SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4

SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4

Tạo hứng thú, niềm yêu thích học tập cho học sinh

Tôi luôn có một niềm tin rất rõ ràng rằng: nếu một công việc được làm với niềm yêu thích, sự hứng thú thì chắc chắn kết quả của công việc đó sẽ tốt hơn rất nhiều. Chính vì thế, truyền cho học sinh niềm say mê, yêu thích môn học với tôi là một yếu tố rất quan trọng để dạy học thành công.

Lịch sử lớp 4 là điểm xuất phát của chặng đường tiếp thu lĩnh hội các kiến thức lịch sử của học sinh. Các em học sinh lớp 4 như những trang giấy trắng và người giáo viên hoàn toàn nắm trong tay việc tô điểm lên các màu sắc theo ý mình. Đó cũng chính là một lí do môn học này gây cho tôi nhiều hứng thú.

Ngay từ đầu năm học, trong bài học đầu tiên, giáo viên cần cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa của việc học môn Lịch sử.

 

doc 20 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4172Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Lịch sử lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì thế chất lượng dạy và học lịch sử của học sinh lớp 4 thời gian qua vẫn chưa cao, số lượng học sinh yêu thích môn học này không nhiều, kiến thức lịch sử của nhiều học sinh còn mơ hồ.
	Thêm vào đó đặc trưng của môn Lịch sử là cung cấp kiến thức về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử nên dễ gây nhàm chán. Và để khai thác tốt được nội dung bài học đòi hỏi kiến thức của giáo viên phải sâu và vững vàng. Tuy nhiên trên thực tế, giáo viên tiểu học chúng ta không được đào tạo chuyên sâu về lịch sử. Do đó khi giảng dạy lịch sử cho học sinh, chúng ta thường gặp nhiều khó khăn như không thực sự chủ động về kiến thức, chưa khai thác sâu được nội dung bài, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa các sự kiện lịch sử trong chương trình mà chỉ cung cấp kiến thức một cách rời rạc, khó tạo được hứng thú học tập cho học sinh,... 
	 Là một người yêu thích lịch sử và cũng trực tiếp giảng dạy bộ môn này, tôi thấy vô cùng trăn trở.
	3. Nội dung và hình thức của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp
	Giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát về toàn bộ môn học, định hướng cho học sinh phương pháp học tập tích cực ngay từ đầu năm và chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao chất lượng môn lịch sử lớp 4.
	b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
*Giải pháp 1: Nắm chắc nội dung, chương trình môn học
Lịch sử là một tiến trình, trong đó các sự kiện sau luôn có mối liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới các sự kiện đã diễn ra trước đó. Vì thế mà để học sinh hiểu rõ nội dung từng bài học, giáo viên cần nắm rõ nội dung chương trình cả năm học để có thể giúp học sinh liên kết các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử với các mốc thời gian tương ứng.
Nội dung chương trình môn Lịch sử lớp 4 cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản, thiết thực về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nửa đầu thế kỉ XIX, được chia thành 8 giai đoạn với 28 bài, được dạy mỗi tuần một bài theo phân phối chương trình. Cụ thể như sau:
Giai đoạn
Thời gian
Nội dung chính
Các bài trong SGK
Buổi đầu dựng nước và giữ nước
Khoảng năm 700 TCN đến năm 179 TCN
Sự ra đời của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc và những thành tựu chính của văn minh Văn Lang - Âu Lạc.
Bài 1: Nước Văn Lang.
Bài 2: Nước Âu lạc
2. Hơn một nghìn năm đấu tranh giành độc lập
Từ năm 179 TCN đến năm 938
Cuộc sống của nhân ta dưới ách thống trị, chính sách đồng hóa dân tộc của các triều đại phong kiến Trung Quốc và phong trào đấu tranh của nhân dân ta để giành độc lập, tự chủ.
Bài 3: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Bài 4: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (Năm 40)
Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
3. Buổi đầu độc lập
Từ năm 938 đến năm1009
Triều đại nhà Ngô, Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước; Lê Hoàn lên ngôi vua lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất (Năm 981).
Bài 7: Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 
Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất (Năm 981)
4. Nước Đại Việt thời Lý
Từ năm 1009 đến năm 1226
Vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long, đổi lại tên nước; sự phát triển của đạo phật; cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai.
Bài 9: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Bài 10: Chùa thời Lý. 
Bài 11: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (Năm 1075- 1077)
5. Nước Đại Việt thời Trần
Từ năm 1226 đến năm 1400
Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần; ba lần chiến thắng quân Mông Nguyên xâm lược; công cuộc xây dựng đất nước ở thời Trần (Việc đắp đê); sự suy tàn của nhà Trần và hoàn cảnh ra đời của nhà Hồ.
Bài 12: Nhà Trần thành lập.
Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê.
Bài 14: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên.
Bài 15: Nước ta cuối thời Trần
6. Nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê
Thế kỷ XV
Chiến thắng Chi Lăng; Việc tổ chức quản lý đất nước; Sự phát triển văn hoá và khoa học dưới thời Lê Sơ.
Bài 16: Chiến thắng Chi Lăng.
Bài 17: Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước.
Bài 18: - Nhà hậu Lê và việc tổ chức quản lý đất nước.
Bài 19: Văn học và khoa học thời hậu Lê.
7. Nước Đại Việt thế kỷ XVI- XVIII
Thế kỷ XVI- XVIII
Trịnh Nguyễn phân tranh; cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong; thành thị ở thế kỷ XVI – XVIII; nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long đại phá quân Thanh; Quang Trung với sự nghiệp xây dựng đất nước.
Bài 21: Trịnh Nguyễn phân tranh. 
Bài 22: Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong.
Bài 23: Thành thị ở thế kỷ XVI – XVII.
Bài 24:Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long (Năm 1786).
Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (Năm 1789).
Bài 26: Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung.
8. Buổi đầu thời Nguyễn
Từ năm 1802 đến năm 1858
Giới thiệu về Triều đại nhà Nguyễn và kinh thành Huế
Bài 27: Nhà Nguyễn thành lập.
Bài 28: Kinh Thành Huế
 	Ngoài ra trong chương trình môn học còn có các bài ôn tập được sắp xếp xen kẽ giữa các bài, cụ thể: 
Tuần
Tiết chương trình
Nội dung ôn tập
Tuần 8
6
- Từ bài 1 đến bài 5 học về hai giai đoạn LS: Buổi đầu dựng nước và giữ nước; Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập
 - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong hai thời kỳ này rồi thể hiện nó trên trục và băng thời gian
Tuần 17
15
- Hệ thống hoá các sự kiện, nhân vật lịch sử ở từng giai đoạn LS
- HS thấy được truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc ta
- Qua đó giáo dục các em lòng tự hào dân tộc
Tuần 33, Tuần 34
31, 32
- Hệ thống đươc quá trình phát triển của lịch sử nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ XIX.
- Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
-Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc
*Giải pháp 2: Liên kết chặt chẽ nội dung giữa các bài học
	Nội dung của chương trình lịch sử lớp 4 chỉ bao gồm các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong từng thời kì của quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Do đó đôi khi khoảng cách về thời gian giữa hai sự kiện được giới thiệu liên tiếp (trong hai bài học liền nhau) là rất xa. Điều này có thể gây khó khăn cho học sinh trong việc nắm kiến thức. Vì vậy ở mỗi đầu mỗi tiết học, người giáo viên cần là chiếc cầu nối, liên kết các sự kiện, làm cho dòng chảy lịch sử được liền mạch. Điều này sẽ giúp việc tiếp thu bài học của học sinh dễ dàng hơn.
	Ví dụ: Khi dạy bài Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo - Năm 938 (trước đó là bài Khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Năm 40), giáo viên có thể giới thiệu vào bài như sau : Sau khi Triệu Đà thôn tính được Âu Lạc (Năm 179 TCN) các triều đại phong kiến phương Bắc nối tiếp nhau đô hộ nước ta. Không cam chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị, nhân dân ta liên tục nổi dậy đánh đuổi quân đô hộ. Năm 40, Hai bà Trưng đã mở đầu bằng một cuộc khởi nghĩa vang dội, tiếp sau đó có các cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (năm 248), Lý Bí (năm 542), Triệu Quang Phục (năm 550), Mai Thúc Loan (năm 722), Phùng Hưng (khoảng năm 776), Khúc Thừa Dụ (năm 905), Dương Đình Nghệ (năm 931) nhưng đều chưa giành được thắng lợi hoàn toàn. Đến năm 938, với chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, chúng ta đã kết thúc hơn một nghìn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập hoàn toàn cho đất nước ta. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về trận chiến Bạch Đằng oanh liệt đó.
