Cơ hội có được từ học theo góc:
* Đối với học sinh:
- Học theo góc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập (khám phá,thực hành,tự trải nghiệm.)
- Học theo góc cho phép học sinh lựa chọn hoạt động. Học sinh được tự mình lựa chọn các hoạt động mà mình thấy thích thú và phù hợp với khả năng nhận thức của bản thân.
- Tại các góc học tập khác nhau học sinh có cơ hội khác nhau để hoạt động và bộc lộ khả năng, năng lực của mình một cách đa dạng, phong phú.
+ Cơ hội khám phá, thực hành.
+ Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới.)
+ Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của giáo viên.
+ Cơ hội cho cá nhân tự áp dụng.
- Học theo góc tránh được tình trạng phải chờ đợi, hoặc cảm giác nhàm chán ở học sinh khá giỏi. Sau khi hoạt động ở góc này, học sinh dược lựa chọn góc học tập khác để hoạt động sao cho trải qua được tất cả các góc. Vì thế học sinh không bị gò ép lâu ở bất cứ hoạt động nào. Học sinh khá, giỏi sẽ tránh được tình trạng phải chờ đợi các bạn học kém để chuyển sang hoạt động học tập khác.
- Học theo phương pháp này học sinh có thể hợp tác học tập với nhau. Tại mỗi góc học tập học sinh có thể trao đổi, thảo luận, cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề.
*Đối với giáo viên:
- Giáo viên có cơ hội nhận biết năng lực, khả năng học tập và lĩnh vực trội của từng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp và có hướng bồi dưỡng cụ thể.
- Giáo viên có nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh.
phát huy tính tích cực của học sinh lớp 5 trong phân môn Tập làm văn trường Tiểu học Hải Lựu: 7.1.2.1. Học theo góc: a) Khái niệm: Học theo góc là một hình thức tổ chức hoạt động học tập trong đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể. Với phương pháp này học sinh không học theo cách truyền thống mà được đến từng góc phù hợp theo sự lựa chọn của mình. Học theo góc chú trọng đến việc tổ chức không gian lớp học. Có nhiều cách khác nhau để giáo viên tổ chức lớp học như: giao cho mỗi góc khác nhau một nhiệm vụ khác nhau hoặc nhiều góc cùng thực hiện một nhiệm vụ, có thể tổ chức cả góc học tập ở ngoài phạm vi lớp học như ở phòng đọc hoặc thư viện... - Học theo góc là một môi trường học tập với cấu trúc được xác định cụ thể, lớp học được tổ chức thành các góc, mỗi góc được giao nhiệm vụ và trang bị đồ dùng, trang thiết bị phù hợp để học sinh có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình. Ví dụ: Một lớp học có thể chia thành bốn góc phù hợp với học sinh: góc quan sát, góc phân tích, góc vận dụng, góc trải nghiệm. Ở các góc này học sinh được trang bị những đồ dùng khác nhau để học sinh có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình. Góc quan sát được trang bị tranh ảnh, vật thật, tài liệu, băng video... góc thực hành là các bài tập, các dụng cụ để thực hành, thí nghiệm... - Học sinh được lựa chọn góc học tập phù hợp với nhận thức, sở thích và khả năng của mình để bắt đầu học tập. Kết quả học tập đạt được cao nhất khi học sinh bắt đầu phù hợp nhất, vì như thế chúng có được hứng thú khi học nhưng phải trải qua tất cả các góc để cuối cùng chiếm lĩnh được tri thức của bài học. - Học theo góc kích thích được học sinh tích cực hoạt động, thông qua hoạt động để học tập. Học theo góc cho phép học sinh lựa chọn các góc học tập với các hoạt động phù hợp với sở thích nên có thể kích thích được tính tích cực của học sinh. Nhờ hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ ở mỗi góc mà học sinh tìm ra được kiến thức, thực hành và vận dụng nó một cách có hiệu quả. - Học theo góc đa dạng về nội dung và hình thức hoạt động. Lớp học được tổ chức với nhiều góc học tập, mỗi góc có nội dung và hình thức phù hợp cho học sinh hoạt động. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho học sinh được liên tục thay đổi các hình thức học tập mà vẫn chiếm lĩnh trọn vẹn kiến thức. - Học theo góc được tổ chức với mục đích để học sinh được thực hành, khám phá và thử nghiệm qua mỗi hoạt động. Hình thức tổ chức học tập này rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh tiểu học: thích được tự làm, tự khám phá và thử nghiệm. *Các phong cách học: - Quan sát: Suy ngẫm về các hoạt động có hỗ trợ. - Phân tích, suy nghĩ. - Hoạt động, trải nghiệm. - Áp dụng (hoạt động có hỗ trợ). *Các phong cách dạy: - Kích thích tính chủ động làm chủ. - Kích thích khả năng quan sát. - Kích thích nhạy cảm phân tích và suy ngẫm. - Kích thích năng lực áp dụng. b) Cơ hội có được từ học theo góc: * Đối với học sinh: - Học theo góc tạo điều kiện cho học sinh hoạt động độc lập (khám phá,thực hành,tự trải nghiệm...) - Học theo góc cho phép học sinh lựa chọn hoạt động. Học sinh được tự mình lựa chọn các hoạt động mà mình thấy thích thú và phù hợp với khả năng nhận thức của bản thân. - Tại các góc học tập khác nhau học sinh có cơ hội khác nhau để hoạt động và bộc lộ khả năng, năng lực của mình một cách đa dạng, phong phú. + Cơ hội khám phá, thực hành. + Cơ hội mở rộng, phát triển, sáng tạo (thí nghiệm mới, bài viết mới...) + Cơ hội đọc hiểu các nhiệm vụ và hướng dẫn bằng văn bản của giáo viên. + Cơ hội cho cá nhân tự áp dụng. - Học theo góc tránh được tình trạng phải chờ đợi, hoặc cảm giác nhàm chán ở học sinh khá giỏi. Sau khi hoạt động ở góc này, học sinh dược lựa chọn góc học tập khác để hoạt động sao cho trải qua được tất cả các góc. Vì thế học sinh không bị gò ép lâu ở bất cứ hoạt động nào. Học sinh khá, giỏi sẽ tránh được tình trạng phải chờ đợi các bạn học kém để chuyển sang hoạt động học tập khác. - Học theo phương pháp này học sinh có thể hợp tác học tập với nhau. Tại mỗi góc học tập học sinh có thể trao đổi, thảo luận, cùng nhau hợp tác để giải quyết vấn đề. *Đối với giáo viên: - Giáo viên có cơ hội nhận biết năng lực, khả năng học tập và lĩnh vực trội của từng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp và có hướng bồi dưỡng cụ thể. - Giáo viên có nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh. c) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp học theo góc: *Ưu điểm: - Học theo góc mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái ở học sinh. Học theo góc tạo điều kiện cho học sinh có cơ hội mở rộng sự tham gia ở nhiều góc học tập khác nhau và có thể liên hệ, trao đổi, thảo luận với nhiều bạn khác nhau.Vì thế, học sinh thấy hứng thú hơn với việc học của mình, cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhờ đó hiệu quả học tập sẽ cao hơn là gò ép học sinh vào một hoạt động nhất định nào đó mà các em không thấy thoải mái. - Học theo góc kích thích học sinh tích cực học tập thông qua hoạt động tự tìm tòi, tiếp thu và chiếm lĩnh tri thức. - Học theo góc sẽ giúp học sinh học sâu hơn, thay đổi cách nhìn, cách nghĩ, xét đoán và hành động của học sinh theo hướng sâu sắc hơn; có thể phát huy được khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh đồng thời hiệu quả học tập sẽ trở nên bền vững vì học sinh hiểu và biết cách vận dụng một cách bản chất. - Học theo góc tạo ra mối quan hệ tương tác mang tính cá nhân cao giữa thầy và trò. - Học theo góc cho phép giáo viên điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ và nhịp độ học tập của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi đối với học sinh. - Sử dụng phương pháp học theo góc sẽ tạo nhiều không gian hơn cho những thời điểm học tập mang tính tích cực. - Đối với giáo viên, khi sử dụng phương pháp này sẽ có nhiều thời gian cho hoạt động hướng dẫn cá nhân, hướng dẫn nhóm nhỏ học sinh. *Hạn chế: - Học theo góc đòi hỏi phải có không gian và thiết bị dạy học phù hợp. - Các nhiệm vụ, tài liệu và đồ dùng dạy học phải được chuẩn bị trước và khá công phu. - Các tài liệu học tập phải được phân hoá cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu hoạt động của học sinh ở từng góc học tập. - Giáo viên cần có trình độ sâu về chuyên môn và phương pháp dạy học. d) Các dạng bài dạy có thể vận dụng phương pháp học theo góc: - Giáo viên có thể vận dụng phương pháp học tập theo góc ở các dạng bài quan sát, tìm ý, lập dàn ý cho bài văn... Ví dụ: Trong bài "Luyện tập tả cảnh - Dựng đoạn mở bài, kết bài" SGK Tiếng Việt tập 1 - Trang 83. Giáo viên có thể cho học sinh học theo từng góc ở bài tập 1 và bài tập 2 của bài học (Mỗi góc một bài tập riêng rồi giáo viên tổng hợp, nhận xét). e) Các bước dạy học theo góc: Bước 1: Lựa chọn nội dung. - Học sinh có thể học theo nhiều cách khác nhau như: hoạt động (trải nghiệm), quan sát, phân tích, áp dụng. - Học sinh có thể học các nội dung trên theo thứ tự bất kỳ. Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc. - Xác định số góc và tên góc phù hợp với nội dung và phong cách học. - Thiết kế nhiệm vụ cụ thể cho mỗi góc: + Tên góc. + Thiết bị, đồ dùng dạy học. + Mục tiêu, nhiệm vụ của học sinh, các mức độ hỗ trợ. + Kết quả và đánh giá kết quả. Bước 3: Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm các phương tiện, tài liệu phù hợp (tư liệu nguồn, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá...) Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc. - Giáo viên hướng dẫn học sinh chọn góc thích hợp và khuyến khích học sinh để đạt được mức độ học tập sâu cần nghiên cứu nội dung học tập qua nhiều góc khác nhau, hoặc giáo viên phải yêu cầu học sinh phải qua đủ các góc để đạt được mục tiêu bài học. - Học sinh đọc các hướng dẫn và tiến hành hoạt động theo thời gian tối đa đã quy định. - Giáo viên đi tới các góc để hỗ trợ học sinh (nếu cần). - Học sinh thảo luận và hoàn thiện báo cáo kết quả theo cá nhân hoặc theo nhóm. - Sau khi học sinh thực hiện nhiệm vụ xong ở một góc thì chuyển sang những góc tiếp theo. Bước 5: Tổ chức trao đổi, chia sẻ. - Cá nhân hoặc nhóm trình bày kết quả của mình trên cơ sở các kết quả đã thu được qua các góc. - Các nhóm khác lắng nghe, chia sẻ và đánh giá hoạt động của nhóm vừa báo cáo. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và tổng kết. g) Tiêu chí học theo góc: * Tính phù hợp: - Nhiệm vụ và cách thức tổ chức hoạt động học tập thực sự là phương tiện để đạt được mục tiêu chứ không chỉ là hình thức, tạo ra giá trị mới. - Nhiệm vụ học tập được đặt ra phải giàu ý nghĩa, thiết thực, mang tính kích thích, thúc đẩy học sinh học tập. * Sự tham gia: - Nhiệm vụ và PPDH mang lại hoạt động trí tuệ ở mức độ cao ở tất cả các học sinh (học sinh không chỉ làm các hoạt động mà thầy cô giáo giao cho). Các em thực sự tham gia vào các hoạt động. - Các em biết áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. * Tương tác và sự đa dạng: - Hoạt động tương tác giữa giáo viên với học sinh, học sinh với học sinh được chú ý thúc đẩy đúng mức. h. Một số điểm cần lưu ý khi tổ chức học theo góc: - Xây dựng nhiệm vụ các góc phải vừa đủ khó để hấp dẫn học sinh. - Giáo viên cần thiết kế có chỗ cho học sinh sáng tạo và được thực hành. - Các góc học tập theo các phong cách học khác nhau sẽ cùng thực hiện một nội dung hoặc các nội dung cho mục tiêu học tập, tạo điều kiện cho học sinh biết, hiểu và vận dụng sáng tạo nội dung học tập vào thực tế đạt hiệu quả cao nhất. 7.1.2.2. Học theo nhóm: a) Khái niệm: Học theo nhóm hay dạy học hợp tác là dạy học theo cách đặt học sinh vào môi trường học tập (cùng quan sát, thực hành, thí nghiệm...) nhằm khuyến khích học sinh hợp tác với người khác để học tập. Kiến thức, suy nghĩ và kết quả làm việc của nhiều người nếu được kết hợp với nhau sẽ có giá trị hơn một người khi gặp những nhiệm vụ học tập cần có sự hợp tác của nhiều người. Lớp học được chia thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của nội dung học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên và có chủ đích, được duy trì ổn định hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng
Tài liệu đính kèm: