SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho trẻ lớp lá trường mầm non Hoa Pơ Lang

SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho trẻ lớp lá trường mầm non Hoa Pơ Lang

Khi soạn giáo án điện tử tôi luôn cân nhắc việc đưa công nghệ thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào mục đích, cách tích hợp trong bài dạy. Phát huy khả năng của trẻ qua họat động thì giáo viên phải có kiến thức, phải nắm chắc kiến thức bộ môn, đặc điểm phát triển của trẻ ở lớp. Xuất phát từ nhu cầu của trẻ cùng kinh nghiệm giảng dạy và trình độ tin học của bản thân tôi đã thiết kế giáo án điện tử theo các bước như sau:

+ Chọn tên hoạt động phù hợp.

+ Đề ra mục đích cần đạt.

+ Sưu tầm tranh ảnh qua mạng. Ứng dụng phần mềm Mimio để cắt hình ảnh.

+ Chọn lựa nhạc để cài vào slide.

 + Chọn phông chữ là Times New roman.

+ Đánh phông chữ trình chiếu từ 36 trở lên.

+ Sử dụng phần mềm Micoroft Offce Powerpoint để đặt các hiệu ứng theo ý muốn.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1943Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học cho trẻ lớp lá trường mầm non Hoa Pơ Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o dục và đào tạo về tăng cường giảng dạy, đào tạo ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008 - 2012.
- Theo thông tư số 08/2010/TT-BGĐT ngày 1 tháng 3 của Bộ trưởng Bộ giáo dục quy định về việc sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
- Công văn số 4960/BGDĐT-CNTT ngày 27/07/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2011-2012 trong đó đề cập đến hai vấn đề mỗi cán bộ giáo viên phải có địa chỉ gmail.
- Công văn số 4987/BGDĐ-CNTT ngày 2/8/2012 của bộ giáo dục và đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin trong năm học 2012 -2013. Như đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành và quản lý chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin tập và giảng dạy theo hướng người học có thể học qua nhiều nguồn học liệu hướng dẫn cho người học tự khai thác ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình học tập của bản thân, thay chỉ vì tập trung tập trung chỉ đạo việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy trong tiết thao giảng.
2. Thực trạng.
a. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi: 
- Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, chính quyền địa phương buôn kmăn, Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, đội ngủ giáo viên nhiệt tình. 
- Đối với học sinh thì trẻ ngoan, thông minh, nhanh nhẹn, thích khám phá xung quanh nên trẻ rất hứng thú khi được trải nghiệm và học trên máy tính. khi được cô cho tiếp cận học về môi trường xung quanh hay được nghe kể các câu chuyện trên máy trẻ rất hứng thú và chăm chú học.
b. Khó khăn. 
Phụ huynh lớp lá phân hiệu buôn kmăn 100 % là con em dân tộc thiểu số phụ huynh là người đồng bào, nên việc được nhìn và tiếp cận với công nghệ thông tin hầu như là rất ít.
Trang thiết bị máy tính phần mềm còn hạn chế, cơ sở vật chất phòng học chất phòng học chật chội khó khăn. Giáo viên chưa được tập huấn chuyên sâu mà chủ yếu tự khám phá là chính. Vì vậy còn lúng túng trong quá trình sử dụng các phần mềm, thiết kế giáo án điện tử. 
c. Thành công - hạn chế:
	* Thành công:
- Khi thực hiện đề tài, học sinh có hứng thú hơn trong các hoạt động học tiếp thu bài tốt hơn nhiều so với trước.
- Đi học chuyên cần hơn.
- Giáo viên giảm tải được sức lao động, thay vào làm đồ dùng nhiều giáo viên có thời gian để làm các công việc khác.
	* Hạn chế:
	- Do năng lực tinh thần học hỏi của giáo viên còn hạn chế nên việc siêu tầm hình ảnh còn khó khăn.
d. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh:
- Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường các bậc phụ huynh trong lớp lá phân hiệu buôn kmăn đội ngủ giáo viên trong trường nhiệt tình luôn quan tâm giúp đỡ. Vì vậy mà chuyên môn ngày càng được nâng cao.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, sáng tạo hơn trong các hoạt động học.