	Do vậy, ngoài nội dung chương trình sách giáo khoa, các thầy cô giáo nên tham khảo thêm nhiều tài liệu đáng tin cậy về lịch sử nhằm có thêm các thông tin chính xác để bổ trợ cho học sinh.
*Giải pháp 3: Tạo hứng thú, niềm yêu thích học tập cho học sinh 
Tôi luôn có một niềm tin rất rõ ràng rằng: nếu một công việc được làm với niềm yêu thích, sự hứng thú thì chắc chắn kết quả của công việc đó sẽ tốt hơn rất nhiều. Chính vì thế, truyền cho học sinh niềm say mê, yêu thích môn học với tôi là một yếu tố rất quan trọng để dạy học thành công.
Lịch sử lớp 4 là điểm xuất phát của chặng đường tiếp thu lĩnh hội các kiến thức lịch sử của học sinh. Các em học sinh lớp 4 như những trang giấy trắng và người giáo viên hoàn toàn nắm trong tay việc tô điểm lên các màu sắc theo ý mình. Đó cũng chính là một lí do môn học này gây cho tôi nhiều hứng thú.
Ngay từ đầu năm học, trong bài học đầu tiên, giáo viên cần cho học sinh thấy rõ được ý nghĩa của việc học môn Lịch sử. 
Cần gây cho học sinh sự tò mò, muốn khám phá, tìm tòi, nghiên cứu. Giáo viên có thể đặt ra hệ thống các câu hỏi như:
Các em có muốn biết đất nước ta được hình thành như thế nào không?
 Vì sao có những con đường mang tên Hùng Vương, Quang Trung,?
Các vua Hùng trong những câu chuyện truyền thuyết có thật không nhỉ?
Các em đã nghe câu chuyện về Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc chưa?
Tất cả các câu hỏi đó sẽ được trả lời trong cuốn sách lịch sử lớp 4 mà chúng ta đang cầm trên tay.
Xuyên suốt quá trình dạy học, cần duy trì niềm say mê đó bằng nhiều biện pháp như: tổ chức các trò chơi, xem các video về các sự kiện, nhân vật lịch sử, kể các câu chuyện lịch sử có nội dung được học trong bài,
	*Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh tự học tại nhà
	Một bài học lịch sử thường không dễ nhớ, do đó nếu không xem lại nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới trước khi đi học, học sinh không dễ nắm được toàn bộ nội dung của bài học trên lớp. Do vậy tôi thường yêu cầu học sinh xem trước bài trước khi đi học.
	Trước mỗi tiết học, sau khi hỏi về một số nội dung chính của bài cũ, tôi sẽ hỏi học sinh về một vài thông tin của bài mới như: Bài học hôm nay tên gì? Trong bài có sự kiện lịch sử nào nổi bật? Trong bài có nhân vật lịch sử nào được nhắc đến? Để trả lời được các câu hỏi đó, chắc chắn học sinh cần đọc qua bài trước ở nhà.
	Ngay từ đầu năm, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh cách tự đọc và chuẩn bị bài ở nhà. Mỗi bài lịch sử thường có ba yếu tố quan trọng đó chính là thời gian, nhân vật và sự kiện. Nắm chắc được ba yếu tố này thì học sinh sẽ dễ dàng hiểu và nhớ bài học. Các em có thể đọc bài và điền vào phiếu học tập (học sinh tự kẻ và vở nháp) như sau:
	Ví dụ 1:
Tên bài: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)
stt
Thời gian 
Nhân vật
Sự kiện
1
Năm 938
Ngô Quyền
Đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
	Ví dụ 2:
Tên bài: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
stt
Thời gian 
Nhân vật
Sự kiện
1
Năm 1010
Vua Lý Công Uẩn
Dời đô từ Hoa Lư ra thành Đại La và đổi tên là thành Thăng Long.
