SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 tại trường THCS Lê Quý Đôn

SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 tại trường THCS Lê Quý Đôn

Khai thác sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả.

Để hỗ trợ cho quá trình dạy học được hiệu quả, giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho các em. Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, với sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, các khái niệm, quy tắc. Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh. Không nên sử dụng những phương tiện mà giáo viên chưa có khả năng khai thác và phát huy. Điều đó làm giáo viên cảm thấy lúng túng, mất thời gian dạy học. Phương tiện cần phải gần gũi và có ích cho học sinh, nếu sử dụng phương tiện quá mới lạ, làm các em phân tán sự tập trung, kết quả học tập cũng bị hạn chế.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 9785Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học môn Toán 7 tại trường THCS Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
000/QH10 của Quốc hội và chỉ thị 14/2001/CT - TTg của Thủ tướng chính phủ. Trong báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006) có “Giáo dục cùng với khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, phải nói rằng giáo dục và công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục.
Khái niệm hứng thú: Là một thuộc tính tâm lý của nhân cách, là một hiện tượng tâm lý phức tạp được thể hiện khá rộng rãi trong cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Nhà tâm lý học I.PH. Shecbac cho rằng, hứng thú là thuộc tính bẩm sinh vốn có của con người, nó được biểu hiện thông qua thái độ, tình cảm của con người vào một đối tượng nào đó trong thế giới khách quan.Annoi nhà tâm lý học người Mỹ lại quan niệm, hứng thú là một sự sáng tạo của tinh thần với đối tượng mà con người hứng thú tham gia vào.
Các tác giả Phạm Minh Hạc - Lê Khanh - Trần Trọng Thủy cho rằng: Khi ta có hứng thú về một cái gì đó, thì cái đó bao giờ cũng được ta ý thức, ta hiểu ý nghĩa của nó đối với cuộc sống của ta. Hơn nữa ở ta xuất hiện một tình cảm đặc biệt đối với nó, do đó hứng thú lôi cuốn hấp dẫn chúng ta về phía đối tượng của nó tạo ra tâm lý khát khao tiếp cận đi sâu vào nó.
Có nhiều quan niệm khác nhau về hứng thú, tuy nhiên có thể coi quan niệm của GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn là bao hàm nhất: "Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động".
2. Động cơ và vai trò trong việc hình thành hứng thú học tập của học sinh
Động cơ học tập là cái thúc đẩy hoạt động học, vì nó mà học sinh thực hiện hoạt động học. Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, thái độ mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ. 
Động cơ học tập không có sẵn, cũng không thể áp đặt, mà phải được hình thành dần dần trong quá trình học sinh tự phát hiện ra vấn đề và giải quyết các vấn đề, hình thành ở học sinh nhu cầu học tập, nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học. 
Cũng như các loại hoạt động khác, hoạt động học tập của học sinh cũng phải có động cơ, người ta gọi đó là động cơ học tập. Không có động cơ học tập, học sinh sẽ học theo kiểu chiếu lệ, ép buộc. Có động cơ học tập các em ngày càng yêu thích môn học, say mê và hứng thú đối với việc học hơn và do đó sẽ có kết quả cao hơn trong học tập. Do vậy, có thể khẳng định việc hình thành động cơ, hứng thú học tập cho học sinh có một ý nghĩa rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình dạy học. Có hứng thú học tập thì tư duy học sinh luôn ở trạng thái hưng phấn, đó là điều kiện tốt để các em bộc lộ quan niệm, kích thích hoạt động và phát triển năng lực tư duy, năng lực nhận thức của học sinh. 
II. Thực trạng vấn đề
Trường Lê Quý Đôn nơi tôi công tác nằm trên địa bàn xã Đray Sáp - một trong những xã còn khó khăn của huyện Krông Ana. Đray Sáp là địa phương có địa bàn rộng, điều kiện kinh tế còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chất lượng cuộc sống của người dân còn thấp, tỉ lệ học sinh dân tộc cao, chiếm gần 50% số học sinh toàn trường.Việc các em đi học chuyên cần đã là một điều khó khăn, nên việc yêu thích và học tốt Toán lại càng trở nên khó khăn hơn gấp bội.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Toán và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp tôi nhận thấy: Để giờ toán đạt được kết quả tốt hơn, gây hứng thú học tập và phát huy được tính tích cực của học sinh, người thầy phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học.
Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra mức độ hứng thú của học sinh đối với môn Toán bằng hình thức phát phiếu thăm dò cho HS lớp 7A, 7B cuối năm học 2016 - 2017 về nội dung sau:
Câu hỏi khảo sát: Trong các môn học em có hứng thú với môn Toán không?	A: Có 	B: Không
Bảng 1: Kết quả khảo sát độ hứng thú của học sinh khi chưa áp dụng đề tài
Lớp
Sĩ số
Đáp án A
Đáp án B
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
7B
35
11
31,4
24
68,6
7E
34
9
26,5
25
73,5
TỔNG
69
20
29
49
71
	Qua số liệu khảo sát ta thấy độ hứng thú của học sinh đối với môn học là chưa cao, dẫn đến khó hiểu bài từ đó lơ là, chểnh mảng trong học tập, thậm chí có em cúp học, ảnh hưởng tới sự tiếp thu kiến thức. Điều này thể hiện qua kết quả cuối năm học.
Bảng 2: Kết quả học tập môn Toán năm học 2016 - 2017 của các lớp 7B, 7E
Lớp
Sĩ số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
SL
Tỉ lệ %
7B
35
2
5,7
5
14,3
17
48,6
8
22,9
3
8,5
7E
34
1
2,9
4
11,8
18
52,9
9
26,5
2
5,9
TỔNG
69
3
4,3
9
13,1
35
50,7
17
24,6
5
7,3
Từ những số liệu trên đòi hỏi trong quá trình dạy học phải có những cải tiến sao cho phù hợp. Lúc này tôi cảm thấy cần có sự thay đổi trong cách dạy của mình để kích thích hứng thú học tập của học sinh, thay vì những tiết giảng chỉ sử dụng phương pháp truyền thụ theo lối thuyết trình, tôi sẽ sử dụng các phương pháp dạy tích cực, sáng tạo. 
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Gây hứng thú cho học sinh từ việc xây dựng môi trường học tập thân thiện
Ngay từ đầu tôi đã cố gắng tạo được niềm tin và tình cảm thực sự từ học sinh dành cho giáo viên. Qua cách ăn mặc, đi đứng, nói năng đúng chuẩn mực đạo đức. Khi vào lớp tôi luôn chú trọng đến việc tạo bầu không khí tươi vui, thoải mái cho các em bằng những câu chuyện hài hước. Tôi luôn nắm bắt các xu hướng mới của học sinh, để tạo cảm giác cho các em rằng giáo viên cũng là một “người bạn lớn” có thể chia sẽ.
Trong quá trình dạy, tôi luôn tôn trọng ý kiến trả lời của học sinh, không gò ép các em vào khuôn phép cứng nhắc. Khuyến khích cho điểm động viên học sinh khi học sinh trả lời đúng hoặc gần đúng câu hỏi. Từ đó tạo cho học sinh có được niềm tin vào khả năng của bản thân.
Tôi luôn tạo cơ hội cho học sinh suy nghĩ làm việc, thảo luận với nhau, tìm tòi học hỏi, nghiên cứu. Nhằm phát huy tích tích cực, chủ động của học sinh, giúp các em tự học không chỉ ở nhà mà còn tự học trong chính các tiết học.
Tôi thường xuyên giải đáp các thắc mắc của các em với thái độ tôn trọng đồng thời có hệ thống câu hỏi phù hợp với từng đối tượng học sinh để có thể gây dựng sự hứng thú của các em.
