử dụng một số trò chơi chữ cái
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy tôi đã xây dựng các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp. 
Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", “ếch kêu" ộp ộp", vịt con kêu "vít vít"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải quyến cho trẻ cách khép môi, bật hơi. Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ đề có những trò chơi như. 
* Sử dụng những câu vè, câu đố để ôn luyện chữ cái cho trẻ
Ví dụ 1 : Nói đến chữ o,ô,ơ
 O tròn như quả trứng gà 
 Ô thời đội mũ Ơ thời mang râu
Những câu đố vui trên giúp trẻ nhận ra chữ cái trong trí tưởng tượng của trẻ và hình ảnh mà trẻ liên tưởng đến chứ cái sẽ khắc sâu vào trí nhớ trẻ.
Tôi sử đã sử dụng bài đồng dao luyện phát âm cho trẻ chuẩn hơn về chữ cái.
“ Đi cầu đi quán 	 Mua một đàn gà	
 Đi bán lợn con 	 Về cho ăn thóc
 Đi mua cái soong 	 Mua lược chải tóc 	 
 Mang về đun nấu 	 Mua cặp cài đầu
 Mua quả dưa hấu 	 Đi mau về mau
 Về biếu ông bà 	 Kẻo trời sắp tối”
Việc sử dụng bài đồng dao trên giúp trẻ phát âm chuẩn và luyện chữ cái n, l cho trẻ không bị nói ngọng, hình thức này sử dụng linh hoạt mọi lúc mọi nơi.
* Trò chơi “Tìm lá cho hoa tìm hoa cho lá”
Trẻ chơi dưới hình thức vừa đi vừa hát bài Hoa lá mùa xuân, khi cô yêu cầu tìm lá cho hoa tìm hoa cho lá thì trẻ phải chạy thật nhanh và chọn đúng theo yêu cầu của cô. Ngoài những trò chơi truyền thống của hoạt động làm quen với chữ cái tôi đã sưu tầm, xây dựng được một số trò chơi khi cho trẻ làm quen với chữ cái để trẻ tăng hứng thú và cũng cố kỹ năng cụ thể như sau: 
* Trò chơi “Chiếc nón thần kỳ”
+ Cách chơi cô gắn thẻ chữ vào vòng quay như hình minh hoạ, cho trẻ lên quay khi kim chỉ vào chữ nào trẻ phát âm nói cấu tạo chữ đó.
+ Luật chơi: trẻ nào nói chưa đúng cấu trúc, nhận dạng chưa đúng chữ cái đã học thì bị mất lượt chơi.
Trò chơi trên đã giúp cho trẻ sự nhanh nhạy khi nhận dạng chữ cái, kích thích phát triễn trí nhớ, sự ghi nhớ hình dạng của chữ cái, giúp trẻ khắc sâu kiến thức hơn
* Trò chơi: “Hộp quà kỳ diệu”(có thể áp dụng được mọi lúc mọi nơi).
+ Cách chơi: cô chuẩn bị những chữ cái bằng xốp cứng cho trẻ bịt mắt lại sờ lên các đường bao chữ cái nói được các nét cơ bản của chữ cái và đoán tên chữ cái.
+ Luật chơi: bạn nào đoán chưa đúng thì mất lượt chơi.
Trò chơi này nhằm phát triển tính tư duy và tưởng tượng, hồi ức lại trí nhớ hình dạng chữ cái nhằm làm cho trẻ nhớ lâu hơn cấu tạo hình dạng của chữ cái đó. 
Sau khi sử dụng biện pháp “Giúp trẻ làm quen với chữ cái bằng các trò chơi, câu đố” tôi thấy thái độ của trẻ khi làm quen chữ cái đã thay đổi, trẻ vui vẻ, hứng thú, hoạt bát nhanh nhẹn hơn trong hoạt động với làm quen chữ cái. Và kết quả thu lại khả quan hơn so với thực trạng trước khi chưa áp dụng đề tài.
Trẻ nhỏ vốn hiếu động, thích tò mò, ham hiểu biết và nhạy cảm nên tiếp thu công nghệ thông tin chẳng mấy khó khăn. Muốn thực hiện được ứng dụng công nghệ thông tin trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên giáo viên phải biết sử dụng máy vi tính. Tôi đã dạy được nhiều tiết giáo án điện tử cho chị em trong trường dự. Qua các tiết dạy giáo án điện tử đa số trẻ rất hứng thú tham gia và kết quả đạt được trên trẻ cũng rất cao.