	*Giải pháp 5: Kể chuyện lịch sử
	Chúng ta có một kho tàng truyện kể lịch sử rất phong phú và đa dạng. Ngay từ thuở nhỏ, các em học sinh đã được nghe, học về các câu chuyện này như: Mỵ Châu-Trọng Thủy, Sự tích bánh chưng bánh dày, Cờ lau tập trận, Sự tích thành cổ Loa, Sự tích hồ Hoàn Kiếm, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,  Do vậy việc gắn mỗi câu chuyện đó với một giai đoạn, một sự kiện hay nhân vật lịch sử có thật chắc chắn sẽ khiến các em học sinh vô cùng thích thú. Bởi sau bài học đó, các em không chỉ biết được thêm những kiến thức mới mà các em còn được biết thêm thông tin về những câu chuyện kể đã thuộc từ lâu.
	Dưới đây là một số câu chuyện có thể liên hệ, sử dụng trong quá trình dạy học:
Bài số
Tên bài học
Truyện kể có thể sử dụng
1
Nước Văn Lang
Sự tích bánh Chưng, bánh Dày
Sơn Tinh, Thủy Tinh
Thánh Gióng
2
Nước Âu Lạc
Mỵ Châu,Trọng Thủy
6
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
Cờ lau tập trận
14
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
Bóp nát quả cam
Yết Kiêu
16
Chiến tháng Chi Lăng
Sự tích Hồ Gươm
21
Trịnh Nguyễn phân tranh
Một số mẩu chuyện về Trạng Quỳnh
	*Giải pháp 6: Sử dụng hợp lí các phương pháp dạy học; sử dụng đa dạng, thành thạo các đồ dùng dạy học
	Để một tiết dạy thành công thì điều quan trọng nhất có lẽ đó chính là cách lựa chọn phương pháp dạy học và tổ chức các hình thức học tập của giáo viên. Thật khó để có thể đưa ra được phương pháp nào là tối ưu nhất, vì mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nội dung mỗi bài học và ý tưởng của giáo viên mà chúng ta sẽ có sự lựa chọn phù hợp. 
	Các phương pháp thường được dùng khi giảng dạy lịch sử đó là: thuyết trình, hỏi đáp, kể chuyện, thảo luận nhóm, đóng vai, Tuy nhiên, dù sử dụng bất cứ phương pháp nào thì vấn đề then chốt tôi luôn đặt ra đó là: cần phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập. Cụ thể:
Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng đọc và phân tích tư liệu: GV cần đưa ra yêu cầu cụ thể cho học sinh trước khi yêu cầu đọc tư liệu trong sách giáo khoa, nhằm giúp các em đọc một cách chủ động và có mục đích hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài Nhà Trần thành lập (trang 37, SGK), tôi sẽ yêu cầu học sinh đọc hai đoạn đầu của bài với lệnh như sau: Em hãy đọc hai đoạn đầu của bài học và chú ý trả lời câu hỏi: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và kể lại, trình bày lại diễn biến cuộc kháng chiến qua bản đồ, lược đồ, Giáo viên chuẩn bị một hệ thống câu hỏi phù hợp, vừa sức, giúp các em phát huy kĩ năng nói, khả năng diễn đạt khi kể hoặc trình bày, diễn biến theo bản đồ hoặc lược đồ.
Ví dụ bài: “Quang Trung đại phá quân Thanh (năm 1789)”. Để học sinh trình bày được diễn biến cuộc kháng chiến, tôi xây dựng câu hỏi như sau:
1. Nhà Thanh sang chiếm nước ta vào thời gian nào?
2. Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì?
3. Vua Quang Trung tiến đến Tam Điệp khi nào? Tại đây ông đã làm gì?
4. Dựa vào lược đồ, nêu đường tiến của 5 đạo quân.
5. Trận đánh mở màn diễn ra ở đâu? Khi nào? Kết quả ra sao?
6. Hãy thuật lại trận Ngọc Hồi.
7. Hãy thuật lại trận Đống Đa.
Các bước tiến hành: 
Bước 1: Chia lớp thành cac nhóm (khoảng 5 đến 6 em). Yêu cầu học sinh đọc kênh chữ SGK thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Yêu cầu trình bày các câu hỏi: đại diện 1nhóm nêu câu hỏi, đại diện 1 nhóm khác trả lời, vừa trình bày vừa chỉ lược đồ, nhóm khác nhận xét.
Bước 3: Gọi 1 số em trình bày toàn bộ diễn biến cuộc kháng chiến. 
Bước 4: Nhận xét, tuyên dương nhóm trình bày đúng.
Biện pháp này giúp các em hứng thú trong học tập, ghi nhận các mốc thời gian, sự kiện lịch sử chính xác và nhớ lâu.
- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh trong kĩ năng quan sát và phân tích tranh ảnh để hiểu và nhớ thời gian lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử. Để làm được điều này, giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh được quan sát tranh ảnh, biểu đồ, được thưc hành trình bày trước tập thể kết quả quan sát của mình.
	- Phát huy tính tích cực hóa của học sinh qua các hình thức tự học tập và đánh giá. Điều này thể hiện qua việc từ đọc tài liệu trước khi đến lớp, việc tham gia thảo luận nhóm để trình bày kết quả học tập, tham gia nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của nhóm bạn,
	Và để phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh thì việc sử dụng đồ dùng day học là không thể thiếu. Mỗi giáo viên cần có sự đầu tư thích đáng cho việc chuẩn bị các đồ dùng dạy học tối thiểu như tranh ảnh, biểu đồ, phiếu học tập. Ngoài ra việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, máy chiếu, loa sẽ giúp cho tiết học lịch sử thật sự sôi nổi và thu hút. Bởi lẽ khi dạy bằng giáo án trình chiếu chúng ta sẽ khai thác được nguồn tư liệu khổng lồ về các sự kiện, nhân vật cũng như truyện kể lịch sử trên intrernet.
	Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên”, tôi đã chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng sau:
	- Loa: để nghe tiếng vó ngựa Mông Cổ trong phần giới thiệu vào bài.
	- Máy chiếu: 
	+ Tranh ảnh minh họa: hình ảnh Trần Thủ Độ, Hội nghị Diên Hồng, tranh minh họa các hình ảnh trong ba lần kháng chiến của nhà Trần.
	+ Video: câu chuyện Trần Quốc Toản bóp nát quả cam 
	+ Trò chơi củng cố
 Bảng con của học sinh: chơi trò cơi rung chuông vàng phần củng cố.
	Việc sử dụng nhiều tranh ảnh, video minh họa khiến tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn và khiến học sinh tiếp thu bài học dễ dàng, chủ động hơn.
	*Giải pháp 7: Tổ chức các trò chơi học tập
	Trò chơi học tập là một giải pháp vô cùng hiệu quả để kích thích, lôi kéo sự chú ý cũng như tham gia của học sinh vào bài học. Đây cũng là giải pháp hiệu quả để kiểm tra kiến thức bài cũ, giới thiệu bài mới hoặc củng cố nội dung bài học. Do vậy thông thường các trò chơi học tập được sử dụng vào đầu hoặc cuối mỗi tiết học.
	Một số trò chơi tôi thường sử dụng trong dạy học môn Lịch sử đó là:
stt
Tên trò chơi
Chuẩn bị
Cách chơi
Hình thức, thời gian
1
Rung chuông vàng
GV: hệ thống câu hỏi
HS: Bảng con, phấn
GV nêu câu hỏi, HS viết đáp án trên bảng con. Ai sai đi ra phía sau chơi tiếp, nếu đúng được về chỗ. Những bạn nào trả lời được đến câu hỏi cuối cùng thì được tuyên dương.
Chơi cá nhân.
Khoảng từ 3 đến 5 phút.
2
Ô chữ bí mật
GV: Bảng phụ kẻ ô chữ (thuận lợi khi dạy máy chiếu) và các câu hỏi cho từng ô chữ.