Hình 1: Giáo viên kể những mẫu chuyện vui Toán học đầu tiết dạy
2. Tổ chức các trò chơi gây hứng thú trong các tiết dạy.
Bản chất của phương pháp sử dụng trò chơi học tập là dạy học thông qua việc tổ chức hoạt động cho học sinh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được hoạt động bằng cách tự chơi trò chơi trong đó mục đích của trò chơi truyền tải mục tiêu của bài học. Luật chơi (cách chơi) thể hiện nội dung và phương pháp học, đặc biệt là phương pháp học tập có sự hợp tác và sự tự đánh giá.Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng cố kiến thức, kỹ năng đã học. Trong thực tế dạy học, giáo viên thường tổ chức trò chơi học tập để củng cố kiến thức, kỹ năng. Tuy nhiên việc tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi để hình thành kiến thức, kỹ năng mới là rất cần để tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt đầu bài học mới. Để tổ chức được trò chơi trong dạy học Toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cặn kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau: Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục. Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu kiến thức.Trò chơi phải phù hợp với tâm sinh lý của học sinh, phù hợp với khả năng của giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
Việc xây dựng các trò chơi học tập phù hợp với nội dung bài học trong môn Toán THCS cũng không phải là một vấn đề quá khó. Đối với hoạt động trò chơi chỉ cần từ 5 đến 7 phút là giáo viên có thể tổ chức được một trò chơi phù hợp để dẫn dắt hoặc củng cố kiến thức đã học.Từ đó giáo dục được thái độ của học sinh trong việc học tập môn Toán học cũng như thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh, gây hứng thú học tập bộ môn, hình thành thói quen nghiên cứu trước bài học, nghiên cứu thông tin liên quan đến nội dung bài học trước ở nhà qua internet, sách, báo và người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh chị ..) từ đó đem lại thành công cho tiết dạy Toán.
Học sinh THCS luôn ham hiểu biết, thích tìm tòi cái mới, muốn thể hiện và khẳng định mình, muốn tham gia vào các hoạt động một cách độc lập, muốn thử sức mình, thích học mà chơi, chơi mà học từ đó việc tổ chức các hoạt động trò chơi trong dạy học Toán chắc chắn sẽ gây hứng thú học tập của học sinh, hình thành và phát triển kỹ năng quan sát, nhận xét, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức, khả năng suy luận, rèn luyện tác phong nhanh nhẹn và kỹ năng hoạt động nhóm cho học sinh.
2.1. Giai đoạn chuẩn bị trò chơi
Đây là giai đoạn quan trọng trong hoạt động trò chơi trong giờ dạy Toán, tôi đã cố gắng thiết kế trò chơi sao cho đảm bảo được các mục tiêu của bài học.
Với mỗi trò chơi giáo viên phải xác định số nhóm chơi, số người chơi trong nhóm, các đồ dùng, dụng cụ cần thiết như mô hình, tranh ảnh, phấn viết (phấn màu), bìa hoặc bảng phụ, hệ thống câu hỏi.
2.2. Giai đoạn thực hiện trò chơi
Trình bày trò chơi: Nêu rõ luật chơi ngắn gọn, dễ hiểu, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo sự hấp dẫn, nêu hình thức khen phạt cho đội thắng thua.
Giáo viên có thể hướng dẫn mẫu (làm mẫu) hoặc chơi thử để giảng luật chơi đối với những trò chơi có tính phức tạp.
Giáo viên yêu cầu học sinh nghiêm túc khi tham gia trò chơi, các thành viên không được tham gia chơi làm “khán giả” quan sát trò chơi, giải nháp để nhận xét bài làm của các đội chơi, cổ vũ các đội chơi tuy nhiên đảm bảo trật tự, không hò reo gây ảnh hưởng tới việc học tập của lớp học khác.
Giáo viên công bố rõ thời gian cho mỗi trò chơi. 
2.3. Điều khiển trò chơi
Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn, trung thực, chơi “đẹp”
Thông thường với mỗi trò chơi tôi sẽ tìm ra một bạn học sinh khá – giỏi trong lớp làm “trọng tài” để bắt lỗi của các đội chơi.
Yêu cầu dừng trò chơi đúng lúc khi học sinh có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản hoặc khi đội chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng hoặc vi phạm thời gian quy định của trò chơi.
Khi chơi, giáo viên cần quan sát học sinh chơi để biết thái độ, cử chỉ, phong cách của từng học sinh từ đó điều chỉnh phong cách cho phù hợp. Đôi khi trong quá trình chơi, giáo viên cũng có thể chuyển hướng với những dự kiến để làm không khí lớp học sôi nổi.
2.4. Giai đoạn kết thúc.
Giai đoạn này tôi để “trọng tài” làm việc. Trọng tài là một học sinh có khả năng quản lý, điều khiển lớp tốt. Trọng tài sẽ yêu cầu các bạn học sinh là “khán giả” nhận xét kết quả của các đội chơi, phân xử thắng thua.
Giáo viên là người đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động trò chơi, phải xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên vị, không dễ dãi.
Giáo viên công bố kết quả chung cuộc chơi, có hình phạt đội thua nhẹ nhàng, thoải mái, khen thưởng các thành viên của đội thắng cuộc bằng quà tặng hoặc khen thường bằng điểm (mang tính chất khích lệ học sinh).
2.5. Một số trò chơi trong dạy học môn Toán tại trường THCS
2.5.1. Trò chơi “Tiếp sức”
Ví dụ: Khi dạy bài: lũy thừa của 1 số hữu tỉ
Tôi tổ chức chia lớp thành 4 đội, mỗi đội 5 thành viên tham gia chơi trò chơi tiếp sức, thời gian của trò chơi là 4 phút. Học sinh sẽ điền vào phần để chấm trên 2 bảng phụ (giống nhau).Đội nào hoàn thành trước hoặc khi hết thời gian thì sẽ kết thúc trò chơi. Khi nào trọng tài hô “Bắt đầu” thì thành viên số 1 của các đội lần lượt lên bảng ghi lời giải của mình
Bảng phụ:
ĐIỂN VÀO DẤU ...
Trọng tài cùng cả lớp nhận xét, đánh giá xác định đội thắng thua
Phần kết quả đúng
2.5.2. Trò chơi: “Trò chơi ô chữ”
Ví dụ: Tiết dạy ôn tập chương I – Hình học 7 tôi có thể cho các em học sinh cùng chơi trò trơi ô chữ để củng cố kiến thức của học sinh.
Từ hàng dọc:
Gợi ý:Gồm 9 chữ cái. Đây là 1 kinh đô xưa của nước ta.
Đáp án: THĂNG LONG
Hàng ngang: 
Số 1: Có 3 chữ cái: là hình gồm 1 điểm gốc O và 1 phần của đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là  gốc O. 
Đáp án: TIA
Số 2: Có 7 chữ cái: hai đường thẳng phân biệt thì song song hoặc 
Đáp án: CẮT NHAU
Số 3: Có 9 chữ cái. Là hình gồm 2 điểm và tất cả các điểm nằm giữa 2 điểm đó
Đáp án: ĐOẠN THẲNG
Số 4: Có 7 chữ cái. Hai góc  là 2 góc mà mỗi cạnh góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.
Đáp án: ĐỐI ĐỈNH
Số 5: Có 8 chữ cái. Góc có số đo bằng 900.
Đáp án: GÓC VUÔNG
Số 6: Có 5 chữ cái: Qua 1 điểm ở ngoài 1 đường thẳng chỉ có 1 đường thẳng song song với đường thẳng đó chính là nội dung của tiên đề.
Đáp án: Ơ CLIT
Số 7: Có 8 chữ cái:2 đường thẳng là 2 đường thẳng không có điểm chung.
Đáp án: SONG SONG
Số 8:Có 9 chữ cái:Là đường thẳng vuông góc với đoạn thẳng tại trung điểm của đoạn thẳng đó?
Đáp án: TRUNG TRỰC
Số 9:Có 8 chữ cái:hai góc đối đỉnh thì 
Đáp án: BẰNG NHAU
Sau khi có học sinh giải được ô chữ hàng dọc, tôi đã liên hệ mở rộng kiến thức: 
Năm 1010, tương truyền khi vua Lý Công Uẩn rời kinh đô Hoa Lư đến đất Đại La thì thấy rồng bay lên nên gọi tên kinh đô mới là Thăng Long, hay "rồng bay lên" theo nghĩa Hán Việt. Ngày nay tên Thăng Long còn dùng trong văn chương, trong những cụm từ như "Thăng Long ngàn năm văn vật"... Năm 2010 là kỷ niệm một thiên niên kỷ của Thăng Long   Hà Nội.
Năm 1243, nhà Trần tôn tạo sửa đổi và gọi Thăng Long là Long Phượng. Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly cho đặt tên là Đông Đô.
Năm 1428, Lê Lợi đặt kinh đô tại Thăng Long và đổi tên là Đông Kinh, vì có kinh đô thứ 2 là Tây Kinh tại Thanh Hóa. Vào khoảng thế kỷ 16, khi Đông Kinh trở thành một đô thị sầm uất, có cả người Châu Âu đến buôn bán, thì trong dân gian bắt đầu gọi Đông Kinh là Kẻ Chợ. Theo 1 người đã đến kinh đô Thăng Long là ông William Dampier người Anh thì tại đây có tới 20.000 nóc nhà, thường thấp, tường trát bùn và mái lợp rơm. Dù vậy cũng có một số nhà xây bằng gạch và lợp ngói.Hoàng cung được xây dựng nguy nga hơn dù cũng làm bằng gỗ.
