Đề tài Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Đề tài Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang

Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ.

Đặc điểm phát âm: Trẻ thường phát âm sai hoặc phát âm bị mất dấu như: con mèo – con meo, đi học – đi hoc.nắm bắt được những lỗi trong quá trình trẻ phát âm giáo viên đã sữa sai kịp thời cho trẻ, hướng dẫn trẻ phát âm đúng từ ngữ tiếng Việt.

Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ bước đầu tuy còn nghèo nàn song đã có sự phát triển rõ rệt nhờ vào hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi của giáo viên.

Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn, trẻ hạn chế sử dụng câu cụt.

 Ví dụ: Khi cô hỏi trong câu truyện Chú Dê đen có những nhân vật nào thì trẻ cũng đã biết trả lời: Thưa cô trong câu truyện có Dê đen, Dê trắng, Chó sói Nắm được đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, giáo viên có những chuẩn bị tốt hơn về nội dung, phương pháp phù hợp với các hoạt động của trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất.

Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm lý là điều vô cùng quan trọng, trẻ có một tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, và giải quyết tốt nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp trẻ có một niềm tin khi tham gia vào các hoạt động ở trường.

Biện pháp 4: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị cho trẻ về thể lực

Hiện nay vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ mầm non luôn được quan tâm hàng đầu, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt cũng như thể lực không đảm bảo thì chắc chắn trẻ tham gia vào các hoạt động hiệu quả không cao. Để trẻ có thể tham gia các hoạt động một cách chủ động và tích cực đòi hỏi trẻ phải có một thể lực tốt, khỏe mạnh, làm được điều đó trước hết cô giáo cần có một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm hoc, kết hợp với nhân viên y tế trong trường cân đo và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi và chấm biểu đồ tăng trưởng, nắm được tình hình sức khỏe của trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cô giáo thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những lúc đón trẻ, trả trẻ giúp gia đình trẻ nắm bắt được tình hình sức khỏe của con em mình từ đó gia đình và cô giáo có sự phối hợp tìm những biện pháp phù hợp khắc phục tình trạng sức khỏe của trẻ, giáo viên có thể cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức cơ bản về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, để phụ huynh có thể chăm sóc cho con em mình khi trẻ ở nhà.

 

doc 20 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1525Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
26
77
 Nguyên nhân khách quan:
Ưu điểm: Cơ sở vật chất: Có phòng học rộng rãi thoáng mát, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trẻ tương đối đầy đủ.
Giáo viên trẻ, nhiệt trình, năng động sáng tạo, ham học hỏi, bộ phận chuyên môn luôn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đềGiúp nâng cao hơn nữa chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên; luôn cập nhập thông tin, xây dựng phương pháp đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động theo chương trình mầm non mới, tạo mọi điều kiện cho giáo viên thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
 Một số cha mẹ học sinh quan tâm đến con em mình, luôn có sự phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ, thường xuyên ủng hộ nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho các cháu.
Hạn chế: Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi tuy đã được trang bị nhưng vẫn chưa đáp ứng cho một số hoạt động, đặc biệt là hoạt động cho trẻ làm quen Văn học.
Trẻ lớp lá đa số là con em dân tộc thiểu số, phần lớn các cháu lần đầu tiên đến trường nên việc tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn, đa số trẻ còn sử dụng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp khi đến trường.
Đời sống kinh tế của một số phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn nên sự quan tâm, chăm sóc và giáo dục trẻ chưa cao.
Nguyên nhân chủ quan:
Ưu điểm: Trường có diện tích rộng rãi, không gian thoáng mát, môi trường học tập và vui chơi của trẻ sạch sẽ, an toàn, ngoài ra lớp còn được sự quan tâm chặt chẽ của lãnh đạo nhà trường. Giáo viên luôn nhiệt tình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, đã tuyên truyền tới các bậc cha mẹ học sinh biết được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đến trường đúng độ tuổi. 
