Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện lớp học tạo phong trào đọc sách.

Xây dựng thư viện và khai thác, sử dụng tốt thư viện với các hình thức: thư viện trường, thư viện lớp học, thư viện xanh. Phát huy hiệu quả công tác thư viện trường học, giới thiệu sách tạo thói quen đọc sách cho học sinh dân tộc thiểu số. Thư viện được trang bị nhiều sách, truyện, tranh phù hợp với lứa tuổi để thu hút học sinh đọc; Xây dựng “văn hóa đọc” trong nhà trường. Hàng tuần nhà trường thu hút lượng lớn học sinh đến thư viện đọc sách và mượn sách về nhà đọc. Nhờ vậy giúp các em phát triển kỹ năng đọc tốt hơn.

- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và đáp ứng điều kiện để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh dân tộc thiểu số.

Thường xuyên thăm lớp dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp, tháo gỡ những khó khăn cho việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

 

doc 5 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1201Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Võ Thị Lan           Năm sinh: 1969
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Cao đẳng sư phạm
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Phó Hiệu trưởng
	- Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
a. Thuận lợi
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng Giáo dục và Đào tạo, của chính quyền địa phương. 
Cơ sở vật chất tương đối khang trang, đầy đủ, 100% học sinh được học 
9 buổi/tuần
Cha mẹ học sinh ngày càng nâng cao nhận thức và quan tâm đến việc học của con em mình.
100% Cán bộ, giáo viên có trình độ đào tạo chuẩn trở lên trong đó có trên 80% trên chuẩn. Đa số Cán bộ quản lý, giáo viên tâm huyết, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm. 
b. Khó khăn.
Nhà trường có 2 điểm trường lẻ nằm cách trường chính 4-5 km. Có trên 38% học sinh dân tộc thiểu số. Chất lượng môn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường còn thấp. Học sinh chậm biết đọc, biết viết, đọc thiếu dấu thanh, viết sai nhiều lỗi chính tả. Vốn tiếng Việt còn nhiều hạn chế nên nhiều học sinh e dè, nhút nhát. Hầu hết giáo viên không biết nói tiếng dân tộc nên công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh và nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy học còn nhiều hạn chế. Đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học của các em còn nhiều hạn chế. Nhiều em phải nghỉ học ở nhà phụ giúp cha mẹ trông em, chăn nuôi, đi làm thuêKhông ít cha mẹ học sinh trông chờ, ỉ lại chính sách của nhà nước và khoán trắng cho nhà trường. Một bộ phận giáo viên còn hạn chế trong phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
 Trước khi đến trường đa số học sinh người dân tộc thiểu số sử dụng được tiếng Việt rất ít. Trong sinh hoạt gia đình, cộng đồng, nười dân các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ nên khi vào môi trường giáo dục phổ thông, tiếng Việt trở thành ngôn ngữ thứ hai của các em. Trong quá trình lên lớp, việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo của các em tâm lý rụt rè e sợ. Việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Vì vậy khó khăn của các em cũng chính là thách thức trách nhiệm của giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Trong quá trình học các em thiếu tập trung. Học trước quên sau. Việc hạn chế về nghe nói đọc viết của các em dẫn tới việc giao tiếp, nghe lệnh và tham gia vào hoạt động học chung của lớp gặp nhiều khó khăn.
Mặt khác đối với đội ngũ giáo viên làm công tác trực tiếp giảng dạy cũng sẽ gặp khó khăn trong việc truyền tải kiến thức . Giáo viên nói học sinh không nghe được hết tiếng Việt không hiểu được nội dung yêu cầu để thực hiện. Yêu cầu của chương trình về nội dung và kiến thức nhiều phân môn nên dẫn tới rất nhiều khó khăn trong chuyền tải kiến thức trọng tâm.
Nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số không chỉ góp phần khắc phục những hạn chế rào cản ngôn ngữ đối với học sinh, mà qua đó còn từng bước nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học. Tuy nhiên trên thực tế việc dạy và học tiếng Việt cho học sinh dân tộc vẫn còn nhiều khó khăn. Tìm ra giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số là mong muốn của nhà trường và giáo viên có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
	4. Giải pháp công tác.
- Công tác chỉ đạo, tập huấn, hướng dẫn nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đã được nhà trường chỉ đạo nhiều năm qua với quán triệt các văn bản chỉ đạo của Bộ GD&ĐT và các cấp như quyết định số 1008/QĐ-TTg, ngày 02 tháng 06 năm 2016 của thủ tướng chính phủ, về tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Quyết định số 2805/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án”Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 .
Quyết định số 3492/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2017 của UBND huyện về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án”Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn huyện Krông Ana, 
- Chủ động linh hoạt thực hiện hiệu quả chương trình kế hoạch dạy học , xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh, bồi dưỡng học sinh.
