SKKN Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11-NXB GD)

SKKN Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11-NXB GD)

Mục tiêu: Học sinh hoàn thiện sơ đồ tư duy Cách tiến hành:

- Học sinh hoặc đại diện của các nhóm từ nhóm 1 đến nhóm 6 đua nhau lên dán các nội dung đã thảo luận: từ khóa cấp 1, 2, 3

- Đại diện nhóm lên báo cáo, thuyết minh về nhánh bản đồ tư duy mà nhóm mình vừa thiết lập để hoàn thiện một bản đồ hoàn chỉnh.

- Lưu ý:

+ Học sinh cần giới thiệu nhiều cách tổ chức thông tin dưới dạng Bản đồ tư duy: sơ đồ thứ bậc, sơ đồ mạng, sơ đồ chuỗi, sơ đồ quan hệ toàn bộ, bộ phận .

+ Không có cách nào là tốt nhất hoặc thích hợp nhất với mọi người. Một số học sinh thích sắp theo hàng, một số khác thích dạng hình học, lại có học sinh thích sắp xếp một cách tự do hơn. Điều này liên quan rất nhiều đến cách học của mỗi cá nhân cũng như kinh nghiệm của người học. Tùy thuộc vào đối tượng học sinh, nội dung kiến thức cần đạt mà vận dụng cho linh hoạt, giáo viên kết hợp nhiều phương pháp, hình thức vẽ Bản đồ tư duy khác nhau trong các tiết học khác nhau để tránh trùng lặp dễ gây nhàm chán ở học sinh.

+ Học sinh được rèn sự tự tin, khả năng thuyết trình

 