Có kiến thức cơ bản về công tác giảng dạy, luôn học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, biết lắng nghe, biết sửa sai, không bảo thủ nên chuyên môn nghiệp vụ ngày càng vững vàng hơn.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động cũng như hứng thú với những đồ dùng, đồ chơi và sử dụng những đồ dùng, đồ chơi một cách tích cực, có hiệu quả; trẻ thích được thể hiện mình trong các hoạt động.
Hạn chế: Các bậc cha mẹ học sinh chưa xác định được tầm quan trọng của việc cho con em đến trường Mầm non theo đúng độ tuổi. Kiến thức về chăm sóc cũng như kỹ năng nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế. 
Do cha mẹ trẻ thường cho trẻ đi rẫy, không cho trẻ đến trường theo đúng độ tuổi, các gia đình ở trong buôn phần lớn là người dân tộc thiểu số, không có người kinh sinh sống. các hộ gia đình cách xa nhau làm hạn chế quá trình giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh, bên cạnh đó trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, chưa tự tin vào bản thân.
 3. Nội dung và hình thức giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
 Hình thành ở trẻ các kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng Việt rõ ràng, mạch lạc.
Hình thành cho trẻ kỷ năng tự nhận thức về bản thân; Kĩ năng biết hợp tác phối hợp với bạn; Kĩ năng thực hiện theo chỉ dẫn, yêu cầu của người lớn; Kĩ năng tự bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
Phát triển vốn từ tiếng Việt cho trẻ vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
 Trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Biện pháp 1: Tuyên truyền huy động trẻ đi học chuyên cần.
Để thực hiện cũng như giải quyết vấn đề trên, trước hết chúng ta cần phải làm tốt công tác tuyên truyền và huy động trẻ đến trường. 
Tuyên truyền với các bậc phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho các cháu đến lớp mầm non đúng độ tuổi.
 Là một giáo viên đứng lớp cô giáo cần tạo sự gần gũi với trẻ, tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ, thường xuyên gặp nói chuyện và trao đổi với phụ huynh của trẻ, tuyên truyền đến cha mẹ trẻ tầm quan trọng của việc cho trẻ đến trường đúng độ tuổi. Trẻ đến trường sẽ được tham gia vào các hoạt động của chương trình giáo dục mầm non như: múa, hát, làm quen với các bài thơ, các chữ số, chữ cái, được nghe kể chuyện, tập vẽ, tập tô và nhiều hoạt động khácqua các hoạt động đó sẽ giúp hình thành ở các cháu các kĩ năng cần thiết, đồng thời qua đó giúp hình thành nhân cách của các cháu một cách tốt nhất, và nhờ đó cũng giúp cho các cháu mạnh dạn hơn, tự tin hơn, giao tiếp tốt hơn, các cháu không còn bỡ ngỡ khi bước vào lớp Một Bên cạnh việc tuyên truyền với phụ huynh giáo viên cần tạo sự gần gũi thương yêu trẻ, luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm, và nghệ thuật lên lớp làm cho trẻ hứng thú hơn mỗi khi đến trường, để trẻ cảm nhận được “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”
Cô giáo không ngừng học tập, nghiên cứu các tài liệu và tổ chức những hoạt động vui chơi hấp dẫn, sưu tầm và làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng, phong phú phục vụ cho các hoạt động của trẻ nhằm thu hút trẻ đến lớp.
Biện pháp2: Lập kế hoạch cho hoạt động tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý và ngôn ngữ của trẻ.
Muốn biết được các đặc điểm tâm sinh lý cũng như ngôn ngữ của tất cả trẻ trong lớp, trước hết người giáo viên cần có một thời gian dài để tìm hiểu trẻ. Chính vì vậy ngay từ đầu năm học cô giáo đã xây dựng kế hoạch theo dõi và lựa chọn các nội dung luyện tập cho trẻ.
Ví dụ:
Tháng 8, tháng 9: Tìm hiểu trẻ thông qua hoạt động trò chuyện giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, bên cạnh đó cô giáo gặp cha mẹ trẻ để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình, tính cách, khả năng nhận thức và tình hình sức khỏe của trẻ ở nhà, bước đầu nắm bắt một số đặc điểm của trẻ tôi tiếp tục lựa chọn các bài tập phù hợp với trẻ.