* Trò chơi “Ai tinh mắt”
Cô dùng các thủ thuật như câu đố và cho trẻ xem trình chiếu một số bông hoa có chứa chữ cái theo yêu cầu và cô cho trẻ sẽ kích con chuột và bấm chọn nối chữ phù hợp với tên quả theo yêu cầu của cô như: hoa hồng, trẻ sẽ chọn chữ cái h, hoa loa kèn trẻ sẽ chọn chữ cái k...đưa ra các đáp án cô yêu cầu trẻ chú ý lắng nghe và nhìn thật tinh rồi chọn đáp án đúng. Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ chơi giáo viên hỏi trẻ cháu đã nối hoa với chữ cái gì? Trẻ trả lời: Cháu nối chữ h với hoa hồng, chữ k với hoa loa kèn. Khi trẻ trả lời đúng máy tính vang lên một tràng pháo tay, khi trẻ trả lời sai máy tín vang lên tín hiệu “tin tin” báo hiệu câu trả lời sai và trẻ phải chọn lại câu trả lời khác cho thích hợp. Tôi cho trẻ xem đoạn video phân tích nét các chữ cái mà trẻ học nhằm cung cấp cho trẻ cấu tạo của các chữ cái một cách chính xác và dễ nhớ mặt chữ, hoặc tôi cho cho trẻ xem những đoạn phim hoạt hình vui nhộn về các chữ cái.
Áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ làm quen chữ cái qua các chủ đề, đã thu hút được sự chú ý của trẻ. Trẻ tích cực, hứng thú, tập trung vào hoạt động do vậy đã tạo được kết quả bài dạy khả quan hơn so với các tiết dạy không có giáo án điện tử. Song qua từng tiết dạy giáo viên phải rút ra được kinh nghiệm cho bản thân về những ưu điểm trẻ thích và hứng thú để có hướng phát huy, nhận ra được những mặt hạn chế để có hướng khắc phục, cũng không nên lạm dụng máy móc quá.
Biện pháp 5. Phối hợp tuyên truyền với các bậc cha mẹ học sinh.
Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm quen với chữ cái. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để dạy trẻ học chữ cái như: Gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường, chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hàng ngày. Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự giờ dạy mẫu của cô. 
 Kêu gọi phụ huynh tích cực đóng góp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho trẻ làm quen với chữ cái như: đóng góp báo chí để lấy tài liệu, mua truyện tranh ... 
 Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào các dịp chào mừng 8/3, 20/11... 
 Luôn trao đổi với phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh thông báo về nội dung hoạt động của nhà trường và về tình hình học tập của trẻ để có biện pháp tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện, báo cáo điều tra về năng lực cũng như khả năng hoạt động với chữ cái của trẻ. Tôi đưa ra một số ý kiến cá nhân nhằm thống nhất với phụ huynh về quan điểm cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái để phụ huynh hiểu rằng việc chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 không đơn thuần chỉ trang bị cho các cháu biết 29 chữ cái mà còn dạy cho trẻ biết phát âm chính xác, nghe hiểu nghĩa của từ ngoài ra còn chuẩn bị tâm lý thoải mái, tự tin cho trẻ chuẩn bị vào lớp 1. 
 Phân tích cho những phụ huynh có quan điểm sai lệch khi cho trẻ học chữ cái, tránh tình trạng bắt ép con em mình phải học viết chữ khi đang còn độ tuổi mầm non. Sau một thời gian thì phụ huynh cũng hiểu và nhận ra việc bắt ép con học viết chữ cái trong độ tuổi mầm non là không đúng nên phần đông phụ huynh đã đồng ý với quan điểm mà tôi đưa ra.
 Sau một thời gian thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp để về nhà phụ huynh rèn luyện thêm cho trẻ, tạo cho cô giáo một điểm tựa tốt hơn. Tôi đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của phụ huynh nên trong những lần kêu gọi phụ huynh cùng giáo viên làm đồ dùng cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái, đặc biệt là “xây dựng môi trường hoạt động lấy trẻ làm trung tâm” vừa qua, tôi đã nhận được sự góp sức nhiệt tình của quý phụ huynh. Phụ huynh và giáo viên đã có sự thống nhất phối hợp trong việc giúp trẻ làm quen với chữ cái ở lớp lá 2 tại trường Mầm non Hoa Phượng.
