SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số

Đây là phương pháp thường được dùng ở giai đoạn đầu học Tiếng Việt.

Đối với thời gian đầu khi trẻ mới đến trường, còn nhiều thứ lạ lẫm và mới mẻ, lại lần đầu tiếp xúc với Tiếng Việt, vốn từ rất ít hoặc không có. Vì vậy, tôi thường chú ý sử dụng phương pháp này trong việc cung cấp vốn từ cơ bản liên quan đến bản thân trẻ, đến những hành động của cơ thể, những đồ dùng cá nhân, đồ chơi, đồ dùng học tập trong trường, lớp học mầm non.

* Các bước thực hiện của phương pháp trực quan hành động:

1. Cô giới thiệu từ ngữ mới

2. Cô thể hiện mẫu

- Cô thể hiện hành động nhiều lần

- Cô vừa hành động vừa phát âm từ ngữ mới

3. Trẻ thực hành và lặp lại nhiều lần

- Trẻ lần lượt vừa hành động vừa phát âm từ mới

- Cô nói từ, trẻ hành động

- Trẻ nói từ: Cô hành động hoặc trẻ khác hành động

* Các dạng của phương pháp trực quan hành động:

1. Dùng hoạt động cơ thể giới thiệu từ ngữ

Từ ngữ thích hợp nhất là:

- Động từ: Đi, đứng, ngồi, mở, đóng

- Tính từ: Phải, trái, sau, trước

- Danh từ chỉ bộ phận cơ thể: Đầu, cổ, tay, chân

 

doc 35 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 3104Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
óng vai theo chủ đề, trẻ bắt chước lời nói của các bạn hoặc bắt chước lại lời nói của người lớn mà trẻ quan sát được. Trò chơi chính là điều kiện để trẻ nhắc lại những lời nói trong cuộc sống hằng ngày. Trong trò chơi vận động, theo luật đòi hỏi trẻ nhắc lại những bài đồng dao, những bài văn vần rồi thuộc lòng. Những bài đồng dao, văn vầnthể hiện được vần điệu, nhịp điệu của ngôn ngữ Tiếng Việt, cấu trúc ngữ pháp và trình tự sắp xếp câu, từ ngữ, hình ảnh, ngữ điệu là chất liệu ngôn ngữ tốt cho trẻ học tiếng Việt.
- Mẫu lời nói: Trẻ nhắc lại câu nói mẫu của cô. Do vậy câu nói mẫu của cô phải phát âm chuẩn xác, đúng ngữ pháp, văn phong sáng sủa, câu mẫu ngắn gọn, phù hợp với đặc điểm giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để trẻ dễ bắt chước và nhắc lại.
* Phương pháp trò chuyện (đàm thoại).
Phương pháp trò chuyện, đàm thoại là phương pháp được áp dụng trong hoạt động để dạy trẻ, mà ở đó có người hỏi và người trả lời. Người dạy kích thích người học sử dụng ngôn ngữ của mình và hoàn thiện dần lời nói của bản thân. Tùy thuộc vào mức độ phát triển tiếng Việt của trẻ mà cô giáo sử dụng các câu hỏi khác nhau: 
- Những câu hỏi định hướng lên vật như: Ai? Cái gì đây? Con gì đây? Đang làm gì? Như thế nào?
- Những câu hỏi định hướng lên đối tượng người hay vật, lên không gian, thời gian như: Đâu? Ở đâu? Cho ai? Của ai? Vào lúc nào?
- Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải hoạt động và so sánh như: Bao nhiêu? Có bao nhiêu? Cao bao nhiêu? Dài bằng chừng nào? Bên nào nhiều hơn? Bên nào ít hơn? Cái nào cao hơn?
- Những câu hỏi đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, lập luận, giải thích, lý giải tại sao như: Tại sao? Để làm gì? Cháu nghĩ như thế nào? Cháu cảm thấy như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra?
* Phương pháp dạy trẻ kể truyện
Phương pháp kể lại truyện có vai trò to lớn trong phát triển lời nói mạch lạc cho trẻ. Kể lại chuyện xảy ra khi giáo viên đọc (hoặc kể) cho trẻ nghe một tác phẩm văn học hay hồi tưởng về một sự việc mà trẻ đã nhìn thấy trong dạo chơi, tham quan, hay kể lại một chuyện đã xảy ra với bản thân trẻ, hay mô tả bằng lời về một vật, con vật nào đó mà trẻ được gặp, nhìn thấy. 
Phương pháp kể lại truyện cũng tương đối giống phương pháp bắt chước, chỉ khác trẻ nhắc lại từng đoạn của truyện hoặc cả truyện. Muốn trẻ kể lại truyện, đòi hỏi cô phải đọc hoặc kể cho trẻ nghe hết toàn bộ câu chuyện, cho trẻ nghe nhiều lần và lắng đọng, có thời gian cho trẻ kể.
2. Thực trạng việc dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số tại lớp 5 – 6 tuổi.
* Ưu điểm: Trẻ học và làm quen rất nhanh với các âm, từ tiếng Việt vì khả năng bắt chước của trẻ rất nhanh nhạy. Ngay trong những tuần đầu tiên, trẻ có thể thuộc và hát được nhiều bài hát, đọc được các bài thơ một cách khá chính xác khi được cô hướng dẫn một cách tỉ mỉ, đúng phương pháp. Trẻ có thể lặp lại các hành động, nói các từ chỉ hành động hoặc vừa quan sát vừa chỉ, nói tên sự vật xung quanh trẻ mà cô cung cấp. Trẻ có thể nhìn nét mặt, cử chỉ và đoán các yêu cầu của cô đưa ra. Đây là một trong những ưu điểm mà tôi chú ý để tận dụng trong việc cung cấp vốn từ cũng như rèn phát âm cho trẻ. 
Bên cạnh đó bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và tăng cường Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số. 
Có nhận thức được ý nghĩa của việc trẻ nghe, hiểu và nói được tiếng Việt của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, quá trình tiếp thu kiến thức không chỉ ở các lớp mẫu giáo mà còn những năm tiếp theo của trẻ ở trường phổ thông.
Cơ bản nắm được một số nhiệm vụ, phương pháp, nội dung, hình thức phát triển tiếng Việt cho trẻ.
* Hạn chế: 
Thông qua quan sát, đàm thoại, đánh giá tôi nhận thấy: Trẻ trong địa bàn đều là người dân tộc Ê Đê. Ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của trẻ là tiếng Ê Đê. Phần lớn các cháu khi bước đầu đến trường đều không hiểu và không nói được tiếng Việt. Môi trường tiếng Việt ở trường mầm non là đầu tiên và duy nhất mà trẻ được tiếp xúc.
Đầu năm học: Trẻ hầu như chưa biết gì về vốn tiếng Việt. Ngay cả những từ đơn giản liên quan đến hành động của bản thân như: vào lớp, ra lớp, nói to, dừng lại, tiếp tục, chào cô, vỗ tayhay những từ liên quan đến những đồ vật xung quanh gần gũi với trẻ như mũ, dép, cặp, bàn, ghế, bảngđều lạ lẫm đối với trẻ.
Những yêu cầu đơn giản như “dừng lại”, “tiếp tục”, “chào cô”,trẻ không hiểu và không thực hiện được. Thậm chí cô giáo phải sử dụng rất nhiều đến “ngôn ngữ cơ thể” để giao tiếp với trẻ.
Những câu hỏi mà cô giáo đặt ra như “Cháu tên gì?”, “Con gì đây?”, “Cái gì đây?”, “Số mấy?”, “Bằng mấy?” trẻ không hiểu và không nói được câu trả lời mà thường được đáp lặp lại là “tên gì!”, “gì đây!”, “số mấy!”, “bằng mấy”.
Những câu giảng giải mà cô giáo giải thích hầu như trẻ không hiểu, từ đó trẻ không tiếp thu được các kiến thức mang tính khái quát, trừu tượng.
Về phía giáo viên bất đồng ngôn ngữ trong giao tiếp, về nhận thức của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động dạy tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
Giáo viên đã nhận thức được ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động dạy và tăng cường tiếng Việt cho trẻ tuy nhiên chưa đầy đủ, chưa cho rằng đó là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu mục tiêu giáo dục trẻ. Chỉ khi trẻ cơ bản hiểu được một số vốn tiếng Việt cơ bản thì trẻ mới có thể tiếp nhận được các hoạt động giáo dục khác một cách có hiệu quả.
Giáo viên chưa hiểu được rằng những nhiệm vụ, phương pháp, nội dung, hình thức dạy trẻ dân tộc thiểu số nói tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai có một số điểm khác với những nhiệm vụ, phương pháp, nội dung, hình thức dạy trẻ nói tiếng Việt với vai trò là tiếng mẹ đẻ. 
Điểm khác đó chính là điểm xuất phát vốn Tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số bắt đầu từ số không, còn với trẻ người Kinh đã có một vốn tiếng Việt nhất định. Vì thế không thể áp dụng các phương pháp, nội dung một cách máy móc, vượt xa quá so với trình độ của trẻ. Từ đó dẫn đến tình trạng giáo viên luôn cảm thấy bực bội, chán nản với trẻ khi giáo viên nói, đặt ra yêu cầu trẻ không hiểu, không làm theo, thậm chí cảm thấy bị “sốc” khi lần đầu tiên dạy lớp có đối tượng trẻ 100% là dân tộc khi thấy khoảng cách quá xa giữa trình độ thực tế của trẻ và yêu cầu giáo dục đặt ra và phải đạt được.
Điều này sẽ dẫn đến những hạn chế khi tổ chức các hoạt động dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
Tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng khả năng nghe nói, sử dụng tiếng Việt của trẻ, thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Kết quả đánh giá đầu năm học: 33 trẻ/ 5- 6 tuổi
STT
Nội dung đánh giá
SL Trẻ
Yếu
TB
Khá
Tốt
1
Khả năng nghe – hiểu
33
1
21
7
4
2
Khả năng nói
2
22
6
3
3
Chuẩn bị cho việc học đọc, viết
(nhận biết, phát âm chữ cái, tô chữ)
1
15
8
9
Cô giáo đã sử dụng một số phương pháp cơ bản để rèn phát âm, cung cấp vốn từ cho trẻ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp thông qua các hoạt động giáo dục cho trẻ Khám phá Tự nhiên – xã hội, Làm quen văn học, Làm quen chữ cái và các hoạt động khác. 
Đã chú ý đưa nội dung tăng cường Tiếng Việt cho trẻ vào trong các hoạt động học cũng như các hoạt động hằng ngày khác. 
Kết quả đánh giá giữa năm học 33 trẻ/ 5- 6 tuổi
STT
Nội dung đánh giá
SL Trẻ
Yếu
TB
Khá
Tốt
1
Khả năng nghe – hiểu
33
1
21
7
4
2
Khả năng nói
1
12
6
3
3
Chuẩn bị cho việc học đọc, viết
(nhận biết, phát âm chữ cái, tô chữ)
0
9
17
7
Các biện pháp sử dụng chưa đồng bộ, chưa có sự sắp xếp hợp lý giữa các nhiệm vụ phát triển Tiếng Việt cho trẻ. Giáo viên còn mơ hồ, chưa có sự định hướng rõ ràng, cụ thể về công việc phải làm, cần làm, làm những gì nhằm mục đích dạy và tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
- Giáo viên tích cực, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng học hỏi, nhận thức, tiếp thu tốt.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm, thúc đẩy, động viên giáo viên chú trọng công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ, tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên có thể tiếp thu, bồi dưỡng kiến thức về các phương pháp tăng cường Tiếng Việt. Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về tăng cường Tiếng Việt để các đồng nghiệp có thể trao đổi, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với nhau về công tác dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ.
- Môi trường tiếng Việt của trẻ còn hẹp và ít. Đa số các trẻ giao tiếp với nhau và bố mẹ bằng tiếng mẹ đẻ (Tiếng Ê đê). Cháu chỉ giao tiếp bằng tiếng Việt khi trò chuyện với cô giáo thông qua các hoạt động học tập và vui chơi hàng ngày.
- Các bậc cha mẹ trẻ chưa ý thức được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với việc phát triển nhận thức của trẻ, từ đó chưa có sự phối hợp, giúp đỡ để tạo môi trường học tiếng Việt rộng và phong phú hơn từ phía gia đình. 
* Nguyên nhân chủ quan: 
Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ khác nhau: Bộ máy pháp âm của trẻ chưa hoàn thiện, khả năng ghi nhớ của trẻ còn yếu. kinh nghiệm dùng từ chưa được luyện tập nhiều
Đối với trẻ ở lứa tuổi này chưa biết được tầm quan trọng của việc học mà trẻ chỉ thích đến trường có đồ chơi, có bạn đông vui, được cô dạy múa hát, nhưng cũng có nhiều trẻ chưa mạnh dạn, ít hoạt động, không giao tiếp. Điều kiện tiếp xúc với môi trường xung quanh, với xã hội còn ít, tầm nhìn của trẻ còn hạn chế, nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng. Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữ tiếng Việt của cô.
* Nguyên nhân khách quan: 
Giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục mầm non nói chung cũng như việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ nói riêng đối với việc học của trẻ khi vào trường phổ thông.
- Do giáo viên chưa nghiên cứu một cách kĩ càng, cụ thể về các kiến thức, kĩ năng dạy Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai cho trẻ dân tộc thiểu số. 
- Giáo viên chưa biết ứng dụng cụ thể những phương pháp, biện pháp dạy Tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu sô trên thực tế giảng dạy.
- Do sự bất cập giữa trình độ tiếng Việt của trẻ và yêu cầu của chương trình giáo dục mầm non đang thực hiện chung cho toàn quốc. 
Trường Mầm non Sơn Ca với đội ngũ GV – CBCNV là người dân tộc tại địa bàn chiếm tỷ lệ 1/3, trình độ chuyên môn đã đạt chuẩn và nói Tiếng Việt thành thạo. Nhưng chưa thấy được tầm quan trọng cấp bách phải dạy Tiếng Việt cho trẻ Mầm non, nên hàng ngày chỉ dạy qua loa, thiếu trực quan, nội dung giảng dạy còn rập khuôn máy móc, cung cấp kiến thức chưa đầy đủ, còn làm thay trẻ. Đôi lúc còn lạm dụng trong giờ dạy, ngại giải thích từ khó bằng tiếng Việt cho trẻ. Ngoài những tiết học cũng như những hoạt động chính, giáo viên thường trao đổi giao tiếp bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Vì thế ảnh hưởng đến việc dạy tiếng Việt cho trẻ Mẫu giáo.
Ngoài số giáo viên là người đồng bào thì số giáo viên người Kinh rất hạn chế trong việc nghe hiểu tiếng Ê đê, chỉ có vài giáo viên thông thạo tiếng dân tộc Ê đê, đây cũng là một rào cản lớn trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ.
Theo sự chỉ đạo của ngành học mầm non thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng tích hợp, lồng ghép các môn học linh hoạt, phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi. Nhưng quá trình lồng ghép còn ôm đồm, khập khểnh, chưa liên kết với nội dung chính.
Mặt khác, do dặc điểm kinh tế xã hội, trình độ dân trí của địa phương nên vẫn còn tình trạng cha mẹ đi rẫy mang con theo nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác duy trì sĩ số, dẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế rất nhiều.
Để khắc phục được những vấn đề trên, giúp trẻ tiếp thu được kiến thức mới, học Tiếng Việt một cách dễ dàng, đồng thời tạo hứng thú cho trẻ đến trường mạnh dạn, tự tin và tích cực hoạt động, nâng cao khả năng nhận thức cho trẻ, vốn kinh nghiệm của trẻ được kích thích, trẻ tiếp xúc với mọi người xung quanh một cách dễ dàng hơn  luôn thôi thúc tôi tìm ra hướng đi đúng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ những vấn đề nêu trên ta thấy được: việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở các bậc học tiếp theo.
Hiểu vấn đề là như vậy nhưng khi bắt tay vào việc tôi đã trăn trở và lo âu, điều tôi lo lắng nhiều nhất là trẻ chưa có ý thức về vấn đề nề nếp trong lớp học, trẻ không tích cực để tham gia các hoạt động.
Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì? để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cách trôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số “Biện pháp nâng cao chất lượng và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”. Nhằm giúp trẻ dân tộc ham thích được đến lớp và muốn học được tiếng Việt để trẻ tự tin trong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả tốt hơn. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
Nhằm nâng cao hiểu biết về cơ sở lý luận, nhận biết được tầm quan trọng cũng như các phương pháp cơ bản để Dạy tiếng Việt và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ. Khắc phục hạn chế, nâng cao chất lượng, đưa ra một số giải pháp cơ bản trong việc nâng cao chất lượng việc dạy và tăng cường Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
* Biện pháp 1. Đánh giá mức độ nghe, hiểu và nói tiếng Việt của trẻ ngay từ đầu năm học.
Tôi cho rằng đánh giá là một công việc quan trọng trong qua trình giáo dục trẻ nhằm có căn cứ để thiết kế, xây dựng nội dung giáo dục phù hợp. 
Ngay trong tuần lễ đầu tiên trẻ đến trường, tôi đã tiến hành đánh giá để có cái nhìn bao quát về vốn tiếng Việt của trẻ để có thể hình dung ra công việc tiếp theo cần làm đối với trẻ.
Đánh giá khả năng nghe hiểu tiếng Việt của trẻ dân tộc thiểu số theo các tiêu chí sau:
	Mức độ nghe hiểu Tiếng Việt.
	Vốn từ Tiếng Việt.
	Khả năng tạo câu và liên kết các câu.
	Phương pháp đánh giá: 
Mẫu phiếu đánh giá: Tham khảo tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non chu kì II (Tài liệu do Sở Giáo Dục và Đào Tạo Đăk Lăk biên soạn) 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ
MỨC ĐỘ NGHE, HIỂU VÀ NÓI TIẾNG VIỆT CỦA TRẺ
Họ và tên trẻ:..Dân tộc:
Ngày sinh: Lớp:
Ngày đánh giá:.
Họ và tên người đánh giá:
1) Kỹ năng nghe:
Nội dung
Yếu
Trung bình
Tốt
- Nghe, hiểu tiếng Việt
- Nghe, hiểu, giao tiếp thông thường
- Hiểu, làm theo yêu cầu đơn giản
- Nghe hiểu 1 câu chuyện ngắn ( với 2 nhân vât, 2 -3 tình tiết)
2) Kỹ năng nói:
Nội dung
Yếu
Trung bình
Tốt
- Trả lời được các câu hỏi thông thường
- Trả lời các câu hỏi theo nội dung đơn giản
- Miêu tả tranh đơn giản (2 nhân vật, 2-3 tình tiết)
- Kể lại chuyện ngắn được nghe (khoảng 4-5 câu kể trở lên)
- Kể chuyện hàng ngày cho người khác hiểu được
3) Kỹ năng về hoạt động đọc viết
Nội dung
Chưa biết
Biết
Biết nhiều
- Thích thú với sách, truyện
- Biết cách cầm, giở các trang sách
- Nhận biết những nét cơ bản của chữ cái
- Nhận biết chữ số
- Biết tô chữ
Sau khi đánh giá, tôi tổng hợp tất cả thông tin thu thập được để có những đánh giá chung cho toàn lớp về số lượng trẻ nói tốt Tiếng việt là bao nhiêu? Mức độ biết Tiếng việt của cha mẹ, gia đình trẻ. 
* Biện pháp 2. Xây dựng kế hoạch giáo dục để dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ theo từng giai đoạn xuyên suốt năm học và thực hiện theo kế hoạch.
Căn cứ vào chương trình giáo dục mầm non do bộ giáo dục và đào tạo ban hành để lập kế hoạch:
- Kết quả đánh giá mức độ nghe, hiểu Tiếng Việt của trẻ.
- Thời gian dự kiến thực hiện các chủ đề trong năm.
- Các nhiệm vụ cần đạt được về mức độ nghe, hiểu và nói ở cuối năm học của trẻ dân tộc thiểu số.
- Lập kế hoạch: Cần xác định những nhiệm vụ cần làm, sau đó liệt kê các công việc cần làm bằng cách đặt ra các câu hỏi và tự trả lời. Ví dụ: Đầu tiên phải làm gì? Vào thời gian nào? Làm như thế nào? Tiếp theo phải làm gì? Vào thời gian nào? Làm như thế nào?
Ví dụ: 
