Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Luyện nói cho các em thông qua việc trả lời câu hỏi của bài hoặc kể chuyện; tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học gần gũi với đời sống các em

Ví dụ: Trong các tiết học, giáo viên luyện cho học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ. Tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học, sử dụng các vật thật để giải nghĩa từ,tránh giải thích dài dòng vì vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn chế như cái đèn pin, giá đỗ, các loại hoa,

 Trong tất cả các tiết dạy, nhất là Tiếng Việt, giáo viên có kế hoạch để

các em yếu Tiếng Việt được nói, được quan tâm nhiều hơn, qua đó các em

được thực hành thường xuyên về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó giáo viên

cũng có điều kiện và cơ hội hiểu hơn những mặt yếu của các em để giúp các

em khắc phục những điểm yếu đó trong từng tiết học .

Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác duy trì sĩ số. Nắm bắt sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học có biện pháp phối kết hợp với nhà trường, gia đình, đoàn thể động viên các em đi học đều nhằm tiếp thu kiến thức được liên tục để đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng lớp học và cơ hội được tăng cường tiếng Việt nhiều hơn.

 

doc 17 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1016Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c thiểu số tại trường tiểu học Tình Thương nên tôi đã chọn đề tài "Biện pháp chỉ đạo tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số".
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài này đã đúc kết một số kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo giáo viên thực hiện các biện pháp tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cho học sinh trường tiểu học Tình Thương, huyện Krông Ana
Nghiên cứu, thống kê tổng hợp số liệu những thực trạng về dân trí, cha mẹ học sinh, đội ngũ giáo viên, chất lượng học sinh trong nhà trường, những thuận lợi, khó khăn của học sinh về chất lượng tiếng Việt, vốn tiếng Việt, kỹ năng giao tiếp. Tìm ra các biện pháp tối ưu nhằm tang cường tiếng Việt cho học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp và những hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
3. Đối tượng nghiên cứu
 	Tiến hành nghiên cứu những biện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số mà giáo viên của trường đã thực hiện trong năm học 2016- 2017.
 	Giáo viên và học sinh trường tiểu học Tình Thương năm học 2016- 2017. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
 	 Nghiên cứu các phương pháp dạy và học, những thành tựu trong việc đổi mới phương pháp dạy học đối với học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là biện pháp của việc thực hiện để tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số của tất cả đội ngũ giáo viên trường tiểu học Tình Thương
 	5. Phương pháp nghiên cứu
 	- Tổng hợp số liệu 
 	- Phân tích, so sánh chất lượngtiếng Việt nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung trước khi chưa áp dụng biện pháp và sau khi áp dụng các biện pháp.
 	 - Phỏng vấn 
II. PHẦN NỘI DUNG
 	1. Cơ sở lí luận
 	Tiếng Việt là một môn học hết sức quan trọng đối với tất cả các bậc học của nền giáo dục nước ta hiện nay. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những vấn đề đang được các cấp, các ngành, các trường học đặc biệt quan tâm. Tiếng Việt trong nhà trường tồn tại với hai tư cách: vừa là một môn học vừa là công cụ giao tiếp, học tập của học sinh. Do đó, trình độ tiếng Việt có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng học tập các môn học khác của học sinh. Thực tế cho thấy, học sinh người dân tộc thiểu số càng học lên lớp trên thì khả năng đạt chuẩn chương trình các môn học càng thấp vì nhiều nguyên nhân như cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện kinh tế, điều kiện học tập, trình độ nhận thức... trong đó, sự thiếu hụt về vốn sống, vốn ngôn ngữ là nguyên nhân chủ yếu và trực tiếp của tình trạng trên. 
 	Trong những năm vừa qua, Giáo dục học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế- xã hội gặp nhiều khó khăn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương quan tâm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học. 
 	Tăng cường tiếng Việt là việc làm hết sức quan trọng, góp phần giúp các em học tốt các môn học khác và thuận lợi trong việc lĩnh hội tri thức các cấp học tiếp theo và nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. 
2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 	Trường tiểu học Tình Thương là một trường thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Krông Ana. Địa bàn của trường gồm 3 buôn, đó là buôn Tuôr A, buôn Tuôr B, buôn Kala. Nhà trường có 1 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. Người dân ở đây 100% là dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Ê đê. Trình độ dân trí còn thấp, đời sống kinh tế của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, họ sống bằng nghề nông, rẫy nương ít, họ phải đi làm thuê kiếm sống qua ngày. 	Năm học 2016-2017, nhà trường có 13 lớp; 31 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 248 học sinh trong đó 100% học sinh dân là tộc thiểu số. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn 100%, có đủ giáo viên dạy môn chuyên biệt, nhiều giáo viên tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh, cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó cũng có một số khó khăn nhất định, trường có 20/23 giáo viên là người Kinh. Gần 80% giáo viên cư trú tại thành phố Buôn Ma Thuột về đây công tác. Các cô không biết tiếng Ê đê nên công tác phối kết hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng gặp không ít khó khăn. Một số giáo viên vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc dạy học sinh dân tộc thiểu số. vẫn còn một số giáo viên chưa thật sự tâm huyết, kỹ năng truyền đạt kiến thức chưa tốt, chưa nhiệt tình trong việc vận động học sinh đi học đều. Trường tổ chức học 2 buổi / ngày nhưng số tiết các môn chuyên biệt chiếm nhiều nên không có nhiều tiết để tăng cường, đặc biệt học sinh dân tộc buổi thứ 2 trong ngày thường tự do nghỉ học nên việc tăng cường thường gián đoạn, không được liên tục. Điều kiện của cộng đồng, cha mẹ học sinh còn hạn chế về trình độ, nhận thức, kinh tế nên việc phối kết hợp với giáo viên, nhà trường gặp nhiều trở ngại lớn. Cha mẹ phó mặc cho giáo viên, nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Nhiều cha mẹ chưa ý thức được việc đi học chuyên cần, sẵn sàng cho con nghỉ học để theo lên nương rẫy, đi chăn bò,.... Nhiều cha mẹ không biết tiếng Việt nên khó có thể giao tiếp với cô.
Trong những năm học vừa qua, nhà trường đã cố gắng tìm nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục như đổi mới phương pháp dạy học; sử dụng phương án tăng thời lượng tiếng Việt 1, điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh thời lượng dạy các môn học để tập trung dạy các môn học cơ bản như Toán, tiếng Việt; tăng cường phụ đạo học sinh khó khăn; tổ chức các hình thức học tập như học theo nhóm, đôi bạn cùng tiến, nhiều tiết học kéo dài 55 đến 60 phút... song chất lượng vẫn chưa được như mong muốn vì rất nhiều học sinh vốn tiếng Việt rất hạn chế, kỹ năng giao tiếp chưa tự tin, nói không trọn câu, lí nhí, có khi một câu hỏi mà giáo viên đưa ra đến 3 lần nhưng các em vẫn không hiểu, không trả lời được. Hầu như các em nhút nhát, không tự tin giao tiếp với thầy cô giáo. Học sinh lớp 3, lớp 4 nhưng đọc viết vẫn chưa thông thạo. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Việt của các em còn chưa tự tin, trả lời câu hỏi của cô giáo không được đầy đủ. 
 Việc tạo thói quen và bồi dưỡng tiếng Việt cho các em ở gia đình và cộng đồng cũng gặp khó khăn vì người dân ở ba buôn trường đóng đều 100% là đồng bào dân tộc, họ ở thành từng cộng đồng nên họ giao tiếp với nhau bằng tiếng mẹ đẻ do đó cơ hội các em nói tiếng Việt chỉ có thể những giờ học trên lớp. Mọi người trong gia đình hầu hết không sử dụng tiếng Việt họ sinh hoạt giao tiếp trong gia đình đều bằng tiếng mẹ đẻ. Vì vậy, các em không có được cơ hội bồi dưỡng thêm tiếng Việt khi ở nhà
 	Bên cạnh đó, trình độ dân trí thấp, các gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em. Nhiều học sinh thường xuyên phải nghỉ học để ở nhà giúp đỡ gia đình như giữ em, chăn bò, làm nương rẫy, tự đi nhặt điều để bán kiếm tiền... Vào nhà, hầu hết các em không có góc học tập để các em học ở nhà do đó việc tiếp thu kiến còn gián đoạn, không liên tục.
 	Từ những thực trạng như thế, tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số giải pháp mà bản thân đã tích lũy nhiều năm bằng những kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản lý. Những biện pháp này đã được áp dụng và thực hiện có hiệu quả tại đơn vị.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 	3.1. Mục tiêu của giải pháp
 	Các giải pháp đưa ra nhằm tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số một cách có hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm tỉ lệ học sinh ngồi sai lớp, phát triển kỹ năng giao tiếp và kỹ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh ở mọi môi trường giao tiếp.	
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện những giải pháp 
a. Tổ chức xây dựng môi trường học tập thân thiện để tăng cường tiếng Việt
, Để thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số đạt hiệu quả thì việc xây dựng môi trường học tập thân thiện là bước quan trọng và cần thiết nhất. Trong xây dựng môi trường học tập thân thiện gồm có hai phần: Môi trường vật chất (Phòng học) và môi trường tinh thần (thái độ của giáo viên trong sinh hoạt, học tập)
a.1. Môi trường vật chất (Phòng học)
Vào đầu năm học, tôi phát động phong trào trang trí phòng học thân thiện đến tất cả giáo viên chủ nhiệm của các lớp. Và đây là một trong các tiêu chí để xếp loại thi đua cuối năm học. Tôi cho giáo viên Mỹ thuật của trường phác chung một mô hình trang trí của các phòng học gồm: Góc nghệ thuật, góc ngôn ngữ, góc thiên nhiên, góc thư viện, góc nội quy, góc sản phẩm địa phương. Tất cả các góc này quy định về phần cứng còn trang trí ở từng góc thì mỗi giáo viên tự sáng tạo và có thể linh động thêm nhiều góc khác sinh động hơn. Khi xây dựng được môi trường phòng học thân thiện, “giàu ngôn ngữ” như thế thì học sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội khác nhau để tăng cường tiếng Việt như cùng ngồi đọc sách, truyện tại góc thư viện, cùng nhau đọc các nội quy lớp học, cùng nhau nói tên các sản phẩm địa phương,Và đó cũng là những góc hỗ trợ giáo viên trong các giờ học rất nhiều nhằm nâng cao chất lượng tiết học.
Một số góc trang trí trong phòng học thân thiện tại trường
a.2. Môi trường tinh thần
Môi trường tinh thần có nghĩa là giáo viên là người tạo ra môi trường thân thiện để học sinh thấy được mình là người được thầy cô chào đón mỗi khi đến lớp, đến trường. Các em vào lớp luôn nhận được sự thân thiện cởi mở của thầy cô. Để được như vậy, mỗi thầy cô giáo phải đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, tạo cơ hội để tất cả học sinh trong lớp cùng được làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm bạn. Tất cả học sinh đều được tôn trọng và bình đẳng, không đe dọa, không chê bai học sinh dù các em trả lời chưa đúng, luôn phải động viên khuyến khích các em để các em có được niềm tin khi đến lớp và có niềm tin khi tham gia học tập. Khi các em thấy được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui” thì các em sẽ đi học chuyên cần và tích cực học tập hơn. Như vậy các em có cơ hội bồi dưỡng tiếng Việt tốt hơn.
	b. Tạo thói quen sử dụng tiếng Việt ở gia đình và cộng đồng
 	Gia đình là trường học đầu tiên và vô cùng quan trọng đối với mỗi đứa trẻ đặc biệt là việc hình thành ngôn ngữ cho trẻ. 248 học sinh của trường là đồng bào dân tộc thiểu số. Gia đình các em sống trong một cộng đồng là người dân tộc thiểu số. Họ sinh hoạt giao tiếp với nhau đều bằng tiếng mẹ đẻ. Bởi thế, các em không có cơ hội sử dụng vốn tiếng Việt khi ở nhà, chỉ biết nói tiếng mẹ đẻ với mọi người, cộng đồng.
 	Hiểu được tầm quan trọng của tiếng Việt đối với học sinh dân tộc thiểu số như thế nên tôi thường xuyên phối hợp với ban tự quản, các đoàn thể của buôn, nhắc nhở cha mẹ học sinh trong các cuộc họp, sinh hoạt buôn cần quan tâm đến việc bảo tồn, phát huy tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình và chỉ rõ tầm qua trọng của tiếng Việt trong việc tiếp thu bài học, quá trình giao tiếp của học sinh trên lớp. Nhắc nhở họ rèn luyện thói quen sử dụng tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày tại gia đình, cộng đồng..
 	Và tôi thấy việc làm này có tiến triển tốt. Theo điều tra, tôi được biết hiện nay nhiều gia đình đã có thói quen dùng tiếng phổ thông trong sinh hoạt gia đình; các chi đoàn buôn đã xây dựng được kế hoạch hoạt động để tổ chức sân chơi cho các em trong thời gian nghỉ hè và thời gian các em nghỉ học. Vì vậy các em đã có thêm cơ hội được tiếp xúc với tiếng Việt ngay tại gia đình và ở cộng đồng, vốn tiếng Việt của các em cũng được nâng lên rất nhiều góp phần thuận lợi cho việc tiếp thu bài học ở lớp, ở trường. 
c. Khuyến khích giáo viên tự học tiếng dân tộc 
 	Năm học 2016- 2017, nhà trường có tất cả 23 giáo viên, trong đó có 3 giáo viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ.Năm học 2015- 2016 nhà trường đã tạo điều kiện cho một cán bộ quản lý và một giáo viên tham gia học tiếng Ê đê. Để tổ chức cho 100% số CBQL và giáo viên tham gia học tiếng Ê đê thì cũng gặp nhiều khó khăn. Nên tôi cũng đã khuyến khích, động viên giáo viên tự học tiếng Ê đê qua đồng nghiệp là người dân tộc, cộng đồng hoặc học sinh của mình. Nhà trường đã tạo điều kiện cho giáo viên trong quá trình tự học, giảm một số tiết dạy để giáo viên có thời gian đi sưu tầm, tìm tài liệu học tập. Nhiều giáo viên đã nắm được những từ ngữ cơ bản phục phụ cho công tác giảng dạy. Giáo viên biết sử dụng một số tiếng dân tộc cơ bản để giao tiếp với học sinh thân thiện, gần gũi hơn. Và đó là điều kiện để giải thích cho các em hiểu được những tiếng, từ, câu khó, hướng dẫn cho các em phát âm tiếng Việt một cách chính xác hơn. 
Ví dụ: Khi giải nghĩa một số từ khó, để giúp các em hiểu nghĩa và nhớ lâu nghĩa của từ thì giáo viên dùng tiếng mẹ để để giải thích. Khi giải thích nghĩa của từ “mênh mông” , giáo viên dùng tiếng mẹ đẻ là: “prong pring” để giải nghĩa. Có như vậy học sinh mới hiểu và nhớ lâu hơn
 	d. Tổ chức “ Giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp”
 	Chương trình "Giao lưu tiếng việt của chúng em" là một hoạt động rất ý nghĩa và thiết thực đối với học sinh dân tộc thiểu số, nhằm khơi dậy ở các em học sinh dân tộc lòng ham thích tiếng việt, yêu quý trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc. Thông qua giao lưu giúp cho học sinh có cơ hội được giao lưu tiếng Việt, hình thành kĩ năng sử dụng tiếng Việt và tình yêu tiếng Việt, phát huy kỹ năng nghe nói, đọc, viết và khả năng diễn thuyết của các em học sinh dân tộc. Giao lưu còn tạo cho các em sân chơi lý thú, không khí vui tươi "Học mà chơi, chơi mà học".
 	Hàng năm, nhà trường đã tổ chức giao lưu tiếng Việt giữa các lớp trong khối với nhau. Nội dung giao lưu phong phú như hát, múa, hò, vè, đọc thơ, thi chữ viết đẹp, diễn thuyết theo chủ đề, . Nhà trường ban hành kế hoạch sớm, nội dung kế hoạch cụ thể nên các lớp đã xây dựng kế hoạch tập luyện, đầu tư bài bản, do đó buổi Giao lưu tiếng Việt của năm học nào cũng thành công tốt đẹp và thật sự có ý nghĩa to lớn đối với các em học sinh dân tộc. Các em đã thật sự được bổ sung vốn tiếng Việt và phát triển kỹ năng sử dụng vốn tiếng Việt của mình rất nhiều, giúp cho các em rất nhiều trong giao tiếp cũng như trong học tập.
Một số hình ảnh về hoạt động giao lưu tiếng Việt tại trường
e. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và hoạt động khác
Chỉ đạo dạy tăng thời lượng dạy học môn Tiếng Việt từ 350 tiết thành 500 tiết đối với học sinh lớp 1 và điều chỉnh thời lượng dạy các môn khác để ưu tiên cho dạy tiếng Việt. Thực hiện tăng cường tiếng Việt cho học sinh ở mọi lúc, mọi nơi.
Tích hợp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc vào tất cả các môn học, hoạt động giáo dục và trong từng hoạt động, trong suốt tiến trình của tiết dạy.
Ví dụ: Trong giờ dạy Toán, các yêu cầu của bài tập giáo viên phải gọi học sinh đọc. Khi thực hiện các phép tính cần tăng cường tiếng Việt bằng cách cho học sinh trình bày cách thực hiện phép tính đó hoặc khi giải xong bài toán, giáo viên gọi nhiều học sinh nối tiếp đọc lại bài giải trước lớp
Luyện nói cho các em thông qua việc trả lời câu hỏi của bài hoặc kể chuyện; tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học gần gũi với đời sống các em
Ví dụ: Trong các tiết học, giáo viên luyện cho học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ. Tận dụng tối đa tranh minh họa và đồ dùng dạy học, sử dụng các vật thật để giải nghĩa từ,tránh giải thích dài dòng vì vốn từ Tiếng Việt của các em còn hạn chế như cái đèn pin, giá đỗ, các loại hoa,
 Trong tất cả các tiết dạy, nhất là Tiếng Việt, giáo viên có kế hoạch để
các em yếu Tiếng Việt được nói, được quan tâm nhiều hơn, qua đó các em 
được thực hành thường xuyên về việc sử dụng ngôn ngữ. Từ đó giáo viên 
cũng có điều kiện và cơ hội hiểu hơn những mặt yếu của các em để giúp các 
em khắc phục những điểm yếu đó trong từng tiết học .
Chỉ đạo đội ngũ giáo viên làm tốt công tác duy trì sĩ số. Nắm bắt sĩ số học sinh hàng ngày trên lớp, tìm hiểu nguyên nhân học sinh nghỉ học có biện pháp phối kết hợp với nhà trường, gia đình, đoàn thể động viên các em đi học đều nhằm tiếp thu kiến thức được liên tục để đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng lớp học và cơ hội được tăng cường tiếng Việt nhiều hơn.
g. Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 	Là một trường ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi đặc biệt quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp và xem đây là điều kiện thuận lợi để các em có được những khoảng thời gian hoạt động vui chơi tập thể giúp các em mạnh dạn, tự tin và có cơ hội để bồi dưỡng vốn tiếng Việt một cách hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đầu năm học, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể cho các đoàn thể, khối lớp thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đặc biệt là chị Tổng phụ trách đội của trường phải tổ chức sinh hoạt với hình thức phong phú, đa dạng. Nhà trường đã chỉ đạo cho TPTĐ đưa các trò chơi dân gian vào chương trình sinh hoạt Đội và sao Nhi đồng. Tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm các lớp đã chọn lựa nhiều trò chơi liên quan đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh dân tộc. Trong tất cả các trò chơi đều bắt buộc học sinh sử dụng ngôn ngữ tiếng phổ thông.. Đặc biệt nhà trường có tủ sách thiếu nhi rất phong phú nên thường tổ chức cho học sinh đọc và xây dựng thư viện lưu động ở các điểm trường tạo điều kiện cho các em mượn để đọc nhằm tăng cường tiếng Việt cho các em một cách hiệu quả. 
 	Qua việc sinh hoạt với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo cho các em một sân chơi bổ ích, các em được tham gia rất nhiều trò chơi hấp dẫn nên đã lôi cuốn được các em, giúp các em thêm ham muốn được đến trường và tạo điều kiện để phát triển kỹ năng sử dụng tiếng Việt cho mình.
3.3. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu .
	Vận dụng những giải pháp trên về tăng cường tiếng Việt cho học sinh đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng học sinh được nâng lên theo hàng năm, tỉ lệ ngồi sai lớp giảm. Đội ngũ giáo viên đã thấy được hiệu quả của việc tăng cường tiếng Việt trong quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nên đã tích cực vận dụng và tiếp tục tìm thêm những giải pháp mới có hiệu quả để áp dụng vào quá trình giáo dục học sinh. Gia đình, cộng đồng đã có ý thức sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp hàng ngày với con em nên các em có thêm cơ hội bồi dưỡng vốn tiếng Việt cho bản thân. Từ năm học 2016- 2017 đến nay chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt. Kỹ năng đọc viết của học sinh được nâng lên. Các em đọc lưu loát, rõ lời, rõ dấu, nghe viết tốt, 100% học sinh của trường đọc viết được. Chất lượng lưu ban cuối năm còn 2,4%; tỉ lệ học sinh được khen thưởng chiếm 40,7%. Kỹ năng trả lời câu hỏi của học sinh lưu loát hơn, hiểu câu hỏi cô giáo đặt ra nhanh hơn. Trong giờ học các em sôi nổi phát biểu xây dựng bài, trình bày bài làm lưu loát, rõ dấu. Đặc biệt các em tự tin hơn nhiều trong giao tiếp. Nhiều em gặp tôi tự tin chào hỏi, nói chuyện cùng cô rất tốt.
Chất lượng sau khi thực hiện đề tài cụ thể như sau:
Tổng số học sinh toàn trường: 248 em; Tổng số học sinh dân tộc: 248 em
* Trước khi thực hiện đề tài ( đầu năm học)
HS có kỹ năng sử dụng tiếng Việt tốt
Có kỹ năng trong việc sử dụng tiếng Việt đáp ứng yêu cầu học tập
Kỹ năng sử dụng tiếng Việt còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu học tập
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Tổng số
Tỷ lệ
Trước khi thực hiện đề tài ( Đầu năm học)
44
17%
167
67,3%
37
14,9%
Sau khi thực hiện đề tài (Cuối năm học)
70
28,2%
172
69,4%
6
2,4%
 	Thông qua kết quả khảo nghiệm, bản thân tôi đã nắm chắc được vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó, tôi đã đưa ra các giải pháp phù hợp. Đề tài có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo viên nhà trường trong công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh. Các giải pháp này mang tính thực tiễn cao có thể áp dụng cho các trường tiểu học có học sinh dân tộc thiểu số
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 Trong quá trình Giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học phụ thuộc rất nhiều yếu tố song đối với các trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số, việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh là một việc làm hết sức quan trọng. Tuy nhiên, việc tăng cường tiếng Việt cần phải kiên trì để tìm và kết hợp những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị thì mới đem lại hiệu quả như mong muốn. 
 	Để thực hiện tốt, có hiệu quả thì trước hết Lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn phải có kế hoạch hoạt động cụ thể. Đội ngũ giáo viên phải thực sự

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN THIEN.doc