Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư J út - Đăk Nông

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư J út - Đăk Nông

1. Mục tiêu, nhiệm vụ

1.1. Mục tiêu

Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và trường THCS Phạm Hồng Thái nói riêng quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chi bộ nhà trường về duy trì các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.

 

doc 19 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1693Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư J út - Đăk Nông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hái - Cư J út - Đăk Nông trong những năm học tiếp theo.
III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nâng cao chất lượng Giáo dục và đào tạo là một vấn đề rộng, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư J út - Đăk Nông.
Đối tượng nghiên cứu là cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; cán bộ quản lý, tổ trưởng chuyên môn; giáo viên và học sinh.
IV- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp chung
 	Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu vấn đề về giáo dục và đào tạo cụ thể là về công tác dạy và học.
2. Phương pháp cụ thể
Phương pháp phân tích, đánh giá, điều tra khảo sát, thống kê, so sánh bảng biểu và tổng hợp. 
V- GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU
	Các mặt tác động đến chất lượng dạyvà học ở trường THCS Phạm Hồng Thái và số liệu liên quan đến chất lượng trong các năm học 2014 - 2015; 2015 - 2016 và năm học 2016 - 2017.
	Thời gian hoàn thành đề tài từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 01 năm 2017.
B- PHẦN NỘI DUNG
I- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DẠY - HỌC
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin về giáo dục và đào tạo
C.Mác- Ph.Ăngghen và sau này là V.I.Lênin khi thừa nhận vai trò quyết định của nhân tố kinh tế- xã hội trong việc hình thành con người và nhân cách con người đều đồng thời khẳng định: Con người là chủ thể của lịch sử, là lực lượng tự giác, tích cực, sáng tạo ra lịch sử. Nghĩa là, con người là sản phẩm của lịch sử, của hoàn cảnh sống, nhưng chính bản thân con người lại làm thay đổi hoàn cảnh, thay đổi môi trường sống. C.Mác- Ph.Ăngghen cho rằng: Bản thân xã hội tạo ra con người với tính cách như thế nào thì nó cũng sản xuất ra xã hội như thế ấy.
2. Quan điểm của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo
Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, vừa "hồng" vừa "chuyên", có tri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khoẻ, thẩm mỹ...
Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay sau khi giành được chính quyền tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". 
3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác giáo dục và đào tạo
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo một lần nữa khẳng định và đưa ra quan điểm chỉ đạo: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.
4. Một số khái niệm
4.1. Khái niệm về chất lượng giáo dục
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng giáo dục là trình độ và khả năng thực hiện mục tiêu giáo dục đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người học và sự phát triển toàn diện của xã hội”.
4.2. Khái niệm về chất lượng dạy học
	Theo từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Chất lượng dạy học chính là chất lượng của người học hay tri thức phổ thông mà người học lĩnh hội được. Vốn học vấn phổ thông toàn diện vững chắc ở mỗi người là chất lượng đích thực của người dạy”.
Vậy các lĩnh vực của đời sống xã hội đổi mới toàn diện và sâu sắc đòi hỏi ngành giáo dục nói chung và trường THCS Phạm Hồng Thái nói riêng phải tạo ra được chất lượng mới. Trong công cuộc đổi mới, trường THCS Phạm Hồng Thái đã và đang triển khai thực hiện những chủ trương, biện pháp và đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, quy trình dạy học và từng bước tăng cường điều kiện và phương tiện để đảm bảo nâng cao chất lượng dạy và học.
II- THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG THCS PHẠM HỒNG THÁI 
1. Đặc điểm tình hình của địa phương 
	Xã Eapô cách trung tâm huyện Cư Jút khoảng 15 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm tỉnh Đăk Nông khoảng 115km; phía Đông giáp sông Sê rê pôk và xã Hòa Phú - Thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk; phía Nam giáp xã Nam Dong; phía Tây giáp xã Đăk rông và xã Đăk Wil; phía Bắc giáp huyện Buôn Đôn - Đăk Lăk. 
	Điều kiện kinh tế chậm phát triển, mặt bằng dân trí không đồng đều, điều kiện sống của người dân đang còn gặp rất nhiều khó khăn. Do vậy nhận thức của người dân về công tác giáo dục đang còn nhiều hạn chế dẫn đến công tác phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình để giáo dục học sinh chưa đạt hiệu quả cao đặc biệt là công tác xã hội hoá giáo dục.