Tháng 10, tháng 11: Cô giáo tiến hành chọn những bài tập luyện nói và tai nghe cho trẻ, cho trẻ nghe những bài hát, những câu chuyện, những bài thơ, đồng daotheo chủ đề, sau đó cho trẻ hát, đọc, kể truyện để xem trẻ đã tiếp thu được những gì? Cô giáo tạo mọi tình huống cho trẻ tự giải quyết và hoạt động một cách tích cực, cho trẻ tham gia các trò chơi như “nghe thấu đoán tài, tai ai thính, ai đoán giỏi” những trò chơi này cũng góp phần vào quá trình phát triển lời nói và tai nghe cho trẻ.
Tháng 12, tháng 1: Cô giáo tập trung vào việc phát triển và tăng vốn từ cho trẻ.
Lời nói của giáo viên cần phải chuẩn mực, nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ khó giúp cho trẻ hiểu, nhớ và vận dụng được từ để đặt câu. Để đẩy mạnh sự phát triển khả năng vận động các cơ quan phát âm cần tập cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp. 
 Tháng 2 tiếp tục với hai nhiệm vụ trên nhưng chú trọng sâu vào vấn đề luyện trí nhớ cho trẻ qua các hoạt động. Gợi ý cho trẻ sử dụng những loại câu đơn giản, đủ nghĩa để diễn đạt nội dung cần trao đổi.
Tháng 3, tháng 4: Tiếp tục xây dựng những trò chơi cho trẻ trãi nghiệm giúp trẻ mạnh dạn, tự tin vào bản thân.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia chương trình giao lưu âm nhạc, trẻ có thể tự lên giới thiệu về bản thân mình, thể hiện bài hát mình yêu thích hay cho trẻ tham gia các hoạt động trãi nghiệm ngoài trời, trẻ thu thập các hiện tượng xung quanh trẻ và cùng nhau trao đổi theo hình thức thảo luận nhóm
Khi trẻ đã có một số lượng vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin hơn trong mọi hoạt động.
Biện pháp 3:Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ 5-6 tuổi.
Trên thực tế cho ta thấy trẻ đồng bào dân tộc thiểu số luôn có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập.
Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số tâm lý hay nhút nhác, luôn sợ hãi, ngại giao tiếp với người lạ, chưa có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở trường, thích theo bố mẹ đi rẫybên cạnh đó môi trường giao tiếp xã hội của trẻ dân tộc thiểu số còn hạn hẹp, có những trẻ chưa được học qua chương trình lớp 3 tuổi, 4 tuổi, trẻ dân tộc thiểu số tuy còn nhỏ nhưng đã phải tham gia vào các hoạt động tại gia đình như cõng em, chăn gia súc, nấu cơm, đi rẫy
Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ hoàn toàn khác nhau, mỗi trẻ có những đặc điểm riêng, bên cạnh những trẻ nhút nhát có những trẻ mạnh dạn. Vì vậy chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để từ đó có kế hoạch cũng như biện pháp giáo dục cụ thể phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ. Để hiểu được trẻ muốn gì? Trẻ cần gì? Trước hết người giáo viên phải gần gũi với trẻ, luôn lắng nghe tâm tư nguyện vọng của trẻ. 
Song song với việc tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ cô giáo cần chú ý đến đặc điểm ngôn ngữ của trẻ. 
Đặc điểm phát âm: Trẻ thường phát âm sai hoặc phát âm bị mất dấu như: con mèo – con meo, đi học – đi hoc...nắm bắt được những lỗi trong quá trình trẻ phát âm giáo viên đã sữa sai kịp thời cho trẻ, hướng dẫn trẻ phát âm đúng từ ngữ tiếng Việt.
Đặc điểm vốn từ: Vốn từ của trẻ bước đầu tuy còn nghèo nàn song đã có sự phát triển rõ rệt nhờ vào hoạt động tăng cường tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mọi nơi của giáo viên.
Đặc điểm ngữ pháp: Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn, trẻ hạn chế sử dụng câu cụt.
 Ví dụ: Khi cô hỏi trong câu truyện Chú Dê đen có những nhân vật nào thì trẻ cũng đã biết trả lời: Thưa cô trong câu truyện có Dê đen, Dê trắng, Chó sóiNắm được đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của trẻ, giáo viên có những chuẩn bị tốt hơn về nội dung, phương pháp phù hợp với các hoạt động của trẻ giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. 
Chuẩn bị tốt cho trẻ về mặt tâm lý là điều vô cùng quan trọng, trẻ có một tinh thần tốt, luôn thoải mái, vui vẽ, hứng thú tham gia mọi hoạt động, và giải quyết tốt nhiệm vụ cô giao, điều này sẽ giúp trẻ có một niềm tin khi tham gia vào các hoạt động ở trường.
Biện pháp 4: Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị cho trẻ về thể lực
Hiện nay vấn đề dinh dưỡng, sức khỏe của trẻ mầm non luôn được quan tâm hàng đầu, nếu tình trạng sức khỏe của trẻ không tốt cũng như thể lực không đảm bảo thì chắc chắn trẻ tham gia vào các hoạt động hiệu quả không cao. Để trẻ có thể tham gia các hoạt động một cách chủ động và tích cực đòi hỏi trẻ phải có một thể lực tốt, khỏe mạnh, làm được điều đó trước hết cô giáo cần có một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm hoc, kết hợp với nhân viên y tế trong trường cân đo và khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, theo dõi và chấm biểu đồ tăng trưởng, nắm được tình hình sức khỏe của trẻ để đưa ra biện pháp khắc phục, trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ trong kỳ họp phụ huynh đầu năm học, cô giáo thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ những lúc đón trẻ, trả trẻgiúp gia đình trẻ nắm bắt được tình hình sức khỏe của con em mình từ đó gia đình và cô giáo có sự phối hợp tìm những biện pháp phù hợp khắc phục tình trạng sức khỏe của trẻ, giáo viên có thể cung cấp cho phụ huynh một số kiến thức cơ bản về vệ sinh, chăm sóc sức khỏe cho trẻ, để phụ huynh có thể chăm sóc cho con em mình khi trẻ ở nhà.
Ở lớp, cô giáo cần tạo cho trẻ tâm trạng thoải mái khi tham gia các hoạt động. Trong giờ ăn, giờ ngủ, không áp đặt cũng như gây áp lực cho trẻ, cô nên vỗ về, động viên trẻ khi trẻ biếng ăn, trẻ ăn hết suất cô, khen, khuyến khích trẻ, cô giáo thường xuyên chú ý theo dõi tình hình trẻ một cách sâu sát, không nên thờ ơ với trẻ vì có như vậy thì chúng ta mới phát hiện sớm những biểu hiện khác thường của trẻ về sức khỏe, tâm lý 
 Cùng với sự quan tâm đến chế độ ăn uống của trẻ thì giấc ngủ của trẻ đóng vai trò không nhỏ trong quá trình phát triển thể chất của trẻ. Trẻ cần có một giấc ngu ngon và ngủ sâu, để có được điều đó thì giáo viên cần làm tốt công tác vệ sinh phòng ngủ cho trẻ, đảm bảo ấm về mùa đông và thoáng mát về mùa hè, tránh cho trẻ ngủ nơi cửa có gió lùa mạnhđối với những trẻ khó ngủ, ít ngủ, cô cần tìm hiểu nguyên nhân để từ đó có biện pháp khắc phục.
Ngoài thực hiện tốt công việc theo dõi sức khỏe của trẻ, cho trẻ ăn, ngủ thì giáo viên cần phải có chế độ tập luyện, vận động cho trẻ hợp lý vì trẻ vận động sẽ góp phần tiêu hao năng lượng sẽ kích thích thèm ăn và khi ăn sẽ có cảm giác ngon miệng, cũng như khi ngủ sẽ có giấc ngủ sâu. Vậy để thực hiện được những công việc trên đòi hỏi cô giáo phải linh động, giờ nào việc nấy, không bắt trẻ ngồi thụ động một chổ hoặc tránh tình trạng trẻ hoạt động quá nhiều gây mệt mỏi.
Thực hiện tốt những công việc trên đồng nghĩa với việc chúng ta đã khắc phục được tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ và chuẩn bị tốt về mặt thể lực cho trẻ. 
Biện pháp 5: Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ tiếng Việt, kiến thức, kĩ năng cho trẻ thông qua các hoạt động
Hoạt động mọi lúc mọi nơi
 Cô giáo luôn gần gũi, trò chuyện và giao tiếp với trẻ tạo cho trẻ sự gần gũi, yêu thương. Cô giáo có thể tạo mọi tình huống cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
 Ví dụ: Khi trẻ đến lớp trẻ chào cô, cô nên khen bé ngoan, có thể hỏi trẻ: Hôm nay ai đưa con đi học? sáng nay mẹ cho con ăn gì?...nếu trẻ chưa trả lời được thì cô giáo có thể giúp trẻ, cô trả lời trước và cho trẻ nhắc lại theo cô..hoặc trong giờ hoạt động ngoài trời cô có thể tổ chức cho các cháu đi dạo trong sân trường, đặt câu hỏi theo chủ đề đang thực hiện để trẻ trả lời, nếu trẻ chưa trả lời được cô mời trẻ khác trả lời và cho trẻ đó nhắc lại.
Ví dụ: Chủ đề Thế giới động vật cô tổ chức cho trẻ tham quan mô hình Trang trại nhà bé, cô đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời Đây là con gì, là động vật sống ở đâu?...
 Đa số trẻ đều dùng tiếng mẹ đẻ trả lời, trước tình huống đó cô giáo đã cho cháu biết tên của con vật đó đồng thời khuyến khích các cháu gọi tên con vật bằng tiếng Việt.
Những lúc tổ chức cho các cháu chơi trò chơi dân gian hay chơi tự do cô giáo tìm và lựa chọn những bài thơ, bài vè, ngắn dễ đọc, dễ nhớ có trong chương trình, phù hợp với chủ đề để dạy cho các cháu, cô luôn khuyến khích các cháu đọc, sửa sai cho những cháu đọc chưa đúng, đối với các cháu đọc chưa rõ ràng thì cô dạy cho các cháu đọc từng câuqua những lúc trò chuyện với các cháu như vậy đã giúp tcô giáo biết được cháu nào còn rụt rè nhút nhát, cháu nào còn sử dụng câu cụt hay cháu nào chưa phát âm rõ từ đó cô dành nhiêu thời gian gần gũi trò chuyện và tập cho cháu phát âm nhiều hơn, đồng thời giúp các cháu mạnh dạn giao tiếp với bạn, với cô và mọi người xung quanh.
 Hoạt động khám phá khoa học
Đây là một môn học mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm ra những nghệ thuật để lên lớp, vì môn học này sử dụng phương pháp quan sát và đàm thoại, mà trẻ người dân tôc thiểu số thì rất hạn chế về ngôn ngữ tiếng việt. Trẻ chỉ có thể trả lời theo sự gợi ý của cô hoặc trả lời bằng câu cụt
 Môn Khám phá khoa học là một trong những môn học giúp trẻ phát triển nhận thức và ngôn ngữ tích cực nhất, vì vậy chúng ta cần phát huy hết tác dụng của môn học này để dạy trẻ. Nhưng không nhất thiết phải đặt nặng vấn đề đây là một tiết học và bắt các cháu phải thực hiện, cô có thể biến tiết học thành một cuộc thi tài hay một chuyến tham quan
 Ví dụ: Trong chủ đề: Động vật. Đề tài: những con vật đáng yêu. Cô giáo có thể tạo tình huống và dẫn dắt cho trẻ tham gia chương trình đố vui có thưởng, cô đố trẻ đây là con gì? hoặc có thể sử dụng hình thức bốc thăm và đọc câu hỏi: Con chó là động vật sống ở đâu? Trẻ nào biết thì lắc xắc xô và được quyền trả lời, nếu trẻ trả lời đúng cô khen trẻ tặng quà cho trẻ, trẻ chưa trả lời được thì mời bạn khác trả lời giúp, và cho trẻ nhắc lại, nếu trẻ vẫn không trả lời được thì cô có thể gợi ý và cho trẻ nhắc lại... 
 Hoạt động làm quen với toán 	
 Khi trẻ bước vào lớp một, kiến thức sơ đẳng nhất là trẻ phải biết đếm, thêm bớt, chia nhóm, tạo nhóm trong phạm vi 10, trẻ nhận biết các hình, các khối, biết thực hiện các thao tác đo...Để trẻ làm được điều đó trước hết người giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dạy học phù hợp với chủ đề với đề tài điều này rất cần thiết vì nó tạo cho trẻ sự hứng thú, lôi cuốn hơn khi được nhìn ngắm những đồ dùng đẹp, mới lạ và đặc biệt là được hoạt động với những đồ dùng đó.
Ví dụ: Chủ đề Gia đình, đề tài Đếm đến 6, nhận biêt nhóm đồ dùng có 6 đối tượng, chữ số 6. Với đề tài này cô giáo chuẩn bị nhiều đồ dùng gia đình như ly, chén, đũa cô tạo tình huống cho các cháu gọi tên của từng đồ dùng, cho trẻ xếp đồ dùng theo yêu cầu của cô: Cháu hãy xếp hết số chén ra trước mặt với yêu cầu này thì trẻ phải lấy đúng chén xếp ra cho cô, nếu trẻ xếp được thì có nghĩa là trẻ đã hiểu được lời nói của cô, cô khuyến khích khen trẻ, nếu trẻ chưa xếp được cô cần gợi ý giúp trẻ và sữa sai cho trẻ.
 Hoạt động làm quen văn học:
Ở trẻ mầm non sự tập trung chú ý của trẻ chưa cao, chưa có ý thức trong hoạt động học tập. trước tình hình đó cô giáo đã không ngừng tìm tòi và sưu tầm những nghệ thuật lên lớp tạo ra mọi tình huống bất ngờ, hồi hộp, hay vui nhộn để lôi cuốn sự tập trung chú ý của trẻ vào tiêt học, khơi gợi tính tò mò, thích tìm hiểu và khám phá ở trẻ. 
Ví dụ: Để dẫn dắt trẻ vào câu truyện Dê con nhanh trí cô tạo tình huống “Cốc ! cốc! cốc Dê con ngoan ngoãn mau mở cửa ra mẹ đã về rồi cho các con bú”. (cô giả giọng chó sói hung ác) và muốn biết đó có phải là Dê mẹ không thì chúng mình hãy thật im lặng và lắng nghe câu chuyện Dê con nhanh trí nhé.
Với giọng điệu lúc trầm lúc bổng, lúc hồi hộp, lúc gây cấn của cô đã lôi cuốn được trẻ vào giờ học và từ đó trẻ chăm chú lắng nghe cô kể và tiếp thu được lời kể của cô giáo. Cô giảng nội dung câu chuyện ngắn gọn dể hiểu nhằm giúp trẻ nắm được nội dung câu chuyện. Để cháu nhớ và hiểu câu chuyện sâu hơn, cô có thể kể nhiều lần bằng nhiều hình thức như qua tranh minh họa, mô hình hoặc rối khi kể cô thể hiện cử chỉ, điệu bộ, giọng nói, hành động của từng nhân vật một cách rõ ràng, phù hợp với tính cách của từng nhân vật để trẻ có thể hiểu và cảm nhận được đâu là nhân vật hiền lành, đâu là nhân vật hung dữ
Đối với hoạt động dạy thơ cô luôn tạo cho trẻ sự chú ý tập trung bằng giọng đọc thơ diễn cảm, cử chỉ điệu bộ, tiến hành cho trẻ đọc thơ bằng nhiều hình thức (cả lớp đọc, thi tài giữa các tổ, các nhóm, các nhân, đọc nối đuôi) cô chú ý sữa sai cho trẻ và đồng thời khuyến khích, tuyên dương khi trẻ độc đúng.
