Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Hoa Hồng

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Hoa Hồng

Trường Mầm non Hoa Hồng là cơ sở giáo dục mầm non công lập đóng trên địa bàn buôn K62 – Buôn đặc biệt khó khăn thuộc xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có những thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp. Nhận thức của một cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con em mình.

Trình độ giáo viên không đồng đều một số giáo viên người đồng bào Dân tộc thiểu số đã lớn tuổi, giáo viên mới ra trường, giáo viên trong tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chuyên đề Lấy trẻ làm trung tâm phục vụ cho môn phát triển vận động còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên.

 Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

 

doc 7 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên trong trường mầm non Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên : Lê Thị Kim Hương                Năm sinh: 1967
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: ĐHSPMN
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
	- Đơn vị công tác : Trường Mầm non Hoa Hồng
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số giải pháp “Nâng cao chất lượng môn Phát triển vận động cho đội ngũ giáo viên” trong trường mầm non Hoa Hồng 
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Trường Mầm non Hoa Hồng được thành lập từ năm 2005 đến nay, trường có 50% trẻ là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ. Trường tuy đã đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, nhưng cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, 1 lớp phải học nhờ tại phòng nghệ thuật, 1 lớp tại phân hiệu buôn Cuê còn chật hẹp chưa đúng quy đinh và hầu hết các phân hiệu các đồ chơi hoạt động phát triển vận động còn nhiều hạn chế nhất là tại các điểm lẻ. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương và các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo và sự nổ lực của tập thể cán bộ giáo viên nhà trường đạt được những kết quả sau:
2.1 Chất lượng đội ngũ 
- Tổng số CCVC 23; nữ 22; dân tộc: 04; nữ DT: 04
Trong đó:	+ Cán bộ quản lý: 03
+ Giáo viên: 15
+ Nhân viên : 05
- Tổng số CB, giáo viên đạt chuẩn: 18/18, tỷ lệ 100%
Trong đó: Trên chuẩn 16/18, tỷ lệ 88,9%
- Tổng số đảng viên: 13 
 a. Thuận lợi: 
Trường có đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trên chuẩn. Tất cả giáo viên đều có ý thức trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, tôn trọng trẻ và tham gia tích cực các hoạt động phong trào do nhà trường và các cấp phát động.
 Nhà trường đầu tư trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhất là các đồ dùng đồ chơi phát triển vận động cho trẻ mầm non nhằm đảm bảo cho trẻ hoạt động một cách tích cực và có hiệu quả.
 Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao các văn bản của Ngành, của Cấp uỷ chính quyền địa phương về mọi mặt. Luôn phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện tốt chuyên đề phát trẻ vận động trên phường pháp lấy trẻ làm trung tâm để thực hiện tốt biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ tại trường lớp mầm non.
b. Khó khăn 
Trường Mầm non Hoa Hồng là cơ sở giáo dục mầm non công lập đóng trên địa bàn buôn K62 – Buôn đặc biệt khó khăn thuộc xã Băng Adrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Địa bàn rộng, mật độ dân cư thưa thớt, đời sống nhân dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn có những thiếu thốn, trình độ dân trí còn thấp. Nhận thức của một cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho con em mình.
Trình độ giáo viên không đồng đều một số giáo viên người đồng bào Dân tộc thiểu số đã lớn tuổi, giáo viên mới ra trường, giáo viên trong tuổi sinh đẻ và nuôi con nhỏ nên việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng chuyên đề Lấy trẻ làm trung tâm phục vụ cho môn phát triển vận động còn nhiều hạn chế, chưa thường xuyên.
	Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất trường học còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế. 	
3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
