Bản mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê

Bản mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê

I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức.

 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng.

- Đọc- hiểu một văn bản tự sấnáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3.Thái độ .

- Giáo dục học sinh biết trân trọng và biết ơn những người đi trước đem lại nền độc lập cho dân tộc.

II - TRỌNG TÂM.

1. Kiến thức.

 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.

- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.

2. Kĩ năng.

- Đọc - hiểu một văn bản tự sấnáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.

- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.

3.Thái độ .

- Giáo dục học sinh biết trân trọng và biết ơn những người đi trước đem lại nền độc lập cho dân tộc.

- Tích hợp môi trường: Giáo dục học sinh lên án chiến tranh vì chiến tranh gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.

- Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh: Những tấm gương gạn dạ, mưu trí, sáng tạo và hi sinh vì Tổ quốc của TNXP trong kháng chiến chống Mĩ.

 

docx 12 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 679Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bản mô tả Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng nhận sáng kiến.
- Tính mới, tính sáng tạo: chuyển hóa các phương pháp dạy của thầy thành phương pháp học tập của trò nhằm phát huy tối đa các năng lực của học sinh trong quá trình dạy học văn bản nói riêng và môn Ngữ văn nói chung.
- Khả năng áp dụng, nhân rộng: có thể áp dụng được thường xuyên không chỉ cho các tiết dạy văn bản mà còn dùng cho cả dạy Tiếng Việt và Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9.
- Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp: phát huy được tối đa các năng lực của học sinh như: tự học, giải quyết tình huống có vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phát triển ngôn ngữ nói, cảm thụ thẩm mĩ; học sinh học tập tích cực, hứng thú, nắm chắc kiến thức, chủ động, tự tin, sáng tạo; giáo viên nói ít, chỉ là trọng tài hướng dẫn, tổ chức, đánh giá các hoạt động và chốt kiến thức; từ đó làm cho bộ môn Ngữ văn ngày càng được các em yêu thích.
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Thủy Nguyên, ngày 25 tháng 03 năm 2017
Người viết đơn
 Nguyễn Hồng Khanh
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm hình thành, phát triển các năng lực cho học sinh qua văn bản "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.
(Tiết 141+142, Ngữ văn 9, tập 2)
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: trong việc dạy học môn Ngữ văn ở THCS.
3. Tác giả: 
- Họ và tên: Nguyễn Hồng Khanh
- Ngày/tháng/năm sinh: 20/10/1977
- Chức vụ, đơn vị công tác: Tổ trưởng tổ Xã hội, trường THCS Lập Lễ
- Điện thoại: DĐ: 01205638925.
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
- Tên đơn vị: Trường THCS Lập Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng
- Địa chỉ: xã Lập Lễ - Thủy Nguyên - Hải Phòng
- Điện thoại: 0313875022
I - Mô tả giải pháp đã biết.
1.Ưu điểm.
- Hiện nay việc đổi mới phương pháp giảng dạy môn Ngữ văn ở cấp THCS nói chung và trường THCS Lập Lễ nói riêng đang được các cấp quản lí và giáo viên coi là khâu then chốt, tạo bước đột phá, nâng cao chất lượng bộ môn. 
- Đại đa số giáo viên giảng dạy bộ môn đã, đang áp dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống và mới như: đàm thoại, thuyết trình, bình giảng, nghiên cứu, hoạt động nhóm, bàn tay nặn bột, bản đồ tư duy ... bước đầu đạt được hiệu quả nhất định.
