Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp “Nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22 / 2016 / TT - BGDĐT”

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp “Nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22 / 2016 / TT - BGDĐT”

Mặc dù đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng còn lúng túng trong công tác ra đề kiểm tra định kì. Phần lớn giáo viên ra đề môn Toán, Tiếng Việt chất lượng tốt hơn đề các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí.

Khi ra đề, giáo viên chưa biết cách lựa chọn nội dung kiến thức trọng tâm nên đề kiểm tra định kì thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu về nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức. Kĩ năng xây dựng câu hỏi chưa đúng 4 mức độ và tỉ lệ theo quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT; hình thức các câu hỏi đơn điệu, trùng lặp. Đa số giáo viên bộ môn chưa biết cách lập ma trận, việc khai thác ngân hàng câu hỏi để xây dựng bộ đề hoàn chỉnh chưa hiệu quả.

 

doc 6 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1049Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp “Nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22 / 2016 / TT - BGDĐT”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 Buôn Trấp, ngày 10 tháng 3 năm 2019
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Đinh Thị Minh Phượng                     Năm sinh: 1975
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn.
	- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Trần Phú.
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp
Một số giải pháp “Nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT”.
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý
- Thuận lợi :
Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình, có chuyên môn tương đối vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao. Đa số giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, với nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác giáo dục đạo đức cho học sinh.
Hàng năm 100% giáo viên được tham gia tập huấn các nội dung chuyên môn. Một số giáo viên cốt cán được tham gia tập huấn tại Sở, cụm tỉnh từ những chuyên gia, giáo sư trực tiếp chỉ đạo công tác ra đề kiểm tra đánh giá học sinh.
- Khó khăn : 
Mặc dù đội ngũ giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng còn lúng túng trong công tác ra đề kiểm tra định kì. Phần lớn giáo viên ra đề môn Toán, Tiếng Việt chất lượng tốt hơn đề các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
Khi ra đề, giáo viên chưa biết cách lựa chọn nội dung kiến thức trọng tâm nên đề kiểm tra định kì thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu về nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức. Kĩ năng xây dựng câu hỏi chưa đúng 4 mức độ và tỉ lệ theo quy định tại Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT; hình thức các câu hỏi đơn điệu, trùng lặp. Đa số giáo viên bộ môn chưa biết cách lập ma trận, việc khai thác ngân hàng câu hỏi để xây dựng bộ đề hoàn chỉnh chưa hiệu quả. 
Một số giáo viên ngại đổi mới (đặc biệt là giáo viên lớn tuổi), kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin còn hạn chế. Vì vậy, đề kiểm tra sau khi in ra còn gặp các lỗi sai cơ bản, như: căn lề, phông chữ, chưa tạo được các khung, ô trống khi thiết kế các dạng bài tập trắc nghiệm nối, điền Đúng - Sai,...
Công tác ra đề kiểm tra định kì của một số tổ chuyên môn thực hiện chưa đúng quy trình, chủ yếu chọn đề của tổ trưởng để tiến hành kiểm tra. Đồng thời, việc lưu trữ đề kiểm tra của giáo viên, tổ chuyên môn chưa hiệu quả
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp
- Yếu tố khách quan :
Đổi mới kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học, hình thức đánh giá học sinh, nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.
Trong nhận thức của một số giáo viên, công tác ra đề kiểm tra định kì là nhiệm vụ của tổ trưởng và Lãnh đạo nhà trường. Vì thế, thông qua việc đưa ra các giải pháp quản lí chỉ đạo giúp đội ngũ giáo viên hiểu rõ việc ra đề kiểm tra định kì là trách nhiệm của mỗi cá nhân, từ đó các giáo viên chú trọng hơn nữa từ nội dung đến cấu trúc đề kiểm tra định kì các môn học. 
- Yếu tố chủ quan :
Bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách hoạt động chuyên môn trong nhà trường, hàng năm chỉ đạo và trực tiếp thẩm định đề kiểm tra định kì các môn học của giáo viên. Việc đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ các tổ chuyên môn, giáo viên thực hiện đúng quy trình ra đề, thiết kế nội dung các đề có đủ bốn mức độ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh; khi nộp đề về nhà trường thẩm định có đầy đủ từ ma trận đề, đề kiểm tra và hướng dẫn đánh giá.
	4. Các giải pháp quản lý
4.1. Tổ chức tập huấn công tác ra đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên 
