I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đổi mới giáo dục phổ thông với mục tiêu là xây dựng nội dung chương trình,
phương pháp giáo dục được đề xuất trong Nghị quyết của Quốc hội khóa X (Kì họp
thứ 8). Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo học sinh thành những con người
toàn diện, sáng tạo tiếp thu những tri thức khoa học, kiến thức hiện đại vận dụng
linh hoạt, hợp lý những vấn đề cho bản thân và xã hội. Khi đổi mới phương pháp
dạy học, mục tiêu của dạy học Hóa học tập trung nhiều hơn đến việc hình thành
những năng lực hoạt động cho học sinh.
Trong chương trình trung học cơ sở (THCS), Hoá học là bộ môn khoa học
tự nhiên mà học sinh được tiếp cận muộn nhất, nhưng nó lại có vai trò quan
trọng trong nhà trường phổ thông. Vì vậy, giáo viên bộ môn hoá học cần hình
thành ở các em một kỹ năng cơ bản, thói quen học tập và làm việc khoa học làm
nền tảng để các em phát triển khả năng nhận thức và năng lực hành động. Hình
thành cho các em những phẩm chất cần thiết như cẩn thận, kiên trì, trung thực, tỉ
mỉ, chính xác, yêu thích khoa học.
ơng pháp giải phù hợp theo yêu cầu của việc thi cử. Theo đó các bài tập được ra theo hướng tăng cường bản chất hóa học hạn chế những kiến thức quá phức tạp và không thực tế, vì vậy học sinh cần nắm được bản chất hóa học để từ đó đưa ra phương pháp học tập tối ưu nhất. Chương trình hóa học hữu cơ THCS tuy không nặng về kiến thức nhưng lại khó đối với cả người dạy và người học. Và phần hữu cơ cũng là phần mới đối với học sinh THCS, chính vì thế cần có những giáo viên giỏi để tổ chức và điều khiển đúng hướng hoạt động nhận thức của học sinh. 2. Thực trạng vấn đề Thực trạng dạy học nói chung và phương pháp dạy học Hoá học nói riêng còn nhiều hạn chế, chất lượng chưa đều: - Trong các tiết học lý thuyết, do phương pháp ít có tiến bộ mà người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều, hoạt động của học sinh còn thụ động, ít hoạt động tư duy, chủ yếu là nghe giảng, ghi bài (hoặc đọc chép). - Còn các giờ học luyện tập, ôn tập kiến thức phương pháp dạy học vẫn nặng về thuyết trình, khi làm bài tập hóa học và làm bài kiểm tra kỹ năng giải toán học sinh còn chậm không đáp ứng được yêu cầu đổi mới hình thức ra đề kiểm tra đặc biệt là đề thi tuyển sinh vào lớp 10 hiện nay. - Gắn việc giảng dạy với thực tiễn chưa đầy đủ. Học sinh đặc biệt lúng túng khi phải giải đáp, giải quyết những vấn đề thực tiễn (thuộc vận dụng kiến thức trong học tập hoặc trong đời sống sản xuất). Trong những năm học vừa qua, tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn hoá học ở hai khối lớp 8 và 9. Qua thời gian giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh vẫn còn bỡ ngỡ, không có kĩ năng tự giải quyết được các bài tập hóa học trong sách giáo khoa, đặc biệt với các dạng bài tập trắc nghiệm mới và nâng cao. Tôi nhận thấy có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên: ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 3/15 Trường tôi nằm cuối của huyện và giáp với tỉnh khác, kinh tế khó khăn, mức độ nhận thức của phụ huynh học sinh còn nhiều hạn chế, không có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em mình. Việc học tập của học sinh chủ yếu ở giờ học chính khoá, nên thời gian ôn tập, củng cố cũng như hướng dẫn rèn luyện kĩ năng giải cho học sinh không nhiều. Tuy nhà trường vừa được cung cấp và hoàn thiện các trang thiết bị, cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học đầy đủ nhưng một số giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong giảng dạy, chưa có sự đầu tư nhiều trong rèn luyện kĩ năng ôn luyện và giải bài tập cho học sinh. Từ những nguyên nhân trên làm cho tỉ lệ học sinh yếu kém của môn hóa học ở trường tôi thường cao hơn các bộ môn khác, cũng như so với toàn huyện tỉ lệ học sinh yếu, kém của trường tôi còn cao. 3. Các biện pháp đã tiến hành 3.1 Các xu hướng hiện nay trong việc xây dựng bài tập hóa học. - Loại bỏ các bài tập có nội dung nghèo nàn nhưng lại cần đến những thuật toán phức tạp để giải. - Loại bỏ các bài tập có nội dung lắt léo, giả định rắc rối, phức tạp, xa rời hoặc phi thực tiễn hóa học. - Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm, bài tập gắn bó với thực tiễn đời sống. - Tăng cường sử dụng bài tập trắc nghiệm khách quan. - Xây dựng bài tập mới để rèn luyện cho học sinh năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề. - Xây dựng bài tập có nội dung phong phú, sâu sắc, phần tính toán đơn giản nhẹ nhàng. 3.2 Xây dựng mô hình và phân loại các dạng bài tập phần hidrocacbon DẠNG 1: Viết và xác định các công thức hóa học của hợp chất hữu cơ. DẠNG 2: Viết các phương trình phản ứng đặc trưng DẠNG 3: Bài tập về phân biệt, nhận biết và làm sạch một số khí. DẠNG 4: Bài tập về định lượng hiđrocacbon DẠNG 5: Bài tập về thực nghiệm có hình. DẠNG 6: Bài tập gắn bó với thực tiễn. 3.3 Biện pháp thực hiện Dạng 1: Viết và xác định các công thức hóa học của hợp chất hữu cơ. a) Bài tập tự luận ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 4/15 Bài 1: Viết công thức cấu tạo dạng mạch vòng ứng với các công thức phân tử sau: a) C3H6 b) C4H8 c) C5H10 Giải: a) CH2 CH2 CH2 b) CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH CH3 c) CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH2 CH CH3 CH CH3 CH CH2 CH3 CH2 CH CH3 CH2 CH2 CH3 CH3 C CH2 CH2 Bài 2: Viết công thức cấu tạo dạng đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: a) C3H8 b) C4H10 c) C3H6 d) C3H4 Giải:a) CH3 – CH2 – CH3 b) 1. CH3 – CH2 – CH2 – CH3 2. CH3 – CH (CH3)– CH3 c) CH2 = CH – CH3 d) CH ≡ C – CH3 b) Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Công thức phân tử của chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây? A. Cacbon. B. Oxi. C. Hidro D. Nitơ. Câu 2: Chất nào sau đây thuộc loại hợp chất hidrocacbon? A. C3H6 B. C2H5Cl C. C2H4O2 D. C6H5NH2 Câu 3: Hidrocacbon nào sau đây mà phân tử có chứa một liên kết ba? A. Benzen B. Etilen C. Axetilen D. Metan Câu 4: Benzen có công thức phân tử là: A. C3H4 B. C2H4 C. CH4 D. C6H6 Câu 5: Etilen có công thức cấu tạo là: A. CH3 – CH2 – CH3 B. CH2 = CH – CH3 C. CH ≡CH D. CH2 = CH2 ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 5/15 Câu 6: Propilen có công thức phân tử C3H6 (một dạng đồng đẳng của etilen) có công thức cấu tạo là: A. CH3 – CH2 – CH3 B. CH ≡CH C. CH2 = CH – CH3 D. CH2 = CH2 Đáp án: 1-A 2-A 3-C 4-D 5-D 6-C Dạng 2: Viết các phương trình phản ứng đặc trưng a) Bài tập tự luận Bài 1: Hoàn thành các phương trình hóa học sau: a) C2H4 + O2 .. + H2O b). + 2O2 CO2 + 2H2O c) . + Br2 → BrCH2 – CH2Br d) CH4 + Cl2 + HCl e) C6H6 + Br2 + HBr Giải: a) C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O b)CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O c) C2H4 + Br2 → BrCH2 – CH2Br d)CH4 +Cl2 CH3Cl + HCl e) C6H6 + Br2 C6H5Br + HBr Bài 2: Viết các phương trình hóa học của các phản ứng sau: a) Axetilen cộng dung dịch Br2 b)Trùng hợp etilen (xúc tác, t o, p) c) Đốt cháy benzen d)Điều chế axetilen từ canxi cacbua với nước e) Đốt cháy hidrocacbon có công thức tổng quát CnH2n+2 bằng oxi Giải: a) C2H2 + 2Br2 → Br2CH - CHBr2 b)nC2H4 (CH2 – CH2) n c) C6H6 +15/2 O2 6CO2 + 3H2O d)CaC2 + H2O → Ca(OH)2 + C2H2 e) CnH2n+2 + (3n+1)/2 O2 nCO2 + (n+1)H2O b) Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Etilen không tác dụng với chất nào sau đây ? A. CH4 B. Br2 C. H2 D. O2 Câu 2: Dẫn 1mol khí axetilen vào dung dịch chứa 2 mol brom. Hiện tượng nào sau đây đúng? A. Không có hiện tượng gì xảy ra. B. Màu da cam của dung dịch brom nhạt hơn so với ban đầu. C. Màu da cam của dung dịch brom đậm hơn so với ban đầu. D. Màu da cam của dung dịch brom chuyển thành không màu. Câu 3: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brom là A. CH4, C6H6 B. C2H4, C2H2. C. CH4, C2H2. D. C6H6, C2H2. ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 6/15 Câu 4: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào dễ tham gia phản ứng thế với clo: A. CH4 B. CH2 = CH2 C. C6H6 D. C2H2 Câu 5: Liên kết đôi dễ tham gia phản ứng nào sau đây: A. Phản ứng thế B. Phản ứng cộng C. Phản ứng hoá hợp D. Phản ứng phân huỷ Câu 6: Trong các hidrocacbon CH4, C2H4, C2H2, C6H6. Chất được dùng để sản xuất nhựa PE là: A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 7: Trong các phản ứng sau phản ứng hóa học đúng là A. C6H6 +Br C6H5Br + H B. C6H6 + Br2 oFe, tC6H5Br + HBr C. C6H6 + Br2 C6H6Br2 D. C6H6 +2Br oFe, t C6H5Br + HBr Câu 8: Cho các phương trình hóa học sau : a) C6H6 + Br2 C6H6Br + HBr b) C2H6 + 3O2 2CO2 + 3H2O c) C2H2 + Cl2 C2HCl + HCl d) C2H4 + Br2 → BrCH2 – CH2Br e) C3H4 + 4O2 3CO2 + 2H2O Các phản ứng sai là : A. a,b,c B. a,e C. b,c,d D. b,c Câu 9: Khi đốt cháy khí metan bằng khí oxi thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi nào dưới đây để được hỗn hợp nổ ? A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi. B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi. C. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi. D. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi. Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa: M + O2 N + H2O N+ Ca(OH)2 P+H2O M, N, P lần lượt là (chương 4/ bài 37/ mức 2) A. CO2 , CaCO3, C2H4. B. C2H4, CO2, CaCO3. C. CaCO3, C2H4, CO2. D. CO2, C2H4, CaCO3. Đáp án: 1-A, 2-D, 3-B, 4-A, 5-B, 6-B, 7-B, 8-D, 9-D, 10-B Dạng 3: Bài tập về phân biệt, nhận biết và làm sạch một số khí . Giáo viên hướng dẫn và đưa ra một số cách nhận biết của một số chất khí. Thuốc thử và dấu hiệu nhận biết một số chất khí ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 7/15 STT HÓA CHẤT CẦN NHẬN BIẾT THUỐC THỬ- CÁCH NHẬN BIẾT HIỆN TƯỢNG QUAN SÁT ĐƯỢC 1 Metan CH4 Đốt trong không khí thu sản phẩm cháy, sục sản phẩm vào nước vôi trong dư. sản phẩm làm đục nước vôi trong. 2 EtilenC2H4 Dung dịch brom màu vàng cam Dung dịch brom dần dần chuyển thành dung dịch không màu. 3 AxetilenC2H2 Dung dịch brom màu vàng cam Dung dịch brom dần dần chuyển thành dung dịch không màu. 4 Hiđro H2 Đốt trong không khí có hơi nước sinh ra. 5 Cacbonđioxit CO2 Nước vôi trong lấy dư nước vôi bị vẩn đục 6 Oxi O2 Que đóm đỏ Que đóm bùng cháy a) Bài tập tự luận Bài 1: Nhận biết các khí sau bằng phương pháp hóa học. a) Metan, etilen. b) Metan, axetilen. c) Metan, etilen và Hiđro Giải: a) và b) Dung dịch Br2 c) Dung dịch Br2 nhận biết etilen; đốt trong không khí và sục sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư nhận biết metan Bài 2: Có hỗn hợp gồm khí metan và khí cacbon đioxit. Làm thế nào để: a) Thu được khí metan (CH4 ) tinh khiết? b) Thu được khí cacbon đioxit (CO2) tinh khiết? Giải: a) Dùng nước vôi trong b) Đốt trong không khí và cho sản phẩm cháy qua P2O5 b) Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Hoá chất nào sau đây dùng để phân biệt 2 chất CH4 và C2H4 ? A. Dung dịch brom. B. Dung dịch phenolphtalein. C. Quì tím. D. Dung dịch bari clorua. Câu 2: Để nhận biết các lọ mất nhãn riêng biệt gồm CO2, CH4, C2H4 ta dùng các thuốc thử là A. nước vôi trong. B. dung dịch brom. C. nước vôi trong và dung dịch brom. D. nước và giấy quỳ tím. ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 8/15 Câu 3: Hóa chất dùng để loại bỏ khí etilen có lẫn trong khí metan để thu được khí metan tinh khiết là A. dung dịch brom. B. dung dịch phenolphtalein. C. dung dịch axit clohidric. D. dung dịch nước vôi trong. Đáp án: 1-A 2-C 3-A Dạng 4: Bài tập về định lượng hiđrocacbon a) Bài tập tự luận Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít khí C2H2. a, Tính thể tích CO2 thu được (các khí đo ở đktc) b, Cho toàn bộ lượng CO2 thu được đi qua dung dịch Ca(OH)2 dư. Tính khối lượng chất rắn thu được? Đáp án: a) 13,44 lít b) 60 gam Bài 2: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hidrocacbon A thu được 6,72 lít khí CO2 ở đktc và 8,1 gam nước. Tìm công thức phân tử của A. Đáp án: C2H6 Bài 3: Dẫn 11,2 lít (đktc) hỗn hợp gồm metan, etilen và axetilen đi qua nước brom dư thấy khối lượng bình tăng 4 gam và có 7,84 lít (đktc) khí thoát ra khỏi bình. Tính % thể tích các khí trong hỗn hợp ban đầu ? Đáp án: 70%, 10%, 20% b) Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hidrocacbon X cần vừa đủ 3 mol khí oxi. Công thức của hidrocacbon là: A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 2: Đốt cháy 46 g chất hữu cơ A thu được 88 g CO2 và 54 g H2O. Trong A có các nguyên tố A. C. B. C, H. C. C, H, O. D. C, O. Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam khí metan, dẫn toàn bộ sản phẩm qua dung dịch nước vôi trong dư. Khối lượng kết tủa thu được là A. 20 gam. B. 40 gam. C. 80 gam. D. 10 gam. Câu 4: Đốt cháy hoàn toàn 3,36 gam hidrocacbon X bằng khí oxi. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 41,37 gam kết tủa. Công thức của X là: A.CH4 B.C2H4 C.C4H10 D.C2H6 Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm C2H4, C3H6 và C4H8 bằng khí oxi. Hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình tăng 12,4 gam. Giá trị của m là: A.2,4 B.12,4 C.2,8 D.4,8 ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 9/15 Câu 6: Dẫn 2,8 lít (ở đktc) hỗn hợp khí metan và etilen đi qua bình đựng dung dịch brom dư thấy có 4 gam brom đã phản ứng. Thành phần phần trăm về thể tích các khí trong hỗn hợp lần lượt là A. 50 % ; 50%. B. 40 % ; 60%. C. 30 % ; 70%. D. 80 % ; 20%. Câu 7: Đốt hoàn toàn 24 ml hỗn hợp axetilen và metan phải dùng 54 ml oxi ( các thể tích khí đo ở đktc). Thể tích khí CO2 sinh ra là A. 24 ml. B. 30 ml. C. 36 ml. D. 42 ml. Câu 8: Hỗn hợp X gồm 2 khí đều chứa nguyên tố cacbon và đều có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X bằng khí oxi thu được sản phẩm gồm 0,12 mol CO2và 0,08 mol H2O. Giá trị của V là: A. 2,24 B. 2,016 C. 1,792 D. 1,344 Đáp án: 1-B 2-C 3-B 4-A 5-C 6-D 7-B 8-C Dạng 5: Bài tập về thực nghiệm có hình. Câu 1: Tiến hành phản ứng giữa chất rắn E và nước, thu được một hidrocacbon có khả năng làm mất màu dung dịch brôm theo sơ đồ hình vẽ sau: Chất rắn E Dung dịch Br2 Chất rắn E có thể là A. CaCO3 B. CaC2 C. Ca(OH)2 D. CaSO4 Câu 2: Dẫn 1,792 lít (đktc) hỗn hợp khí E gồm metan và axetilen vào bình đựng dung dịch brôm (dung dư 20%) theo sơ đồ hình vẽ. Hỗn hợp E Dung dịch Br2 Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng bình brom tăng thêm 1,3 gam. a) Sự biến đổi màu sắc của dung dịch Br2 quan sát được là A. Mất màu da cam C. Nhạt màu da cam ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 10/15 B. Mất màu xanh D. Nhạt màu xanh b) Thể tích của khí metan trong hỗn hợp E là: A. 1,12 lít B. 1,344 lít C. 0,672 lít D. 0,896 lít Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp gồm metan và etilen bằng khí oxi, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng chất rắn P2O5 theo sơ đồ hình vẽ. Sản phẩm cháy P2O5 Kết thúc thí nghiệm, khối lượng bình đựng P2O5 tăng thêm bao nhiêu gam? A. 5,4 B. 7,2 C. 3,6 D. 1,8 Đáp án: 1-B 2,a)-C; b)-C 3-C Dạng 6: Bài tập gắn bó với thực tiễn. a) Bài tập tự luận Bài 1: a) Vì sao ném đất đèn xuống ao làm cá chết? Trong nông nghiệp, đất đèn dùng để làm gì? b) Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc (CO) hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH4)và không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị ngạt? c) Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)? d) Làm cách nào để quả mau chín ? Giải thích: a) Đất đèn có thành phần chính là canxi cacbua (CaC2), khi tác dụng với nước sinh ra khí axetilen và canxi hidroxit. 2 2 2 2 22 ( ) ( 0)CaC H O C H Ca OH H Axetilen có thể tác dụng với nước tạo ra andehit axetic (CH3CHO). Các chất này làm tổn thương đến hoạt động hô hấp của cá vì vậy có thể làm chết cá. Trong nông nghiệp, từ lâu người ta đã dùng đất đèn để làm kích thích quả xanh mau chín và chín đồng loạt ở các kho, thường dùng để dấm dứa, chuối, cà chua, vào dịp cuối mùa đông, đầu mùa xuân. b) Trong các giếng đào đặc biệt nhiều ở vùng đồng bằng thường có khí độc CO, CH4 và không có O2. Mà người dân chúng ta hay có thói quen xuống giếng thau giếng hoặc vì lấy gầu múc nước Đã có nhiều trường hợp bị tử vong một lúc nhiều mạng người vì gặp phải giếng có khí độc (CO) gây đông máu, CH4và không có O2 gây ngạt trong tíc tắc, làm người xuống cứu cũng chết. Để tránh, tốt ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 11/15 nhất không nên xuống các giếng đào, nếu có xuống phải đeo bình oxi. Còn muốn biết có khí độc (CO), hoặc nhiều khí thiên nhiên (CH4) và không có O2 chỉ cần lấy dây buộc một con gà, vịt thả xuống nếu nó chết thì chứng tỏ có khí độc. c) Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể hữu cơ phân hủy trong điều kiện không có oxi sinh ra khí metan. Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm biogas trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy d) Từ lâu người ta đã biết xếp một số quả chín vào giữa sọt quả xanh thì toàn bộ sọt quả xanh sẽ nhanh chóng chín đều. Bí mật của hiện tượng này đã được các nhà khoa học phát hiện khi nghiên cứu quá trình chín của trái cây. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí etilen. Khí này sinh ra có tác dụng xúc tác quá trình hô hấp của tế bào trái cây và làm cho quả mau chín. b) Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Hidrocabon nào sau đây được dùng làm nhiên liệu trong đèn xì để hàn cắt kim loại, mà phân tử chứa 1 liên kết ba? A. Etilen B. Benzen C. Axetilen D. Metan Câu 2: Hidrocabon nào sau đây phân tử có chứa 1 liên kết đôi, có tác dụng kích thích hoa quả mau chín? A. Etilen B. Axetilen C. Metan D. Benzen Câu 3: Polietilen được dung sản suất chất dẻo PE để làm túi nilon, thùng, can, nắp chai nhưng cũng là chất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường. Chất nào sau đây được dung để trùng hợp tạo polietilen? A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 4: Sự cố tràn dầu trên biển là thảm họa môi trường vì A. Dầu dễ tan trong nước B. Dầu lan rộng trên biển C. Dầu chìm xuống đáy biển D. Dầu bay hơi hết vào khí quyển Câu 5: Để dập tắt đám cháy nhỏ do xăng, dầu người ta dùng biện pháp nào sau đây A. Phun nước vào ngọn lửa. B. Phủ cát vào ngọn lửa. C. Thổi oxi vào ngọn lửa. D. Phun dung dịch muối ăn vào ngọn lửa. Đáp án: 1-C 2-A 3-B 4-B 5-B Ví dụ bài kiểm tra khảo sát kết quả học tập phần hidrocacbon: UBND HUYỆN GIA LÂM TRƯỜNG THCS LỆ CHI ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT PHẦN HIDROCABON MÔN: HÓA HỌC 9 Thời gian: 20 phút ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 12/15 Họ tên: .. Lớp: Câu 1: Công thức phân tử của chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây? A. Cacbon. B. Oxi. C. Hidro D. Nitơ. Câu 2: Axetilen có công thức phân tử là: A. C2H2 B. C2H4 C. CH4 D. C6H6 Câu 3: Dãy các chất đều làm mất màu dung dịch brom là A. CH4, C6H6 B. C2H4, C2H2. C. CH4, C2H2. D. C6H6, C2H2. Câu 4: Cho các phương trình hóa học sau : a) C6H6 + Br2 C6H6Br + HBr b) C2H6 + 3O2 2CO2 + 3H2O c) C2H2 + Cl2 C2HCl + HCl d) C2H4 + Br2 → BrCH2 – CH2Br e) C3H4 + 4O2 3CO2 + 2H2O Các phản ứng sai là : A. a,b,c B. a,e C. b,c,d D. b,c Câu 5: Để nhận biết các lọ mất nhãn riêng biệt gồm CO2, CH4, C2H4 ta dùng các thuốc thử là: A. Nước vôi trong. B. Dung dịch brom. C. Nước vôi trong và dung dịch brom. D. Nước và giấy quỳ tím. Câu 6: Hidrocabon nào sau đây phân tử có chứa 1 liên kết đôi, có tác dụng kích thích hoa quả mau chín? A. Etilen B. Axetilen C. Metan D. Benzen Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hidrocacbon X cần vừa đủ 3 mol khí oxi. Công thức của hidrocacbon là: A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 8: Polietilen được dung sản suất chất dẻo PE để làm túi nilon, thùng, can, nắp chai nhưng cũng là chất khó phân hủy và gây ô nhiễm môi trường. Chất nào sau đây được dung để trùng hợp tạo polietilen? A.CH4 B.C2H4 C.C2H2 D.C6H6 Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp gồm metan và etilen bằng khí oxi, dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng chất rắn P2O5 theo sơ đồ hình vẽ. Sản phẩm cháy P2O5 Kết thúc thí nghiệm, khối lượng bình đựng P2O5 tăng thêm bao nhiêu gam? A. 5,4 B. 7,2 C. 3,6 D. 1,8 ‘‘Xây dựng các dạng bài tập giúp học sinh luyện thi tốt vào lớp 10 phần hidrocacbon-chương IV Hóa học 9’’ 13/15 Câu 10: Hỗn hợp X gồm 2 khí đều chứa nguyên tố cacbon và đều có tỉ khối so với H2 là 14. Đốt cháy hoàn toàn V lít (đktc) hỗn hợp X bằng khí oxi thu được sản phẩm gồm 0,12 mol CO2và 0,08 mol H2O. Giá trị của V là: A. 2,24 B. 2,016 C. 1,792 D. 1,344 -Hết- Đáp án: 1-A, 2-A, 3-B, 4-D, 5-C, 6-A, 7-B, 8-B, 9-C, 10-C. 4. Hiệu quả SKKN: Chuyên đề này tôi vừa nghiên cứu thực hiện từ đầu học kì II năm học 2019 - 2020 thời gian thực hiện tuy ngắn song cũng thu được kết quả tương đối khả quan. Học sinh những lớp tôi tiến hành triển khai chuyên đề nắm vững được tính công thức phân tử, công t
Tài liệu đính kèm: