SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm gia tăng sự thấu hiểu và cảm hóa học sinh Trung học Phổ thông

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm gia tăng sự thấu hiểu và cảm hóa học sinh Trung học Phổ thông

1. Ngôn ngữ:

o Bạn đọc tất cả mọi thứ có thể kiếm được từ sách báo, tạp chí, và quảng cáo cũng như nhãn hiệu.

o Bạn cảm thấy dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của bản thân thông qua nói chuyện cũng như viết lách.

o Bạn cảm thấy mình là người giỏi kể chuyện hoặc viết văn giỏi.

o Bạn thường minh họa trong những đối thoại của mình bằng việc dẫn chứng tới những thứ bạn đã đọc hoặc đã nghe thấy.

o Bạn thích chơi ô chữ, đoán chữ, cũng như những câu đố về chữ nghĩa.

o Bạn thích nhất các môn như văn, lịch sử, và các môn xã hội.

o Bạn thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận.

o Bạn thấy dễ dàng tiếp nhận thông tin từ radio hoặc các loại băng đĩa.

2. Logic – toán học.

o Bạn thích làm việc với những con số và tính nhẩm rất tốt.

o Bạn có nhiều hứng thú với các tiến bộ khoa học mới nhất.

o Bạn thích học toán và các môn tự nhiên.

o Bạn thích chơi các trò chơi trí tuệ hoặc toán đố.

o Bạn thường là người tìm ra điểm vô lý trong những việc người khác nói hoặc làm.

o Bạn chọn phương pháp có hệ thống và cẩn thận khi giải quyết vấn đề.

o Bạn cần phải phân loại, sắp xếp cẩn thận mọi thứ để có thể hiểu rõ mối liên hệ giữa chúng.

o Bạn thích lập kế hoạch cho công việc.

 

docx 41 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác chủ nhiệm lớp nhằm gia tăng sự thấu hiểu và cảm hóa học sinh Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
 Hình ảnh - không gian: Những người thông minh theo kiểu hình ảnh –
không gian có khả năng tưởng tượng về vật thể và không gian rất cao, chơi trò xếp hình rất tốt. Họ có trí nhớ hình ảnh tốt và có thiên hướng về nghệ thuật. Nghề nghiệp thích hợp là nhà tạo mẫu, thiết kế mỹ thuật, kiến trúc sư và kỹ sư.
 Âm nhạc: Những người này rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu và âm nhạc. Họ có khả năng hát, chơi nhạc, và thậm chí là soạn nhạc. Họ có khả năng tiếp thu kiến thức tốt bằng việc lắng nghe giáo viên giảng bài. Nghề nghiệp phù hợp là ca sỹ, bán hàng, thiết kế nhạc cụ, nhà hùng biện.
 Cảm xúc vận động: Những người này tiếp thu kiến thức tốt khi trực tiếp hoặc thông qua các hoạt động thể chất, thay vì đọc hay nghe hướng dẫn. Họ cũng rất giỏi trong các môn thể thao. Nghề nghiệp phù hợp là diễn viên, vận động viên, bác sỹ phẫu thuật, sĩ quan quân đội.
 Quan hệ giao tiếp: Những người này rất giỏi và thích giao tiếp với người khác. Họ thường học rất tốt thông qua thảo luận nhóm hoặc tranh luận. Nghề nghiệp thích hợp là bán hàng, chính trị gia, quản lý, giáo viên và những nhà hoạt động xã hội.
 Nội tâm: Người thuộc dạng này khá nhạy cảm với cảm xúc, mục tiêu của chính mình. Họ giỏi phát triển điểm mạnh của bản thân và thích làm việc cá nhân. Dạng này không biểu hiện ở một nghề nghiệp cụ thể, nó là mục tiêu cho mỗi cá nhân trong xã hội phức tạp ngày nay, khi mà con người ta phải tự đưa ra những quyết định riêng của mình và chấp nhận đối mặt với kết quả của nó
 Tự nhiên: Những người có trí thông minh này có khả năng rất cao trong việc cảm nhận môi trường xung quanh cũng như môi trường tự nhiên. Họ thích thú trong việc chăm sóc cây cảnh hay thú nuôi. Họ thường nhận biết được những thay đổi nhỏ trong môi trường xung quanh và có khả năng nhận biết sự thay đổi của thời tiết. Những người này học tốt những môn học đòi hỏi phải thu thập và phân tích thứ có liên quan đến tự nhiên. Nghề nghiệp phù hợp của những người này là nhà khoa hoc, tự nhiên học, bảo tồn thiên nhiên, hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Ảnh: Tám loại hình trí thông minh.
Mẫu câu hỏi xác định các loai hình thông minh:
(Hãy chọn những biểu đạt mà bạn thấy đúng với bản thân, mỗi câu đúng được 1 điểm)
Ngôn ngữ:
Bạn đọc tất cả mọi thứ có thể kiếm được từ sách báo, tạp chí, và quảng cáo cũng như nhãn hiệu.
Bạn cảm thấy dễ dàng bộc lộ suy nghĩ của bản thân thông qua nói chuyện cũng như viết lách.
Bạn cảm thấy mình là người giỏi kể chuyện hoặc viết văn giỏi.
Bạn thường minh họa trong những đối thoại của mình bằng việc dẫn chứng tới những thứ bạn đã đọc hoặc đã nghe thấy.
Bạn thích chơi ô chữ, đoán chữ, cũng như những câu đố về chữ nghĩa.
Bạn thích nhất các môn như văn, lịch sử, và các môn xã hội.
Bạn thường chiếm ưu thế trong các cuộc tranh luận.
Bạn thấy dễ dàng tiếp nhận thông tin từ radio hoặc các loại băng đĩa.
Logic – toán học.
Bạn thích làm việc với những con số và tính nhẩm rất tốt.
Bạn có nhiều hứng thú với các tiến bộ khoa học mới nhất.
Bạn thích học toán và các môn tự nhiên.
Bạn thích chơi các trò chơi trí tuệ hoặc toán đố.
Bạn thường là người tìm ra điểm vô lý trong những việc người khác nói hoặc làm.
Bạn chọn phương pháp có hệ thống và cẩn thận khi giải quyết vấn đề.
Bạn cần phải phân loại, sắp xếp cẩn thận mọi thứ để có thể hiểu rõ mối liên hệ giữa chúng.
Bạn thích lập kế hoạch cho công việc.
Hình ảnh, không gian.
Bạn thường hiểu và trân trọng các môn nghệ thuật.
Bạn thường ghi lại sự kiện quan trọng bằng máy chụp hình và máy quay
phim.
thuật. mình.