2. Thực trạng chất lượng Dạy và học ở trường THCS Phạm Hồng Thái - Cư Jút - Đắk Nông năm học 2013-2014
2.1. Sự hình thành và phát triển nhà trường
Trường THCS Phạm Hồng Thái được thành lập vào ngày 12 tháng 8 năm 1996 với tổng diện tích 8415m2, buổi đầu mới thành lập có 6 phòng học với 07 cán bộ, giáo viên, công nhân viên.
Hình 1.1 - Ngôi trường khi mới thành lập
Những ngày mới thành lập, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, các lớp học còn đơn sơ, sân trường lầy lội. Nhưng với sự đồng tâm hiệp lực của thầy và trò, sự giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền và nhân dân, nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy và học.
Từ năm 2014 đến nay nhà trường đã có một sắc thái mới, tập thể sư phạm nhà trường quyết tâm hướng tới một chặng đường mới - chặng đường xây dựng duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học.
Hình 1- Ngôi trường hiện nay
2.2. Những kết quả đạt được trong năm học 2014-2015
2.2.1. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
	Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của chính quyền địa phương, của phụ huynh học sinh và đặc biệt là của lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo huyện Cư Jút đã đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, nhà trường ngày càng khang trang, sạch đẹp đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
2.2.2. Về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên và công nhân viên
	Về số lượng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường có đủ về số lượng cũng như chất lượng 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó, trình chuẩn độ đạt chuẩn chiếm 21.2%; trình độ trên chuẩn chiếm 78.8%.
Tổng số
TS
Nữ
Dân tộc
Trình độ
Chuẩn
Trên chuẩn
LL CT
CBQL
03
0
0
0
03
02
GV
42
27
3
5
37
0
CNV
7
5
2
6
1
0
Tổng
52
32
5
11
41
02
Bảng 1
	Cơ cấu giáo viên bộ môn chưa đồng đều ở các môn. Cụ thể giáo viên bộ môn dư gồm: Ngữ văn, Sử, Địa; giáo viên bộ môn còn thiếu gồm: Vật lý.
CB
GV
TS
Cơ cấu giáo viên bộ môn
Toán
Lý
Hóa
Sinh
Văn
Sử
Địa
CN
NN
TD
Tin
MT
Nhạc
CB
3
1
1
1
GV
42
8
1
2
3
8
4
4
1
4
3
1
1
2
TC
45
8
2
2
3
8
5
4
1
4
3
2
1
2
Bảng 2
2.2.3. Chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn
Năm học
TS
GV
Viết SKKN-NCKH
Mở
CĐ
Thao
giảng
(tiết)
Giáo viên giỏi các cấp
Kiểm
tra
(GV)
Dự
giờ
(Tiết)
Làm
ĐD
DH
Sử
dụng
ĐDDH
(lượt)
2014-2015
42
12
8
45
14
13
1470
25
6216
Bảng 3
2.2.4. Chất lượng giáo dục học sinh
Chất lượng về học lực
Năm học
TS
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2014-2015
657
90
272
274
21
0
13.7
41.4
41.7
3.2
0
Bảng 4
Chất lượng về hạnh kiểm
Năm học
TS
Số lượng
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
2014-2015
657
544
95
15
3
82.8
14.5
2.3
0.5
Bảng 5
Về chất lượng học sinh giỏi các cấp
Năm học
TS học sinh dự thi
Học sinh giỏi cấp
Số lượng
Tỉ lệ %
2014-2015
86
51
59.3
Bảng 6
Về duy trì sỹ số
Năm học
TS học sinh 
Học sinh bỏ học
Số lượng
Tỉ lệ %
2014-2015
657
6
0.9
Bảng 7
	Qua số liệu ở các bảng 4; 5; 6; 7 xét thấy chất lượng học lực và hạnh kiểm đảm bảo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia. Bên cạnh đó đang còn học sinh vi phạm xếp hạnh kiểm yếu và tình trạng học sinh học sinh bỏ học còn diễn ra chưa được khắc phục.
3. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế
3.1. Nguyên nhân của những thành tựu
Nhà trường luôn nhận được sự tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, của Lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cư Jút, sự phối kết hợp giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường trong công tác dạy và học.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, cải thiện theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia.
Sự cố gắng trong giảng dạy, có tinh thần vượt khó, có lòng yêu nghề ham học hỏi, đoàn kết năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Học sinh phần lớn các em ngoan, lễ phép có tinh thần vươn lên trong học tập.
3.2. Nguyên nhân của những hạn chế
3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Trường thuộc xã có nền kinh tế chậm pháp triển, đời sống của nhân dân khó khăn; đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ khá cao; mặt bằng dân trí thấp, không đồng đều; còn nhiều hủ tục lạc hậu,... cho nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao chất lượng dạy và học của trường.
Điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu, hệ thống trường lớp phần lớn chỉ đáp ứng cho các em học tập lý thuyết, phòng học bộ môn chưa đảm bảo đúng quy định, ...
3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Công tác quản lý, chỉ đạo chuyên môn của Phó hiệu trưởng
Chưa tận dụng tối đa các phòng học để phụ đạo học sinh yếu kém và bồi dưỡng học sinh giỏi;
Phân công chuyên môn chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế dẫn đến không phát huy hết năng lực của từng giáo viên;
Công tác tham mưu với hiệu trưởng chưa kịp thời trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cũng như các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Hoạt động của Tổ chuyên môn
Tổ trưởng làm việc chủ yếu theo kinh nghiêm, vừa làm vừa học, không được bồi dưỡng qua các lớp quản lý chuyên môn cũng như bồi dưỡng về lý luận trong công tác quản lý.
Công tác giảng dạy của giáo viên
Một số giáo viên còn chậm trong công tác đổi mới phương pháp giảng dạy, mặt khác do điều kiện cuộc sống nên thiếu sự đầu tư trong những bài giảng.
Ý thức học tập của học sinh
Một số em mải chơi game, chiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, thiếu sự chân tình của giáo viên... nên thích chơi hơn thích học dẫn đến cúp tiết, bỏ học giữa chừng.
III- NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
1. Mục tiêu, nhiệm vụ
1.1. Mục tiêu
Toàn ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung và trường THCS Phạm Hồng Thái nói riêng quán triệt và triển khai thực hiện Chương trình hành động đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.
Thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Chi bộ nhà trường về duy trì các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
1.2. Nhiệm vụ 
Chỉ đạo thực hiện tinh giản nội dung dạy học; xây dựng và triển khai dạy học các chủ đề tích hợp; tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Tập trung chỉ đạo đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và giáo dục, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh; tạo ra sự chuyển biến tích cực, rõ nét về chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục.
Chú trọng công tác phát triển đội ngũ giáo viên đặc biệt là đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên cốt cán; chú trọng đổi mới sinh hoạt chuyên môn, nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc quản lý, phối hợp giáo dục toàn diện cho học sinh.
2. Những giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy và học ở trường THCS phạm Hồng Thái
Để nâng cao chất lượng dạy và học cần nâng cao đồng bộ tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng. Đặc biệt cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ giáo viên nói riêng, cần đổi mới phương pháp quản lý cũng như phương pháp dạy học.
Với thực trạng nêu trên thì nhà trường còn gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên, thuận lợi vẫn là cơ bản để trên cơ sở đó tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học cụ thể như sau:
2.1. Nâng cao năng lực chỉ đạo, quản lý chuyên môn của Phó hiệu trưởng
	Để phát huy năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường trong việc nâng cao chất lượng dạy và học cần:
- Tập trung xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường hoạt động nhịp nhàng, hiệu quả và đoàn kết đặc biệt là giữa các Phó hiệu trưởng;
- Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ;
Ví dụ: Phát động phong trào thi đua ngay đầu năm học, giáo viên bộ môn đăng ký chất lượng môn mình được phân công giảng dạy; đăng ký tỷ lệ học sinh giỏi các cấp, giáo viên chủ nhiệm đăng ký chất lượng giáo dục hai mặt; công tác chuyên cần và duy trì sĩ số. Cuối năm đối chiếu kết quả để đánh giá thi đua, trong bình xét thi đua tiêu chí về chất lượng dạy và học đặt lên hàng đầu.
- Khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, tận dụng tối đa những trang thiết bị hiện có, linh động sáng tạo trong việc phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học của giáo viên và tự làm đồ dùng học tập của học sinh; 
Ví dụ: Nhà trường mới đáp ứng được số phòng học văn hóa, thiếu phòng học bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Để khắc phục khó khăn đó tôi làm như sau: Tận dụng những buổi không học môn tin học, không có tiết thực hành sắp xếp bồi dưỡng và phụ đạo ở phòng tin học và phòng thực hành... 
