Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Rèn đọc thành tiếng đúng giọng và đúng tốc độ:Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2

Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 13

Đọc thành tiếng là yêu cầu học sinh đọc to cho tất cả mọi người trong lớp

cùng nghe, vì thế giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc cần phải có giọng đọc đủ

lớn, đúng tốc độ để mọi người cùng nghe rõ. Đối với những học sinh đọc quá to

hay quá nhỏ và chậm thì giáo viên cần điều chỉnh giọng đọc vừa phải, đúng tốc

độ cho các em kịp thời.

Ví dụ : Em Nguyễn Thị Thùy Dương thường mắc lỗi đọc thiếu dấu thanh

mà kết hợp với đọc nhỏ nữa thì giáo viên và học sinh khó phát hiện để sửa sai

hay em Công Danh đọc lưu loát nhưng âm lượng không đủ lớn để cả lớp nghe

thì cũng khó để cả lớp nhận xét,sửa sai.Lúc này giáo viên phải hướng dẫn đọc

và đọc mẫu lại cho học sinh nghe, đề nghị các em đó đọc lại đến khi đọc đủ

nghe. Giáo viên cần động viên ,khuyến khích học sinh tự nhiên, tự tin trước tập

thể lớp.

Như vậy có thể nói được đứng trước các bạn đọc nhiều lần và được cô

giáo giúp đỡ, khuyến khích, các em sẽ thích đọc, sẽ quen đọc to, dõng dạc. Các

em còn đọc nhỏ vì chưa biết cách nào để đọc cho to, không biết cách lấy hơi.

Học sinh thường đọc với ngữ điệu thấp. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học

sinh cách nâng giọng cao hơn để đọc được to hơn, luyện cho học sinh thở sâu và

lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.Thầy cô cần đọc mẫu nhiều lần để học

sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải.

pdf 28 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 6455Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 9 
 Từ việc phân loại được đối tựơng học sinh nêu trên, tôi ghi cụ thể em nào 
đọc yếu, yếu phần nào, lỗi đọc của em là gì để tiện cho việc uốn nắn, giúp đỡ 
các em trong quá trình luyện đọc. 
Ví dụ: 
 Cao Thị Minh Thư : chưa thuộc hết các âm, vần nên đọc ê a và sai. 
 Trần Thị Thùy Vân: đọc rất chậm 
 Tạ Phi Yến : đọc sai r/g và n/ng. 
 Nguyễn Quốc Anh Minh : phát âm sai dấu thanh. dấu ngã thành 
dấu Sắc 
 Cao Thị Minh Thư : đọc quá nhỏ 
 Nguyễn Thị Lan Anh: đọc liến thoắng 
 Mặt khác từ việc phân loại này giáo viên có thể sắp xếp chỗ ngồi cho 
học sinh theo hình thức xen kẽ (học sinh đọc tốt ngồi xen với học sinh đọc yếu). 
Việc sắp xếp như vậy sẽ tạo điều kiện cho các em trong giờ tập đọc luyện đọc 
nhóm thuận lợi. Giúp giáo viên dễ dàng hình thành nhóm nhiều trình độ.Trong 
quá trình đọc, học sinh đọc tốt sẽ sửa sai cho học sinh đọc yếu, ngược lại học 
sinh đọc yếu sẽ học tập cách đọc, cách phát âm từ học sinh đọc tốt . 
b/ Rèn kĩ năng đọc cho những học sinh đọc sai âm, vần cơ bản. 
 Học sinh lớp Hai ở vùng có điều kiện còn khó khăn như trường tôi dạy thì 
kĩ năng đọc của nhiều học sinh đặc biệt là học sinh dân tộc còn nhiều hạn chế 
do cha mẹ các em mải lo kiếm sống chưa có thời gian chăm lo đến việc học của 
con ,ngoài ra còn có một số em ba tháng hè hầu như các em không được ôn 
luyện lại kiến thức học lớp Một. Bước vào lớp Hai các em đọc và viết rất yếu 
,có một số em còn quên cả âm ,vần. Để giúp những em học sinh này đọc tốt, 
hằng ngày lên lớp tôi thường cho các em luyện đọc nhiều qua hướng dẫn của 
cô, học từ bạn và tự học . 
 Ví dụ : Tôi viết tất cả những âm và chữ ghi âm đã học ở lớp Một vào một tờ 
giấy A2 .Đầu năm khi đã biết được những em nào đọc yếu chưa nhớ hết âm và 
vần thì tôi phát cho mỗi em một tờ giấy A4 có ghi các âm, chữ ghi âm, vần theo 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 10 
thứ tự trong sách Học vần lớp Một cho các em để về nhà đọc thuộc ( để tránh 
các em đọc vẹt). Đến lớp ngày nào tôi cũng kiểm tra âm, vần của những em này. 
Còn tờ giấy A2 hằng ngày đi dạy tôi mang theo.Tuần ổn định và những tuần 
đầu tôi đi sớm hơn 15 phút và cho cả lớp đọc đồng thanh lại những âm và chữ 
ghi âm đã học từ lớp Một để các em nhớ lại. Vào mỗi tiết học Tập đọc, tôi dùng 
bút chì gạch chân tất cả các vần trong một đoạn văn rồi cho học sinh ngồi theo 
nhóm cặp hay nhóm 3 em trong đó có một em đọc khá để giúp đỡ bạn đánh vần 
rồi đọc trơn đoạn, bài dưới sự giám sát kiểm tra và chỉ bảo của giáo viên. Tôi 
còn khuyến khích học sinh khi ra chơi các em chơi trò chơi đố bạn xem âm hay 
chữ gì ? Hằng ngày tôi phụ đạo thêm cho những em đọc viết chưa đạt yêu cầu 2 
lần vào cuối mỗi buổi học. Trong các tiết học và mỗi buổi học trên lớp tôi áp 
dụng hình thức này. Trước khi học sinh ra về tôi dặn về nhà đọc lại bài nhiều 
lần cho lưu loát và viết bài tập đọc đó vào nháp để mai lên lớp cô kiểm tra, 
chấm điểm. Nhờ thế mà những học sinh đọc viết yếu cũng dần tiến bộ hơn lên 
rõ rệt. 
 HS tiểu học rất thích truyện tranh vì thế tôi còn khuyến khích các em lên 
thư viện nhà trường mượn truyện,sách ,báo đọc vào giờ ra chơi hay tôi mượn 
truyện, báo Thiếu niên ,báo Nhi đồng cho HS về nhà đọc. Tôi có thể kiểm tra 
xem các em có đọc không bằng những câu hỏi như : truyện này có những nhân 
vật nào ? Nội dung truyện kể gì ? ,để rèn thêm kĩ năng đọc cho các em. 
c/Thực hiện tốt việc hƣớng dẫn học sinh phát âm và sửa lỗi : 
 Hướng dẫn học sinh đọc là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình 
dạy tập đọc. Nếu để cho học sinh tự đọc mà không có hướng dẫn và sửa lỗi của 
giáo viên thì phần lớn học sinh đọc không đúng dẫn đến phát âm không chuẩn, 
không rõ nghĩa của từ. Đọc mà người nghe không hiểu hoặc để hiểu sai nội 
dung văn bản. Do đó trong quá trình dạy đọc, giáo viên phải hướng dẫn học sinh 
đọc các tiếng, các từ, câu văn,. . .mà các em dễ nhầm lẫn để kịp thời sửa chữa 
giúp các em đọc đúng hơn. 
c.1/.Sửa lỗi đọc sai phụ âm : 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 11 
 Học sinh đọc sai phụ âm đầu, khi sửa giáo viên cần hướng dẫn kỹ cách 
phát âm, chỉ cho các em thấy vị trí, các bộ phận của cơ quan phát âm như: điểm 
đặt lưỡi, vị trí của lưỡi, độ rộng của môi, độ mở của miệng khi bắt đầu đọc và 
kết thúc. Trong quá trình hướng dẫn và sửa sai giáo viên nên dùng từ ngữ thật 
dễ hiểu đối với học sinh lớp Hai. 
Ví dụ: Em Tạ Phi Yến khi đọc dòng thơ: 
 Ra ngoài sân hỏi bố. Em đọc là: Ga ngoài sân hỏi bố. 
 Tôi hướng dẫn học sinh nhận xét và phát hiện chỗ sai của Yến, sau đó tôi 
phát âm lại âm “r” thật chậm để cho Yến đọc lại, nhưng vẫn chưa có kết quả. 
Tôi phải thực hành cụ thể hơn cho cả lớp cùng theo dõi: Khi đọc âm “r” lưỡi 
uốn cong lên, vòm miệng đẩy luồng hơi ra mạnh để tạo độ rung của lưỡi và tôi 
phát âm vài lần sau đó cho Phong phát âm lại “r” và “ra” nhiều lần, lúc này em 
có tiến bộ hơn nhiều. 
 Việc luyện đọc này giúp cho các em sự tập trung cao để theo dõi bạn đọc 
đồng thời rèn cho tất cả học sinh trong lớp đều được luyện đọc. Muốn học sinh 
đọc tốt trước hết phải rèn cho học sinh phát âm đúng, rõ ràng, chuẩn xác các âm 
đầu l/n, s/x, ch/tr,. . . Phần lớn những học sinh đọc yếu thường chưa phân biệt 
được cách phát âm ngoài ra còn phát âm sai theo thói quen địa phương. 
 Khắc phục lỗi phát âm cho đối tượng học sinh mang nặng phát âm theo 
tiếng địa phương. Giáo viên cần nắm được học sinh đó phát âm sai ở những 
trường hợp nào để có biện pháp khắc phục theo hệ thống ngữ âm chuẩn. Nếu 
học sinh nào trong quá trình đọc mà phát âm sai dấu thanh, phát âm sai tiếng, từ 
thì giáo viên cần nhắc nhở kịp thời và yêu cầu học sinh đó đọc lại câu văn đó 
cho chính xác. 
 Ví dụ: Câu : “Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy,nhặt 
lên rồi mang bỏ vào sọt rác”( Bài : Mẩu giấy vụn ,Sách Tiếng Việt 2, tập 
1,trang 48) . 
 Học sinh đọc : “Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy, nhặt 
lên rồi bỏ vào xọt gác”. Giáo viên nhận xét cho học sinh đó biết là em đọc sót 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 12 
tiếng “mang” và đọc sai từ “sọt rác”. Sau đó yêu cầu em đó luyện phát âm lại 
cho đúng từ “sọt rác” đọc lại cả câu cho đúng, đủ tiếng. 
c.2/Sửa lỗi đọc thiếu dấu thanh: 
 Với học sinh đọc thiếu dấu hoặc sai dấu. 
 Ví dụ: Câu : “Bỗng một em gái đứng dậy, tiến tới chỗ mẩu giấy,nhặt lên 
rồi mang bỏ vào sọt rác” các em đọc là : “Bổng một em gái đứng dậy, tiến tới 
chổ mậu giấy, nhặt lên rồi mang bỏ vào sọt rác”. Giáo viên nhận xét cho học 
sinh đó biết là em đọc thiếu dấu ở các tiếng như: Bỗng, chỗ, mẩu, bỏ. Giáo 
viên đọc mẫu lại câu rồi yêu cầu học sinh đó đọc lại cho đúng. 
d.Rèn đọc đúng tốc độ và đúng giọng: 
 Vì mới ở lớp Hai nên các em đọc ngắt nghỉ hơi không đúng chỗ, vì vậy để 
rèn đọc nhanh đúng tốc độ và đúng giọng giáo viên cần giải thích cho học sinh 
hiểu thế nào là đọc nhanh (đọc trôi chảy ,lưu loát) qua giọng đọc mẫu của giáo 
viên. Để hướng dẫn học sinh đọc nhanh và đúng giọng, trong quá trình dạy đọc 
giáo viên cần chú ý: 
d.1/.Rèn đọc nhẩm( đọc thầm) trước khi đọc thành tiếng: 
 Đọc nhẩm là đọc thành tiếng nhưng không phát âm lớn mà chỉ đủ một 
mình nghe. Với học sinh lớp 2, khi tiếp xúc với văn bản mới, các em sẽ rất bỡ 
ngỡ khi tri giác các chữ, các từ. Từ đó dẫn đến các em đọc vấp không liền mạch 
và đọc sai. Bước đọc nhẩm được tôi coi là bước để các em “vỡ lòng” và đánh 
vần. Khi các em đọc nhẩm, các em có cơ hội nhận mặt chữ một cách bình tĩnh, 
có điều kiện đánh vần các chữ khó. Khi các em đã đánh vần và nhận mặt chữ 
qua vài lượt rồi các em sẽ đọc đúng hơn. Từ chỗ đọc đúng, các em sẽ tự tin đọc 
to, rõ ràng và ngắt nghỉ đúng. 
 Tuy đây là một bước không có trong quy trình dạy tập đọc ở bất cứ lớp 
nào, nhưng tôi vẫn mạnh dạn áp dụng trong các tiết Tập đọc vì nó mang lại hiệu 
quả thiết thực. 
d.2/.Rèn đọc thành tiếng đúng giọng và đúng tốc độ: 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 13 
 Đọc thành tiếng là yêu cầu học sinh đọc to cho tất cả mọi người trong lớp 
cùng nghe, vì thế giáo viên yêu cầu học sinh khi đọc cần phải có giọng đọc đủ 
lớn, đúng tốc độ để mọi người cùng nghe rõ. Đối với những học sinh đọc quá to 
hay quá nhỏ và chậm thì giáo viên cần điều chỉnh giọng đọc vừa phải, đúng tốc 
độ cho các em kịp thời. 
Ví dụ : Em Nguyễn Thị Thùy Dương thường mắc lỗi đọc thiếu dấu thanh 
mà kết hợp với đọc nhỏ nữa thì giáo viên và học sinh khó phát hiện để sửa sai 
hay em Công Danh đọc lưu loát nhưng âm lượng không đủ lớn để cả lớp nghe 
thì cũng khó để cả lớp nhận xét,sửa sai.Lúc này giáo viên phải hướng dẫn đọc 
và đọc mẫu lại cho học sinh nghe, đề nghị các em đó đọc lại đến khi đọc đủ 
nghe. Giáo viên cần động viên ,khuyến khích học sinh tự nhiên, tự tin trước tập 
thể lớp. 
 Như vậy có thể nói được đứng trước các bạn đọc nhiều lần và được cô 
giáo giúp đỡ, khuyến khích, các em sẽ thích đọc, sẽ quen đọc to, dõng dạc. Các 
em còn đọc nhỏ vì chưa biết cách nào để đọc cho to, không biết cách lấy hơi. 
Học sinh thường đọc với ngữ điệu thấp. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học 
sinh cách nâng giọng cao hơn để đọc được to hơn, luyện cho học sinh thở sâu và 
lấy hơi ở những chỗ ngắt nghỉ khi đọc.Thầy cô cần đọc mẫu nhiều lần để học 
sinh nhận rõ độ lớn của giọng như thế nào là vừa phải. 
 Hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ, đọc giữ nhịp. Nếu có học sinh đọc 
chưa đúng nhịp và đọc quá nhỏ hay quá lớn hoặc đọc liến thoắng, giáo viên cần 
theo dõi nhận xét và hướng dẫn kịp thời để em đó điều chỉnh tốc độ đọc cho 
đúng và điều chỉnh giọng đọc cho phù hợp. Đọc văn xuôi cần lưu ý: cụm từ, dấu 
câu, kiểu câu. Thơ thường thể hiện sắc thái tình cảm, vì vậy thơ cần đọc chậm 
hơn các bài văn xuôi và phải đọc đúng nhịp điệu mới thể hiện được tình cảm 
của tác giả gởi gắm vào trong từng từ, từng dòng thơ để truyền đến người nghe. 
Khi đọc thơ việc ngắt nhịp không chỉ phụ thuộc bởi dấu câu mà còn căn cứ vào 
tình tiết, nhịp điệu của thơ, quan hệ ý nghĩa ngữ pháp, chỗ ngắt giọng phải 
tương ứng với chỗ kết thúc một tiết đoạn. Ngắt giọng đúng nhịp câu thơ, câu 
văn là mục đích của việc dạy đọc. Từ đó học sinh tiếp nhận, chiếm lĩnh được 
nội dung bài học một cách sâu sắc, giờ học đạt kết quả cao. Các em sẽ tự tin hơn 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 14 
và đọc đúng giọng ( đọc vừa đủ cho mọi người cùng nghe, đọc hay) trước tập 
thể lớp. 
 Bên cạnh đó giáo viên cần phải có kỹ năng nghe và phát hiện để nhận xét, 
uốn nắn và hướng dẫn học sinh đọc tiến bộ, có những biện pháp gợi mở, dẫn dắt 
khéo léo, phù hợp giúp học sinh tìm hiểu nghĩa của từ và cảm thụ tốt bài văn.Từ 
đó các em có khả năng đọc tốt và thể hiện nội dung cảm thụ bằng giọng đọc, có 
cơ sở để trau dồi cách diễn đạt ngôn ngữ. Chuyển thể những suy nghĩ và cảm 
xúc của bản thân bằng lời nói hay chữ viết. Để khắc phục cách đọc tùy tiện : 
Giáo viên cần hướng dẫn kịp thời để học sinh nhận ra cách đọc đúng qua việc 
đọc mẫu của giáo viên . 
 Ví dụ : Đọc ngắt nhịp và nhấn giọng đúng câu: Thế là /chẳng bao giờ An 
còn được nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng bao giờ An còn được bà âu 
yếm,/vuốt ve// 
 Học sinh đọc là : Thế là chẳng /bao giờ /An còn được nghe bà kể chuyện/ 
cổ tích, chẳng/ bao giờ/ An còn được bà âu yếm,/vuốt ve// Giáo viên cần 
hướng dẫn học sinh đọc lại cho đúng qua đọc mẫu lại của cô và của bạn . 
 Để hạn chế việc đọc sai khi ngắt nhịp câu thơ hoặc ngắt, nghỉ chưa đúng 
ở các câu văn thì ngoài việc giáo viên đọc mẫu tốt và hướng dẫn học sinh đọc 
trong quy trình luyện đọc lớp Hai.Tôi còn chỉ cho các em dùng bút chì đánh dấu 
cách ngắt nghỉ với bài thơ và những câu văn dài, khó đọc vào trong sách giáo 
khoa. Tôi gọi học sinh khá, giỏi đọc sau đó cho lớp nhận xét, sửa sai, từ đó các 
em tự nhận ra cách đọc đúng. 
e. Bản thân giáo viên phải tự rèn cho mình các kĩ năng đọc mẫu và tạo cho 
học sinh tƣ thế khi đọc. 
 Trong quá trình lên lớp, hình ảnh người thầy trước mắt các em là “khuôn 
vàng, thước ngọc”, là hình ảnh chuẩn mực để các em “bắt chước”. Vì vậy, để 
giúp học sinh đạt được mức độ đọc theo chuẩn kiến thức kỹ năng, cũng như tạo 
cơ hội cho một số em có năng khiếu, có kỹ năng đọc tốt thì đòi hỏi giáo viên 
cần đọc chuẩn âm Tiếng Việt. Cụ thể cần đọc to, rõ tiếng, ngắt nghỉ đúng. Phải 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 15 
biểu lộ cảm xúc đúng với từng kiểu câu, từng nhân vật nhằm thu hút học sinh 
nghe rồi bắt chước. 
 Song song với việc rèn đọc mẫu của mình, giáo viên cần phải làm tốt khâu 
chuẩn bị cho học sinh trước khi đọc như: tâm trạng khi đọc, tư thế khi đọc, 
khoảng cách từ mắt đến sách vở... .Có chuẩn bị như vậy học sinh sẽ tự tin, bình 
tĩnh để phát âm cho chính xác. 
Ví dụ: Ngồi đọc theo nhóm để cho bạn mình nghe thì phải ngồi ngay ngắn, 
đứng đọc trước lớp phải đứng thẳng, khoảng cách từ mắt đến sách (vở) đối với 
học sinh lớp Hai thì từ 30 đến 35 cm. 
Rèn kỹ năng đọc trong tiết tập đọc là việc làm cần thiết, khi dạy bài mới 
giáo viên hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tâm thế đọc, khi đứng đọc học sinh 
phải có tư thế thẳng, phải thở sâu và thở chậm ra để lấy hơi. Khi giáo viên gọi 
đọc, học sinh phải bình tĩnh, tự tin, đứng dậy không hấp tấp đọc ngay mà để có 
thời gian tạo tâm thế. Giáo viên phải coi trọng khâu rèn luyện kỹ năng này để 
đảm bảo thành công, tạo cho các em sự tự tin cần thiết để đi vào trong giao tiếp 
xã hội. Đọc thành tiếng là một hình thức giao tiếp trước đông người. Để giao 
tiếp bằng lời nói có hiệu quả đồng thời cũng để tôn trọng người nghe, người nói 
phải làm chủ âm lượng giọng nói của mình sao cho tất cả người nghe cùng nghe 
rõ. 
g.Chú trọng tổ chức các hình thức luyện đọc: 
g.1/. Rèn kĩ năng đọc đoạn : học sinh đọc 2 lượt . 
Tƣ thế đọc bài của học sinh trong tiết Tập đọc 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 16 
 Lượt 1: 
 Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Giáo viên kết hợp rèn 
cho học sinh biết ngừng, nghỉ hơi đúng chỗ. Đối với câu văn dài, giáo viên 
hướng dẫn học sinh đọc thành cụm từ, biết giữ hơi để khỏi phải ngắt quãng. 
Giáo viên kết hợp sửa sai cho học sinh ở những câu học sinh đọc bị vấp, bị 
ngắt quãng nửa chừng, đọc rời rạc bằng cách giáo viên đọc mẫu lại hay gọi 
học sinh đọc tốt đọc mẫu để làm chuẩn cho học sinh bắt chước đọc theo. 
 Ví dụ : Khi dạy bài Bà cháu (sách Tiếng Việt 2,tập 1).Để học sinh luyện 
đọc tốt đoạn 1,giáo viên gọi học sinh đọc đoạn 1 .Đoạn 1 như sau: 
 Ngày xưa, ở làng kia, có hai em bé ở với bà.Ba bà cháu rau cháo nuôi 
nhau, tuy vất vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. 
 Một hôm, có cô tiên đi qua cho một hạt đào và dặn : “Khi bà mất, gieo 
hạt đào này bên mộ, các cháu sẽ giàu sang,sung sướng.” 
 Khi học sinh đọc xong giáo viên nhận xét và kết hợp hướng dẫn học 
sinh ngắt hơi và nhấn giọng ở câu khó trong đoạn như : Ba bà cháu rau cháo 
nuôi nhau, / tuy vất vả / nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Nếu học sinh 
đọc chưa đúng thì giáo viên cần kịp thời sửa chữa bằng cách đọc mẫu lại hay 
gọi học sinh đọc tốt đọc lại câu khó trên làm mẫu rồi cho học sinh đọc lại cho 
đúng giọng . 
Lượt 2 : 
 Giáo viên kết hợp giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới xuất hiện 
trong từng câu, đoạn giáo viên có thể yêu cầu học sinh dựa vào phần chú giải 
trong sách giáo khoa để giải nghĩa từ hoặc hỏi nghĩa từ theo cách hiểu của học 
sinh hay áp dụng một vài biện pháp giúp học sinh nắm được nghĩa của những 
từ mới như giải nghĩa bằng từ đồng nghĩa, bằng từ trái nghĩa, bằng tranh hay 
vật thật để minh hoạ, bằng cách mô tả hoặc bằng cách đặt câu với từ cần giải 
nghĩa. Không nên áp dụng các biện pháp giải nghĩa quá cồng kềnh, làm mất 
thời gian và chệch trọng tâm bài. 
 Ví dụ : Khi dạy bài Bà cháu (sách Tiếng Việt 2,tập 1). Ở đoạn 1 giáo 
viên cần giúp học sinh hiểu nghĩa của cụm từ “rau cháo nuôi nhau”, đầm 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 17 
ấm.Giáo viên nói trong đoạn 1 có câu: Ba bà cháu rau cháo nuôi nhau, tuy vất 
vả nhưng cảnh nhà lúc nào cũng đầm ấm. Cụm từ “rau cháo nuôi nhau”,em 
hiểu nghĩa của cụm từ này nói về cảnh sống của ba bà cháu như thế nào ?(học 
sinh nêu nghĩa theo hiểu biết của mình), trong câu đó còn có từ “đầm ấm” em 
hiểu “đầm ấm” là gì? ( học sinh đọc nghĩa của từ “đầm ấm” ở phần chú giải 
trong sách và nêu) 
g.2/.Rèn đọc qua hình thức đọc nhóm: 
 Đọc trong nhóm là học sinh từng cặp hay từng nhóm nhỏ tập đọc (em này 
đọc, em khác nghe nhận xét, giải thích, góp ý để cùng nhau đọc bài cho tốt). 
Đây là hình thức mới được coi trọng nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của 
học sinh. Hình thức đọc trong nhóm tạo điều kiện cho học sinh được rèn luyện 
đọc nhiều nhằm nâng cao kĩ năng đọc và kích thích nhu cầu tìm hiểu bài văn, 
bài thơ, câu chuyện  
 Việc làm này được hình thành cho học sinh kĩ năng đọc nên ngay từ đầu 
năm học GV cần dành nhiều thời gian tập cho học sinh thói quen và cách đọc 
trong nhóm một cách có hiệu quả .Trong khi học sinh đọc trong nhóm, giáo 
viên theo dõi, hướng dẫn các nhóm đọc đúng. Sau đọc nhóm giáo viên cần tổ 
chức cho học sinh đọc thi đua giữa các nhóm nhằm gây hứng thú học tập cho 
học sinh. 
 Ví dụ : Khi dạy bài : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh( sách Tiếng Việt 2 ,tập 2 ,trang 
60) tôi cho học sinh luyện đọc theo nhóm 3 em. Các em trong nhóm sẽ lần lượt 
đọc từng đoạn cho nhau nghe và nhận xét, góp ý để cùng nhau đọc bài cho tốt. 
Trong khi học sinh đọc tôi theo dõi và đi đến các nhóm nghe để hướng dẫn các 
em đọc cho đúng .Sau thời gian đọc nhóm tôi tổ chức cho 2 đến 3 nhóm thi đọc 
trước lớp( tuỳ thuộc vào thời gian tiết học mà cho học sinh thi đọc nhiều hay ít 
nhóm). Mỗi nhóm 3 em sẽ lần lượt nối tiếp đọc các đoạn trong bài.Tôi yêu cầu 
học sinh theo dõi,nhận xét và bình chọn nhóm đọc tốt dựa theo tiêu chí đọc của 
bài mà cô đã nêu. Cuối cùng tôi nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt kịp thời 
để gây hứng thú học tập cho các em đồng thời động viên nhóm đọc còn hạn chế 
cố gắng đọc nhiều hơn để đọc tốt như nhóm bạn . 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeãn Thanh Dieán Trang 18 
g.3/.Rèn đọc qua hình thức đọc đồng thanh: 
 Học sinh đọc đồng thanh một đoạn hoặc cả bài. Học sinh đọc đồng thanh 
với cường độ vừa phải, không đọc quá to. Việc đọc đồng thanh không áp dụng 
đối với một số văn bản có nội dung buồn, cần đọc với giọng nội tâm sâu lắng và 
một số văn bản hành chính. Việc đọc đồng thanh giúp học sinh đọc lưu loát, rõ 
ràng, đặc biệt đối với học sinh đọc yếu thì đọc đồng thanh giúp các em đọc 
được văn bản theo bạn và tạo sự hào hứng trong giờ học. Để học sinh đọc đồng 
thanh đều ngay từ đầu năm học tôi tập cho các em thói quen đọc đều nhau theo 
nhịp thước mà cô gõ. 
 Ví dụ: Bài Phần thưởng (sách Tiếng Việt 2 tập 1,trang 13).Tôi cho học 
sinh đọc đồng thanh đoạn 1. Tôi quy định cứ đầu mỗi câu cô gõ thước một lần 
các em sẽ đọc hết câu đó rồi lắng nghe nhịp thước gõ tiếp theo để đọc câu tiếp 
theo cho đến hết đoạn 1. Như thế cả lớp sẽ đọc đồng thanh rất đều.Đoạn 1 bài 
đọc như sau : 
 Na là một cô bé tốt bụng.Ở lớp ai cũng mến em.Em gọt bút chì giúp bạn 
Lan. Em cho bạn Minh nửa cục tẩy. Nhiều lần, em làm trực nhật giúp các bạn bị 
mệt Na chỉ buồn vì em học chưa giỏi môn nào . 
h.Tạo môi trƣờng và cảnh quan khi thực hiện tiết tập đọc: 
 Môi trường và cảnh quan dạy học cho các môn học nói chung và môn tập 
đọc nói riêng có tác dụng tích cực đến việc đọc của các em. Nó đem lại bầu 
Tổ chức cho học sinh rèn đọc theo nhóm trong tiết Tập đọc 
Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 
Giáo viên thực hiện: Nguyeã

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_ki_nang_doc_cho_h.pdf