GV đưa ra hệ thống các ô chữ, HS chọn ô chữ và trả lời câu hỏi tương ứng của ô chữ đó. Nếu trả lời đúng thì được mở ô chữ. 
Chơi cá nhân hoặc theo nhóm.
Từ 3 đến 5 phút.
3
Tiếp sức
GV: Bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi (trả lời ngắn).
-GV chia lớp thành các nhóm.
- Đưa ra hệ thống câu hỏi
- Các nhóm thảo luận trong thời gian 2 đến 3 phút. Khi hết thời gian thảo luận, các nhóm thi nhau viết đáp án theo hình thức nối tiếp trong nhóm.
- Cuối cùng nhóm nào viết đúng đáp án, nhanh và trình bày đẹp thì thắng cuộc.
Chơi theo nhóm
Thời gian từ 5 đến 7 phút.
4
Nhà sử học nhỏ tuổi
Một em đóng vai nhà sử học nhỏ tuổi kể lại diễn biến của một trận chiến hay một chiến dịch đã được học trong bài.
Cá nhân trong thời gian từ 3 đến 5 phút
	Ví dụ: Khi dạy bài ôn tập, tôi tổ chức cho học sinh chơi trò tiếp sức để điền nội dung còn thiếu vào bảng sau:
Bảng thống kê các sự kiện, nhân vật tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam 
từ buổi đầu dựng nước đến nửa đầu thế kỉ XIX
Sự kiện
Năm
Nhân vật lịch sử tiêu biểu
Nước Văn Lang ra đời
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Chiến thắng Bạch Đằng
Khởi nghĩa chống quân Tống lần thứ nhất
Nhà Lý dời đô ra Thăng Long
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai
Nhà Trần thành lập
Nhà Hồ ra đời
Chiến thắng Chi Lăng
	- Đầu tiên, GV chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm khoảng 5 bạn.
	- Giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để điền nội dung còn thiếu vào trong bảng trên trong thời gian 2 phút.
	- Sau thời gian thảo luận, GV mời 2 nhóm lên tham gia chơi thi tiếp sức điền kết quả thảo luận vào hai bảng phụ lớn trên bảng. Các nhóm còn lại làm trọng tài, quan sát và nhận xét cho nhóm bạn.
	 - Thời gian chơi khoảng 2 đến 3 phút.
*Giải pháp 8: Liên hệ thực tế một cách gần gũi, thiết thực
Để kiến thức lịch sử trở nên dễ nhớ, dễ hiểu thì không có gì bằng việc liên hệ thực tế một cách gần gũi với học sinh. 
Giáo viên có thể liên hệ tới các sự kiện lớn như ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm, các di tích lịch sử nổi tiếng như Kinh thành Huế, Phố cổ Hội An,
Liên hệ các tên đường, tên trường học ngay trong địa bàn xã hoặc huyện nhà cũng là giải pháp hiệu quả không những giúp học sinh nhớ bài học mà còn có thêm hiểu biết về địa phương.
Ví dụ: Khi dạy bài “Nước Văn Lang” tôi đã liên hệ tới con đường tỉnh lộ trong huyện mang tên Hùng Vương, trường THPT Hùng Vương, ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 âm lịch hằng năm.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra dễ thực hiện, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử.
Các giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài này có mối quan hệ liên kết, chặt chẽ nhau. Biện pháp thứ nhất làm tiền đề cho các biện pháp sau, ngược lại các biện pháp sau bổ trợ và giúp tôi thực hiện thành công đề tài của mình. 
	d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
	Sau khi thực hiện đề tài, tôi nhận thấy chất lượng học tập môn Lịch sử của lớp được cải thiện đáng kể. Số lượng học sinh yêu thích môn học nhiều hơn các năm học trước. Kiến thức lịch sử của các em cũng tương đối tốt hơn. 
	Kết quả cụ thể được thể hiện qua bảng thống kê kết quả kiểm tra cuối năm học sau:
Năm học
Tổng số học sinh
Học sinh đạt điểm 5 - 6
Học sinh đạt điểm 7 - 8
Học sinh đạt điểm 9 - 10
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ 

Tài liệu đính kèm:

  • docCuc_Tayphong.doc