PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản nền
sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra những thách
thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Điều này đặt ra cho ngành Giáo dục và Đào
tạo (GD-ĐT) một sứ mệnh to lớn là chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao để
đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Để thực hiện được nhiệm vụ này, GD-ĐT
rất cần thiết phải đưa giáo dục STEM vào nhà trường, bởi những ưu thế của giáo
dục STEM trong dạy học, góp phần tích cực trong việc đổi mới phương pháp
dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới, thực sự giúp HS
hướng đến thế giới công nghệ 4.0 và các lợi thế khác, đáp ứng được mục tiêu
đào tạo con người có năng lực trong cuộc sống tương lai, phù hợp nhu cầu nhân
lực lao động trong thời đại công nghệ 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.
Giáo dục STEM một mặt thực hiện đầy đủ mục tiêu giáo dục đã nêu trong
chương trình GDPT mới, mặt khác nhằm phát triển các năng lực cốt lõi cho hpcj
sinh (HS), phát triển các năng lực đặc thù của môn học thuộc về STEM và định
hướng nghề nghiệp cho HS. Để đón đầu chương trình GDPT mới, nhiều địa
phương và trường học đã đi trước một bước trong việc triển khai giáo dục
STEM. Trong quá trình triển khai dạy học các môn học STEM, một trong những
yêu cầu đối với giáo viên (GV) là phải biết cách tổ chức, thiết kế các hoạt động
STEM một cách sáng tạo có hiệu quả, phù hợp với điều kiện dạy học.
lượng chanh phù hợp với mục đích sử dụng. - - Tiến hành làm “ pin khoai tây” - - Tiến hành làm “ pin khế”. - - Quan sát, nhận xét độ sáng của đèn led đối với từng loại pin. - Hình 6 Hình 7 Hình 8 21 Hoạt động 4: Tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết chủ đề pin điện hóa + GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu đánh giá. + GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ đề, các kiến thức bài học cần nắm được sau khi học xong chủ đề pin điện hóa. + GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề này hãy tự chế tạo ra những chiếc pin điện hóa phục vụ trong sinh hoạt gia đình mình khi cần thiết. 4.2.Tổ chức dạy học chủ đề STEM “Máy bắt muỗi sáng tạo” Hình thức tổ chức: Hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp tại phòng thực hành bộ môn Vật lý. Thời gian tổ chức: 90 phút Đối tượng tham gia: HS lớp 11,12 4.2.1. Lí do chọn chủ đề Vào mùa xuân và mùa hè là thời điểm muỗi phát triển rất mạnh có thể gây nên dịch sốt xuất huyết. Trong các biện pháp phòng chống dịch sốt xuất huyết thì biện pháp an toàn cho sức khỏe được khuyến cáo là diệt muỗi. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy bắt muỗi nhưng giá cả không phải chiếc máy bắt muỗi nào cũng phù hợp với điều kiện của mỗi gia đình. Trong khi đó, tự làm máy bắt muỗi tận dụng từ các vật liệu đơn giản, sẵn có không những hạn chế dịch sốt xuất huyết, đồng thời còn giúp HS lĩnh hội và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích như: tập tính ưa sáng của muỗi, nguyên lý bắt muỗi bằng quạt, mạch điện một chiều.... 4.2.2. Mục tiêu của chủ đề - HS biết được tập tính ưa sáng lạnh của muỗi, vận dụng được kiến thức về mạch điện 1 chiều, cách mắc mạch điện 1 chiều có sử dụng quạt 12 V để chế tạo máy bắt muỗi. Hình 9. Một số sản phẩm pin điện hóa của các nhóm HS lớp 11 thực hiện 22 - Thiết kế bản vẽ mô hình máy bắt muỗi, từ đó chế tạo, lắp ráp được máy bắt muỗi theo phương án thiết kế. Máy bắt muỗi sáng tạo có ba công dụng bắt muỗi, chiếu sáng, quạt mát, tự làm với các vật liệu dễ tìm, gia công, chế tạo đơn giản, có tính khả thi diệt được nhiều muỗi. - Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê khoa học, có ý thức bảo vệ môi trường, ý thức phòng chống dịch bệnh, giữ gìn sức khỏe), các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS. 4.2.3. Kiến thức STEM trong chủ đề Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ (T) Kỹ thuật (E) Toán học (M) Máy bắt muỗi Vật lý: Mạch điện một chiều mắc nối tiếp, bộ nguồn pin mắc nối tiếp. Sinh học: Tập tính ưa sáng lạnh của muỗi Thiết kế bản vẽ kĩ thuật. Biết sử dụng các dụng cụ máy khoan, mỏ hàn, đèn led, quạt hút. Quy trình lắp ráp máy bắt muỗi Đo được kích thước hộp nhựa cần cắt. 4.2.4. Chuẩn bị Mỗi nhóm chuẩn bị các dụng cụ, nguyên vật liệu để chế tạo máy bắt muỗi sáng tạo như sau: Vật liệu chuẩn bị Hình ảnh minh họa 01 quạt DC, 01 công tắc, 01 đèn led, 01 motor, dây điện đôi, 02 hộp nhựa, keo dán, dây điện, nguồn điện 1 chiều (pin). 4.2.5. Thiết kế hoạt động học tập Hoạt động 1: Đặt vấn đề, giao nhiệm vụ thực hiện chủ đề Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS + Đặt vấn đề: Mùa xuân, mùa hè là thời điểm + HS thảo luận trả lời các 23 muỗi phát triển rất dễ gây ra bệnh sốt xuất huyết. Hãy tìm biện pháp diệt muỗi góp phần khống chế dịch bệnh sốt xuất huyết? + GV phân tích cho HS các ưu điểm, nhược điểm của các phương án. Đối với phương án sử dụng máy bắt muỗi, hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy (có thể trình chiếu cho HS xem các mẫu mã, giá cả), tuy nhiên bằng các vật liệu đơn giản, dễ tìm các em hoàn toàn có thể tự mình chế tạo ra được máy bắt muỗi với 3 công dụng: bắt muỗi, chiếu sáng (làm đèn ngủ) hoặc quạt mát. phương án diệt muỗi: Phun thuốc diệt muỗi, diệt lăng quăng, sử dụng máy bắt muỗi. Hoạt động 2: Thiết kế phương án chế tạo máy bắt muỗi GV tổ chức cho HS xem video chế tạo máy bắt muỗi sáng tạo. Giao nhiệm vụ: Từ các vật liệu dễ tìm: motor, cánh quạt, đèn led, pin, hộp nhựahãy thiết kế phương án chế tạo máy bắt muỗi. + GV và các nhóm thống nhất phương án thiết kế máy bắt muỗi phù hợp với dụng cụ, vật liệu sẵn có. + HS thảo luận theo nhóm vẽ sơ đồ mạch điện có motor, cánh quạt, đèn led, công tắc và pin. + Thiết kế bản vẽ máy bắt muỗi. + Tổ chức cho đại diện các nhóm HS trình bày bản vẽ chế tạo máy bắt muỗi. Hoạt động 3: Gia công, lắp ráp và thử nghiệm máy bắt muỗi - Các nhóm chuẩn bị các dụng cụ, vật liệu cần thiết như trên. - Các nhóm tiến hành gia công, lắp ráp máy bắt muỗi theo phương án thiết kế đã thống nhất. Bước 1: Cắt lấy phần đáy ống nhựa (hộp đựng thức ăn) khoảng 10 cm. Lấy phần đáy đục các lỗ nhỏ để thông khí. Lấy một tấm nhựa cắt thành hình tròn có đường kính bằng đường kính của hộp nhựa đục các lỗ nhỏ và dán vào phần phía dưới của hộp nhựa (hình 10). Bước 2: Lắp cánh quạt có gắn motor vào đầu trên của hộp nhựa, dùng keo dán chặt cố định. Luồn 2 đầu dây ra ngoài. Bước 3: Lắp 2 chân đèn led với 2 đầu dây của quạt (hình 11). Bước 4: Đưa 2 đầu dây ra ngoài mắc vào nguồn điện một chiều (pin). Lắp phần đáy hộp với phần đầu (hình 12). Bước 4: Vận hành máy bắt muỗi, sử dụng tờ giấy hoặc bật lửa để kiểm tra độ hút của máy bắt muỗi. Nếu đèn led không sáng hay hút yếu thì các nhóm cần gia công lại máy bắt muỗi. 24 Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá chủ đề máy bắt muỗi sáng tạo + GV tổ chức cho HS tự nhận xét, đánh giá các sản phẩm của nhóm mình và nhóm bạn theo phiếu đánh giá. + GV nhận xét, tóm tắt nội dung chính của chủ đề, các kiến thức, kỹ năng cần nắm được sau khi học xong chủ đề máy bắt muỗi sáng tạo. + GV khuyến khích mỗi HS sau khi học chủ đề này hãy tự chế tạo ra những chiếc máy bắt muỗi từ các dụng cụ đơn giản phục vụ trong sinh hoạt gia đình. 4.3.Tổ chức dạy học dự án chủ đề STEM “Máy phát điện xoay chiều ” Trong quá trình rà soát nội dung chương trình SGK chúng tôi thấy nội dung kiến thức chương 3 “Dòng điện xoay chiều” Vật lý 12 (Bài 17- Máy phát điện xoay chiều) và chương 6 “Máy điện ba pha” Công nghệ 12 (Bài 25 – Máy điện xoay chiều ba pha) có nhiều điểm tương đồng, trùng lặp về kiến thức. Vì vậy có thể tổ chức dạy học dự án liên môn chủ đề “ Máy phát điện xoay chiều” theo định hướng STEM. Trong PPCT môn học, Bài 17 – Máy phát điện xoay chiều - Vật lý 12 được tổ chức dạy học ở học kì 1 trong khi đó bài 25 – Máy điện xoay chiều ba pha – Công nghệ 12 được tổ chức dạy học ở học kì 2. Căn cứ vào trình độ nhận Hình 10 Hình 11 Hình 12 Hình 13. Hình ảnh HS phổ thông lắp ráp và vận hành máy bắt muỗi 25 thức của HS đồng thời không làm phát sinh thêm thời gian dạy học tại trường, chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học dự án chủ đề STEM “Máy phát điện xoay chiều” với thời lượng 02 tiết trên lớp học ở học kì 1 khi HS học đến bài 17 Vật lý 12. Chúng tôi xin trình bày cụ thể việc tổ chức dạy học dự án chủ đề như sau. 4.3.1. Lí do chọn chủ đề: Máy phát điện xoay chiều là những thiết bị cung cấp dòng điện xoay chiều. Đây là nguồn điện năng chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt đời sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên HS thường không để ý hoặc khó hình dung, ngại tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của loại máy phát điện xoay chiều bởi hình dạng bề ngoài phức tạp, khồng kềnh của máy. Vì vậy nhằm giúp HS tiếp cận các kiến thức về máy phát điện xoay chiều một cách đơn giản, dễ hiểu dự án dạy học theo định hướng STEM “Máy phát điện xoay chiều” là một hình thức dạy học phù hợp, hiệu quả. 4.3.2. Mục tiêu của chủ đề - HS trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều. So sánh được điểm giống và khác nhau về cấu tạo của máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Ứng dụng của từng loại trong đời sống. - Trình bày được các phương án chế tạo máy điện xoay chiều từ các nguồn năng lượng trong tự nhiên. - Vận dụng các kiến thức đã biết về các môn học STEM và được hướng dẫn để thiết kế, chế tạo các mô hình máy phát điện xoay chiều một pha đơn giản bằng các vật liệu dễ tìm. - Khai thác được các thông tin trên mạng, báo chí để thấy được ảnh hưởng của việc sản xuất điện đến môi trường tự nhiên và đời sống. - Đề xuất được các biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả. - Phát triển các phẩm chất (thái độ tích cực, hợp tác, yêu thích, say mê khoa học, ý thức bảo vệ môi trường, ý thức sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn điện năng), các năng lực chung (năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và tự học) cho HS. 4.3.3. Các kiến thức STEM trong chủ đề Tên sản phẩm Khoa học (S) Công nghệ(T) Kỹthuật(E) Toán học (M) Máy phát điện xoay chiều Vật lý: Hiện tượng cảm ứng điện từ. Thiết kế bản vẽ kĩ thuật. Biết sử dụng các dụng cụ mỏ Quy trình lắp ráp mô hình máy phát điện Đo được kích thước chiều dài, chiều rộng của các 26 hàn, đèn led xoay chiều. thanh gỗ, đế gỗ, kích