Với những hình thức như trên vốn từ tiếng Việt của trẻ đã tăng lên một cách rõ rệt và đó cũng là một động lực to lớn thúc đẩy cô giáo tiếp tục tìm tòi các biện pháp khác để áp dụng vào dạy trẻ nhằm giúp trẻ tiếp thu và tăng vốn từ tiếng Việt.
Hoạt động âm nhạc
Các cháu dân tộc thiểu số rất thích hát, múa, tận dụng được ưu điểm đó mà trong giờ hoạt động âm nhạc cô giáo đã dạy cho các cháu hát những bài hát theo chủ đề cũng như những bài hát trong chương trình mầm non. Tổ chức các hoạt động như: Biểu diễn văn nghệ cuối tuần hay cuộc thi Đồ Rê Mi tập cho các cháu đóng vai làm ca sĩ lên giới thiệu về bản thân, sở thích và biểu diễn cho các bạn xem, cứ lần lượt như vậy và tất cả các cháu đều được tham gia. Bước đầu các cháu chỉ thuộc lời của bài hát và tiếp đến các cháu đã dần cảm nhận được giai điệu của bài hát và hiểu được nội dung của bài hát điều này cho thấy các cháu có khả năng nghe và hiểu tiếng Việt tốt.
Hoạt động làm quen chữ cái
Nội dung của hoạt động này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái, bên cạnh đó còn giúp trẻ đọc đúng các từ, hiểu được nội dung các từ, từ đó giúp trẻ sử dụng từ đã biết để diễn đạt ý mình muốn nói.
Cô giáo tạo tình huống nhằm lôi cuốn trẻ hứng thú hơn vào hoạt động. Cô giới thiệu chữ cái, phân tích cấu tạo của chữ và cho trẻ phát âm chữ cái đó. Cô cho trẻ quan sát và nắm được đặc điểm của chữ cái và để khắc sâu hơn về đặc điểm, cấu tạo và nhận biết chính xác các chữ cái, cô giáo thiết kế các trò chơi phù hợp với nội dung để tổ chức cho trẻ nhằm giúp trẻ nắm được các chữ cái, không những vậy mà còn giúp cho trẻ phát âm các chữ cái một cách chính xác hơn,
Ví dụ: Trò chơi Chiếc nón kỳ diệu hay bánh xe chữ cáitrẻ quay vào trúng chữ cái nào cho trẻ phát âm chữ cái đó nếu trẻ phát âm chính xác cô tuyên dương và cho cả lớp cùng phát âm theo, nếu trẻ phát âm chưa chính xác cô có thể giúp trẻ bằng cách cô phát âm và cho trẻ phát âm lại.
Trẻ dân tộc thiểu số vốn từ tiếng Việt còn hạn chế. Khả năng nhận thức và tiếp thu chậm, vì vậy trong quá trình chuẩn bị ngôn ngữ tiếng việt, kiến thức, kỹ năng trẻ giáo viên cần phải có sự kiên nhẫn, nhẹ nhàng, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái trong mọi hoạt động, không áp đặt trẻ, cho trẻ được tự do thảo luận hay nói những suy nghĩ của trẻ.
 Biện pháp 6: chuẩn bị về mặt tâm lý cho trẻ
 Trên thực tế cho ta thấy trẻ đồng bào dân tộc thiểu số luôn có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động lao động hơn là hoạt động học tập. Trẻ đồng bào dân tộc thiểu số hay nhút nhát, ngại giao tiếp với người lạ, chưa có tâm lý sẵn sàng cho hoạt động học tập ở trường, thích theo bố mẹ đi rẫyBên cạnh đó môi trường giao tiếp xã hội 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_16_17_hien_919_2021827.doc