* Mặt yếu:
- Cơ sở vật chất còn chế kỹ năng sử dụng máy tính đôi lúc còn lúng túng còn hạn về nhiều mặt, vì vậy mà một số hoạt động tổ chức chưa sáng tạo, linh hoạt.
e. Nguyên nhân, yếu tố tác động:
 * Nguyên nhân thành công:
- Cơ sở vật chất của trường tuy chưa được thuận lợi nhưng cô giáo cũng đã trang bị máy tính có âm loa phóng thanh (Phân hiệu Buôn kmăn) có máy tính mở nhạc trong giờ đón trẻ, giờ thể dục sáng. Lớp học được trang bị đầy đủ như phục vụ cho các hoạt động của giáo viên.
* Nguyên nhân hạn chế:
- Trẻ là người đồng bào dân tộc, nên việc ứng dụng công nghệ chưa thật tốt, chưa thật sự tích cực trong các hoạt động.
f. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
- Từ kết quả khái quát thực trạng của đề tài, tôi có thể đưa ra những phân tích và đáng giá sau:
+ Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải dạy. tuy nhiên sự sáng tạo và linh hoạt trong quá trình tổ chức chưa cao vì vậy mà chất lượng. về việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa hiệu quả. Chính vì vậy chưa lôi cuốn và thu hút được trẻ, trẻ chưa hứng thú hoạt động.
+ Giáo viên tổ chức hoạt động còn cứng, chưa bao quát trẻ tốt vì vậy việc khuyến khích trẻ hoạt động chưa được giáo viên chú trọng, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn và tự tin để tham gia hoạt động. 
+ Giáo viên chưa thường xuyên cho trẻ tiếp xúc nhiều với máy tính (Trong các hoạt động mọi lúc, mọi nơi), mà đa phần trẻ tiếp xúc với tranh (học qua tranh ảnh nên chưa truyền thụ được hết kiến thức mà trẻ cần đạt) qua các hoạt như khám phá khoa học. 
Ví dụ: Tìm hiểu về động vật sống dưới nước. Nếu chỉ cho trẻ xem tranh ảnh con cá thì trẻ sẽ không lĩnh hội được hết kiến thức mà giáo viên nên cho trẻ xem phim về quá trình sinh trưởng và phát triển của chúng hay cho trẻ học về thế giới động vật động vật sống trong rừng, trẻ phải được xem quá trình săn mồi và bầy đàn để trẻ hiểu được quá trình sinh tồn, săn bắt mồi của các loài động vật, hay khi cho trẻ học nhận biết các loại hoa trẻ sẽ được xem vi deo về quá trình nở bong, trẻ sẽ thích thú hơn là cho xem tranh ảnh. Hay khi dạy trẻ khám phá về các chú bộ đội trên đảo, cho trẻ xem phim những công việc các chú thường làm hằng ngày trên những hòn đảo như canh giác, luyện vỏ, tập bắn súng. 
Chính vì nhận thấy được những bất cập trong việc tổ chức hoạt động tổ chức cho trẻ làm quen với việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc học bản thân tôi đã mạnh dạn tìm tòi, học hỏi để tìm cho mình những biện pháp có thể áp dụng trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ. 
3. Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
* Mục tiêu:
- Những biện pháp, giải pháp nêu ra trong đề tài nhằm mục tiêu giúp trẻ nâng cao chất lượng giáo dục. trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động giáo dục trẻ lớp lá. Trẻ phát huy hết được tính tích cực, chủ động, sáng tạo khi hoạt động. 
- Giáo viên trau dồi thêm kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ.
 * Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Từ việc khảo sát chất lượng giáo dục trong việc ứng dụng công nghệ thông tin của lớp lá Buôn kmăn Trường mầm non Hoa Pơ Lang tôi đã tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong việc ứng dụng vào công nghệ thông tin cho trẻ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
* Giải pháp 1: Khảo sát học sinh - tổ chức cho trẻ họat động trên máy
Qua các hoạt động trao đổi thăm dò của giáo viên đối với trẻ lớp lá về mức tiếp cận máy tính đầu năm học như sau: 
+ Tổng số trẻ được thăm dò: 23 cháu
+ Số trẻ được làm quen và sử dụng máy vi tính: 0 cháu - chiếm 100%.
Tổ chức cho trẻ họat động trên máy.
Ngay từ đầu năm học, tôi lập kế hoạch ứng dụng coomg nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ theo tháng, tuần, ngày chẳng hạn như 1 tháng tôi soạn và thực hiện 4 giáo án điện tử, ngoài những giờ học, giờ chơi trẻ được thực hiện trên máy tôi dành buổi chiều thứ 5 hàng tuần tổ chức cho trẻ thực hành trải nghiệm trên máy. Theo thời gian, khi trẻ sử dụng thành thạo các thao tác, tôi gợi hỏi và tạo tình huống cho trẻ suy nghĩ, tự khám phá, vận dụng các nội đã học vào một số trò chơi sau:
Khám phá ngôi nhà toán học của Milie
Khám phá chương trình Happy Kid.
Khám phá ngôi nhà khoa học của Sammy
Khám phá thế giới sôi động
 (Bé học chữ cái) (Giờ học của trẻ)
 Từ đó giúp trẻ nắm vững hơn các kỹ năng kiến thức thông qua các hoạt động ứng dụng trải nghiệm thực tế. 
Ví dụ: Ở lĩnh vực phát triển nhận thức với các hoạt động cho trẻ làm quen với toán tập số lượng và số đếm, giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi “con số của tôi”, “Tạo một con trùng” trong ngôi nhà toán học của Millie giúp trẻ rèn kỹ năng đếm, thêm bớt, nhận biết các chữ số
Trò chơi: “Sắp xếp các bức tranh” lấy từ ý tưởng “xưởng làm phim” trong ngôi nhà khoa học của Samy. Qua việc sắp xếp các bức tranh trẻ sẽ nhớ được trình tự của câu chuyện gốc, khám phá ra ý nghĩa của bức tranh sẽ thay đổi nếu cách sắp xếp thay đổi. 
Trò chơi: “Hãy chọn đúng đồ chơi” lấy từ ý tưởng trạm phân loại. Qua việc lựa chọn các đồ dùng theo yêu cầu trẻ được rèn luyện khả năng quan sát, ghi nhớ, phân loại. Trò chơi “Bí mật tên bé” Trẻ được tự chọn chữ cái để ghép thành tên mình bằng cách di chuyển các chữ cái trong bảng.
Giải pháp 2: Sử dụng các phần mềm tin học để giáo dục trẻ. 
Phần mềm tin học dành cho giáo dục mầm non có nhiều nội dung giáo dục hay và hấp dẫn tôi đã lựa chọn và sử dụng rất nhiều phần mềm tin học và các thiết bị đi kèm tôi có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, trẻ thích thú, tích cực tham gia hoạt động. 
Chẳng hạn tôi đã sử dụng các phần mềm vi tính như: “Bé yêu tập viết” giáo viên cho trẻ quan sát các thao tác viết, sao chép chữ trên máy kết hợp với sự hướng dẫn thêm của giáo viên, tôi nhận thấy kết quả đạt được trên trẻ rất tốt,(chỉ số 88 trong bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi.)
(Hướng dẫn trẻ tập tô chữ cái trên máy tính)
 Hoạt động tạo hình tôi đã sử dụng phần mềm để hướng dẫn trẻ các kỹ năng vẽ,
 nặn, xé dán. 
 (Giờ học tạo hình)
 Tôi thường xuyên sử dụng phần mềm: Bé yêu học số để cho trẻ làm quen với toán qua các hoạt động học 
 (Giờ học toán)
 - Phần mềm bé học mầm non khi sử dụng phần mềm này trẻ rất hứng thú vì sự ngộ nghĩnh của trẻ những hình ảnh và trò chơi trong phần mềm như: “Vào bếp cùng mẹ” tôi đã sử dụng để tập cho bé làm nội trợ” thông qua món ăn để giáo dục dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Với “ban nhạc dế mèn “tôi đã kết hợp dạy trẻ gọi tên và phân biệt âm thanh khác nhau từ các dụng cụ âm nhạc.
( Trẻ làm quen máy tính)
 - “Sư tử học chữ” ở đây tôi cho trẻ trải nghiệm nhằm cũng có những cái đã học. Qua các trò chơi để trẻ hứng thú khi tìm dúng chữ cái cho sử tử, 
 - Ngôi nhà của bé( phần nay tôi lồng ghép để giáo dục trẻ thực hiện nếp sống gọn gàng ngăn nắp)
 - Thể dục sáng: Trước đây tôi là người tập mẫu nhưng nhờ có hệ thống máy tính mà bây giờ giáo viên có thể hỗ trợ cho trẻ những động tác khó trẻ chưa làm được. để giành thời gian quan sát sữa sai cho trẻ.( Hoạt động thể dục buổi sáng)
- Phần mền (truyện kể mầm non) thường xuyên cho trẻ xem kể chuyện vào giờ đón trẻ. Sau khi nghe xong, tôi cho trẻ kể lại câu chuyện. và hỏi trẻ về nội dung câu chuyện, với cách học này trẻ rất hứng thú và có sự phối hợp tốt với bạn bè, kết hợp giáo dục kỹ năng sống.
(Trẻ nghe kể chuyện) 
 Giải pháp 3: Soạn và thiết kế giáo án điện tử.
Những năm trước, tôi đã dùng máy tính để soạn giáo án, tuy nhiên tôi mất rất nhiều thời gian để sưu tầm, cắt dán hình ảnh để trang trí giáo án, nhưng bây giờ có phần mềm Mimio mà tôi có thể cắt dán hình ảnh phù hợp vào bài soạn nên tiết kiệm được nhiều thời gian, hình thức giáo án đẹp hơn, nhìn vào hình ảnh phần nào đó chúng ta có thể biết nội dung bài giảng. 
 (Bài giảng giáo án điện tử)
Bên cạnh đó giáo án điện tử, máy chiếu, thanh tương tác Mimio đem đến cho trẻ cái nhìn trực quan, sinh động hơn về các hiện tượng tự nhiên, xã hội...góp phần không nhỏ trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ mầm non. 
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ xem vi deo, các phần mềm có sẵn. Điều này là một giáo viên ai cũng làm được nhưng tự bản thân giáo viên có thể thiết kế một giáo án điện tử thì rất khó. Đây là một họat động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính, đặc biệt là phần mềm Power Point. 
+ Chọn phần mềm Auto Content Wizard cho một phiên bản trình diễn chuyên nghiệp.
+ Soạn một slide nội dung thật hoàn chỉnh về mọi mặt: các Plader, Textbox, các Animation tùy ý (hiệu ứng) các Font chữ và cỡ chữ, màu nền, màu
+ Cài đặt các đường dẫn đặc biệt cho các câu hỏi để có thể linh hoạt khi đặt câu hỏi hoặc trình bày minh họa cho bài giảng. 
+ Đặt các hình ảnh, âm thanh trên các chương trình. 
Lưu file giáo án dưới dạng Slide Show.
Cách trình chiếu khoa học.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và chất chất giảng dạy là kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn. Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là phù hợp, liên quan đến nội dung giảng: có nội dung, hình thức đa dạng (thông tin, hình ảnh, video) và được chọn lọc lượng thông tin bổ sung vừa đủ không quá ít, không quá nhiều. Ngoài những thông tin có thể kiếm trực tiếp trên website, hay giữa các đồng nghiệp với nhau có thể giúp cung cấp những tư liệu chuyên môn quý. 
Khi soạn giáo án điện tử tôi luôn cân nhắc việc đưa công nghệ thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào mục đích, cách tích hợp trong bài dạy. Phát huy khả năng của trẻ qua họat động thì giáo viên phải có kiến thức, phải nắm chắc kiến thức bộ môn, đặc điểm phát triển của trẻ ở lớp. Xuất phát từ nhu cầu của trẻ cùng kinh nghiệm giảng dạy và trình độ tin học của bản thân tôi đã thiết kế giáo án điện tử theo các bước như sau:
+ Chọn tên hoạt động phù hợp.
+ Đề ra mục đích cần đạt. 
+ Sưu tầm tranh ảnh qua mạng. Ứng dụng phần mềm Mimio để cắt hình ảnh. 
+ Chọn lựa nhạc để cài vào slide.
 + Chọn phông chữ là Times New roman.
+ Đánh phông chữ trình chiếu từ 36 trở lên.
+ Sử dụng phần mềm Micoroft Offce Powerpoint để đặt các hiệu ứng theo ý muốn. 
- Cách chọn hiệu ứng sau: 
+ Biểu tượng ngôi sao màu xanh (Erntance) – là hiệu ứng xuất hiện hình ảnh. 
+ Biểu tượng ngôi sao màu vàng -> hiệu ứng đổi màu, hay nhấn mạnh đối tượng như rung rinh hình ảnh. 
+ Biểu tượng ngôi sao màu đỏ (Exit) -> hiệu ứng mất những hình ảnh.
+ Biểu tượng ngôi sao màu trắng (Motion Paths) hiệu ứng vẽ đường đi bạn có thể vẽ các hướng đi theo ý muốn của mình với hình ảnh.
Khi soạn giáo án điện tử tôi luôn chú ý những quy tắc nhất định như cân nhắc trong việc sử dụng hiệu ứng. Vì nếu hiệu ứng không hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả bài giảng, khi sử dụng hiệu ứng nên làm nổi bật nội dung cần cung cấp, không nên dùng nhiều hiệu ứng sẽ gây mất tập trung chú ý của trẻ trẻ. 
Nếu giáo viên chỉ cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả của giờ học sẽ có phần hạn chế nhưng nếu giáo viên sử dụng chương trình Powerpoint chọn hiệu ứng cho các hình ảnh xuất hiện lần lượt phù hợp với lời giới thiệu của cô thì trẻ sẽ rất thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
 (Tiết dạy trình chiếu)
 Giải pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động khác. 
Ngoài việc tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ, tôi còn ứng dụng vào các họat động khác như: Quản lý hồ sơ trẻ, các loại số liệu thống kê và tình hình sức khỏe, chất lượng các đợt khảo sát.
 Tiếp tục phát huy kết quả đạt được ở những năm trước để giúp giáo viên làm việc nhanh, hiệu quả trong công tác thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ. Tạo điều kiện cho giáo viên có cơ hội học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tin học. Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin vào trong công tác giáo dục trẻ mang lại hiệu quả cao và góp phần không nhỏ trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở trẻ. 
c. Điều kiện thực hiện các giải pháp, biện pháp.
 Để thực hiện tốt các biện pháp nêu trên:
- Giáo viên cần nắm vững phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục trẻ lớp lá, và một số hoạt động khác.
- Giáo viên phải nắm vững công nghệ thông tin yêu nghề, yêu trẻ, tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi qua đồng nghiệp, tài liệu, và truy cập internet để có những biện pháp hay.
- Giáo viên phải biết tham mưu với nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.
- Giáo viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt, biết vận dụng kiến thức chuyên môn của mình để giải thích cho phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào cuộc sống.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.
 Các biện pháp nêu ra tuy khác nhau về mặt nội dung và phương pháp tuy nhiên đều có mối quan hệ mật thiết, khăng khít, hỗ trợ cho nhau nhằm nâng cao chất lượng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giáo dục trẻ - lớp lá cho trẻ. 	
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
* Kết quả khảo nghiệm:
Sau một thời gian nghiên cứu đề tài, bản thân tôi đã đưa đề tài ra khảo nghiệm để lấy ý kiến của đồng nghiệp:
	Tôi đã đưa ra các câu hỏi khảo nghiệm như sau:
	+ Các biện pháp mà tôi đưa ra chị thấy thế nào?
	+ Chị thấy những biện pháp trên đã phù hợp với trẻ ở độ tuổi này chưa?
+ Với những biện pháp trên khi áp dụng gặp phải những khó khăn gì?
+ Hiệu quả khi sử dụng các biện pháp?
 	Với những câu hỏi khảo nghiệm tôi đã nhận được câu trả lời từ đồng nghiệp:
	+ Đồng nghiệp hoàn toàn nhất trí với những biện pháp mà tôi đưa ra vì những biện pháp rất phù hợpvà hữu dụng trong thực tế dạy học cho trẻ. 
+ Đồng nghiệp tổ chức hoạt động tự tin hơn, tổ chức nhẹ nhàng và lôi cuốn hơn, vì đã được rèn luyện nhiều.
	+ Trẻ hoạt động tích cực hơn, mạnh dạn và tự tin hơn.
Sau một thời gian đưa đề tài vào áp dụng. Tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến đáng kể. Điều đó được thể hiện bằng bảng khảo sát sau:
Bảng khảo sát kết quả ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học trẻ lớp lá
Nội dung
Đầu năm
Cuối năm
- Trẻ hứng thú, tích cực trong hoạt động học, trẻ tham gia chơi tự tin, mạnh dạn.
70%
95%
- Trẻ hát đúng lời, đúng nhạc bài hát.
70%
100%
- Trẻ sử dụng chuột linh hoạt hơn: Tự tin, mạnh dạn.
60%
95%
- Trẻ thích đi học, đến lớp ngoan, nghe lời cô.
90%
100%
- Giáo viên lên lớp nhẹ nhàng, linh hoạt, tự tin, các tiết thao giảng dạy sử dụng máy chiếu đạt loại giỏi.
75%
95%
- Giáo viên lồng ghép nhiều âm nhạc vào các hoạt động có chủ đích khác
70%
95%
- Giáo viên tham gia tích cực vào các hoạt động sưu tầm, sáng tác các trò chơi.
- Thực hiện còn đối phó
- Tự giác với tinh thần trách nhiệm cao 
Bên cạnh việc khảo sát, qua việc áp dụng đề tài trong lớp. Bản thân tôi cũng tự tin và nhiều sáng tạo hơn khi dạy trẻ, biết kết hợp đan xen các hình thức cũng như lồng ghép trong phương pháp giảng dạy, biết tận dụng những cái mới lạ vào các hoạt động để các cháu hứng thú hơn.
Phụ huynh dần hiểu ra được phương pháp học tập của chương trình mầm non tuy đơn giản như trò chơi nhưng lại mang nhiều kết quả tích cực.
* Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
- Đây là một đề tài sát thực với thực tế của lớp lá Trường Mầm non Hoa Pơ Lang hiện nay giúp giáo viên có thêm một số kinh nghiệm và biện pháp để giảng dạy tốt hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc biệt là phát triển kiến thức chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.
* Khả năng áp dụng: 
Với giải pháp này, có thể áp dụng ở tất cả các lớp trong trường Mần non Hoa Pơ Lang cũng như áp dụng được ở các trường mầm non khác. 
4. Kết quả.
* Đối với trẻ: 
Qua thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên tôi đã sử dụng và khai thác tối đa các phần mềm sẵn có, soạn được trên 40 bài soạn giáo án điện tử phục vụ các lĩnh vực phát triển. Khi sử dụng phần mềm và giáo án điện tử do tôi tự thiết kế tôi nhận thấy 90% số các trẻ trong lớp tôi đã biết sử dụng và thích thú chơi các trò chơi trên máy tính. Qua các giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin đã thu hút được 95% trẻ chăm sóc chú ý vào tiết học, trò chơi, những hình ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính xác. Từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ nên kết quả sau mỗi tiết học đều đạt kết quả tốt. Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà chất lượng giáo dục trẻ ở lớp lá đạt kết quả vào cuối năm. 
* Đối với giáo viên: bản thân tôi nay cũng đã nâng cao khả năng sử dụng công nghệ thông tin, đã tự thiết kế được rất nhiều giáo án điện tử phục vụ các môn học. Điều đó đã được ban giám hiệu nhà trường, đồng nghiệp và phụ huynh thừa nhận qua các buổi dự giờ, thao giảng tốt, lên tiết dạy tốt do trường tổ chức. Bên cạnh đó, tôi cũng đã chia sẻ những kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong tác giáo dục trẻ của bản thân với đồng nghiệp và một số chị em đã có cách thực hiện cơ bản các trường mầm non tùy theo đặc điểm của từng phần nâng cao chất lượng dạy và học ở lớp cũng như ở trường tôi.
III. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
 1. Kết luận:
Trong quá trình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục trẻ, để đạt hiệu quả cao nhất, tôi thiết nghĩ: giáo viên ngoài phải có kiến thức về tin học, có khả năng phân loại tài liệu thì phải kèm theo đó là

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Cao ThịHhanh.doc