Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trang thiết bị phục dạy học, cơ sở vật chất nhà trường

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trang thiết bị phục dạy học, cơ sở vật chất nhà trường

Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.

 Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và phổ biến sâu rộng các chủ trương kế hoạch của nhà trường đến toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh trong lớp mình chủ nhiêm. Phản ánh kịp thời những thắc mắc của học sinh và cha mẹ học sinh và của nhân dân về lãnh đạo nhà trường để kịp thời giải quyết.

Công đoàn, đoàn thanh niên, đội niên có nhiệm vụ giúp nhà trường làm tốt công tác công tác vận động, tuyên truyền truyền đến cha mẹ học học sinh, nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trong xã hội.

 

doc 7 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1123Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trang thiết bị phục dạy học, cơ sở vật chất nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Nguyễn Thị Ngọc Anh                      Năm sinh: 1976
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cơ sở vật chất, phụ trách 02 tổ chuyên môn
	- Đơn vị công tác: Trường THCS Buôn Trấp
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số giải pháp làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng trang thiết bị phục dạy học, cơ sở vật chất nhà trường
	2. Nêu thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
Trường được thành lập từ năm 1997 toàn trường có 17 CBVC, 12 lớp học với 481 học sinh, qua quá trình hình thành và phát triển dến năm 2011 trường được công nhận là trường chuẩn Quốc gia giai đoạn I. Từ khi thành lập nhà trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm đầu tư về xây dựng cơ sở vật chất và các trang thiết bị dạy học của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương và Phòng giáo dục đào tạo đáp ứng tương đối đầy đủ cho nhu cầu dạy và học của nhà trường và trường luôn đi đầu về chất lượng giáo dục của huyện nhà.
Dù nhà trường đã nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cấp lãnh đạo, cùng với sự cố gắng nỗ lực của nhà trường hàng năm đã bổ sung các thiết bị dạy học tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy học của nhà trường cũng như sự phát triển của xã hội., cho đến năm 2015 nhà trường có 4 máy chiếu di động được cấp từ những năm 2000 đã xuống cấp, đèn chiếu mờ hiệu quả hoạt động không cao, các phòng học chưa được kết nối mạng Internet nên rất khó khăn trong quá trình giảng dạy cũng như cập nhật thông tin của giáo viên
Để nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, nhà trường đã quyết định thành lập ban vận động xã hội hóa giáo dục để nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị dạy học của nhà trường.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
a.Yếu tố khách quan.
Trường THCS Buôn Trấp đóng trên địa bàn Thị trấn Buôn Trấp, là trung tâm văn hóa, chính trị của huyện Krông Ana. Đời sống kinh tế của nhân dân tương đối ổn định, trình độ dân trí cao. Đây cũng là điều kiện khá thuận lợi cho các lĩnh vực hoạt động nói chung và sự phát triển giáo dục nói riêng. Nhà trường luôn nhân được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng uỷ, ủy ban nhân dân các cấp, phòng GD&ĐT Krông Ana và sự ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ học sinh, các đoàn thể, nhân dân địa phương về công tác xã hội hóa giáo dục.
Hơn nữa với tình hình xã hội ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ về công nghệ thông tin, vì thế nếu chỉ dạy học bằng phấn trắng, bảng đen, các tranh vẽ hay các đồ dùng dạy học tự làm sẽ đi lùi với thời đại. Nhu cầu bổ sung các trang thiết bị hiện đại như mạng Internet, Tivi thông minh, máy tính, máy chiếu là hết sức cần thiết và không thể thiếu đối với các trường học, đặc biệt đối với trường THCS Buôn Trấp thì việc phải bổ sung các trang thiết bị dạy học hiện đại lại càng trở nên cấp thiết hơn.
b.Yếu tố chủ quan.
Quy mô trường lớp khá đông, cơ sở vật chất đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nên vẫn còn khó khăn nhất định, điều kiện sinh hoạt, công tác, học tập của giáo viên và học sinh còn một số vấn đề bất cập, tuy vậy trường phải luôn mang trọng trách là "Lá cờ đầu" của huyện nhà về phong trào thi đua "Hai tốt". 
Từ năm học 2014 -2015 trường đã thực hiện đồng bộ cùng lúc 2 chương trình giáo dục: chương trình giáo dục hiện hành và chương trình trường học mới ( Vnen) đến năm 2016-2017 chương thực hiện 3 chương trình giáo dục: Chương trình hiện hành, chương trình trường học mới ( Vnen) và đề án ngoại ngoại ngữ 2020.
Với những yêu cầu cấp thiết về chương trình giảng dạy của nhà trường, chúng tôi nhận thấy cần phải bổ sung, nâng cấp các trang thiết bị dạy học hiện đại vì thế ban lãnh đạo nàh trường đã xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục trong việc mua sắm, bổ sung ti vi thông minh và máy tính, cơ sở vật chất phục vụ cho các phòng học theo mô hình trường học mới và đề án ngoại ngữ 2020.
	4. Các Giải pháp quản lý.
4.1. Các biện pháp thực hiện:
Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng trong công tác xã hội hóa, căn cứ thông tư, nghị định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các văn bản hướng dẫn của UBND huyện.
Thực hiện nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 1999 về việc ban hành quy chế tổ chức huy động và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của xã, thị trấn.
Thực hiện thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân.
Ban lãnh đạo nhà trường cùng ban đại diện  cha mẹ học sinh thống nhất chủ trương, xây dựng  kế hoạch công việc nêu rõ mục đích, đối tượng hưởng lợi, hình thức huy động tự nguyện, cách thức tổ chức thực hiện và dự  kiến sử dụng số tiền huy động được. (dự kiến mức chi cụ thể.)
Ban lãnh đạo nhà trường cùng ban đại diện  cha mẹ học sinh công khai  Kế hoạch để tranh  thủ  thêm sự  tham gia ý kiến của cán bộ, giáo viên, phụ huynh trong toàn trường.
Ban lãnh đạo nhà trường làm văn bản xin ý kiến của phòng UBND thị trấn Buôn Trấp về chủ trương và kế hoạch  huy động, quản lý kinh phí từ xã hội hóa. Trình Phòng GD&ĐT Krông Ana thẩm định và phê duyệt kế hoạch.
Sau khi được phê duyệt, Ban lãnh đạo nhà trường ra Quyết định thành lập Ban vận động xã hội hóa giáo dục. Trong đó: Trưởng ban là đ/c Hiệu trưởng; Phó trưởng ban là đ/c Trưởng  Ban đại cha mẹ học sinh cấp trường, phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất, nhân viên kế toán, giáo viên chủ nhiệm các lớp, đại diện hội cha mẹ học sinh mỗi lớp làm thành viên.
 Ban đại diện cha mẹ học sinh và nhà trường tổ chức thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia và chỉ đạo triển khai thực hiện ( có Quyết định và kế hoạch kèm theo)
4.2. Trách nhiệm của ban đại diện hội CMHS: 
+ Cùng ban lãnh đạo nhà trường thống nhất chủ trương xây dựng kế hoạch huy động.
+ Tuyên truyền trong nhân dân và các bậc cha mẹ học sinh để xin ý kiến góp ý.
+ Vận động huy động các nguồn đóng tài trợ, ủng hộ.
+ Cùng ban lãnh đạo nhà trường  xây dựng dự toán, quản lý việc sử dụng kinh phí, quyết toán kinh phí huy động được.
4.3. Trách nhiệm của ban lãnh đạo nhà trường:
+ Gửi kế hoạch đến các tổ chức cá nhân về việc vận động đóng góp tự nguyện nhằm tăng trưởng cơ sở vật chất của trường.
+ Lãnh đạo nhà trường chỉ đạo cho cán bộ, giáo viên phối hợp với phụ huynh các lớp, tuyên truyền cha mẹ học sinh và các nhà hảo tâm về chủ trương, kế hoạch và vận động ủng hộ;
+ Cùng Ban đại diện hội CMHS thống nhất chủ trương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí huy động.
+ Niêm yết công khai danh sách các tổ chức, cá nhân tự nguyện đóng góp trên trang thông tin điện tử của trường, bảng thông báo trong trường (được cập nhật kịp thời trong thời gian vận động đóng góp).
+ Lập thủ tục thu vào quỹ nhà trường số tiền thu được coi như ngân sách để quản lý theo dõi .
+ Nhà trường phối hợp với Ban đại diện hội CMHS quản lý việc sử dụng kinh phí, tiến hành các công việc để thực hiện mua sắm, tu sữa hoặc xây dựng theo kế hoạch và đảm bảo theo các quy định hiện hành trong lĩnh vực xây dựng, mua sắm. Báo cáo kết quả thực hiện cho UBND thị trấn Buôn Trấp, Phòng Giáo dục& Đào tạo huyện Krông Ana.
+ Nhà trường  và  Ban vận động có trách nhiệm công khai tài chính đối với các tổ chức, các nhân đã tham gia đóng góp tự nguyện; thông báo kết quả về các hạng mục mua sắm, xây dựng đã thực hiện được.
+ Tiến hành thủ tục nhập tài sản của đơn vị sau khi thực hiện xong.
4.3 Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
 Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm tuyên truyền, vận động và phổ biến sâu rộng các chủ trương kế hoạch của nhà trường đến toàn thể học sinh, phụ huynh học sinh trong lớp mình chủ nhiêm. Phản ánh kịp thời những thắc mắc của học sinh và cha mẹ học sinh và của nhân dân về lãnh đạo nhà trường để kịp thời giải quyết.
Công đoàn, đoàn thanh niên, đội niên có nhiệm vụ giúp nhà trường làm tốt công tác công tác vận động, tuyên truyền truyền đến cha mẹ học học sinh, nhân dân và các tổ chức, đoàn thể trong xã hội.
	5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
NĂM HỌC
CÁC TRANG THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯƠC MUA SẮM
SỐ LƯỢNG
TỔNG THU
TỔNG CHI
TỒN
2016-2017
 Smart Tivi
 05 cái
116,925,000
106,407,000
10,518,000
2017-2018
Smart Tivi
04 cái
70,800,000
76,780,000
4,538,000
2018-2019
68,300.000
0
68,300.000
*Diễn giải:
Số tiền còn lại của năm 2016-2017 và 2017- 2018 nhà trường dùng để sữa chữa những hư hỏng nhỏ của Tivi, máy tính trong năm học.
Số tiền huy động của năm học 2018 -2019 nhà trường dự định sẽ sơn sửa và nâng cấp một số phòng học đã xuống cấp nặng vào dịp hè 2019 ( Cụ thể 8 phòng).
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Nhà trường tiếp tục nghiên cứu các văn bản hướng dẫn để làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, tuyên truyền, vận động công tác xã hội hóa giáo dục.
Làm tốt công tác công khai , sử dụng đúng mục đích các nguồn thu từ xã hội hóa giáo dục.
Tiếp tục mua sắm bổ sung các trang thiết bị như ti vi thông minh, máy tính, máy chiếu để trang bị cho 08 phòng học còn lại chuẩn bị tốt mọi điều kiện cho chương trình giáo dục phổ thông thông tổng thể từ năm 2021.
7. Đề xuất, kiến nghị
Đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc xây dựng, bổ sung cơ sở vật chất cho nhà trường, đặc biệt đầu tư xây dựng cho nhà trường 5 phòng học chức năng dành cho các bộ môn theo đúng quy cách, đáp ứng được nhu cầu dạy học của nhà trường và sự phát triển chủa xã hội,chuẩn bị tốt mọi điều cho chương trình giáo dục phổ thông tổng thể từ năm 2021và xứng đáng là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2018- 2023.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Ngọc Anh
XÁC NHẬN CỦA UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_giai_phap ANH.doc