Từ thực tiễn giáo dục của một trường mầm non công lập; dưới sự Lãnh đạo, chỉ đạo của trực tiếp của PGD&ĐT huyện, sự quan tâm của UBND,HĐND xã Băng ADrênh, lãnh đạo nhà trường đã có nhiều biện pháp chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo trong công tác quản lý điều hành mọi hoạt động của nhà trường, chỉ đạo sát sao công tác chuyên môn, đầu tư xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn, thật sự yêu nghề, gắn bó với công tác chăm sóc giáo dục trẻ, có tác phong sư phạm, thân thiện với đồng nghiệp và cha mẹ học sinh. Xây dựng khối đoàn kết nhất trí cao trong Hội đồng nhà trường trên tinh thần cùng nhau hướng tới tương lai và nêu cao vị thế chương trình chăm sóc giáo dục trẻ lên hàng đầu. Hoạt động giáo dục của nhà trường đều hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ là đầu tư nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non trên địa bàn xã, Định hướng cho sự phát triển toàn diện của nhà trường là “Tất cả vì Sự nghiệp đổi mới giáo dục”
Chính vì vậy việc “ Nâng cao chất lượng môn phát triển vận động cho giáo viên mầm non là một việc làm thường xuyên có kế hoạch, trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, tâm huyết với nghề nghiệp; ngoài ra cần phải xây dựng hệ thống trường lớp ngày được khang trang và trang bị các thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn ở trường mầm non, đó là vấn đề rất quan trọng và là nhiệm vụ hàng đầu mà nhà trường chúng ta đang trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay. Trong đó môn phát triển vận động cho trẻ mầm non đóng vai trò hết sức quan trọng.
4. Các Giải pháp quản lí.
 4.1 Công tác xây dựng kế hoạch: Giúp cho đội ngũ giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy môn “Phát triển vận động” cho giáo viên mầm non trong nhà trường.
Là 1 cán bộ quản lí ta phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, cập nhật, nắm bắt chuyên đề và có kêws hoachj tổ chức các tổ chức các tiết chuyên đề sát với tình hình thực tế của đơn vị, đầu tư nghiên cứu chuyên môn, hiểu các kiến thức một cách trọn vẹn. Lĩnh hội các kiến thức thông qua các văn bản hướng dẫn chuyên môn của bậc học
 Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên đề, hội giảng, thao giảng của các tổ nhóm một cách cụ thể cho từng tháng, học kì và năm học.
	Thành lập các tổ nghiệp vụ để phối kết hợp với lãnh đạo nhà trường, kiểm tra nắm bắt chuyên môn nghiệp vụ của từng đồng chí.
	 Lập kế hoạch kiểm tra nội bộ và tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại chuyên môn nghiệp vụ giáo viên hàng năm cụ thể, chi tiết.
	Lập kế hoạch các Hội thi của giáo viên và học sinh cụ thể trong năm học theo kế hoạch chỉ đạo của Ngành.
Phối hợp với các đoàn thể lên kế hoạch đầu tư mua sắm các thiết bị cần thiết để phục vụ cho môn học và khuyến khích tạo điều kiện cho giáo viên tham gia làm các đồ dùng phục vụ trực tiếp cho môn học một cách có hiệu quả, nhưng đảm bảo tính vừa sức theo từng độ tuổi.
4.2 Công tác giáo dục tư tưởng: Nhà trường kết hợp với công đoàn chăm lo đời sống về tinh thần và vật chất cho tất cả giáo viên. Nhà trường luôn tạo mối quan hệ thân thiện, giữa nhà trường với giáo viên, giữa giáo viên với giáo viên, giáo viên với cha mẹ học sinh; giáo viên với trẻ; có kế hoạch xây dựng duy trì các chuyên đề đã học, phát huy tính sáng tạo, linh hoạt của từng giáo viên để tạo động lực cho giáo viên có sự phấn đấu vươn lên trong công tác chuyên môn, phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học nhằm huy động tối đa trẻ mầm non ra lớp. Nhất là nhiêm túc thực hiện tốt hoạt động chuyên môn để duy trì công tác bán trú tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số để tạo điều kiện thuận lợi cho các bậc cha mẹ phụ huynh yên tâm công tác và làm việc. Đồng thời mỗi giáo viên đều có ý thức trách nhiệm, tư tưởng trong hoạt động để quan tâm chăm sóc, dạy dỗ các cháu hàng ngày và có trách nhiệm cao.
4.3 Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
Xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
Có kế hoạch xây dựng môi trường “Lấy trẻ làm trung tâm” trong đó có các đồ dùng thiết bị phục vụ cho hoạt động môn “Phát triển vận động”
Tổ chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên nắm vững mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của nội dung về việc tổ chức các môn học “Phát triển vận động” cho trẻ. Việc bồi dưỡng cho giáo viên đây là một định hướng giúp giáo viên nắm được kiến thức mới trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường lớp mầm non.
Dựa trên vốn kiến thức giáo viên nắm được nhà trường tiến hành tổ chức chuyên đề cho giáo viên nắm cơ bản sườn của môn học; thảo luận cách tiến hành; thiết kế giáo án phù hợp với độ tuổi...
Thông qua thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, dự giờ đột xuất...thông qua đánh giá sau mỗi chủ đề. Nhờ vào công tác bồi dưỡng đã giúp giáo viên năng động, sáng tạo và biết suy nghĩ các hình thức tổ chức trong quá trình hoạt động giảng dạy.