Năm 1805, sau khi thống nhất đất nước, nhà Nguyễn đặt kinh đô tại Phú Xuân (Huế) và cho phá thành Thăng Long để xây thành theo phương pháp của phương Tây do kỹ sư Pháp giúp đỡ. Đồng thời vua Gia Long đổi tên chữ Hán của Thăng Long, với nghĩa là "rồng bay lên" thành ra từ đồng âm Thăng Long, nhưng mang nghĩa là "thịnh vượng" khác nghĩa với thời các triều đại trước, vì cho rằng Thăng Long lúc đó không còn là kinh đô nơi vua ở cho nên không dùng biểu tượng rồng, linh vật tượng trưng cho vương quyền. Gia Long đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, còn tại kinh đô Huế cho lập phủ Thừa Thiên, trực lệ kinh kỳ. Thăng Long tồn tại cho đến thời vua Minh Mạng khi bãi bỏ Bắc Thành tổng trấn và thành lập tỉnh Hà Nội, năm 1831 niên hiệu Minh Mạng thứ 12. 
Từ tháng 12 năm 2002 đến nay, trên khu vực thuộc Hoàng thành Thăng Long xưa (khu vực giữa các phố Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Độc Lập, Bắc Sơn ở Hà Nội), các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên một diện tích khoảng hơn 19 nghìn m², phát lộ một phức hệ di tích - di vật rất phong phú, đa dạng từ La Thành - Đại La (thế kỉ 7-9) đến thành Thăng Long (thế kỉ 11-18) và thành Hà Nội (thế kỉ 19).
2.5.3 Trò chơi “Lật mảnh ghép”.
Ví dụ 1: Đối với tiết ôn tập chương II – Hình học 7, tôi thiết kế trò chơi với các câu hỏi trắc nghiệm để các em ôn lại kiến thức trong chương.
Hệ thống câu hỏi: 
Câu 1. Trong một tam giác vuông, kết luận nào sau đây là đúng ?
	A. Tổng hai góc nhọn bằng 1800	 B. Hai góc nhọn bằng nhau	
	C. Hai góc nhọn phụ nhau	D. Hai góc nhọn kề nhau .
Đáp án: C
Câu 2: Chọn câu trả lời đúng. Cho tam giác ABC có thì
A. 700	B. 1100	C. 900	D. 500
Đáp án: A
Câu 3. Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài ba cạnh như sau:
	A. 1cm ; 2cm ; 3cm	B. 2cm ; 3cm ; 4cm 
	C. 3cm ; 4cm ; 5cm 	D. 4cm ; 5cm ; 6cm
Đáp án: C
Câu 4. Góc ngoài của tam giác bằng:
	A. Một góc trong không kề với nó	 B. Góc trong kề với nó. 
	C. Tổng của hai góc trong không kề với nó D. Tổng ba góc của tam giác.
Đáp án: C
Câu 5: Chọn câu sai.
	A. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân.
	B. Tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều.
	C. Tam giác cân là tam giác đều.
	D. Tam giác đều là tam giác cân. 
Đáp án: C
Câu 6: Tam giác ABC vuông tại B theo định lý Pytago thì:
	A. AB2 = BC2 + AC2	B. BC2 = AB2 + AC2
	C. AC2 = AB2 + BC2	
Đáp án: C
Câu 7:Cho vuông tại A có AB = 8 cm; AC = 6 cm thì BC bằng :
 A. 25 cm B. 14 cm C. 100 cm D. 10 cm
Đáp án: D
Câu 8: ABC = DEF Trường hợp cạnh – góc – cạnh nếu
A. AB = DE; ; BC = EF 	B. AB = EF; ; BC = DF
C. AB = DE; ; BC = EF	D. AB = DF; ; BC = EF
Đáp án: C 
Câu 9: Cho MNP = DEF. Suy ra:
A. 	B. 	C. 	D. 
Đáp án: A 
Tất cả các câu hỏi được trình chiếu trong power point.
Bức tranh là hình ảnh của PYTAGO, ông là một nhà Toán học người Hy Lạp
Có thể yêu cầu HS nhắc lại định lí Pytago và về nhà tìm hiểu thêm thông tin về ông 
Ví dụ 2: Đối với tiết nghiệm của đa thức một biến – Đại số 7, tôi thiết kế trò chơi ở giữa tiết học với các câu hỏi trắc nghiệm để các em cũng cố lại kiến thức trước khi bước vào làm bài tập cũng cố.
Câu 1. Nghiệm của đa thức P(x) = 3x - 1 là:
A. B. C. 3 D. - 3
Đáp án: A
Câu 2. Nghiệm của đa thức Q(x) = x2 + 9 là:
A. 3 B. - 3 C. Không có nghiệm D. Vô số nghiệm
Đáp án: C
Câu 3. Trong các đa thức sau đa thức nào nhận x = 1 là nghiệm:
A. 2x + 1 B. x +1 C. x – 2 D. 1 – x 
Đáp án: D
Câu 4. Đa thức P(x) = x4+ 2x2 - 3 có thể có tối đa bao nhiêu nghiệm?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: D
Câu 5. Bạn Hùng nói : “Ta chỉ có thể viết được một đa thức một biến có một nghiệm bằng 1”
Bạn Sơn nói : “Có thể viết được nhiều đa thức một biến có một nghiệm bằng 1”
A. Cả 2 đều đúng C. Hùng đúng, Sơn sai
B. Cả 2 đều sai D. Hùng sai, Sơn đúng
Đáp án: D
Câu 6. a là nghiệm của đa thức P(x) khi:
A. P(a) = 0 B. P(a) > 0 C. P(a) < 0 D. P(a) ≠ 0 
Đáp án: A
Câu 7. Chúc mừng bạn! Bạn đã được cộng 10 điểm
Câu 8. Trong các đa thức sau đa thức nào không có nghiệm
A. 2x + 1 B. x2 + 1 C. 4 – x D. x2 - 9 
Đáp án: B
Đáp án hình ảnh là ông LƯƠNG THẾ VINH. Kết thúc trò chơi tôi sẽ giới thiệu cho học sinh về danh nhân lịch sử này, qua đó giáo dục ý thức học tập của học sinh
2.5.4. Trò chơi “ Đuổi hình bắt chữ”
Ví dụ: Khi học sinh bắt đầu vào tiết ôn tập cuối năm phần đại số Toán 7. Tôi đã sử dụng trò chơi “đuổi hình bắt chữ” tạo hứng thú cho các em học sinh trước khi bước vào tiết học.
Hình
Đáp số
Đa thức
Đại số
Đồ thị
Hàm số
Hình 2: Học sinh hứng thú tham gia các trò chơi toán học
3. Khai thác sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả.
Để hỗ trợ cho quá trình dạy học được hiệu quả, giúp học sinh tự tìm hiểu, tự chiếm lĩnh kiến thức mới, tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học để kích thích hứng thú học tập cho các em. Đồ dùng dạy học là yếu tố không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học Toán nói riêng. Trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức dẫn dắt của giáo viên, với sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đồ dùng dạy học đảm bảo cho học sinh lĩnh hội tốt nhất các biểu tượng, các khái niệm, quy tắc. Đồ dùng dạy học giúp cho học sinh quan sát một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu hơn nội dung bài học. Đồ dùng dạy học làm tăng hứng thú, nhận thức của học sinh. Không nên sử dụng những phương tiện mà giáo viên chưa có khả năng khai thác và phát huy. Điều đó làm giáo viên cảm thấy lúng túng, mất thời gian dạy học. Phương tiện cần phải gần gũi và có ích cho học sinh, nếu sử dụng phương tiện quá mới lạ, làm các em phân tán sự tập trung, kết quả học tập cũng bị hạn chế.
4. Phân chia các đối tượng học sinh
- Đối với những em hỏng kiến thức: những em học sinh này thường dễ chán học, không thích làm bài tập. Vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian để hỏi han và động viên các em hướng dẫn các em bài tập.
- Đối với những học sinh yếu toán tôi đã sử dụng các biện pháp linh hoạt, vui nhộn để động viên tinh thần học toán của các em. Những học sinh yếu toán thường mặc cảm, rụt rè, sợ sệt mỗi khi giáo viên hỏi bài. Tôi đã chú ý đến việc xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt bài hợp lý, phù hợp với trình độ của học sinh.
- Đối với những học sinh chưa chú ý học: Đối với những em ham chơi, lơ đãng trong giờ học. Tôi áp d

Tài liệu đính kèm:

  • docBảo Long.doc