Xây dựng và thực hiện kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày, trong đó xác định nội dung, chương trình dạy buổi thứ hai, tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh còn hạn chế môn tiếng Việt, bồi dưỡng kiến thức nâng cao cho học sinh có năng khiếu môn tiếng Việt. Nhà trường giao quyền cho giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học, điều chỉnh tích hợp hoặc tăng thời lượng môn tiếng việt.
Chỉ đạo giáo viên rà soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa tiếng Việt, tài liệu học tập đề xuất tổ chuyên môn chủ động, linh hoạt điều chỉnh, lược bớt những nội dung trùng lặp cho phù hợp với học sinh dân tộc thiểu số  nhưng vẫn đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh.
Thực hiện tốt việc đánh giá học sinh theo TT22/2016(chú trọng đánh giá thường xuyên bằng nhận xét qua đó giúp học sinh thấy điểm mạnh để phát huy, thấy lỗi, cách sửa và sửa kịp thời.
- Xây dựng môi trường giao tiếp tiếng Việt, trang trí khuôn viên lớp học.
Môi trường ngôn ngữ tiếng Việt có vai trò đặc biệt quan trọng. Thực hiện việc xây dựng môi trường ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số học tiếng Việt bằng nhiều hình thức:
Trang trí lớp học với các câu chữ, danh ngôn tiếng Việt phù hợp với học sinh từng khối lớp . Xây dựng cảnh quan sư phạm xanh – sạch – đẹp với những khẩu hiệu có hình dáng, màu sắc bắt mắt ở những vị trí dễ thấy, dễ đọc. Hướng dẫn học sinh đọc trong các giờ ra chơi hoặc các buổi hoạt động ngoại khóa. 
Tổ chức giao lưu tiếng Việt cho học sinh dân tộc giữa các em trong lớp, giữa các lớp trong khối. Giao lưu toàn trường. Tham gia giao lưu “Tiếng Việt của chúng em”cho học sinh dân tộc thiểu số.
Dạy tiếng Việt trong tất cả các môn học: Các kỹ năng nghe , nói, đọc, viết đều được giáo viên hướng dẫn, chỉnh sửa cho các em như trong môn tiếng Việt. Sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh tăng cường tiếng Việt, tranh ảnh dạy học các bộ môn khác nhằm khai thác kỹ năng sử dụng tiếng Việt. 
Bên cạnh thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh trong các môn học, việc tổ chức dạy học môn tiếng Ê đê cho học sinh dân tộc thiểu số trong nhà trường cũng rất quan trọng. Học tiếng mẹ đẻ không chỉ giúp học sinh biết giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của dân tộc mình mà còn giúp các em có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có nhiều học sinh dân tộc tham gia như trò chơi dân gian, rung chuông vàng, ngày hội thiếu nhi vui khỏe, văn nghệ, thể dục, thể thaoQua đó giúp các em nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng Việt, tạo môi trường thân thiện giữa các học sinh dân tộc với nhau.
- Xây dựng thư viện thân thiện, thư viện xanh, thư viện lớp học tạo phong trào đọc sách.
Xây dựng thư viện và khai thác, sử dụng tốt thư viện với các hình thức: thư viện trường, thư viện lớp học, thư viện xanh. Phát huy hiệu quả công tác thư viện trường học, giới thiệu sách tạo thói quen đọc sách cho học sinh dân tộc thiểu số. Thư viện được trang bị nhiều sách, truyện, tranh phù hợp với lứa tuổi để thu hút học sinh đọc; Xây dựng “văn hóa đọc” trong nhà trường. Hàng tuần nhà trường thu hút lượng lớn học sinh đến thư viện đọc sách và mượn sách về nhà đọc. Nhờ vậy giúp các em phát triển kỹ năng đọc tốt hơn.
- Nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và đáp ứng điều kiện để dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, bồi dưỡng tiếng dân tộc cho giáo viên dạy học sinh dân tộc thiểu số.
Thường xuyên thăm lớp dự giờ, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp, tháo gỡ những khó khăn cho việc dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. 
Đối với giáo viên dạy trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số cần tự mình học hỏi để biết thêm nghe nói tiếng dân tộc. 
5. Minh chứng kèm theo giải pháp.
Tham gia cuộc thi Giao lưu “Tiếng Việt của chúng em dành cho học sinh dân tộc thiểu số” cấp huyện: đạt 2 giải nhì, 1 giải ba, 3 giải khuyến khích và đạt giải ba toàn đoàn.
Chất lượng môn tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số năm sau cao hơn năm trước.
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo.
Qua thực hiện giải pháp tôi thấy đây là một trong những yêu cần trong công tác quản lý. Tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa những nhiệm vụ này trong những năm học tiếp theo góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn tiếng Việt trong nhà trường.
Tiếp tục tăng cường công tác quản lý giáo dục dân tộc và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường theo tinh thần Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới”.
Phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ trước khi vào lớp 1. Quan tâm đến con em mình, phối hợp chặt chẽ với giáo viên, nhà trường để có những điều chỉnh kịp thời trong phương pháp giáo dục và dạy học.
7. Đề xuất, kiến nghị
* Đối với các cấp chính quyền địa phương: 
Cần củng cố, phát huy những chính sách cho người đồng bào dân tộc thiểu số. Bổ sung và điều chỉnh và có những chính sách mới hỗ trợ cho người đồng bào dân tộc thiểu số.
*Đối với nhà trường:
Làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa, tăng cường tham mưu các cấp để xây dựng cơ cở vật chất, mua sắm đồ dùng dạy học, tạo sân chơi bãi tập tốt hơn.
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Võ Thị Lan
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docVõ Thị Lan.BCGP.doc
  • docBiên bản báo cáo giai phap.doc