- Việc đổi mới phương pháp kết hợp ứng dụng CNTT đã trở thành một nhiệm vụ bắt buộc để nâng cao tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên, từ đó thúc đẩy chất lượng bộ môn ngày càng được cải thiện.
- Ban giám hiệu nhà trường cùng Tổ chuyên môn đã lên kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm để thực hiện các chuyên đề đổi mới phương pháp, cùng với đó là các cuộc Hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn ở Cụm và do Phòng giáo dục tổ chức đã tạo được sân chơi chuyên môn bổ ích, thiết thực cho giáo viên.
2. Hạn chế.
- Còn một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa có nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp, ứng dụng CNTT; vẫn bảo thủ, chủ yếu sử dụng hình thức hỏi - đáp; áp dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới lúng túng, hình thức, gò ép; không phát huy được các năng lực của học sinh, không đạt mục tiêu của tiết dạy và bộ môn.
- Khả năng tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo của một bộ phận giáo viên khá hạn chế, không dám nghĩ, dám làm.
- Thiết kế chương trình của Sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay còn nhiều bất cập, gây ra những khó khăn không nhỏ để thực hiện các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới.
II - Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến.
II.0. Nội dung giải pháp.
Để phát triển các năng lực cơ bản cho học sinh trong một giờ giảng văn, đòi hỏi người giáo viên phải sử dụng, kết hợp thật hài hòa, tinh tế, linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học, ứng dụng CNTT, tích hợp liên môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, Tin học(nếu có). Hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và các giờ dạy văn bản nói riêng đang được đặt ra rất cấp bách, đòi hỏi nỗ lực từ nhiều phía, đặc biệt là người giáo viên trực tiếp đứng lớp. 
Để đạt được mục tiêu bài dạy, phát triển tối đa các năng lực của học sinh, ngoài việc sử dụng các phương pháp, kĩ thuật đặc trưng của môn Ngữ văn, của tiết dạy học văn bản, tôi đã áp dụng một vài phương pháp mới như: phương pháp tự nghiên cứu của học sinh, phương pháp thuyết trình của cá nhân học sinh trước tập thể lớp, đặc biệt sử dụng phương pháp dạy học theo dự án, đàm thoại, hoạt động nhóm cho học sinh (dùng hệ thống câu hỏi để trao đổi, hỏi - đáp, chất vấn giữa học sinh với học sinh) khi tìm hiểu văn bản. Đây là việc làm không mới song để thực hiện tốt, có hiệu quả thì không phải đơn giản. 
Sau đây, tôi xin được mô tả cách thức tiến hành bài dạy văn bản "Những ngôi sao xa xôi" bằng bảng dưới đây:
CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
THẦY
TRÒ
1. Chuẩn bị
- Đọc kĩ các tư liệu, tài liệu liên quan trọng nhất liên quan đến bài dạy.
- Sưu tầm tranh ảnh, phim tư liệu, bài hát phục vụ cho bài dạy
- Vạch ra các phương pháp, kĩ thuật dạy học sẽ áp dụng trong từng hoạt động trên lớp.
- Soạn giáo án điện tử, ứng dụng CNTT cho phù hợp với nội dung bài dạy và thời gian cho phép.
- Giao việc cụ thể cho học trò và kiểm tra sự chuẩn bị theo đúng qui định về dung lượng, thời gian, độ chính xác của các thông tin.
*Dùng phương pháp tự nghiên cứu, hoạt động nhóm.
- Đọc kĩ văn bản, soạn bài theo Vở bài tập.
- Chuẩn bị thêm:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đức (9A3), Yến (9A4)
- Phân tích diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom:
+ 9A3: Phượng(nhóm trưởng), Phú, Phương, Chi: làm ra giấy khổ A0
+ 9A4: Thanh(nhóm trưởng), Khang, Vũ, Long: làm ra Usb và thuyết trình.
- Sưu tầm tranh ảnh, phim, nhạc, thơ, văn viết về thế hệ trẻ, đặc biệt các TNXP thời chống Mĩ, kết thúc là cả lớp hát bài "Cô gái mở đường"
(ka-ra-ô-kê)
+ 9A3: Lý