thức của các bánh quay. 4.3.4. Chuẩn bị GV, HS chuẩn bị các mô hình, đồ dùng dạy học, dụng cụ bài học như sau: Chuẩn bị đồ dùng dạy học Hình ảnh đồ dùng Dinomo xe đạp Đèn pin Mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha Mô hình máy phát điện xoay chiều ba pha 27 4.3.5. Thiết kế hoạt động học tập dự án STEM “Máy phát điện xoay chiều” Tiết 1 – Thời gian 45 phút Hoạt động 1: Lập kế hoạch thực hiện dự án Bước 1: Khởi động dự án + GV chuẩn bị 01 đèn pin. Bật đèn pin sáng. + Có thể đặt câu hỏi: Đây là cái gì? Nguồn năng lượng nào đã cung cấp cho bóng đèn sáng? (Đây là đèn pin, nguồn năng lượng cung cấp cho nó là nguồn điện chiều - pin). Quan sát bóng đèn đang sáng trên lớp học chúng ta. Thiết bị nào đã cung cấp nguồn năng lượng cho bóng đèn sáng? (HS có thể dự đoán được đó là máy phát điện xoay chiều). Thiết bị này hoạt động như thế nào? Ảnh hưởng của nó đến đời sống và môi trường ra sao? GV dẫn dắt HS đi vào dự án học tập. Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện dự án trên lớp Nội dung Hướng dẫn của GV Hoạt động của HS Tìm hiểu về cấu tạo chung, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều + GV cho HS xem một đoạn video về hoạt động của một mô hình máy phát điện xoay chiều. + Đặt câu hỏi: Nêu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều? Để tạo ra được máy phát điện xoay chiều cần phải có những vật liệu cơ bản nào? + Xem video và trả lời các câu hỏi của GV. + Như vậy để tạo ra máy phát điện xoay chiều cần có 2 bộ phận chính: Các nam châm tạo ra từ trường, cuộn dây sinh ra dòng điện. Hai bộ phận này chuyển động tương đối với nhau. Giới thiệu về dự án Trên cơ sở HS đã có những kiến thức về máy phát điện xoay chiều GV giới thiệu về nhiệm vụ dự án học tập: Máy phát điện xoay chiều có 2 loại: máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. Em hãy chế tạo ra các máy phát điện xoay chiều. Chỉ rõ nó thuộc loại máy phát điện Nhận thức về dự án học tập cần triển khai 28 xoay chiều nào? Như vậy trong quá trình chế tạo máy phát điện xoay chiều HS phải tìm hiểu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha? Xây dựng ý tưởng của dự án + Đặt vấn đề: Có thể sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sẵn có trong tự nhiên để chế tạo ra máy phát điện xoay chiều được không? + Phân chia nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận. + Tổ chức cho HS phát triển ý tưởng chế tạo máy phát điện từ các vật liệu đơn giản. +Thống nhất ý tưởng + Huy động các vốn hiểu biết cá nhân, trang mạng, thực tế để thảo luận và tìm ra ý tưởng chế tạo máy phát điện. + Chia sẻ ý tưởng Có thể sử dụng các nguồn năng lượng gió, nước để làm quay tua bin tạo ra máy phát điện. + Có thể chế tạo máy phát điện xoay chiều theo các phương án sau: Máy phát điện xoay chiều bằng năng lượng gió (máy phát điện gió). Máy phát điện xoay chiều bằng cơ năng tay quay (máy phát điện xoay chiều tay quay) Lập kế hoạch thực hiện dự án + Trên cơ sở các ý tưởng đã thống nhất, GV gợi ý cho các nhóm lên kế hoạch thực hiện dự án. + Yêu cầu sản phẩm của dự án: Bài ghi chép các kiến thức tìm hiểu về máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều + Các nhóm thảo luận, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ (nhiệm vụ, người thực hiện, thời lượng, phương pháp, phương tiện, sản phẩm). + Thiết kế mô hình + Chế tạo mô hình + Thiết kế powperpoint và trình bày. 29 ba pha. Mô hình máy phát điện xoy chiều kèm theo bản phương án thiết kế. Bài thuyết trình về sự ảnh hưởng của việc sản xuất điện đến môi trường tự nhiên. Hoạt động 2: Thực hiện dự án và xây dựng sản phẩm (1 tuần làm việc ở nhà) Bước 1: Thiết kế mô hình chế tạo máy phát điện xoay chiều đơn giản + Các nhóm nghiên cứu tài liệu SGK Vật lý 12 bài 17 – Máy phát điện xoay chiều, SGK Công nghệ 12 bài 25 – Máy điện xoay chiều ba pha, máy biến áp ba pha và các kiến thức về máy phát điện xoay chiều trên sách, báo, internet ở nhà để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của các máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha. + Vận dụng các kiến thức, kĩ năng về Vật lý, Công nghệ, Toán học xây dựng các phương án thiết kế bản vẽ mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản. Nhóm 1,2: Chế tạo máy phát điện xoay chiều điện gió Nhóm 3,4: Chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều tay quay. Sản phẩm cần đạt: + Bài ghi cá nhân về các kiến thức bài học, kiến thức tìm hiểu được về máy phát điện xoay chiều, máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha. + Bản vẽ thiết kế phương án chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều và bản thuyết minh kèm theo. Bước 2: Chế tạo mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số mô hình của HS lớp 12A3 trường THPT Lê Viết Thuật chế tạo máy phát điện xoay chiều. Tên sản phẩm Vật liệu sử dụng Nguyên tắc hoạt động Cách tiến hành lắp ráp Máy phát điện xoay chiều quay tay cổng USB Các bánh xe truyền động, dây chun, nam châm và cuộn dây đồng (motor), cổng Tay quay truyền động tới bánh xe qua dây cu roa làm quay trục động cơ sinh ra Bước 1: Cắt gọt các thanh kim loại tạo thành các hình chữ nhật theo tính toán của bản vẽ. 30 USB, đế gỗ, thanh gỗ, dây điện đôi dòng điện xoay chiều. Dòng điện được đưa tới cổng USB có thể dùng để thắp sáng đèn led, sạc điện thoại, máy tính. Bước 2: Dùng keo dán các thanh theo tạo khung hình 14. Bước 3: Lắp các bánh xe, tay quay và động cơ phát điện hình 15. Bước 4: Đấu 2 đầu của motor vào cổng sạc hình 16. Bước 5: Sử dụng dây chun (dây curoa) vòng qua các bánh xe. Dùng tay quay làm quay các vòng tròn để quay trục của máy phát. Vận hành sản phẩm. Máy phát điện xoay chiều điện gió Phương án 01: 02 động cơ, 04 pin, công tác, 02 quạt, dây điện đôi, các thanh gỗ, đế gỗ Năng lượng gió được lấy từ cánh quạt thứ nhất nhờ nguồn điện (04 chiếc pin) qua động cơ điện. Gió làm quay cánh quạt thứ hai nên làm quay trục của động cơ (máy phát điện) từ đó tạo ra dòng điện thắp sáng bóng đèn led. Bước 1: Lắp nguồn điện vào đế khung hình 18. Bước 2: Lắp các thanh gỗ để tạo ra khung của máy hình 19. Bước 3: Lắp các động cơ vào các trục của khung, 2 cánh quạt vào trục của động cơ hình 20. Bước 4: Đấu 2 đầu dây điện của động cơ 1 với công tắc vào nguồn pin, 2 dầu dây điện của 31 Phương án 02: Xốp, động cơ (có nam châm), ống bia lon, đui đèn, cánh quạt nhựa, ống nhựa đường kính 5cm, đèn led, dây nối. Gió được lấy trong thiên nhiên nhờ cánh hướng gió làm quay trục tua bin của động cơ. Nhờ cấu tạo bên trong của động cơ gồm các cuộn dây đặt trong từ trường của nam châm, khi trục tua bin quay tức là làm quay các cuộn dây trong từ trường sinh ra dòng điện cảm ứng làm thắp sáng bóng đèn led. động cơ thứ 2 vào 2 chân của đèn led. Bước 5: Bật công tắc để vận hành hình 21. Bước 1: Cắt miếng xốp để tạo đế của máy phát điện hình 22. Bước 2: Dùng ống bia lon cắt thành hình cánh quạt hình 23. Bước 3: Chế tạo đuôi hướng gió. Gắn đui đèn và ống nhựa. Cắt miếng nhựa thành tấm hướng gió và gắn vào một đầu ống hình 24. Bước 4: Đấu hai đầu ra của động cơ điện với 2 chân đèn led. Trục của động cơ với cánh quạt hình 25. Bước 5: vận hành Đặt động cơ trước chỗ nhiều gió để lấy gió hoặc nếu trời không có gió có thể lấy gió từ một cánh quạt làm quay tua bin thắp sáng bóng đèn hình 26. 