docx 28 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 236Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy mục 2, phần “Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường” - Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11-NXB GD)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cao chất lượng, hiệu quả giờ dạy và hiên tượng “đọc chép” sẽ không có cơ hội để tồn tại.
Lý luận dạy học đã chỉ ra rằng, học sinh vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của quá trình dạy học. Dạy học theo lối đọc chép có nghĩa giáo viên đã thủ tiêu mất vai trò chủ thể của học sinh, đưa các em vào trạng thái hoàn toàn thụ động, bị nhồi nhét một cách đáng thương. Việc tạo ra mô hình dạy học sử dụng bản đồ tư duy trong đó học sinh có điều kiện trao đổi với thầy với bạn, sẽ phát huy tốt tính tích cực, chủ động của các em, giúp các em vươn lên chiếm lĩnh tri thức. Thay đổi mô hình dạy học theo bản đồ tư duy là một yêu cầu không thể thiếu được. Nó vừa phát huy tốt ưu thế của bộ môn, vừa tạo được sự hấp dẫn, hứng thú đối với học sinh.
Khả năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống là cái đích của việc dạy học bộ môn. Khả năng đó có được từ nghệ thuật truyền dạy và tổ chức rèn luyện của giáo viên cho các em. Học GDCD mà không liên hệ được thực tế, không làm bài tập thực hành, sẽ không thể nào có được năng lục vận dụng và như vậy sự học trở nên vô bổ. Cuộc sống đang đặt ra vô vàn những vấn đề phức tạp, hiểu sâu sắc chính sách để lý giải những vấn đề của tài nguyên, môi trường hiện tại là vô cùng cần thiết, nó tỏ rõ ưu thế của bộ môn. Không làm tốt điều này xem như giáo viên GDCD chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Dạy học “đọc chép” sẽ phải kiểm tra đánh giá theo kiểu “đọc chép” và ngược lại. Đó là lẽ đương nhiên. Đổi mới phong cách dạy học phải đi liền với việc thay đổi cách thức kiểm tra đánh giá. Giáo viên phải biết trăn trở, lựa chọn hình thức và nội dung kiểm tra để đánh giá đúng thực lực học sinh, đồng thời tự kiểm tra năng lực giảng dạy của mình một cách chính xác. Phải hết sức nghiêm túc trong kiểm tra đánh giá thì mới tạo được sự chuyển biến về chất lượng đào tạo và mới có thể “Nói không với tiêu cực trong thi cử”.
Những thành tựu nghiên cứu của các nhà khoa học trong trong những năm gần đây cho thấy bộ não không tư duy theo dạng tuyến tính mà bằng cách tạo ra những kết nối, những nhánh thần kinh. Việc ghi chép tuần tự theo lối truyền thống với bút và giấy có dòng kẻ đã khiến cho con người cảm thấy nhàm chán.
Từ trước đến nay đã có một số quan điểm cho rằng con người không sử dụng hết 100% công suất bộ não. Những nghiên cứu bằng ảnh cộng hưởng từ cho thấy toàn bộ não hoạt động một cách đồng bộ trong các hoạt động tinh thần của con người và quá trình tư duy là sự kết hợp phức tạp giữa ngôn ngữ, hình ảnh, khung cảnh, màu sắc, âm thanh và giai điệu. Tức là quá trình tư duy đã sử dụng toàn bộ các phần khác nhau trên bộ não.
Ví dụ: Khi học sinh tiến hành thí nghiệm, não trái đóng vai trò thu thập số liệu, còn não phải xây dựng sơ đồ thí nghiệm, thu thập hình ảnh về đối tượng cần nghiên cứu. Ngoài ra tính hấp dẫn của hình ảnh, màu sắc  gây ra những kích thích rất mạnh mẽ lên hệ thống rìa (hệ thống cổ áo) của não giúp cho việc ghi nhớ được lâu bền và tạo điều kiện thuận lợi để vỏ não phân tích, xử lí, rút ra kết luận hoặc xây dựng mô hình về nó.
Trực giác đóng vai trò rất quan trọng trong sáng tạo. Cơ sở của trực giác là trí tưởng tượng khoa học. Khi ta suy nghĩ một vấn đề gì đó, thông tin được tích luỹ trong não một cách dần dần. Bằng trí tưởng tượng của mình, con người xây dựng các sơ đồ, mô hình và tiến hành “thao tác” với các “vật liệu” ấy. Khi những sự kiện mới làm nảy sinh, kích thích, khơi gợi, những thông tin trong não bật ra tự nhiên và dễ dàng giúp con người phán đoán nhanh và cái mới xuất hiện. Những hình vẽ, kí hiệu, màu sắc đóng vai trò quan trọng trong tưởng tượng vì chúng là những vật liệu “neo thông tin”, nếu không có chúng thì không thể tạo ra sự liên kết giữa các ý tưởng. Như vậy, trong sơ đồ tư duy, học sinh tự do phát triển các ý tưởng, xây dựng mô hình và thiết kế mô hình vật chất hoặc tinh thần để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy nền tảng, có thể miêu tả đó là một kĩ thuật hình họa với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc phù hợp với cấu trúc, hoạt động và chức năng của bộ não, giúp con người khai thác tiềm năng vô tận của bộ não.
Dựa vào cơ chế hoạt động của bản đồ tư duy chúng ta có thể vận dụng vào hỗ trợ dạy học kiến thức mới, củng cố kiến thức sau mỗi tiết học, ôn tập hệ thống hoá kiến thức sau mỗi chương 
Chương trình giáo dục công dân trong trường trung học phổ thông có nhiều nội dung phù hợp, phát huy hiệu quả cao khi giáo viên tổ chức cho học sinh thiết kế Bản đồ tư duy.
Cơ sở vật chất đã có đổi mới tạo điều kiện cho việc tìm kiếm thông tin dễ dàng, giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên.
Kĩ thuật Bản đồ tư duy phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi 11 -> 18 muốn thể hiện mình, muốn được bạn bè tôn trọng, thừa nhận khả năng, đồng thời khắc phục sự nhàm chán của phương pháp dạy học thụ động, một chiều, học sinh ghi chép nhanh gây hứng thú cho người học, kích thích tư duy tích cực.
Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kĩ thuật tạo ra loại bản đồ này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 60 của thế kỉ XX.
Sử dụng kĩ thuật Bản đồ tư duy trong dạy và học mang lại hiệu quả cao, phát triển tư duy logic, khả năng phân tích tổng hợp, học sinh hiểu bài, nhớ lâu thay cho ghi nhớ dưới dạng thuộc lòng, học “vẹt ”.
Sử dụng Bản đồ tư duy trong dạy học phù hợp với tâm lí học sinh, đơn giản dễ hiểu thay cho việc ghi nhớ lí thuyết bằng ghi nhớ dưới dạng sơ đồ hoá kiến thức, có thể vận dụng trong bất kì điều kiện hoàn nào của nhà trường mà không phụ thuộc vào cơ sở vật chất.
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Thuận lợi: Năm học 2021 – 2022 Bộ Giaó dục và Đào tạo tiếp tục giảm tải nội dung sách giáo khoa tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc dạy và học hơn những năm qua.
Mỗi giáo viên chỉ cần dùng một máy tính xách tay ghi nội dung bài dạy và đến lớp để sử dụng ngay trong tiết dạy tại lớp nên rất thuận tiện cho giáo viên và học sinh khi áp dụng phương pháp giảng dạy mới sử dụng sơ đồ tư duy.
Học sinh các lớp THPT Diễn Châu 2 bước đầu đã được làm quen với cách ghi bài theo bản đồ tư duy ở các trường THCS nên các em tiếp thu cách học mới dễ dàng hơn ở bậc THPT.
Một số phần mềm sơ đồ tư duy được phổ biến rộng rãi nên đã hỗ trợ cho giáo viên và học sinh khi trình bày sơ đồ tư duy trên máy chiếu.
Khó khăn khi thực hiện đề tài SKKN
Khi dự giờ các tiết dạy giáo viên còn theo bảng chấm điểm cũ, hầu như đa số giáo viên của các trường THPT đều chưa giảng dạy học sinh theo phương pháp sử dụng sơ đồ tư duy vào trong một tiết dạy.
Giáo viên ở các trường THCS không hướng dẫn kỹ cách thực hiện cho học sinh và chưa nêu rõ tầm quan trọng của việc dạy học theo phương pháp mới nầy nên tôi phải cho học sinh xem phim minh họa, hướng dẫn học sinh cách sử dụng phần mềm, cách vẽ sơ đồ tư duy lại từ đầu (xem phim hướng dẫn sử dụng sơ đồ tư duy theo tệp đính kèm).
CHƯƠNG II
VẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY VÀO GIẢNG DẠY
Sử dụng sơ đồ tư duy để giảng dạy mục 2- phần phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường - bài 12 Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (GDCD 11)
Trước khi áp dụng phương pháp "Sử dụng bản đồ tư duy” giáo viên giới thiệu cho học sinh xem một số đoạn phim ngắn (có gửi kèm theo đĩa CD gắn chung với SKKN) cho học sinh thấy hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy khi ghi bài, học bài và hướng dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy gồm nội dung cả bài học trên một trang giấy rất dễ học, dễ thực hiện và học sinh sẽ rất thích thú với mỗi tác phẩm sơ đồ tư duy của mình. (Xem phim hướng dẫn phần mềm bản đồ tư duy đính kèm trong dĩa CD)
Vai trò của giáo viên:
Hướng dẫn học sinh làm Bản đồ tư duy: thời gian hướng dẫn thường là giờ ra chơi ,còn tiết dạy chính khoá vẫn hoàn thành bài giảng theo đúng phân phối chương trình, giáo viên chuẩn bị nội dung và hệ thống câu hỏi khơi gợi 
Bản đồ tư duy được triển khai sau khi kết thúc một bài học. Học sinh về nhà tìm tư liệu và viết vẽ theo cách hiểu của mình, các ý kiến của học sinh đều được tôn trọng, ghi nhận.
Không phải bài nào cũng làm .
Khi ở trên lớp, giáo viên ghi chép, quan sát kĩ các thiết kế Bản đồ tư duy và cách thuyết trình của các em để nhận xét, góp ý và làm trọng tài, phân giải các cuộc tranh luận. Đồng thời bổ sung những phần kiến thức mà các em chưa phân tích sâu.
Chấm điểm, cho các em nhận xét, chấm bài của nhau, động viên, khuyến khích kịp thời .
Yêu cầu quan trọng nhất là nội dung chính xác và bám sát nội dung bài học, dù hình thức học có biến hoá đa dạng nhưng kiến thức vẫn đảm bảo theo chương trình .
Giáo viên chỉ là người hướng dẫn, nêu chủ đề để học sinh là chủ thể hoạt động.
Minh họa:
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: giúp học sinh hiểu được nội dung của các phương hướng cơ bản Các bước tiến hành:
GV chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tương ứng với một nhánh của bản đồ tư duy:
Nhóm 1 tương ứng với phương hướng 1
Nhóm 2 tương ứng với phương hướng 2
Nhóm 3 tương ứng với phương hướng 3
Nhóm 4 tương ứng với phương hướng 4
Nhóm 5 tương ứng với phương hướng 5
Nhóm 6 tương ứng với phương hướng 6
Học sinh các nhóm lập Bản đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý của giáo viên.
Từ đó dẫn đến việc các em tự chiếm lĩnh một cách nhẹ nhàng, tự nhiên nhưng lại rất hiệu quả đồng thời kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Giáo viên có thể nêu một câu hỏi khái quát: Hãy sử dụng Bản đồ tư duy để tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến “Phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường”. Học sinh suy nghĩ về câu hỏi trên và đưa ra câu trả lời (đầu tiên) cho câu hỏi chính (Vẽ sơ đồ tư duy với từ khoá là “Phương hướng cơ bản”). Lần lượt bổ sung từ ngữ, ý tưởng vào câu trả lời cho câu hỏi chính và đặc biệt là của nhóm mình.
Học sinh đưa ra các vấn đề có liên quan đến Phương hướng cơ bản như: tăng cường công tác quản lí của Nhà nước; thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm
Học sinh đọc các ý kiến của các thành viên trong nhóm và thống

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_van_dung_ban_do_tu_duy_vao_giang_day_muc_2_phan_phuong.docx
  • pdf21 NGŨ NGỌC DIỆP-THPT DIỄN CHÂU 2-GDCD.pdf