- Tham mưu với Bí thư Chi bộ-Hiệu trưởng nhà trường phát huy tính tiên phong của Đảng viên trong việc duy trì sĩ số, vận động học sinh bỏ học quay lại lớp, khắc phục tình trạng cúp tiết đi chơi game.
Ví dụ: Phân công Đảng viên phụ trách theo lớp kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục học sinh.
2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ chuyên môn
	Để nâng cao hiệu quả của tổ chuyên môn đi đến nâng cao chất lượng dạy và học thì tổ chuyên môn đặc biệt là tổ trưởng cần phải thực hiện tốt các hoạt động sau:
- Sinh hoạt tổ chuyên môn cần đa dạng, phong phú, có thay đổi và phải có chuẩn bị trước về nội dung và cách thức tổ chức thực hiện;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các Tổ trưởng chuyên môn. 
Ví dụ: Tổ trưởng ngoài việc bồi dưỡng thường xuyên theo quy định ngoài ra còn phải bồi dưỡng về năng lực quản lý. Nội dung bồi dưỡng về năng lực quản lý giao Phó hiệu trưởng tập huấn.
- Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn tổ mình quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục cũng như thi đua với các tổ khác.
Ví dụ: Sau từng đợt kiểm tra định kỳ chuyên môn nhà trường tổ chức cho các tổ đánh giá chất lượng bài kiểm tra của học sinh từ đánh giá những ưu điểm cũng như những hạn chế yếu kém để đưa ra những giải pháp khắc phục.
2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, sáng tạo của giáo viên
	Để nâng cao chất lượng dạy và học cần xác định người thầy đóng vai trò trung tâm vì vậy người thầy phải luôn tìm tòi, sang tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy đặc biệt là phải tâm huyết với nghề, phải luôn yêu nghề.
2.4. Nâng cao sự hợp tác của học sinh
Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, học sinh phải dần dần có được những phẩm chất và năng lực thích ứng với phương pháp dạy học tích cực như: giác ngộ mục đích học tập, tự giác trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình và kết quả chung của lớp, biết tự học và tranh thủ học ở mọi nơi, mọi lúc, bằng mọi cách, phát triển các loại hình tư duy biện chứng, lôgíc, hình tượng, tư duy kĩ thuật, ...
Tóm lại: Để nâng cao chất lượng dạy và học, người lãnh đạo, quản lý cần kết hợp nhiều giải pháp như tăng cường công tác lãnh đạo của chi bộ đảng; đổi mới công tác quản lí của Ban giám hiệu; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường; sự phối kết hợp giữa ba môi trường “Gia đình - Nhà trường - Xã hội”. Sự phối hợp này cần đồng bộ và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường thì mới đạt hiệu quả.
IV- KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Hoạt động chuyên môn 
Tổ chuyên môn sinh hoạt vào tuần thứ hai và tuần thứ ba hàng tháng, Chất lượng công việc năm học sau cao hơn năm học trước.
	Hình 2.3. Buổi sinh hoạt chuyên môn
	Công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo đúng quy định. Qua kiểm tra chấn chỉnh kịp thời những dấu hiệu vi phạm, từ đó thúc đẩy giáo viên hoàn thiện mình hơn trong công tác chuyên môn. Phong trào làm đồ dùng dạy học được tăng cường, dạy học theo phương pháp mới đã có hiệu quả, tạo được hứng thú cho học sinh trong các tiết học, môn học, kết quả đạt được:
Năm học
TS
GV
Viết SKKN-NCKH
Mở
CĐ
Thao
giảng
(tiết)
Giáo viên giỏi các cấp
Thanh
Tra
(GV)
Dự
giờ
(Tiết)
Làm
ĐD
DH
Sử
dụng
ĐDDH
(lượt)
2014-2015
42
12
8
45
14
13
1470
25
6216
2015-2016
42
13
8
80
17
20
1554
29
1021
HKI
2016-2017
42
17
10
52
15
18
1050
21
8724
Bảng 8
	Tổ chức thao giảng theo đúng kế hoạch chuyên môn của nhà trường. Chỉ đạo tốt công tác dự giờ nhằm học hỏi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chuyên môn đặc biệt qua dự giờ đã có nhiều sáng tạo trong đổi mới phương pháp dạy học.