32 Hình ảnh các bước chế tạo các mô hình máy phát điện xoay chiều một pha. Máy phát điện xoay chiều quay tay cổng USB Máy phát điện xoay chiều điện gió Phương án 01 Phương án 02 Hình 22 Hình 23 Hình 24 Hình 25 Hình 26 Hình 14 Hình 15 Hình 16 Hình 17 Hình 18 Hình 19 Hình 20 Hình 21 33 Bước 3: Hoàn thành báo cáo để chuẩn bị trình bày sản phẩm. - HS hoàn thiện sản phẩm. - Viết bài báo cáo trình bày về sản phẩm: + Các kiến thức về máy phát điện xoay chiều một pha và máy phát điện xoay chiều ba pha. + Sản phẩm mô hình máy phát điện xoay chiều một pha: Vật liệu, cách làm, cách vận hành sản phẩm, tính ứng dụng của sản phẩm. + Bài thuyết trình về sự ảnh hưởng của việc sản xuất điện đến môi trường tự nhiên. - GV hướng dẫn hỗ trợ HS trong quá trình hoàn thiện sản phẩm và chuẩn bị báo cáo. Hoạt động 3: Báo cáo kết quả (Tiết 2 – Thời gian 45 phút) Bước 1: Báo cáo các sản phẩm về mô hình máy phát điện xoay chiều. Báo cáo kết quả + Tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm và thảo luận. + Gợi ý cho các nhóm nhận xét, bổ sung cho các nhóm khác. + Các nhóm báo cáo kết quả. + Trình chiếu powerpint. + Các nhóm tham gia phản hồi về phần trình bày của nhóm bạn. Đánh giá + GV hướng dẫn HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng. Sau đó GV sẽ đánh giá HS, công bố kết quả. HS đánh giá sản phẩm theo các tiêu chí lớp đã thống nhất đưa ra. + GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi định hướng kiến thức bài học: (1)Hãy nêu cấu tạo trong các động cơ (máy phát) được sử dụng để chế tạo các mô hình máy phát điện? (2) Máy phát điện xoay chiều chế tạo ra thuộc vào loại máy phát điện xoay chiều nào? Vì sao? + HS thảo luận và trả lời các câu hỏi GV. + Ghi nhớ kiến thức cần nắm của bài học. + Đại diện HS chỉ rõ các bộ phận trong động cơ của máy phát điện xay chiều. Lưu ý cách chọn động cơ làm máy phát, sử dụng các động cơ có nam châm. 34 (3) GV đưa ra 2 mô hình máy phát điện xoay chiều 1 pha và máy phát điện xoay chiều ba pha (đã chuẩn bị đầu bài học), yêu cầu đại diện HS của các nhóm chỉ rõ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động trên mô hình. (4) Trả lời câu hỏi khởi động bài học? * Qua đó GV làm bật ra điểm khác biệt giữa máy phát điện xoay chiều ba pha và một pha về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động. Đồng thời giúp HS hiểu rõ các ứng dụng của từng loại trong đời sống. Cần lưu ý với HS trong thực tế các nhà máy điện gió muốn công suất lớn thì cần đặt những nơi có lượng gió nhiều, mạnh để làm quay các tua bin của động cơ có công suất lớn. Trong mô hình máy phát điện gió, năng lượng gió được lấy từ 1 cánh quạt khác chuyển hóa cơ năng thành điện năng nên công suất rất nhỏ. + Mô hình máy phát điện xoay chiều này có công suất nhỏ, dòng điện nhỏ chỉ thắp sáng được các loại bóng đèn có công suất nhỏ như đèn led. + Hai mô hình máy phát điện xoay chiều chế tạo thuộc vào máy phát điện xoay chiều một pha. Vì khi roto (trục của động cơ) quay, từ thông qua cuộn dây bên trong biến thiên tuần hoàn xuất hiện một suất điện động xoay chiều (cho ta một pha điện ra ngoài). + Nguồn năng lư
Tài liệu đính kèm: