Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4

Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4

Qua bức tranh này học sinh sẽ biết được bức tranh đó liên quan đến bài học nào, sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. Ở trường tôi các em đa số là dân tộc thiểu số, cách sử dụng vốn từ và phát âm của các em còn rất nhiều hạn chế nên trước khi dạy hát tôi lưu ý cho học sinh những tiếng có luyến, và tiếng khó hát như: Tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, phù sa.để các em hát đúng và phát âm rõ lời ca hơn.

 Giải pháp 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học

 * Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng

 Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:

 Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về hoàn cảnh gia đình)

Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn

Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu

Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.

Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với các em.

 

doc 19 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2719Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số phương pháp giúp học sinh học tốt môn Âm nhạc lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điều kiện có phòng học Âm nhạc riêng.
b. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động 
 Ở môn học này học sinh cần phải có tính năng khiếu, nên trong khi ca hát một số em hát bị lạc giọng, hay còn gọi hát bị phô, hát không chuẩn về giai điệu tiết tấu, học sinh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, đi học sử dụng nhiều tiếng mẹ đẻ nên nhiều em còn rụt rè khi tham gia các hoạt động âm nhạc trong lớp và nhà trường tổ chức.
 Học sinh chưa biết cách cảm nhận về bài hát, chưa có kiến thức sơ giản về âm nhạc, thực tế khi quan sát các em biễu diễn bài hát, ngoài những em có phong cách trình bày tự nhiên, sinh động vẫn còn một số em không ham thích học hát và chưa thật sự tự tin biễu diễn trước các bạn, thầy cô, các em thể hiện tính chất bài hát còn rất hạn chế, vì vậy để phục vụ cho đề tài “giúp học sinh học tốt môn âm nhạc lớp 4” tôi luôn khảo sát chất lượng học sinh, nắm vững các phương pháp dạy học và luôn đổi mới, tìm tòi, sáng tạo các bước tiến hành để truyền thụ lại cho các em những kiến thức của bài học một cách dễ hiểu nhất, đồng thời luôn xây dựng nề nếp học tập ngay từ ban đầu. Cụ thể như xác định mục tiêu trọng tâm, các kĩ năng, thái độ, ý thức học tập và các kĩ thuật cơ bản như tư thế ngồi hát, kĩ năng phát âm, hát tròn chữ....
c. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra
 Đa số học sinh hơn 98 % là đồng bào dân tộc thiểu số, các em quen sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với các bạn trong trường, lớp... nên vốn từ của các em rất hạn chế, cụ thể các em hát hay bị mất dấu thanh, chưa mạnh dạn khi tham gia ca hát. Một phần do kĩ năng đọc của các em còn chậm nên không hiểu nghĩa của từ, nội dung bài hát, bài tập đọc nhạc và cảm thụ nghe nhạc, dẫn đến tình trạng hát không rõ lời ca, không hiểu giai điệu, tiết tấu, tính chất bài hát. Mặt khác một số em không có tự giác trong học tập, và sự tiếp thu kiến thức Âm nhạc còn nhiều hạn chế. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tôi nhận thấy sự yêu thích học tập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. 
	Xuất phát từ thực trạng trực tiếp giảng dạy môn Âm nhạc, vấn đề học và kết quả học tập của học sinh rất là quan trọng, để các em những phút giây thư giãn, và thoải mái, học mà chơi, chơi mà học giúp các em nhận thức những hình tượng cảm thụ những giai điệu qua từng bài hát, từng câu nhạc. Làm thế nào giúp các em hát đúng giai điệu, đúng tính chất các bài hát, đúng cao độ, trường độ và đặc biệt là làm thế nào để các em mau thuộc lời, hát rõ lời ca và không gây nhàm chán. Tôi đã đổi mới phương pháp dạy học bằng cách xác định đúng tầm cữ giọng phù hợp lứa tuổi của các em, giúp các em phân biệt được âm thanh với lực độ khác nhau, tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ âm nhạc. Tạo cho các em có một tâm thế thoải mái tràn đầy khi học âm nhạc. Để làm được việc đó, một trong nhiều yếu tố quan trọng là tôi truyền tải chính xác giai điệu các bài hát, chọn giọng phù hợp với học sinh, chọn phương pháp dạy học hợp lí, không thụ động khi học, mà các em phải biết cảm nhận được những tình cảm tươi vui, đằm thắm, nhí nhảnh hay trầm lắng trong giai điệu từng bài hát, từng hoạt động học. Điều đó chương trình giảng dạy mà còn phụ thuộc vào ý chí học tập và sự tiến bộ của các em cùng với sự quan tâm tạo điều kiện của gia đình, nhà trường, xã hội.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
 a. Mục tiêu của giải pháp
 Giúp học sinh phát huy được tính tích cực và sáng tạo, có được những kĩ năng ca hát cơ bản, hát chuẩn xác và diễn cảm, biết tiếp thu bài một cách chủ động và tự tin khi trình bày các tác phẩm trước đám đông, biết thể hiện tình cảm, sắc thái của bài hát, hiểu nội dung tác phẩm và cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng âm nhạc qua giai điệu và lời ca được thể hiện qua từng bài hát. Học sinh cảm nhận được sự khác biệt giữa việc học môn Âm nhạc với các môn khoa học khác, tạo cho các em thêm yêu thích môn học hơn, và tích cực tham gia các hoạt động phong trào văn hóa văn nghệ của trường và nghành phát động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp 
 Như chúng ta đã biết ở lớp 1, 2, 3, phân môn Âm nhạc có hai nội dung chính là Hát và phát triển khả năng âm nhạc. Nhưng đối với lớp 4 thì chuyển sang một giai đoạn mới tổng cộng gồm ba phần: Hát, Tập đọc nhạc và Phát triển khả năng âm nhạc. Vì vậy yêu cầu cần đạt của học sinh là biết hát theo giai điệu và lời ca kết hợp các hoạt động vỗ tay theo bài hát ( có thể theo nhịp, theo phách ...), biết các kí hiệu ghi chép nhạc và đọc được bài tập đọc nhạc và ghép lời ca bài hát, biết cảm thụ khi nghe nhạc, biết kết hợp vận động phụ họa, biết tạo không khí học vui – vui học trong mỗi giờ Âm nhạc.
 Giải pháp 1. Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối với kí hiệu ghi chép nhạc
 Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu Để có thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. 
	Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu quả, tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô- Rê- Mi- Pha- Sol- La- Si trên khuông nhạc để giới thiệu cho học sinh. 
 	Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). 
	Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.
	Giải pháp 2. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối tượng lớp học.
	Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được tiến hành như sau:
 - Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ).
 - Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc).
 - Đọc lời ca lồng theo tiết tấu.
 - Khởi động giọng.
 - Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu của học sinh).
 - Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng hát và tập hát diễn cảm.
 - Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.
 - Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.
 Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự hứng thú, các đồ dùng dạy học, tranh ảnh chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
	Ví dụ. Khi dạy bài hát "Em yêu hòa bình" nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn sách Âm nhạc lớp 4, trang 5. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới thiệu bài.
Hình ảnh gốc cây đa
Hình ảnh dòng sông
Hình ảnh đồng lúa chín thẳng cánh cò bay
Qua bức tranh này học sinh sẽ biết được bức tranh đó liên quan đến bài học nào, sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. Ở trường tôi các em đa số là dân tộc thiểu số, cách sử dụng vốn từ và phát âm của các em còn rất nhiều hạn chế nên trước khi dạy hát tôi lưu ý cho học sinh những tiếng có luyến, và tiếng khó hát như: Tre, đường, yêu, xóm, rã, lắng, phù sa...để các em hát đúng và phát âm rõ lời ca hơn.
	Giải pháp 3. Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
	* Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng 
 Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
 Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về hoàn cảnh gia đình)
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với các em.
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Chúc mừng" trang 27, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và sử sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Bốn nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.
Ví dụ. Khi dạy bài hát " Con cò" trang 21 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Tôi sử dụng tranh có hình ảnh con cò để các em liên tưởng đến bài học, đối với phần Nghe nhạc, ví dụ bài nghe nhạc Trống cơm tôi chuẩn bị hình ảnh Trống cơm, video nghệ sĩ biễu diễn nhạc cụ Trống cơm để các em cảm nhận được âm sắc của tiếng Trống cơm, biết rõ hơn về hình dạng, cấu tạo của Trống. Khi dạy bài tập đọc nhạc, ví dụ "bài tập đọc số 2" trang 17 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4 tôi luôn chuẩn bị tranh bài tập đọc nhạc, tranh về cao độ, tiết tấu của bài tập đọc nhạc.
Như vậy dùng tranh, ảnh, vật thật trong các giờ học Âm nhạc giúp học sinh nhớ bài học tốt hơn. Tranh, ảnh, vật thật không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần phát triển tư duy, phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh gặp khó khăn trong học tập.
* Phương pháp trò chơi
Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.
 Ví dụ. Khi dạy bài hát" Bạn ơi lắng nghe" trang 7, Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm.
 * Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng môn học. 
 Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp. Tư thế đứng hát phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc là tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát và ngồi và phân bố thời gian cho hợp lý.
	Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó để cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, tôi hướng dẫn cho các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
 Ví dụ. Trong bài “Khăn quàng thắm mãi vai em” (Nhạc và lời của Ngô Ngọc Báu) trang 18 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Khi hướng dẫn đọc lời ca phải giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cuối câu như sau: Khi trông phương đông vừa hé ánh dương/ Khăn quàng trên vai chúng em tới trường... Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, tôi hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. 
	Qua giảng dạy thực tế khi tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập.
	Giải pháp 4. Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn cùng tiến".
	Nhằm hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời", giảm tỉ lệ học sinh khó khăn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Giáo dục học sinh có tinh thần tương trợ, có thái độ học tập tích cực, chủ động, đam mê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	 Qua phong trào này các em sẽ thi đua học tập với các bạn. Vì thế tôi đã phân công các em có năng khiếu giúp các em còn khó khăn trong học tập có kiểm tra đánh giá kịp thời. 
	Ví dụ. Khi dạy Ôn tập bài hát" Chim sáo" trang 34 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, tôi tạo nhóm đôi, hướng dẫn các em năng khiếu ngồi cạnh với em còn khó khăn trong tập để hỗ trợ, các em có năng khiếu sẽ hướng dẫn bạn mình hát đúng giai điệu, tiết tấu, nhịp độ của bài hát, sau đó đôi bạn cùng hợp tác thảo luận tìm động tác phụ họa cho bài hát và trình bày trước lớp. Tôi lắng nghe và khích lệ các em kịp thời về sự tiến bộ, ghi nhận cụ thể những điểm nổi bật mà các em đã thực hiện được và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ. 
	Với kết quả thiết thực mà phong trào này đem lại, sau khi thực hiện "Đôi bạn cùng tiến" tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt, các em khó khăn trong học tập đã tự vươn lên, hòa mình trong giờ học, các em không còn sợ sệt, rụt rè khi tham gia trình bày bài hát và có thể tự cá nhân biễu diễn bài hát một cách tự nhiên. 
 Giải pháp 5. Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 
	* Đối với Tập đọc nhạc: Để học sinh tập đọc một bài nhạc có hiệu quả. Trước hết tôi cho học sinh quan sát bài Tập đọc nhạc và đặt câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét cấu trúc của bài, tôi không bắt ép học sinh mà cần tạo không khí hài hòa giữa thầy và trò, hướng dẫn các em luyện tập tốt cao độ sau đó hướng dẫn các em tập tiết tấu, sau đó cho các em dựa vào tiếng đàn làm mẫu của giáo viên, kĩ năng thể hiện trường độ và tiết tấu phải được quan tâm nhiều hơn bằng những bài tập riêng trong nhiều tiết học. Giáo viên đàn từng câu ngắn để các em đọc theo đúng tên nốt nhạc. Sau khi hoàn chỉnh phần cao độ hướng dẫn cho học sinh ghép lời ca ( nửa lớp đọc cao độ, nửa lớp đọc lời ca kết hợp gõ đệm ). Cuối cùng cho học sinh đọc hoàn chỉnh bài Tập đọc nhạc. 
	Ví dụ. Khi dạy bài "Tập đọc nhạc số 6" trang 31, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4. Tôi đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời.
	- Bài TĐN được viết ở thể loại nhịp gì ?
	- Về trường độ trong bài có những hình nốt gì ?
	- Về cao độ trong bài có những tên nốt gì ?
	- Ngoài ra trong bài còn có sử dụng những dấu hiệu gì khác (đã học)?
	Sau đó tôi giới thiệu lại bài tập đọc nhạc 1 lần, đàn giai điệu bài và đọc cho học sinh nghe từ 2- 3 lần. Phân chia bài TĐN thành những câu nhạc hoặc những tiết nhạc nhỏ và đàn giai điệu từ 3- 4 lần. Sau đó cho học sinh đọc theo đàn và ghép lại từng câu theo lối móc xích cho đến khi hết bài. Sau khi học sinh đọc đúng giai điệu cả bài, tổ chức cho học sinh đọc nhạc kết hợp với đánh nhịp và ghép lời ca có trong bài để hát, tổ chức cho học sinh đọc nhạc thi với nhau giữa các tổ, nhóm hoặc cá nhân. Từ đó nhận xét và giúp học sinh sửa chữa những chỗ chưa thể hiện được nếu sai. Cuối giờ học tổ chức trò chơi qua bài tập đọc nhạc "Hát theo nguyên âm". Cách chơi như sau bài tập đọc nhạc gồm 2 khuông nhạc thì ta đặt mỗi câu bằng một nguyên âm và yêu cầu học sinh ngân nguyên âm đó theo giai điệu: Câu 1: nguyên âm ( a ); Câu 2: nguyên âm ( i ). Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm đọc ngân một câu ứng với một nguyên âm. Tiến hành cho học sinh chơi rồi giáo viên nhận xét việc đọc ngân theo nguyên âm giữa các nhóm, nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh
	* Đối với phần nghe nhạc: Ngoài những tác phẩm thiếu nhi, tôi tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống của các em đó là lồng ghép dân ca vào trong nội dung Nghe nhạc, nhằm giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca giúp các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc.
	Ví dụ. Khi dạy "Nghe nhạc" trang 24 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 4, tôi yêu cầu 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_13_8026_2021887.doc