Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non

khái niệm của tự tin là gì? Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội.

 Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi? Đó quả là một vấn đề không phải đơn giản, vì trên thực trẻ lớp tôi phụ trách đa phần là con em có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cách dạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ hết.

 1.1. Tình huống trẻ đến lớp khóc:

 Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ học khi được cô giáo gọi lên trả lời câu hỏi trẻ không đứng lên trả lời mà trẻ còn khóc.

 Nắm bắt được điều đó nên vào đầu năm học khi phân tổ tôi thường phân những trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻ mạnh dạn để giúp trẻ có thể giao lưu, trò chuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn.

 1.2. Tình huống trẻ nhút nhát:

 Đối với những trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường quan tâm, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn. Buổi sáng khi bố mẹ đưa đến lớp tôi thường quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ giáo lưu với cô.

Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Hải Đăng, bạn Long Hải, Bạn Việt Anh mỗi sáng bố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻ đó tôi và giáo viên trong lớp vào các buổi chiều trước khi trẻ trả, chúng tôi thường trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các hình thức như:

Hôm nay cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan nhưng cô muốn ngày mai con đi học con sẽ không khóc nhè nữa nhé! Như vậy thì cô và các bạn sẽ yêu con hơn đấy!

Hoặc vào giờ đón trẻ, tôi dùng hình thức khen ngợi, động viên trẻ bằng cách: Hôm nay con có váy đẹp thế? Ai mua váy đẹp cho con đấy? Sau khi vào lớp, trò chuyện với trẻ xong tôi dùng hình thức khen ngợi , động viên trẻ trước lớp: Hôm nay cô thấy bạn Việt Anh đến lớp rất ngoan, không khóc nhè nữa đâu, cả lớp mình cùng động viên và khen bạn Việt Anh nào!. Bằng những câu động viên, gần gũi của cô giáo dần dần sẽ giúp trẻ tự tin hơn, thích đến lớp hơn. Bên cạnh đó để giúp trẻ tự thì trong các giờ học hoạt động chung, với những trẻ nhút nhát tôi tăng cường cho trẻ được trả lời câu hỏi của cô, khi trẻ trả lời xong nếu đúng thì cô và các bạn động viên khen ngợi, còn nếu trẻ chưa trả lời được vì nhiều lý do (Có thể trẻ biết những không dám nói ra những điều suy nghĩ của mình hoặc có thể trẻ chưa biết trả lời câu hỏi của cô), dù bất cứ lý do nào giáo viên cùng không nên chê trẻ và sẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ trẻ theo nội dung câu hỏi giúp trẻ trả lời, sau mỗi lần như vậy cô và các bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hơn.

 

docx 20 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1875Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i thamquan
     3.2 Biện pháp 2: Giáo dục kỹ năng sống qua bài tập tình huống tại trường mầm non:
     1. Kỹ năng sống tự tin:
     Người ta thường nói: chỉ cần tự tin là giành được 50% thành công. Tự tin là điều hết sức cần thiết để có thể thành công trong cuộc sống, sự nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể luôn đạt được sự tự tin cần thiết trong nhiều tình huống. Do đó tự tin là một trong những yếu kỹ năng quan trọng mà chúng ta cần từng bước xây dựng cho trẻ từ khi còn nhỏ tuổi. Sự tự tin sẽ giúp trẻ dám nỗ lực, không ngại thử thách; trẻ tự tin sẽ có khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội tốt và dễ thành công hơn trong cuộc sống. Vậy tự tin là gì? Làm thế nào để giúp trẻ tự tin hơn?
     Để trả lời được câu hỏi này trước tiên đòi hỏi giáo viên phải hiểu và nắm được khái niệm của tự tin là gì? Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, chứ không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Thiếu tự tin là hệ quả của việc đánh giá thấp bản thân, điều này khiến con người không thể phát huy được những khả năng tiềm ẩn. Mất tự tin làm chúng ta nhụt chí, không dám nỗ lực, ngại thử thách, tự ti với bản thân và sống khép mình với xã hội.
     Vậy làm thế nào để giáo dục trẻ kỹ năng sống tự tin cho trẻ  mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi? Đó quả là một vấn đề không phải đơn giản, vì trên thực  trẻ lớp tôi phụ trách đa phần là con em có cha mẹ làm nghề tự do nhiều nên sự hiểu biết về cách dạy kỹ năng sống tự tin cho con còn nhiều phụ huynh chưa hiểu rõ hết.
     1.1. Tình huống trẻ đến lớp khóc:
        Những ngày đầu đến lớp nhiều trẻ  còn hay khóc, rất ít nói, trong giờ học khi được cô giáo gọi lên trả lời câu hỏi trẻ không đứng lên trả lời mà trẻ  còn khóc.  
        Nắm bắt được điều đó nên vào đầu năm học  khi phân tổ tôi thường phân những trẻ nhút nhát ngồi gần những trẻ mạnh dạn để giúp trẻ có thể giao lưu, trò chuyện giúp trẻ mạnh dạn hơn.
     1.2. Tình huống trẻ nhút nhát:
       Đối với những trẻ nhút nhát trong giờ học tôi thường quan tâm, gọi trẻ trả lời nhiều hơn, khen, động viên khích lệ trẻ kịp thời để giúp trẻ tự tin với bản thân hơn. Buổi sáng khi bố mẹ đưa đến lớp tôi thường quan tâm, hỏi han trẻ để trẻ giáo lưu với cô.
Ví dụ: Trong lớp tôi có bạn Hải Đăng, bạn Long Hải, Bạn Việt Anh  mỗi sáng bố mẹ đưa đến lớp, trẻ không chịu vào lớp với cô mà cứ đòi về. Đối với những trẻ đó tôi và giáo viên trong lớp vào các buổi chiều trước khi trẻ trả, chúng tôi thường trò chuyện gần gũi, động viên khuyến khích trẻ bằng các hình thức như:
Hôm nay cô thấy con học bài rất giỏi, trong lớp con ngồi học rất ngoan nhưng cô muốn ngày mai con đi học con sẽ không khóc nhè nữa nhé! Như vậy thì cô và các bạn sẽ yêu con hơn đấy!
Hoặc vào giờ đón trẻ, tôi dùng hình thức khen ngợi, động viên trẻ bằng cách: Hôm nay  con có váy đẹp thế? Ai mua váy đẹp cho con đấy?  Sau khi vào lớp, trò chuyện với trẻ xong tôi dùng hình thức khen ngợi , động viên trẻ trước lớp: Hôm nay cô thấy bạn Việt Anh đến lớp rất ngoan, không khóc nhè nữa đâu, cả lớp mình cùng động viên và khen bạn Việt Anh nào!. Bằng những câu động viên, gần gũi của cô giáo dần dần sẽ giúp trẻ  tự tin hơn, thích đến lớp hơn. Bên cạnh đó để giúp trẻ tự thì trong các giờ học hoạt động chung, với những trẻ nhút nhát tôi tăng cường cho trẻ được trả lời câu hỏi của cô, khi trẻ trả lời xong nếu đúng thì cô và các bạn động viên khen ngợi, còn nếu trẻ chưa trả lời được vì nhiều lý do (Có thể trẻ biết những không dám nói ra những điều suy nghĩ của mình hoặc có thể trẻ chưa biết trả lời câu hỏi của cô), dù bất cứ lý do nào giáo viên cùng không nên chê trẻ và sẽ gợi mở bằng cách dẫn dắt trẻ trẻ theo nội dung câu hỏi giúp trẻ trả lời, sau mỗi lần như vậy cô và các bạn lại cổ vũ, động viên sẽ giúp trẻ thấy tự tin hơn.
     1.3. Tình huống trong gìơ học âm nhạc:
     Trong giờ hoạt động âm nhạc, tôi giúp trẻ tự tin khi lên biểu diễn, khi biểu diễn trẻ biết hát kết hợp cử chỉ, điệu bộ minh họa, hoặc khi vận động múa, hay vận động minh họa trẻ biết thể hiện bằng nét mặt, động tác và ánh mắt.
     1.4. Tình huống thời điểm khác trong ngày:
      Ngoài ra vào các thời điểm trong ngày khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động lao động vào chiều thứ 2 hàng tuần, tôi phân công cho từng nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách lau dọn một góc. Trước khi vào phân công tôi giao nhiệm vụ cho trẻ: Hôm nay cô và các con sẽ cùng lau dọn giá đồ chơi của lớp mình cho thật sạch sau đó các con sẽ giúp cô sắp xếp đồ dùng đồ chơi lên giá cho thật gọn gàng, các nhóm sẽ cùng thi đua xem nhóm nào làm nhanh, sạch và sắp xếp gọn gàng nhất nhé!. Với trẻ nhút nhát, tôi nhắc nhở bằng cách: Hôm nay bạn Long Hải, bạn Hải Đăng, bạn Mai Chi sẽ cùng các bạn ở nhóm mình giúp cô lau dọn đồ dùng đồ chơi nhé, cô thấy hôm trước các bạn này làm rất tốt, hôm nay các con sẽ cố gắng hơn nữa nhé!
      Bên cạnh việc dạy trẻ tự tin khi trả lời các câu hỏi của cô, khi tham gia biểu diễn văn nghệ và qua hoạt động  thì việc dạy con cách qua đường cũng là kỹ năng cần thiết giúp trẻ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống.
Ví dụ: Với giờ học khám phá, tôi cung cấp cho trẻ các kiến thức về an toàn giao thông, đồng thời tôi dạy trẻ các kỹ năng qua đường như:
- Khi đi qua đường con phải làm gì?
- Nếu có nhiều xe cộ qua lại con sẽ làm như thế nào?
- Khi nào con được qua đường?
- Các bạn nhỏ khi qua đường phải có ai đi cùng?
Sau đó tôi cho trẻ chơi đóng vai “ Bé và mẹ qua đường”.
     Ngoài ra việc giao lưu tình cảm, tiếp xúc với trẻ là một cách tạo ra sự tin tưởng, gắn bó giữa trẻ với người xung quanh. Tăng cường sự phát triển các giác quan, góp phần tích cực phát triển các kỹ năng xã hội, trong đó có kỹ năng sống tự tin. Bên cạnh đó để giúp trẻ có kỹ năng sống tự tin, vào các thời điểm trong ngày tôi luôn tạo cơ hội gần gũi, trò chuyện với trẻ bằng lời nói, cử chỉ thể hiện cảm xúc, ánh mắt, nét mặt sẽ khiển trẻ cảm nhận được thái độ, tình cảm của người giao tiếp. Trong lớp tôi có một số trẻ nhút nhát, tôi luôn tạo cơ hội gần gũi trò chuyện với trẻ bằng những câu hỏi đơn giản: “Hôm nay con có áo mới đẹp thế? Ai mua áo cho con đấy!”, Hoặc “ Hôm qua chủ nhật con được bố mẹ cho đi chơi ở đâu? Con có thích không?”với những câu hỏi gợi mở gần gũi như vậy dần dần trẻ giúp trẻ mạnh dạn hơn.
     Ngoài những việc làm trên để giúp trẻ tự tin, mạnh dạn hơn trong cuộc sống cũng như trong hoạt động tập thể, vào cuối năm  học nhà trường cùng với giáo viên tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã ngoại, đi trải nghiệm thực tế tại khu vui chơi Royaicity và Lăng Bác Hồ. Qua chuyến đi này trẻ học được cách sống văn hóa nơi công cộng như: Khi đi vào Lăng viếng Bác phải xếp hàng, không nói chuyện. Không chỉ vậy, trẻ còn được chơi các trò chơi trải nghiệm trong khu vui chơi như: làm lính cứu hỏa, làm chú công an, học làm bánh, học làm người mẫu, biểu diễn thời trangQua một ngày được trải nghiệm trẻ học được cách tự tin trước bản thân, tự tin trước đám đông, học được những hành vi văn minh nơi công cộng.
     Với những hình thức giáo dục cho trẻ như vậy qua một thời gian tôi thấy trẻ lớp tôi đã có sự tiến bộ rõ rệt, hầu hết trẻ đã mạnh dạn, tự tin, và tích cực tham gia phát biểu trong giờ học, tích cực tham gia các hoạt động của lớp, những trẻ nhút nhát đã tự tin hơn khi đứng trước lớp biểu diễn văn nghệ hoặc mạnh dạn hơn trong việc đưa ra các ý kiến cá nhân của mình. Có thể nói việc rèn kỹ năng sống tự tin giúp trẻ luôn vui vẻ, linh hoạt, tạo nền tảng cho cuộc sống vững vàng cho trẻ sau này.
     2. Kỹ năng hợp tác:
      Hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Một người biết hợp tác sẽ nhận được sự hợp tác. Khi có yêu thương thì có sự hợp tác. Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm, trẻ sẵn sàng chia sẻ với bạn những suy nghĩ của mình, biết hợp tác với nhau để xây dựng một công trình (Khi chơi ở góc xây dựng), biết hợp tác với nhau để tạo ra một bức tranh (Khi chơi góc tạo hình). Nói tóm lại hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng hướng về một mục tiêu chung. Tuy nhiên trẻ vẫn làm việc theo nhóm với cách hiểu đơn giản là gộp bạn lại chứ chưa có sự gắn kết. Vì vậy cô giáo phải cần tổ chức thường xuyên và đa dạng hóa các hoạt động theo nhóm để trẻ biết tạo ra tinh thần đồng đội, tọa niềm vui với kết quả đạt được.
     Để làm được điều này, tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi theo nhóm, trò chơi dân gian, trò chơi vận động: kéo co, rồng rắn lên mây, chèo thuyền bắt cua các trò chơi có luật tiếp sức để trẻ thể hiện rõ tinh thần đồng đội  giúp đỡ nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ.
     Ngoài ra trong giờ hoạt động góc, nhất là góc phân vai,  góc xây dựng và góc tạo hình trẻ cũng thể hiện rõ và tinh thần hợp tác với bạn để xây dựng một công trình, tạo ra một sản phẩm Biết phân công vai chơi, biết cùng nhau làm việc để tạo nên một công trình, một sản phẩm.
Ví dụ: Khi chơi góc xây dựng “ Vườn hoa mùa xuân” trẻ biết phân công  bạn nào làm kỹ sư trưởng, bạn nào xây hàng rào, bạn nào xây bồn hoa và ai là người trồng hoaKhi bạn Khánh xây dựng xong hàng rào biết ra giúp đỡ các bạn khác để cùng nhau hoàn thành tốt công trình xây dựng của nhóm mình.
Ví dụ: Góc tạo hình, khi làm bức tranh xé dán hoa tặng bà tặng mẹ, tặng cô giáo nhân ngày 8/3: Trẻ biết phân công ai là người xé các bông hoa, ai là người xé những chiếc lá, ai là người sắp xếp và dán thành bức tranh.
Ví dụ: Góc chơi gia đình: Trẻ biết phân công bạn nào đóng vai bố, bạn nào đóng vai mẹ, ai đóng vai các con.
      Ngoài ra thông qua các câu chuyện, các bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ ở lứa tuổi này. Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông và cùng làm việc với các bạn.
      Để giúp trẻ có kỹ năng hợp tác được tốt thì giáo viên cần phải tổ chức những hoạt động này một cách thường xuyên, giáo dục trẻ biết giúp đỡ nhau trong công việc, hình thành cho trẻ một đức tính tốt về tinh thần đồng đội, tạo cho trẻ một lý tưởng sống cao đẹp trong tương lai.