Chỉ đạo giáo viên nghiên cứu kỹ bài dạy trước khi lên lớp, khi soạn cần phải bám sát yêu cầu, mục tiêu, nội dung chương trình của Bộ, nắm chắc được yêu cầu và đề ra phương pháp dạy học phù hợp. Đối với giáo viên mới ra trường, giáo viên người đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế về năng lực soạn bài thì nhà trường chỉ đạo tổ chuyên môn tìm hiểu rõ về nguyên nhân, lý do để có biện pháp bồi dưỡng cụ thể, phù hợp.
4.3 Kiểm tra các hoạt động của giáo viên:
Kiểm tra việc thực hiện hoàn thành các loại hồ sơ, sổ sách của một giáo viên.
Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, kiểm tra khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi v.v...
Kiểm tra chất lượng học kỳ I, học kỳ II, cả năm ...Tôi tiến hành thường xuyên, theo từng tuần xen kẽ kế hoạch và thông qua việc dự giờ thăm lớp.
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Từ những kinh nghiệm chỉ đạo “Nâng cao chất lượng môn phát triển vận động” trong trường mầm non, trường chúng tôi đã áp dụng và thực hiện nhiều năm qua đến nay đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường đã có chuyển biến rõ rệt, thể hiện: 
 	- 100% cán bộ giáo viên nhà trường đều có lập trường tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương đường lối của đảng, chính sách pháp luật của nhà nước .
 - Đội ngũ giáo viên đoàn kết, thống nhất cao trong mọi công tác, có tâm huyết với nghề, có tinh thần tương thân - tương ái, thực hiện tốt quy chế chuyên môn của ngành, nhiệt tình, năng động....luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Trình độ chính trị, trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên ngày càng được nâng cao.
 	- Kết quả nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ giáo viên cuối năm được nâng cao:
5.1 Kết quả 
Giáo viên dạy giỏi cấp trường: Đạt 11/11 (tỷ lệ 100%); Tuyển chọn bồi dưỡng 4 bài đạt giải A cấp trường tham gia dự thi cấp huyện.
Giáo viên dạy giỏi cấp huyện: 2 đồng chí tham gia đạt 2/2 đồng chí, trong đó có 1 đồng chí đạt giải khuyến khích.
Tất các giáo viên trong nhà trường đều có kiến thức trong hoạt động dạy và học môn “Phát triển vận động” và sáng tạo trong cách làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn học một cách tốt nhất và hiệu quả cao.
* Đề nghị các cấp khen thưởng
- Đối với học sinh:
Cháu ngoan Bác Hồ: 100 cháu, Bé ngoan : 125 cháu
- Cán bộ viên chức:
Danh hiệu thi đua đối với cá nhân: 
+ Lao động tiên tiến: 19 đồng chí; 
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở: Đ/c 3 đồng chí.
Khen thưởng đối với cá nhân: 
+ UBND huyện tặng thưởng Giấy khen: 4 đồng chí. 
+ UBND tỉnh khen: 1 đồng chí
Khen thưởng đối với đối với tập thể: UBND tỉnh tặng danh hiệu tập thể lao động xuất sắc; UBND huyện tặng thưởng Giấy khen
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
- Năm học 2019-2020 nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng, tu sửa nâng cấp CSVC để huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt kết quả cao hơn. 
- Tổ chức các chuyên đề trọng điểm về bồi dưỡng đội ngũ cho giáo viên nhằm đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường; tập trung và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giảng dạy và chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại đơn vị.
- Tích cực tham mưu với các cấp, các ngành làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, hỗ trợ kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy học phục vụ tốt cho môn “Phát triển vận động” tại các điểm lẻ. 
7. Đề xuất, kiến nghị
- Tổ chức thêm chuyên đề cụ thể theo từng loại tiết về môn “Phát triển vận động” và hoạt trọng tâm của từng tiết dạy theo chương trình “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy khả năng sáng tạo, linh hoạt của giáo viên
- Tổ chức cho cán bộ quản lý tham quan học hỏi, giao lưu một số trường bạn để rút kinh nghiệm phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo chuyên môn tại đơn vị mình.
- Tạo điều kiện đầu tư, tu sửa nâng cấp xây dựng cơ sở vật chất trường lớp đảm bảo tốt cho các hoạt động dạy và học của nhà trường.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
 P. HIỆU TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Ánh Tuyết	
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Lê Thị Kim Hương
 XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN P.GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docBAO CAO GIAI PHAP 2019 (Hương).doc
  • docBB HOP GIAI TRINH CONG TAC QL.doc
  • docTT GIAI PHAP.doc