Bạn thường vẽ vời khi phải ghi chép hoặc suy nghĩ.
Bạn không gặp vấn đề trong việc xem bản đồ và định hướng.
Bạn khá thành thạo trong việc tháo rời từng bộ phận ra và ráp lại.
Bạn có thể tưởng tượng một vật như thế nào ở nhiều góc độ khác nhau.
Bạn thích đọc những tài liệu có hình ảnh minh họa.
Bạn thích chia sẽ quan điểm của mình bằng sơ đồ hoặc hình ảnh.
Cảm xúc – vận động cơ thể.
Bạn thích thể thao, võ hoặc những môn tương tự.
Bạn có xu hướng tự tay thực hiện những việc thủ công, lắp rắp.
Bạn thích suy nghĩ vấn đề khi đang chạy hoặc đi bộ.
Bạn không ngại nhảy trước đám đông.
Bạn thích những trò chơi mạo hiểm.
Bạn phải bắt tay vào làm một cái gì đó để thực sự hiểu nó.
Môn học thích thú nhất tại trường của bạn là môn thể dục và thủ công kỹ
Bạn thường sử dụng cử chỉ tay chân và cơ thể để diễn đạt suy nghĩ của
Âm nhạc.
Bạn có thể chơi một nhạc cụ.
Bạn có thể hát chính xác tông nhạc.
Bạn có thể nhớ được một giai điệu sau một vài lần nghe.
Bạn thường nghe nhạc tại nhà.
Bạn thường hay gõ nhịp theo điệu nhạc.
Bạn có thể phân biệt được âm điệu của những nhạc cụ khác nhau.
Nhạc phim hay những khúc nhạc của quảng cáo thường xuất hiện trong đầu bạn.
Bạn thích nghe nhạc khi làm việc.
Quan hệ giao tiếp.
Bạn thích làm việc nhóm.
Bạn thích làm cố vấn giúp đỡ những người khác.
Bạn thường được mọi người xin lời khuyên.
Bạn thích các môn thể thao đồng đội, hơn là những môn thể thao cá nhân.
Bạn thích tham gia dự tiệc hơn là ở nhà.
Bạn không ngần ngại thể hiện sự lãnh đạo.
Bạn có nhiều bạn rất thân.
Bạn luôn chia sẽ khó khăn gặp phải với mọi người.
Nội tâm.
Bạn thích viết lại suy nghĩ của mình.
Bạn thường đặt mục tiêu cho bạn thân.
Bạn là người suy nghĩ độc lập.
Bạn có những sở thích riêng mà không chia sẽ cho người khác.
Bạn thấy thoải mái khi ở một mình.
Bạn hiểu một cách thực tế những điểm mạnh và điểm yếu của mình.
Bạn thích ngủ ở trong ngôi nhà vườn hơn là một khách sạn 5 sao.
Bạn rất tập trung suy nghĩ khi làm những việc của bản thân.
Tự nhiên.
Bạn có hoặc thích thú nuôi trong nhà.
Bạn có thể nhận ra và nhớ tên nhiều loại cây và hoa khác nhau.
Bạn có hứng thú và có kiến thức tốt về việc cơ thể và luôn theo sát tình hình sức khỏe của mình.
Bạn chú ý đến các vết chân, tổ chimkhi đi dạo trong rừng, tự nhiên và có thể đọc được các dấu hiệu của thời tiết.
Bạn có thể mường tượng mình là một nông dân hay là một ngư dân.
Bạn thích chăm sóc cây cảnh, vườn tược.
Bạn am hiểu và có hứng thú đối với những vấn đề về môi trường toàn cầu.
Bạn hứng thú với những vấn đề xã hội, tâm lý, và động lực của con người.
Cách thực hiện:
Khi nhận lớp mới, học sinh mới, giáo viên tìm hiểu về các loại hình trí thông minh của học sinh theo các bước sau.
Bước 1: GV sử dụng forms.office.com soạn bài kiểm tra trắc nghiệm.
Bước 2: Giáo viên gửi đường link vào nhóm lớp.
Bước 3: Học sinh vào đường link trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
Bước 4: Sau khi có kết quả gửi về giáo viên phân tích, đối chiếu rút ra các loại hình trí thông minh của từng học sinh, từ đó có kết luận về khả năng bên trong của học sinh.
Ảnh: HS làm trên điện thoại	Ảnh: Kết quả thu được
Kết quả:
Hiểu được loại hình thông minh của học sinh giúp giáo viên công bằng hơn, không so sánh, tạo áp lực cho học sinh, hỗ trợ tốt cho lựa chọn nghề nghiệp và đam mê của học sinh
Sử dụng padle tổ chức cho học sinh “tự nhận thức bản thân”. Mục tiêu:
Qua việc “Tự nhận thức bản thân”, học sinh “tự nhận thức” được những điểm mạnh cần phát huy, những điểm cần khắc phục. Mặt khác giúp các em hiểu lẫn nhau, giáo viên nắm được những thông tin cơ bản về cá tính của từng em, từ đó có thể tiếp cận cá nhân phù hợp.
Nội dung và tổ chức thực hiện:
Bước 1: Lập trang padle, gửi đường link vào nhóm lớp. Học sinh vào đường link trả lời các câu hỏi được đặt ra dưới đây:
Họ, tên:
Đặc điểm tính cách nổi bật:
Những điểm mạnh:
Những điểm yếu:
Những sở thích:
Những điều không thích:
Những mong muốn:
Những mục tiêu dài hạn, trung hạn, và ngắn hạn:
Những thuận lợi để thực hiện mục tiêu, mong muốn:
Những khó khăn thực hiện mục tiêu, mong muốn:
Những ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập:
Những nguy cơ, thách thức, ảnh hưởng tiêu cực từ gia đình, bạn bè, môi trường sống, học tập.
Bản thân cần giúp đỡ nào từ giáo viên, bạn bè:
Bản thân định làm gì để đạt được những mong muốn, mục tiêu của mình:
Bước 2: GV và học sinh vào padle đọc để tìm hiểu về nhau, thả tim.
Bước 3: Tổ chức cho học sinh chia sẻ với mọi người trong giờ sinh hoạt lớp.
Kết quả:
Qua “ tự nhận thức bản thân” được lưu trên padle các em hiểu mình và hiểu bạn, đồng cảm, giúp nhau cùng tiến bộ ; giáo viên hiểu sâu sắc hơn về học sinh, từ đó có kế hoạch tiếp cận cá nhân phù hợp. Xây dựng được một tập thể đoàn kết, vững mạnh, giàu tình yêu.
Ảnh: Tự nhận thức bản thân trên trang padle
2.4.1.3 Tìm hiểu học sinh; chăm sóc, hỗ trợ tâm lí cho học sinh thông qua mạng xã hội facebook.
Mục tiêu:
Với việc kết bạn theo dõi trang facebook cá nhân của học sinh, giáo viên chủ nhiệm tìm hiểu được thông tin học sinh, trạng thái tâm sinh lý, các mối quan hệ của học sinh
Thông qua chức năng tin nhắn giáo viên tạo môi trường thoải mái để học sinh chia sẽ, hỗ trợ kịp thời tâm lý cho học sinh có khó khăn, giúp các em giải tỏa các áp lực trong học tập, trong cuộc sống, lấy lại niềm tin, mục tiêu sống.
Nội dung và cách thực hiện:
GV lập facebook cá nhân. Tìm tài khoản học sinh lớp chủ nhiệm kết bạn.
Vào trang cá nhân của học sinh tìm hiểu các thông tin cơ bản. và các mối quan hệ trên facebook của học sinh.
Theo dõi Time line tìm hiểu tình trạng của học sinh. Nắm bắt các trạng thái bất ổn để chia sẽ, hỗ trợ học sinh.
Sử dụng chức năng nhắn tin để trò chuyện,động viên, hỗ trợ tâm lý cho học sinh (đặc biệt hữu hiệu trong các trường hợp như học sinh mắc lỗi, gặp chuyện khó nói, tâm lý bất ổn.).
Kết quả:
Việc tìm hiểu hỗ trợ học sinh qua mạng xã hội, giúp giáo viên nắm bắt nhanh bất ổn của học sinh, suy nghĩ thầm kín của học sinh, các mối quan hệ, các khó khăn, và hỗ trợ kịp thời để các em vượt qua vấn đề tâm lý, tình cảm.
Ảnh: Tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh qua Messenger
Ảnh: Đồng hành cùng học sinh chậm tiến
Khảo sát cảm xúc của học sinh. Mục tiêu:
Việc khảo sát cảm xúc của học sinh trên forms.office.com giúp giáo viên nắm bắt được tâm tư của các em, phát hiện kịp thời những cảm xúc tiêu cực để hỗ trợ, uốn nắn và can thiệp. Bên cạnh đó giúp học sinh sống chậm, lắng nghe cảm xúc của bản thân, từ đó nhân niềm vui, giải tỏa nỗi buồn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_vao_cong_tac_chu_nhiem_lop.docx
  • pdfNguyễn Thị Trang-Trường THPT Quỳnh Lưu 4-Chủ nhiệm lớp.pdf