     3. Kỹ năng tự phục vụ:
      Kỹ năng tự phục vụ là một yếu tố quan trọng có thể giúp tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công. Dạy cho trẻ biết các kỹ năng tự phục vụ, trẻ ý thức được sự cần thiết của việc tự phục vụ bản thân, tăng cường tính độc lập, trẻ có trách nhiệm sống hơn đối với chính mình, dạy trẻ biết quan sát làm theo hướng dẫn của người lớn trong các công việc nhỏ hàng ngày như: vệ sinh cá nhân, tự rửa tay, rửa mặt, đánh răng, cất, lấy đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, mặc áo, cởi cúc áo, tự xúc ăn. Trong những kỹ năng về chăm sóc bản thân tôi lựa chọn một số những kỹ năng cơ bản sau để dạy trẻ: Kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng tự mặc quần áo, kỹ năng tự chăm lo vệ sinh cá nhân.
- Kỹ năng tự chăm sóc bản thân:
+ Kỹ năng tự xúc ăn: Trẻ ở độ tuổi này có khả năng tự xúc ăn, tuy nhiên có nhiều trẻ khi ăn xúc cơm còn rơi vãi, có những trẻ không tự xúc mà chỉ đợi cô xúc cho thì mới ăn. Chính vì vậy trước khi vào giờ ăn tôi thường kể cho trẻ nghe một số câu chuyện do tôi sưu tầm có nội dung liên quan đến việc tự xúc cơm ăn, sau đó gợi hỏi trẻ: Bạn nhỏ trong câu chuyện có ngoan không? Vì sao lại chưa ngoan? Sau đó cô giáo dục trẻ: các con lớn rồi phải tự xúc ăn thì mới ngoan, nếu bạn nào không tự xúc cơm ăn thì các em lớp bé sẽ cười chúng mình đấy!
+ Kỹ năng tự mặc áo, cởi áo, gấp quần áo:
Hàng ngày, nhất là vào mùa đông, trẻ thường mặc nhiều áo đi lớp, trước khi đi ngủ trẻ phải cởi bớt áo ra, trẻ thường để quần áo lộn xộn dẫn đến việc giáo viên mất rất nhiều thời gian để gấp quần áo cho trẻ. Chính vì vậy vào giờ hoạt động góc, hoạt động chiều tôi đã dạy cho trẻ kỹ năng gấp quần, áo, cách cởi áo, mặc áo. Để việc dạy trẻ có hiệu quả, ở góc kỹ năng tôi làm một số bộ sách về kỹ năng cho trẻ được tập luyện: Tập cài cúc áo, cởi cúc áo, mặc áo, gấp áo, kéo khóađể từ đó trẻ có thể ứng dụng vào thực tế đạt hiệu quả cao.
+ Kỹ năng chăm lo vệ sinh cá nhân:
Vệ sinh cá nhân là một việc làm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Vệ sinh cá nhân bao gồm: Rửa tay, rửa mặt, đánh răng, chải đầu. Những việc làm này được tôi thực hiện dạy trẻ một cách thường xuyên. Dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn, rèn cho trẻ biết tự rửa tay dưới vòi nước bằng xà phòng đúng quy trình, đúng kỹ năng.
Với những kỹ năng này người lớn đặc biệt là bố mẹ trẻ sẽ yên tâm hơn về trẻ. Trẻ sẽ dần có thói quen về vệ sinh cá nhân sạch sẽ, gọn gàng, biết tự lựa chọn và mặc những trang phục phù hợp với thời tiết để bảo vệ sức khỏe cho chính mình. Không chỉ dừng lại ở đó mà những kỹ năng này còn giúp trẻ khéo léo hơn, có ý thức và có tính kiên trì, làm việc một cách chủ đích hơn.
     4. Kỹ năng tự bảo vệ:
      Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình.
     Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu.
      Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật đó. Trẻ có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn.
     Trên thực tế, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi hầu hết trẻ chưa phân biệt được những gì là nguy hiểm hay không nguy hiểm đối với  mình. Chính vì vậy nên việc giúp trẻ phân biệt những mối nguy hiểm luôn được tôi quan tâm, lồng ghép vào để giáo dục trẻ qua những câu chuyện, qua hoạt động học, qua tranh ảnh, video. Để việc giáo dục trẻ kỹ năng tự bảo vệ được tốt, tôi đã lựa chọn ra những mối nguy hiểm thường xảy ra trong cuốc sống hàng ngày đối với trẻ để lồng ghép vào các thời điểm trong ngày cho thích hợp. Cụ thể:
      Các mối nguy hiểm trong ga đình, trường học: Ổ điện, quạt điện, bếp ga, phích nước nóng, bàn làtôi sẽ lồng vào hoạt động khám phá để dạy trẻ. Tôi cho trẻ kể tên về những đồ dùng trong gia đình nhà mình, sau đó cho trẻ xem tranh về những đồ dùng đó, hỏi trẻ xem những đồ dùng này các con có được sử dụng không? Vì sao?
      Nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc hỏi trẻ những câu hỏi như vậy sau đó cô giáo dục trẻ không được lại gần, không được sử dụng những đồ dùng đó thì trẻ sẽ rất mau quên. Chính vì vậy ngoài việc giáo dục trẻ biết được mối nguy hiểm của những đồ dùng đó sau khi trẻ được khám phá về đồ dùng gia đình tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi trên màn hình các trò chơi: “Loại bỏ những đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ”, hay trò chơi “ Hãy gạch chéo vào đồ dùng mà bé không được sử dụng”.
      Các mối nguy hiểm ngoài xã hội: bắt cóc, lạc đường, những nơi nguy hiểm gần ao hồ, cột điện, nơi công trường đang thi côngvới những mối nguy hiểm này tôi sẽ truyền đạt cho trẻ bằng các câu hỏi tình huống, cho trẻ xem những đoạn videocô và trẻ cùng nhau thảo luận đẻ trẻ hiểu được đó là những mối nguy hiểm mà cần phái tránh xa.
Ví dụ: Tôi sẽ đưa ra tình huống như: Nếu có người lạ cho con ăn kẹo thì con làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, cho trẻ đưa ra ý kiến của mình, gợi mở cho trẻ bằng các câu hỏi.
Ở tình huống này, với lứa tuổi của trẻ mẫu giáo trẻ rất thích khi được cho quà và sẽ không biết tại sao không được nhận.
Khi trẻ thảo luận, tôi đưa ra những giả thiết, những tình huống xấu “Nếu đó là kẻ xấu thì sẽ rất nguy hiểm cho bé”. Tôi phân tích, giải thích cho trẻ và giúp trẻ có phương án giải quyết đó là:
Không nhận quà, ăn bánh kẹo của người lạ vì có thể bị người xấu bắt cóc.
Tôi sẽ dạy trẻ nói “ Cháu cám ơn, nhưng bố mẹ cháu không cho nhận quà của người lạ”.
- Với tình huống: Khi trẻ ở nhà một mình có người đến xin nước uống thì con sẽ làm như thế nào? Cho trẻ suy nghĩ, tự đưa ra ý kiến của mình từ đó giáo viên có thể gợi mở cho trẻ để trẻ tư duy tốt hơn. Tôi cho trẻ nói suy nghĩ, cách giải quyết của mình. Sau đó cô giúp trẻ rút ra phương án tối ưu nhất trong trường hợp này :
Tuyệt đối không mở cửa, kể cả đó có thể là người quen của bố mẹ. Nếu trong nhà có người lớn chưa biết là người lạ đến thì gọi ra mở cửa, còn nếu không có ai ở nhà thì hẹn người đó nhắn lại với con hoặc tối đến gặp bố mẹ.
- Với tình huống: Đi chơi công viên trẻ bị lạc bố, mẹ. Tôi dạy cho trẻ những kỹ năng bình tĩnh, không khóc và chạy lung tung mà hãy đứng yên một chỗ chờ. Vì bố, mẹ sẽ có thể quay lại chỗ đó để tìm bé. Hoặc bé có thể đến chỗ chú bảo vệ nhờ sự giúp đỡ gọi điện thoại, hoặc thông báo lên loa để tìm bố mẹ. Tuyệt đối không đi theo người lạ dù người đó có hứa sẽ đưa về với bố mẹ, vì có thể đó là người xấu lợi dụng và sẽ bắt cóc con. Với tình huống này tôi sẽ đưa ra nhiều biện pháp để giúp trẻ hiểu được nắm bắt thông tin của bố, mẹ và gia đình là rất quan trọng để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bên cạnh đó, Kỹ năng tự bảo vệ bản thân là thật sự cần thiết dạy cho con trẻ, xã hội đang phát triển dồng nghĩa với với những tện nạn xã hội một nhiều, trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ bản thân cính là trang bị cho trẻ những hành trang để trẻ có thể sống an toàn, lành mạnh hơn. Với trẻ mầm non, kỹ năng sống chưa có một giáo trình nào cụ thể, chưa được đưa vào như một giờ học chính nên chúng ta cần khéo léo lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, vào các chủ đề, vào các thời điểm trong ngày: Trò chuyện sáng, hoạt động tập thể ngoài trời, hoạt động học, các bài tập trắc nghiệm, các bài tập giả định, hoạt động giao lưu. Trang bị cho trẻ những kỹ năng này sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin, luôn sẵn sàng đối diện và vượt qua các mối nguy hiểm trong cuộc sống.
    5. Kỹ năng giao tiếp ứng xử
     Kỹ năng giao tiếp ứng xử đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Ứng xử tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi việc ứng xử không hiệu quả có thể tạo lên những mối mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều điều bất lợi trong cuộc sống.
     Cách giao tiếp ứng xử không chỉ quan trọng trong những năm trẻ đi học mà còn rất quan trọng đối với cuộc sống sau này của trẻ. Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng nền tảng  giúp trẻ nhận biết các giá trị sống và hình thành các kỹ năng sống. Trẻ giao tiếp ra sao là hoàn toàn do chúng ta dạy dỗ, bởi trẻ hay bắt chước, chưa hiểu hết được các từ ngữ. Trẻ của lớp tôi sống ở vùng nông thôn nên bị ảnh hưởng rất nhiều những từ ngữ không lành mạnh từ phía người lớn hay từ phía các anh chị lớn tuổi hơn. Để giúp trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt tôi đã tiến hành dạy trẻ qua các hình thức sau:
- Kỹ năng giao tiếp với bạn bè:
Lớp học chính là một thế giới thu nhỏ của xã hội mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc, là nơi đa văn hóa, đa tính cách và cũng là nơi đa sở thích. Chính vì vậy cô có thể dạy trẻ tìm hiểu, khám phá những sở thích của chính bản thân, quan tâm đến bạn bè. Trẻ trong lớp tôi mỗi trẻ lại có tính cách khác nhau, có những trẻ hoạt bát nhanh nhẹn, hiếu động những có những trẻ chậm chạp, thụ động hoặc nóng nảy. Chính vì vậy tôi đã tìm hiểu tính cách của từng trẻ trong lớp để thuận tiện cho việc dạy và rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ thường thể hiện rõ nhất ở giờ hoạt động góc và nhất là góc chơi phân vai, vì ở góc chơi phân vai trẻ được chơi đóng vai các nhận vật như: vai bố, mẹ, con người bán hàng, cô cấp dưỡng mà những vai đó cần thể hiện bằng lời nói. Ví dụ: Khi cho trẻ chơi trò chơi “ Bán hàng”, người bán hàng khi thấy có khách đến mua thì phải niềm nở, dùng ngôn ngữ của mình để trả lời khách, dùng ngôn ngữ của mình để mời chào khách, còn trẻ đóng vai người mua hàng sẽ phải về giá cả các mặt hàng như thế nào?
Hoặc khi chơi trò chơi “ Phòng khám đa khoa”, trẻ đóng vai bác sĩ khi khám cho bệnh nhân biết hỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ky_nang_song.docx