- Kết quả đánh giá mức độ nghe, hiểu Tiếng Việt của trẻ đầu năm như sau: 90% trẻ chưa biết gì về nghe hiểu, nói Tiếng Việt. 10% trẻ có thể nghe, hiểu vài từ, câu đơn giản, khả năng nói yếu.
- Thời gian dự kiến thực hiện các chủ đề trong năm theo thứ tự như sau: Chủ đề Trường mầm non à Bản thân à Gia đình à Nghề nghiệp à Thế giới động vật àThế giới thực vật à Giao thông à Hiện tượng tự nhiên àQuê hương, đất nước, Bác Hồ à Trường tiểu học.
Nhiệm vụ đặt ra: 
- Dạy trẻ phát âm đúng, chuẩn xác các từ, âm vị trong Tiếng Việt
- Mở rộng vốn từ, củng cố vốn từ và tích cực hóa vốn từ
- Dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc. 
- Chuẩn bị cho việc học, đọc viết khi vào lớp 1:
* Trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong hệ thống nguyên âm tiếng Việt.
* Dạy trẻ một số kĩ năng cần thiết như cầm bút, ngồi tư thế đúng, cầm sách, mở sách, biết cách tô chữ theo mẫu, cách đọc đúng từ trái qua phải (cách đưa mắt).
- Thông qua việc tập nghe, nói tiếng Việt, hình thành ở trẻ hứng thú khi học tiếng Việt, thích giao tiếp bằng tiếng Việt và tập luyện cho trẻ một số nề nếp, thói quen thích nghi với sinh hoạt, vui chơi, học tập, hoạt động tập thể trong và ngoài nhà trường.
Từ những căn cứ trên ta nhận thấy trẻ hầu như chưa biết gì về vốn tiếng Việt, vì thế để trẻ tiếp thu được những kiến thức kĩ năng trong suốt năm học, trước hết ta cần cung cấp cho trẻ những vốn từ cơ bản nhất, liên quan mật thiết đến việc trẻ thực hiện được nề nếp lớp, các từ ngữ chỉ đồ vật, thao tác đơn giản để có thể bước đầu trẻ hiểu và hợp tác với những yêu cầu của cô, từ đó mới có thể tiếp tục tổ chức các hoạt động giáo dục khác. 
Dự thảo kế hoạch như sau:
STT
Thời gian
Công việc cần làm
Phương pháp thực hiện
Kết quả đạt được
1
Tuần1 Tuần 2
Dạy trẻ những từ ngữ đơn giản liên quan đến nề nếp, vận động cá nhân, đến sự vật, hiện tượng môi trường xung quanh
- Những từ về vận động cơ thể: đứng lên, ngồi xuống, vỗ tay, vào lớp, ra lớp, cầm bút, làm theo cô
- Những từ ngữ về các đồ vật xung quanh trẻ: bàn, ghế, sách, vở, bút, bảng, dép, cặp, mũ, quần áo 
- Những từ ngữ liên quan đến các bộ phận cơ thể: Mắt, mũi, tay, chân, đầu.
- Cô làm mẫu bằng hành động kèm theo lời nói và yêu cầu trẻ bắt chước và lặp lại nhiều lần.
2
Tuần 3,4,5
- Tiếp tục củng cố những từ ngữ đã học.
- Học thêm những từ mới theo chủ đề.
- Tập cho trẻ nói câu đơn có một cụm chủ vị
- Đọc các bài thơ trong chủ đề.
- Làm quen các nét tô cơ bản. Cách cầm bút và tư thế ngồi viết.
- Cô chỉ trực tiếp vào đồ vật hoặc tranh, ảnh và phát âm, yêu cầu trẻ chỉ và phát âm lại nhiều lần.
- Đặt ra các câu hỏi để trẻ trả lời, nếu trẻ chưa trả lời được cô trả lời và yêu cầu trẻ nhắc lại câu trả lời của cô.
3
Tuần 6,7,8
- Tiếp tục củng cố những từ ngữ đã học.
- Học thêm những từ mới theo chủ đề.
- Cho trẻ làm quen với các từ có ý nghĩa so sánh
- Đặt ra những câu hỏi: Cao hơn? Thấp hơn?
- Tập cho trẻ nói câu đơn có một cụm chủ vị.
Khuyến khích trẻ tự diễn đạt câu
- Đọc các bài thơ trong chủ điểm.
- Làm quen các chữ cái a, ă, â.
 - Cô tiếp tục sử dụng phương pháp bắt chước.
- Sử dụng phương pháp đàm thoại.
.
..
.
.
Khi đã đưa ra kế hoạch được xem xét một cách kĩ lưỡng và hợp lý, cô giáo tiến hành thực hiện kế hoạch đề ra. Trong quá trình thực hiện, cô thường xuyên đánh giá kết quả để có sự điều chỉnh kế hoạch hợp lý, đạt được mục tiêu đề ra.
* Biện pháp 3. Phối hợp linh hoạt các phương pháp, biện pháp trong hoạt động dạy và tăng cường Tiếng Việt cho trẻ mầm non dân tộc thiểu số.
	Để hoạt động dạy và tăng cường tiếng Việt của trẻ đạt hiệu quả cao, giáo viên cần cân nhắc trong từng trường hợp, mức độ nghe hiểu của từng trẻ mà lựa chọn những phương pháp, biện pháp thích hợp như:
** Phương pháp trực quan hành động
Đây là phương pháp dựa trên thực tế học tiếng mẹ đẻ để học Tiếng Việt: khi học từ, trẻ quan sát hoạt động thực tế, bắt chước người lớn gọi hoạt động đó.
Từ ngữ được lặp lại nhiều lần để khắc sau: Mỗi lần lặp lại luôn có hành động, người thật, vật thật kèm theo.
Việc học từ và câu là k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn Vũ Thị Lợi 2018.doc