Để nâng cao kiến thức, kỹ năng cho giáo viên trong việc thực hiện đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, đổi mới cách đánh giá học sinh,.. một cách có hiệu quả thì hoạt động đầu tiên không thể thiếu là tổ chức tập huấn với nhiều hình thức khác nhau. 
Trong công tác ra đề kiểm tra cũng vậy, căn cứ vào những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ giáo viên, bản thân đã tiến hành tổ chức tập huấn cấp trường về các nội dung :
- Đối với giáo viên : Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ ; quy trình xây dựng đề kiểm tra ; cách sử dụng ngân hàng câu hỏi để hoàn chỉnh 01 bộ đề kiểm tra định kì ; cách khai thác một số phần mềm trong quá trình làm đề và trộn đề.
- Đối với tổ chuyên môn: cách thiết lập ma trận đề ; cách duyệt đề, lưu trữ đề có tính lâu dài.
Việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo các mức độ đảm bảo chính xác cả về cấu trúc, nội dung và hình thức. Vì thế, tôi định hướng cho giáo viên cách xây dựng các loại câu hỏi cụ thể như sau :
+ Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan : cần đa dạng hình thức trắc nghiệm (như: điền khuyết, ghép đôi, đúng - sai, nhiều lựa chọn, ....) ; hạn chế dạng câu hỏi 01 lựa chọn vì như vậy sẽ nhàm chán, không phát huy được năng lực học tập của học sinh.
+ Đối với câu hỏi tự luận : định hướng giáo viên đặt câu hỏi diễn đạt dễ hiểu, tránh làm cho học sinh lạc đề ; tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi phát huy năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh ; đối với câu hỏi mức 3 yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích những vấn đề quen thuộc theo cách hiểu, quan điểm của học sinh; đối với câu hỏi mức 4 cần ra dưới dạng tình huống.
Việc xây dựng đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước :
Bước 1. Xác định mục tiêu kiểm tra. 
Bước 2. Xác định nội dung kiểm tra. 
Bước 3. Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Bước 4. Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Bước 6. Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra.
Trong đó, bước 3 là khâu cực kì quan trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Khi xây dựng khung ma trận, giáo viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học và mức độ nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng điểm trường để dự kiến số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ. 
Ngoài ra, việc biên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc loại câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi theo ma trận đề đã thiết kế. Nội dung các câu hỏi cần nên sắp xếp theo độ khó dần nhưng cũng không sắp xếp cứng nhắc theo thứ tự từ mức 1 đến mức 2, 3 và 4.
Năm học 2018 - 2019, Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai việc quản lí ngân hàng câu hỏi và xây đựng đề kiểm tra định kì theo phần mềm SmartTest. Sau khi tiếp thu tập huấn cấp huyện, nhà trường đã xây dựng kế hoạch, phối hợp với giáo viên phụ trách công nghệ thông tin của nhà trường (giáo viên dạy Tin học) triển khai tập huấn toàn bộ giáo viên trong đơn vị. Để giúp giáo viên kịp thời làm quen với phần mềm, bản thân đã chỉ đạo giáo viên ra đề kiểm tra giữa kì I trên phần mềm SmartTest. Qua theo dõi, giám sát, bước đầu giáo viên còn nhiều lúng túng như: thao tác xây dựng các dạng câu hỏi chưa đúng quy trình ; mặc định cấu trúc đề còn lỗi nên khi xuất đề các phương án lựa chọn hoặc thứ tự các câu hỏi chưa theo trật tự ;... Chính vì vậy, tính đến cuối tháng 3/2019, nhà trường đã tổ chức tập huấn 03 đợt về ra đề kiểm tra định kì trên phần mềm SmartTest.
4.2. Thành lập tổ tư vấn 
Hàng năm, bám vào nhiệm vụ của năm học, các công văn, hướng dẫn
chuyên môn của Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo, nhà trường thành lập các Hội đồng bồi dưỡng, tổ tư vấn nhằm giúp đỡ, hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt các phong trào mũi nhọn cũng như hoạt động chuyên môn. Trong quá trình dạy học, những nội dung mới - khó hoặc thực hiện chưa thống nhất, tổ tư vấn có nhiệm vụ trao đổi, từng bước tháo gỡ khó khăn để cùng nhau thực hiện tốt hơn.
Tổ tư vấn gồm các thành viên: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán. Riêng giáo viên cốt cán đối với tổ tư vấn ra đề kiểm tra định kì bao gồm cả các giáo viên bộ môn Tin học, Tiếng Anh, bởi các giáo viên này kĩ năng công nghệ thông tin thành thạo, có khả năng xử lí phần mềm tốt.
Ngoài việc phân công nhiệm vụ cụ thể, các thành viên trong tổ tư vấn phối hợp chặt chẽ nhằm tăng cường bồi dưỡng kĩ năng ra đề có nội dung đúng trọng tâm kiến thức theo từng giai đoạn học tập của học sinh, khai thác hiệu quả phần mềm SmartTest ứng dụng trong quá trình làm đề kiểm tra định kì.
4.3. Phối hợp tổ trưởng tổ chuyên môn nhằm tăng cường bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin
Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra cho giáo viên. Để làm tốt công tác này, bản thân đã định hướng cho tổ trưởng các tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh trong từng thời điểm. Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩm định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên). Tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của giáo viên; các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra.
* Đẩy mạnh công tác ứng dụng CNTT trong ra đề :
Xuất phát từ khó khăn ứng dụng CNTT của giáo viên còn hạn chế, để bồi dưỡng đội ngũ giáo viên ra đề trên phần mềm SmartTest hiệu quả tôi đã tiến hành như sau :
- Cử giáo viên dạy Tin học, Tiếng Anh hỗ trợ giúp đỡ giáo viên cài đặt phần mềm vào máy tính ; tư vấn, hỗ trợ kĩ thuật khi sai sót.
- Mở lớp tập huấn riêng cho các tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cốt cán về sử dụng thành thạo, chắc chắn phần mềm ra đề SmartTest.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn đi sâu vào thực hành, khai thác phần mềm ra đề.
- Phối hợp với tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra, đánh giá việc giáo viên khai thác phần mềm tại phòng máy của hà trường.
Tính đến hiện tại, nhiều giáo viên chủ động, thành thạo trong công tác ra đề kiểm tra ; chất lượng đề kiểm tra định kì các môn học tốt cả về nội dung và hình thức.
4.4. Thực hiện tốt công tác duyệt và lưu trữ đề
Trong công tác ra đề, bản thân không những chỉ tập trung bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi, hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì cho giáo viên mà còn chú trọng bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra nhằm giúp giáo viên không mất nhiều thời gian trong quy trình ra đề.
Hàng năm, giáo viên bám vào ma trận để cập nhật thêm nội dung câu hỏi các mức độ; điều chỉnh, bổ sung tỉ lệ, số câu, số điểm sao cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm hoàn thành bộ đề mới (tuyệt đối không được sử dụng lại y nguyên đề kiểm tra của các năm học trước). Căn lề, kiểm tra lại nội dung và nộp đề cho tổ trưởng tổ chuyên môn duyệt. Tiến hành chỉnh sửa theo góp ý, tư vấn (nếu có) của tổ trưởng đã duyệt.
Tổ trưởng tổ chuyên môn chọn 02 đề/môn học có chất lượng trình lên lãnh đạo nhà trường thẩm định (trong đó: 01 đề chính thức và 01 đề dự phòng). Tổ thẩm định đề cấp trường tiếp tục hoàn chỉnh, đóng dấu và in ấn "đề chính thức” để tổ chức kiểm tra đúng thời gian quy định. 
Nhằm đảm bảo tính khoa học và mang tính lưu trữ lâu dài, đề kiểm tra định kì sau khi được thẩm định sẽ được lưu trữ như sau:
- Đối với tổ chuyên môn: Thẩm định và lưu toàn bộ đề kiểm tra định kì các môn học của giáo viên trong tổ, sắp xếp theo thứ tự từng giai đoạn kiểm tra và lưu tại hồ sơ tổ chuyên môn.
- Đối với nhà trường: Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp, kết nối đề kiểm tra định kì tất cả các môn học của các khối và lưu theo đợt: bằng văn bản có chữ kí, đóng dấu (cuối năm đóng thành tập) và lưu trong ổ đĩa mềm. 
5. Minh chứng kèm theo giải pháp
Từ những kinh nghiệm “Nâng cao công tác chỉ đạo đội ngũ giáo viên ra đề kiểm tra định kì theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT”, đội ngũ giáo viên trong đơn vị đã có chuyển biến rõ rệt về chất lượng chuyên môn nói chung và công tác ra đề kiểm tra nói riêng. Cụ thể : 
- Về tổ chức triển khai tập huấn tại đơn vị :
Năm học
Số lần 
tập huấn
Thời gian 
tập huấn
Số lượng CBQL, GV tham gia
Ghi chú
2016 - 2017
02
15/9/2016
40
Ra đề kiểm tra theo TT22/2016/BGD ĐT
31/11/2016
40
2017 - 2018
02
23/10/2017
35
07/02/2018
09
(cấp tổ)
2018 - 2019
03
19/10/2018
30
Ra đề theo TT22 trên phần mềm SmartTest
07/12/2018
33
12/4/2019
38
- Về chất lượng đề của đội ngũ giáo viên :
TS
GV
(1)
TSGV thực hiện ra đề KTĐK các môn đánh giá bằng điểm số
(2)
Số giáo viên
thực hiện các yêu cầu trong ra đề kiểm tra định kì
Đảm bảo mức độ, tỉ lệ (3)
Lập được ma trận, thể hiện rõ số câu, số điểm
(4)
Khai thác tốt phần mềm ra đề, ứng dụng CNTT thành thạo
(5)
Xác định chưa đúng mức độ các câu hỏi
(6)
Lúng túng trong lập ma trận, ứng dụng CNTT
(7)
39
30
25
83,3%
18
60,0%
23
76,7%
05
17,7%
07
23,3%
Ghi chú: Cột (4) – Lập ma trận đề chỉ tính các tổ trưởng, tổ phó và những giáo viên dạy các môn năng khiếu, tự chọn.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo
Tiếp tục phát huy tốt vai trò của tổ tư vấn, thực sự họ là cánh tay nối dài cùng chuyên môn nhà trường tư vấn, hỗ trợ giáo viên xây dựng có chất lượng đề kiểm tra các môn học phù hợp với từng giai đoạn học tập của học sinh. 
Tiếp tục phối hợp với các tổ chuyên môn làm tốt công tác duyệt đề và lưu trữ ngân hàng đề.
7. Đề xuất, kiến nghị (Không)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Thanh Huyền
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
Đinh Thị Minh Phượng
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docBC giai phap công tác quản lí (Phương).doc
  • docBB hop xét BC giải pháp.doc
  • docTờ trình.doc