Chính vì vậy, là một giáo viên tôi luôn tự học tập bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau như tôi luôn tìm tòi tham khảo tài liệu, nghiên cứu hoạt động làm quen với chữ cái cho trẻ 5 - 6 tuổi nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động cho trẻ. Những biện pháp nêu trên đóng góp cho sự thành công của đề tài, mang lại kết quả cao trong quá trình nhận thức, thay đổi những cách tiến hành lên lớp không rập khuôn máy móc trong tiết dạy trẻ làm quen chữ cái, mang lại tâm thế vững chắc, thoải mái, tự tin cho trẻ khi bước vào môi trường học tập mới ở trường tiểu học.
IV. Tính mới của giải pháp.
Trong quá trình thực hiện giảng dạy giáo viên đã biết vận dụng chương trình Mầm non mới với phương pháp “lấy trẻ làm trung tâm” vào từng hoạt động của trẻ. Cho trẻ được trải nghiệm qua từng đề tài. Cách thức lên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt gây hứng thú cho trẻ.
Trẻ mạnh dạn, tự tin, tham gia vào các hoạt động tích cực. Đặc biệt trẻ thuộc 29 chữ cái, ngôn ngữ mạch lạc
 Cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến lớp và chú trọng đến môn Làm quen chữ cái hơn trước
Đề tài đã tác động sâu sắc vào nhận thức của giáo viên và phụ huynh giúp họ tìm ra những biện pháp tốt nhất để giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái.
Khi áp dụng những biện pháp này thành công sẽ mang lại những kết quả sau:
+ Phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo ở trẻ, trẻ biết hoạt động theo nhóm, hứng thú tham gia hoạt động làm quen chữ cái
+ Trẻ nhận biết và phát âm đúng chuẩn 29 chữ cái, nhận biết chữ cái tốt qua các hoạt động
+ Phụ huynh đã nhận ra được tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường mầm non là thiết thực, đặc biệt là đối với hoạt động làm quen chữ cái cho con em mình.
+ Qua thời gian sử dụng các biện pháp để giúp trẻ làm quen chữ cái giáo viên đã tích luỹ được vốn kinh nghiệm cho bản thân nhằm nâng cao chuyên môn về lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ, biết cách phân nhóm trẻ có năng lực và trẻ chưa có năng lực để có kế hoạch giáo dục phù hợp với sự phát triễn của trẻ. 
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: 
Qua thực tế áp dụng các biện pháp, giải pháp vào đề tài đã thu kết quả như sau:
Nội dung khảo sát
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
Ghi chú
Đạt
Chưa đạt
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
Số trẻ
Tỉ lệ
(%)
- Số trẻ nhận biết, phát âm đúng 29 chữ cái.
6/28
21,4
22/28
78,6
22/28
78,5
6/28
21,4
Tăng
57,1%
- Số trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động LQCC
7/28
25
21/28
75
20/28
71,4
8/28
28,6
Tăng 46,4%
- Số trẻ nhận biết, phát âm được chữ cái qua các trò chơi, mọi lúc mọi nơi, trong tiết học.
8/28
28,6
20/28
71,4
24/28
85,7
4/28
14,3
Tăng
57,1%
- Số trẻ có khả năng ghi nhớ chữ cái xuyên suốt
9/28
32,1
19/28
67,9
25/28
89,3
3/28
10,7
Tăng
57,2%
Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ trung bình và yếu giảm xuống đáng kể. 
Cháu mau nhớ chữ cái đã học, phát âm chính xác. Nhiều cháu biết tìm chữ cái đã học gắn vào chỗ còn thiếu trong từ. Ngôn ngữ nói của trẻ đã phát triển, trẻ đọc rõ, mạch lạc hơn, biết diễn đạt ý tưởng của mình.
Trong lớp chỉ còn hai cháu phát âm chưa rõ là do ảnh hưởng cấu tạo của bộ máy phát âm không bình thường. 
Vì vậy có thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp thì tạo được sự hứng thú, tính tích cực, tinh thần phấn chấn, vui vẻ của trẻ có chiều hướng tiến triển tốt trẻ trở nên linh hoạt hơn khi hoạt động với làm quen chữ cái. Cần sáng tạo trong cá

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN H_ THỦY.doc