+ 9A4: Vân Anh
2. Khởi động
- Giáo viên cho Hs xem và nghe một đoạn clip bài hát "Cô gái mở đường".
H: Hình tượng trung tâm bài hát ca ngợi ai?
- Những cô gái mở đường thời chống Mĩ.
- Gv từ đó giới thiệu vào bài học.
- Lắng nghe, nhận biết
- Trả lời cá nhân
3.Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Quan sát, đánh giá phần thuyết trình của học sinh và chốt kiến thức cơ bản.
*Dùng phương pháp thuyết trình:
- Học sinh cử đại diện lên thuyết trình kết hợp sử dụng màn hình điện tử để minh họa => phát triển năng lực tự học, xử lí tình huống, giao tiếp, sử dụng CNTT ...
4. Đọc, tóm tắt văn bản
- Hướng dẫn và đọc, tóm tắt.
- Đọc một đoạn và tóm tắt => phát triển ngôn ngữ nói, kĩ năng tóm tắt, giao tiếp ...
5. Hình thành kiến thức.
- Sử dụng các phương pháp vấn đáp, phân tích, giảng bình, hoạt động nhóm, dạy học theo dự án, sơ đồ tư duy với các kĩ thuật động não, khăn phủ bàn ...
- Sử dụng phim tài liệu "Ngã ba Đồng Lộc", các tranh ảnh trợ giúp.
* Dùng các phương pháp: tự nghiên cứu, dự án, hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình cùng các kĩ thuật động não, khăn phủ bàn ... => phát triển các năng lực: sử dụng CNTT, giao tiếp, hợp tác, xử lí tình huống, đoc – hiểu, cảm thụ thẩm mĩ, ngôn ngữ nói, tư duy hình tượng, sáng tạo ...
6. Đánh giá, tổng kết.
- Giáo viên yêu cầu học sinh khái quát nội dung, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Gv đưa ra Sơ đồ tư duy, yêu cầu Hs thuyết trình thành một đoạn văn nói hoàn chỉnh.
*Sử dụng phương pháp thuyết trình là chính.
- Khái quát nội dung, ý nghĩa và những đặc sắc nghệ thuật của văn bản.
- Hs thuyết trình => phát triển năng năng lực khái quát, tổng hợp, giao tiếp, ngôn ngữ nói ...
7. Luyện tập, vận dụng.
- Giáo viên cho học sinh hoạt động cá nhân, làm hai bài tập(xem giáo án).
- Thầy và trò cùng hát vang bài "Cô gái mở đường".
* Sử dụng phương pháp thuyết trình => phát triển các năng lực tự học, sưu tầm tư liệu, sử dụng CNTT, giáo tiếp, ngôn ngữ nói ...
8. Tìm tòi, mở rộng
- Giáo viên giáo cho Hs về nhà sưu tầm thêm ít nhất một sáng tác của Lê Minh Khuê viết thời chống Mĩ và nêu cảm nhận.
- Hs về nhà thực hiện theo yêu cầu của giáo viên => phát triển năng lực tự học, sưu tầm tư liệu, sử dụng CNTT ...
*Lưu ý: Mọi hoạt động được thể hiện cụ thể trong giáo án minh họa. Trên đây chỉ là những định hướng cơ bản nhất.
II.1. Tính mới, tính sáng tạo.
- Trước đây trong các giờ dạy học Ngữ văn, đặc biệt là các tiết văn bản, giáo viên chủ yếu dùng phương pháp đàm thoại(hỏi-đáp) và thuyết trình để giảng bài nên dẫn tới tình trạng nói rất nhiều, nói hết phần học sinh, học sinh không được trình bày ý kiến, chủ yếu ngồi nghe một cách thụ động, nhàm chán. Đàm thoại, thuyết trình và tự nghiên cứu vốn là những phương pháp truyền thống của thầy nay chuyển thành phương pháp học tập của trò, kết hợp dạy học theo dự án, hoạt động nhóm, sử dụng tối đa lợi ích CNTT đã phát triển các năng lực, phát huy tốt tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học văn bản nói riêng và môn Ngữ văn nói chung. Đặc biệt sự
II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng.
- Phương pháp này có thể áp dụng được thường xuyên không chỉ cho các tiết dạy văn bản mà còn dùng cho cả dạy Tiếng Việt và Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9, dành cho các đối tượng học sinh ở các trường học cấp THCS.
II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được khi áp dụng giải pháp.
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu, đàm thoại, thuyết trình kết hợp hoạt động nhóm đã phát triển được các năng lực của học sinh như: tự học, sử dụng CNTT, giải quyết tình huống có vấn đề, giao tiếp, hợp tác, phát triển ngôn ngữ nói, cảm thụ thẩm mĩ ... Học sinh học tập tích cực, hứng thú, nắm chắc kiến thức; giáo viên nói ít, chỉ là trọng tài hướng dẫn, tổ chức các hoạt động và chốt kiến thức; từ đó làm cho các tiết dạy Ngữ văn trở nên nhẹ nhàng hơn, gần gũi với các em hơn, góp phần làm cho bộ môn Ngữ văn ngày càng được các em yêu thích.
- Việc áp dụng các phương pháp trên không hề tốn kém về kinh tế và có những hiệu ứng tích cực về tinh thần, thái độ học tập của học sinh cũng như thay đổi quan niệm của đại bộ phận phụ huynh hiện nay về môn Ngữ văn.
- Giờ dạy này tôi đã đăng kí dạy tốt, được các đ/c trong BGH, các đ/c Tổ Xã hội dự giờ ngợi khen, đánh giá đạt loại Giỏi(19đ).
 CƠ QUAN ĐƠN VỊ 
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Thủy Nguyên, ngày 25 tháng 03 năm 2017
Người viết sáng kiến
 Nguyễn Hồng Khanh
PHỤ LỤC
GIÁO ÁN MINH HỌA 
- Tuần 29 Từ 20/03 đến 25/03/2017
NGÀY SOẠN
NGÀY DẠY
LỚP
TIẾN ĐỘ CT
15/03/2017
20/03/2017
9A3
Đúng
21/03/2017
9A4 
TIẾT 141, 142: VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 ( Lê Minh Khuê)
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức.
 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng.
- Đọc- hiểu một văn bản tự sấnáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3.Thái độ .
- Giáo dục học sinh biết trân trọng và biết ơn những người đi trước đem lại nền độc lập cho dân tộc.
II - TRỌNG TÂM.
1. Kiến thức.
 - Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sống chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện.
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ kể hấp dẫn.
2. Kĩ năng.
- Đọc - hiểu một văn bản tự sấnáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng tôi.
- Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm.
3.Thái độ .
- Giáo dục học sinh biết trân trọng và biết ơn những người đi trước đem lại nền độc lập cho dân tộc.
- Tích hợp môi trường: Giáo dục học sinh lên án chiến tranh vì chiến tranh gây hậu quả nghiêm trọng đến môi trường sống của con người.
- Lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh: Những tấm gương gạn dạ, mưu trí, sáng tạo và hi sinh vì Tổ quốc của TNXP trong kháng chiến chống Mĩ.
4. Hình thành và phát triển một số năng lực cho HS.
a. Năng lực chung.
- Sử dụng CNTT
- Giao tiếp.
- Hợp tác
- Tự học.
- Giải quyết tình hống có vấn đề.
- Xử lí thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt.
- Đọc - hiểu văn bản.
- Cảm thụ thẩm mĩ.
- Phát triển ngôn ngữ nói.
- Tư duy hình tượng.
III - CHUẨN BỊ .
1. Thầy.
- Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh, clip minh họa.
- Các phương pháp, kĩ thuật dạy học.
2. Trò.
* Đọc, soạn bài theo VBT và sự hướng dẫn thêm của GV như sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Đức (9A3), Yến (9A4)
- Phân tích diễn biến tâm trang Phương Định trong một lần phá bom:
+ 9A3: Phượng(nhóm trưởng), Phú, Phương, Chi: làm ra giấy khổ A0
+ 9A4: Thanh(nhóm trưởng), Khang, Vũ, Long: làm ra Usb và thuyết trình.
- Sưu tầm tranh ảnh, phim, nhạc, thơ, văn viết về thế hệ trẻ, đặc biệt các TNXP thời chống Mĩ, kết thúc là cả lớp hát bài "Cô gái mở đường"(ka-ra-ô-kê)
+ 9A3: Lý
+ 9A4: Vân Anh
IV - TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC. 
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số của lớp.
2. Kiểm tra bài cũ(5 phút)
H: Những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn "Bến quê"?
- HS trình bày, Gv nhận xét, cho điểm.
3. Tổ chức dạy và học bài mới.
* HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động.
- Thời gian: 4 phút.
- Phương pháp: vấn đáp, gợi mở.
- Kĩ thuật: động não. 
HOẠT ĐỘNG
 CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
 CỦA TRÒ
CHUẨN KT - KN 
CẦN ĐẠT
- Giáo viên cho Hs xem và nghe một đoạn clip bài hát "Cô gái mở đường".
H: Hình tượng trung tâm bài hát ca ngợi ai?
- Những cô gái mở đường thời chống Mĩ.
- Gv từ đó giới thiệu vào bài học.
- Lắng nghe, nhận biết
- Trả lời cá nhân
- Bước đầu xác định được hình tượng nhân vật sẽ tìm hiểu trong văn bản.
* HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức.
- Thời gian: 65 phút.
- Phương pháp: Vấn đáp, giới thiệu, thuyết trình, nhóm, dự án.
- Kĩ thuật: động não, tia chớp, khăn phủ bàn.
- Năng lực được phát triển: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, xử lí thông tin, sử dụng CNTT, tư duy sáng tạo, đọc - hiểu, cảm thụ thẩm mĩ.
HOẠT ĐỘNG
 CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG
 CỦA TRÒ
CHUẨN KT - KN 
CẦN ĐẠT
- GV hướng dẫn đọc: linh hoạt theo mạch cảm xúc và diễn biến câu chuyện, phân biệt được rõ lời kể với lời thoại, đặc biệt chú ý tạo sự căng thảng khi miêu tả Phương Định phá bom.
- Cho HS đọc 2 lần, GV nhận xét học sinh đọc.
- Gv cho Hs thuyết trình những hiểu biết của mình về tác giả, tác phẩm.
- GV chốt, ghi bảng, nhấn mạnh những ý trọng tâm.
Bổ sung lời giới thiệu của tác giả( xem PowerPoint)
- Gv cho Hs tóm tắt truyện, xác định PTBĐ, ngôi kể và tác dụng.
- 2 HS đọc bài.
- Hs kết hợp Usb để trình bày phần đã chuẩn bị ở nhà về tác giả, tác phẩm. 
- Nhận xét, bổ sung về phong cách và nội dung
- Hs trả lời cá nhân
I. ĐỌC - CHÚ THÍCH.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a/ Tác giả.
- Sinh năm 1949, quê ở Thanh Hoá.
- Có sở trường viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo đặc biệt là nhân vật nữ.
b/ Tác phẩm.
- Hoàn cảnh ra đời: viết năm 1971...
- Thể loại truyện ngắn.
- Đề tài: Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong.
- Nhân vật chính - người kể chuyện: Phương Định.
- Tóm tắt văn bản.
H: Em hiểu gì về con đường Trường Sơn thời chống Mĩ?
- Gv nhận xét và giới thiệu thêm một số thông tin, con số về đường Trương Sơn huyền thoại(trình chiếu PowerPoint)
- Chuyển ý vào nội dung 1.
H: Tìm những chi tiết kể về hoàn cảnh sống, chiến đấu và công việc của ba cô TNXP?
H: Em có nhận xét gì về hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái?
- Gv nhận xét, bình.
- Gv cho hs xem một đoạn clip phim "Ngã ba Đồng Lộc".
* Tích hợp môi trường: H: Cuộc chiến tranh của đế quốc Mĩ đã gây ra những hậu quả về người, của và môi trường ra sao? Suy nghĩ, hành động của bản thân?
- Gv nhận xét, chuyển ý.
* Thảo luận cặp đôi(3 phút): Ba cô gái có những nét đẹp chung nào?
- GV nhận xét, bổ sung: Đó là những phẩm chất tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ.
- Gv chuyển ý
H: Chị Thao có điểm gì nổi bật?
H: Nét ấn tượng nhất ở Nho là gì?
- Gv chuyển ý.
H: Phương Định giới thiệu về nguồn gốc xuất thân và ngoại hình mình ra sao? Nhận xét cách gới thiệu của nhân vật?
- Gv nhận xét, bổ sung
H: Phẩm chất, tính cách của Phương Định được thể hiện ở những hoàn cảnh nào?
H: Phương Định có những sở thích nào? Thể hiện điều gì?
H: So với các cô gái trong đơn vị, đứng trước các anh bộ đội Phương Định có biểu hiện gì?
H: Qua tất cả các chi tiết trên em thấy trong cuộc sống đời thườn Phương Định là người như thế nào?
* Dạy học theo dự án: Yêu cầu nhóm học sinh lên trình bày phần phân tích diễn biến tâm trang Phương Định trong một lần phá bom.
* Gv cho Hs cả lớp cùng thảo luận nhóm theo bàn(5 phút) về câu hỏi: Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? Tác dụng? 
- Gv đưa ra thêm câu hỏi: Vì sao lúc chờ bom nổ, tác giả lại miêu tả tiếng kim đồng hồ tích tắc?
- Gv nhận xét nhóm trình bày và các bạn khác.
- Gv đánh giá, kết luận, chốt, bình (xem trên PowerPoint)
H: Tình cảm của Phương Định với đồng đội được thể hiện ra sao?
H: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định?
- Chốt bằng sơ đồ tư duy(xem trên PowerPoint)
H: Qua nhân vật này em hiểu như thế nào về tuổi trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mĩ?
- Gv đánh giá, liên hệ, mở rộng với một vài tác phẩm khác.
H. Em hiểu gì về nhà văn qua tác phẩm của bà?
H. Học xong văn bản , cảm nhận được những vẻ đẹp của một thế hệ anh hùng thời máu lửa em thấy thế hệ trẻ chúng ta ngày nay cần phải làm gì để tiếp bước truyền thống cao đẹp?
- Gv bình, chốt.
- Trả lời cá nhân
- Quan sát, lắng nghe.
- Tìm, phát hiện cá nhân
- Suy nghĩ, nhận xét cá nhân
- Quan sát, nhận biết, suy nghĩ.
- Nêu suy nghĩ, quan điểm cá nhân.
- Thảo luận theo cặp và trình bày.
(ít nhất 2 nhóm có ý kiến)
- Suy nghĩ, tìm tòi
- Trả lời cá nhân
- Trả lời cá nhân
- Phát hiện, tìm chi tiết, đánh giá.
TIẾT 2
- Phát hiện
- Đọc lại đoạn tự thuật - hồi tưởng của nhân vật Phương Định
- Phát hiện
- HS bình giá 
* Cả nhóm lên bảng, một em đại diện trình bày kết quả bằng Usb.
- Hs ở dưới nhận xét, bổ sung và đưa ra các câu hỏi:
H: Điều gì khiến Phương Định can đảm, dũng cảm, không sợ hi sinh như vậy?
H: Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? Tác dụng?
* Nhóm Hs hội ý, trả lời các câu hỏi của bạn. Riêng câu hỏi về Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của tác giả? Tác dụng? xin được thảo luận với nhau trong 5 phút. Xong, một đại diện trình bày, các bạn nhận xét, bổ sung.
- Hs trả lời cá nhân
- Phát hiện, đánh giá
- Phát biểu cảm nhận.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Trả lời cá nhân
- Nêu cảm nhận
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Hoàn cảnh sống và công việc của các nữ thanh niên xung phong trong tổ trinh sát mặt đường.
- Nơi ở: trong một cái hang, dưới chân một cao điểm, là trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc.
- Công việc: phá bom, lấp đường.
=> Khó khăn, gian khổ, ác liệt, nguy hiểm. 
=> Chiến tranh tàn khốc, gây ra những hậu quả nặng nề về người, của và môi trường sinh thái.
2. Vẻ đẹp của các cô thanh niên xung phong.
a. Vẻ đẹp chung.
- Đều là những cô gái trẻ, cólí tưởng sống tốt đẹp, có lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm cao đối với nhiệm vụ,tình đồng đội gắn bó, thân thiết; mơ mộng, lãng mạn, lạc quan.
2. Điểm riêng.
a. Chị Thao:
- Lớn tuổi nhất, từng trải, cương quyết, táo bạo song sợ máu và vắt.
b. Nho: 
- Nhỏ nhắn, xinh cắn, đáng yêu, rất gan góc,.
c. Nhân vật Phương Định.
* Nguồn gốc xuất thân:
- Con gái Hà Nội
* Ngoại hình: 
- Xinh đẹp, hấp dẫn.
* Tính cách, phẩm chất:
- Trẻ trung, hồn nhiên, trong sáng, lãng mạn, mơ mộng.
- Kín đáo, sâu sắc, có chút "kiêu" đầy nữ tính.
- Trong khi làm nhiệm vụ:
+ Khi đến gần quả bom
+ Khi đào đất, đặt mìn
+ Lúc chờ bom nổ
=> Gan dạ, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao.
- Với đồng đội: quan tâm, chăm sóc, yêu thương như chị em.
=> Là người có lí tưởng sống cao đẹp, giàu lòng yêu nước, tâm hồn trong sáng, phong phú.
=> Hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống Mĩ.
H: Khái quát chủ đề, tư tưởng và nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm?
- Gv kết luận, dùng Sơ đồ tư duy(xem PowerPoint)
- Gv nhận xét, đánh giá
- Trả lời cá nhân.
- Hs sẽ thuyết trình sơ đồ bằng một đoạn văn hoàn chỉnh.
III - TỔNG KẾT.
1. Nội dung.
- Cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ. hi sinh và vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của 

Tài liệu đính kèm:

  • docxban_mo_ta_sang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_day_hoc.docx