2. Chất lượng giáo dục học sinh
2.1. Chất lượng về học lực
Năm học
TS
Số lượng
Tỉ lệ %
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
2014-2015
657
90
272
274
21
0
13.7
41.4
41.7
3.2
0
2015-2016
645
99
266
260
20
0
15.3
41.2
40.3
3.1
0
HKI
2016-2017
615
95
260
245
15
0
15.4
42.3
39.8
2.4
0
Bảng 9
2.2. Chất lượng về hạnh kiểm
Năm học
TS
Số lượng
Tỉ lệ %
Tốt
Khá
TB
Yếu
Tốt
Khá
TB
Yếu
2014-2015
657
544
95
15
3
82.8
14.5
2.3
0.5
2015-2016
645
541
90
13
1
83.9
14.0
2.0
0.2
HKI
2016-2017
615
520
86
9
0
84.6
14.0
1.5
0.0
Bảng 10
2.3. Về chất lượng học sinh giỏi các cấp
Năm học
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Cấp Quốc gia
SL dự thi
SL đạt
Tỉ lệ
SL dự thi
SL đạt
Tỉ lệ
SL dự thi
SL đạt
Tỉ lệ
2014-2015
92
56
61
10
6
60
0
0
0
2015-2016
80
54
67.5
21
14
66.7
2
2
100
HKI
2016-2017
76
52
68.4
2
2
100
Chưa thi
Bảng 11
	Về chất lượng học sinh giỏi các cấp mặc dù chỉ mới trong học kỳ I năm học 2016-2017 nhưng kết quả đạt được rất khả quan, chuyên môn nhà trường đã và đang từng bước áp dụng các giải pháp đề ra ở trên đồng thời không ngừng đổi mới phương pháp quản lý.
2.4. Về duy trì sỹ số
Năm học
TS học sinh 
Học sinh bỏ học
Số lượng
Tỉ lệ %
2014-2015
657
6
0.9
2015-2016
645
5
0.8
HKI
2016-2017
615
2
0.3
Bảng 12
	Qua kết quả ở bảng 9; 10; 11 và 12 đã thể hiện được tính hiệu của việc áp dụng các giải pháp trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. Cụ thể chất lượng học sinh ngày được nâng cao theo từng năm học, đặc biệt trong học kỳ I năm học 2016-2017 đã đạt được nhiều thắng lợi trong đó học sinh giỏi cấp huyện xếp thứ hai toàn đoàn đây là thành tích cao nhất từ trước đến nay. Tỉ lệ học sinh bỏ học đã được hạn chế, công tác duy trì sĩ số được đảm bảo.
Hình 2.4. Lễ vinh danh học sinh giỏi các cấp và chia tay học sinh khối 9 
năm học 2015-2016
3. Về cơ sở vật chất và trang thiết bị
	Công tác xã hội hóa giáo dục cần xác định đây không phải là công việc riêng của Lãnh đạo nhà trường mà là trách nhiệm của từng giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Hình 2.6. Thầy giáo Trần Văn Tương đang chuẩn bị cho tiết học thực hành
Hình 2.7. Học sinh lớp 9B đang thực hành theo nhóm
Nhờ việc giáo dục tư tưởng cho giáo viên, trong hai năm qua công tác xã hội hóa giáo dục đã được làm tốt. Kết quả là cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng, trường lớp khang trang, môi trường sạch đẹp.
Hình 1.3. Học sinh học tập và nghiên cứu ở phòng thư viên
Tóm lại: Trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thực trạng dạy và học, tôi đã áp dụng triệt để những giải pháp đã đề ra ở trường THCS Phạm Hồng Thái trong năm học 2015 - 2016 và đang áp dụng cho năm học 2016 - 2017. So sanh kết quả của năm học 2014 - 2015 với 2015 - 2016; học kỳ I năn học 2016 - 2017 đã chứng minh rằng các giải pháp đưa ra có tính hiệu quả cao. Thành quả đó là sự nỗ lực phấn đấu của thầy và trò trong suốt thời gian qua. Đặc biệt thể hiện sự thống nhất cao trong ban lãnh đạo của nhà trường, sự chỉ đạo của Bí thư Chi bộ-Hiệu trưởng, sự nhịp nhàng trong thực hiện nhiệm vụ của các Phó hiệu trưởng, sự đoàn kết thống nhất của tập thể giáo viên, công nhân viên trong nhà trường và sự tin tưởng, hưởng ứng của Phụ huynh học sinh.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I- KẾT LUẬN
Nâng cao chất lượng dạy và học là nhiệm vụ chính trị là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho ngành giáo dục nói chung và cán bộ, giáo viên, công n

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_20162017.doc