SKKN Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

SKKN Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục

3.1.1.1. Tiêu chuẩn của cán bộ lớp

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có khả năng quản lí và điều hành công việc của lớp, chúng tôi đã đề ra những tiêu chuẩn và được sự nhất trí của tập thể lớp để lựa chọn như sau:

- Lớp trưởng: yêu cầu phải là học sinh có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, học lực từ khá trở lên, có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, luôn gương mẫu trong mọi mặt, có uy tín với các bạn trong lớp, được các bạn tin yêu.

- Lớp phó phụ trách học tập: phải có sức khỏe tốt, học lực khá trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, hòa nhã, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập, cởi mở.

- Lớp phó lao động: yêu cầu có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có đức tính cần cù lao động nhưng luôn phải có năng lực sáng tạo trong công việc, có khả năng bao quát tốt.

- Thư kí lớp: học lực từ khá trở lên, đạo đức tốt, chữ viết đẹp, sạch sẽ, có kĩ năng trình bày rõ ràng, khoa học.

- Lớp phó phụ trách văn nghệ: có năng khiếu về văn nghệ và được các bạn bình chọn, học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm khá hoặc tốt, nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, có khả năng hát múa, biết đạo diễn và tổ chức đội văn nghệ khi tham gia biểu diễn.

- Tổ trưởng và tổ phó: có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, nghiêm túc trong công việc và trong học tập, có khả năng kiểm tra, đôn đốc, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 216Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh trong lớp chủ nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phụ trách về học tập.
Một lớp phó phụ trách lao động.
Một lớp phó phụ trách Văn – Thể - Mỹ.
Bốn tổ trưởng.
Bốn tổ phó.
Một thư kí lớp.
Nhiệm kỳ của cán bộ lớp là một năm (tính theo năm học).
Nhiệm vụ chung của đội ngũ cán bộ lớp
Ðiều hành, quản lý lớp thực hiện chương trình học tập, rèn luyện tư tưởng, đạo đức tác phong, tham gia các hoạt động xã hội, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các quy chế, quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo và của Nhà trường.
Xây dựng phong trào thi đua rèn luyện và học tập của tập thể lớp.
Truyền đạt, phổ biến và tổ chức thực hiện các thông báo, quy định của Nhà trường tới các thành viên trong lớp, đồng thời đại diện cho lớp đề truyền đạt ý kiến, phản ánh nguyện vọng của các bạn trong lớp với giáo viên chủ nhiệm, với Nhà trường.
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để báo cáo về tình hình lớp, xin ý kiến tư vấn nhằm giải quyết những vấn đề liên quan đến diễn biến tư tưởng, học tập, rèn luyện và sinh hoạt của các bạn trong lớp.
Định kỳ cuối mỗi tháng tổ chức họp ban cán sự lớp và mời giáo viên chủ nhiệm dự họp.
Phối hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong các hoạt động tổ chức và quản lý học tập, rèn luyện chính trị tư tưởng, trau dồi đạo đức tác phong.
Tiêu chuẩn của cán bộ lớp
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ lớp có khả năng quản lí và điều hành công việc của lớp, chúng tôi đã đề ra những tiêu chuẩn và được sự nhất trí của tập thể lớp để lựa chọn như sau:
Lớp trưởng: yêu cầu phải là học sinh có sức khỏe tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát, học lực từ khá trở lên, có kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, luôn gương mẫu trong mọi mặt, có uy tín với các bạn trong lớp, được các bạn tin yêu...
Lớp phó phụ trách học tập: phải có sức khỏe tốt, học lực khá trở lên, có phẩm chất đạo đức tốt, hòa nhã, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập, cởi mở...
Lớp phó lao động: yêu cầu có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, hạnh kiểm tốt, có đức tính cần cù lao động nhưng luôn phải có năng lực sáng tạo trong công việc, có khả năng bao quát tốt...
Thư kí lớp: học lực từ khá trở lên, đạo đức tốt, chữ viết đẹp, sạch sẽ, có kĩ năng trình bày rõ ràng, khoa học.
Lớp phó phụ trách văn nghệ: có năng khiếu về văn nghệ và được các bạn bình chọn, học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm khá hoặc tốt, nhiệt tình tham gia các phong trào văn hóa văn nghệ, có khả năng hát múa, biết đạo diễn và tổ chức đội văn nghệ khi tham gia biểu diễn.
Tổ trưởng và tổ phó: có sức khỏe tốt, học lực từ khá trở lên, nghiêm túc trong công việc và trong học tập, có khả năng kiểm tra, đôn đốc, có tinh thần giúp đỡ bạn trong học tập.
Tổ chức bình bầu bán cán sự lớp
Giáo viên chủ nhiệm cần có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, trách nhiệm của từng thành viên cán bộ lớp và được tập thể lớp thống nhất.
Lớp trưởng
Lớp trưởng là người điều hành, quản lý toàn bộ các hoạt động của lớp và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức, quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình đào tạo của nhà trường và tham gia các hoạt động xã hội.
Điều khiển tiết sinh hoạt lớp vào thứ 7 hàng tuần.
Quản lí 15 phút đầu giờ.
Tham dự các cuộc họp lớp do nhà trường thông báo. Phổ biến các kế hoạch hoạt động, thi đua của nhà trường đến ban cán sự và các thành viên trong lớp.
Chủ động hội ý với cán bộ lớp để bàn bạc lên kế hoạch hoạt chung và kế hoạch hoạt động chủ điểm.
Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về tình hình chung của lớp, báo cáo các hoạt động của lớp cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt thứ 7 và các trường hợp khẩn cấp (nếu có). Trong trường hợp khẩn cấp, lớp trưởng báo ngay cho giáo viên chủ nhiệm.
Theo dõi sĩ số các buổi học. Báo cáo sĩ số cho giáo viên vào đầu các tiết học. Điểm danh các buổi tập trung lớp.
Tổng hợp kết quả thi đua các mặt hoạt động của lớp (thông qua báo cáo của các tổ trưởng, lớp phó) hàng tuần, hàng tháng, học kì, năm học.
Phân công các công việc đột xuất khi giáo viên chủ nhiệm vắng mặt.
Theo dõi thời khóa biểu tại bảng tin của nhà trường.
Lớp phó học tập
Lớp phó phụ trách học tập là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến học tập của lớp và từng thành viên trong lớp thực hiện các nhiệm vụ sau:
Phụ trách, theo dõi, chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm vế tình hình học tập của lớp. Chữa bài tập, kiểm tra học bài cũ, làm bài tập về nhà của các thành viên trong lớp.
Tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập tốt.
Phối hợp với ban cán sự lớp, giáo viên bộ môn có kế hoạch giúp đỡ các bạn học tập còn yếu.
Báo cáo điểm các tiết học, danh sách học sinh vi phạm về học tập theo sổ đầu bài.
Theo dõi, đánh giá kết quả học tập (thành tích đạt được, các mặt chưa đạt) của lớp hàng tuần, hàng tháng báo cáo cho lớp trưởng.
Trực tiếp liên hệ, nhận nhiệm vụ từ giáo viên bộ môn khi cần thiết và thông
báo cho cả lớp.
Ðôn đốc các bạn đi học đầy đủ, đúng giờ, đảm bảo học tập nghiêm túc.
Lớp phó lao động
Lớp phó phụ trách lao động là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến công tác lao động, vệ sinh, bảo vệ cơ sở vật chất lớp học và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về lao động, vệ sinh, bảo quản
cơ sở vật chất lớp học.
Nhận nhiệm vụ của Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn trường phân công công việc, dụng cụ lao động cho các tổ trưởng một cách hợp lí khoa học.
Điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp.
Nhắc nhở các bạn trong lớp bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất của lớp học, tài sản của nhà trường.
- Nhắc nhở các tổ trực nhật sau khi hết giờ học tắt điện phòng học, đóng cửa sổ, khóa cửa.
- Tổng hợp công tác lao động, vệ sinh lớp học, bảo quản cơ sở vật chất báo cáo cho lớp trưởng.
Lớp phó phụ trách Văn - Thể - Mỹ
Lớp phó phụ trách Văn - Thể - Mỹ là người giúp lớp trưởng điều hành, quản lý các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao... và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chịu trách nhiệm trước giáo viên chủ nhiệm về hoạt động Văn- Thể - Mỹ của lớp.
Trực tiếp liên hệ với Đoàn trường trong công tác đoàn.
Điều hành theo dõi các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao của
lớp.
Chuẩn bị các bài hát sinh hoạt tập thể cho các thanh viên của lớp (Các ca
khúc cách mạng, về tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ	).
Thành lập đội văn nghệ của lớp, ban báo, các đội thể thao của lớp.
Hàng tuần, tháng tổng hợp kết quả công việc mình phụ trách báo cáo cho lớp trưởng.
Tổ trưởng, tổ phó các tổ
Theo dõi, điều khiển các mặt hoạt động của các thành viên trong tổ.
Nắm được tình hình học tập (Bạn nào học tốt, tích cực phát biểu ý kiến trong giờ học, kiểm tra các bạn trong tổ việc làm bài tập về nhà, học bài cũ).
Theo dõi các thành viên của tổ việc thực hiện nội quy của nhà trường.
Hàng tuần báo cáo về tình hình học tập trong tổ cho lớp phó học tập, tình hình nề nếp cho lớp trưởng.
Phân công trực nhật hàng ngày cho các tổ viên trong tuần.
Phân công dụng cụ trong tổ khi lao động.
Thư kí lớp
Giữ, nhận - trả, ghi sổ đầu bài của lớp. Khi có vấn đề gì về sổ ghi đầu bài phải báo cáo ngay cho lớp trưởng báo cho giáo viên chủ nhiệm kịp thời xử lí.
Ghi biên bản các tiết sinh hoạt tập thể lớp đồng thời cũng giúp giáo viên chủ nhiệm những việc ghi chép khác khi cần thiết.
Từng cán bộ lớp thực hiện theo sự phân công trên. Tuy nhiên nếu lớp trưởng vắng học thì lớp phó học tập thay lớp trưởng giải quyết các công việc của lớp. Lớp trưởng lớp phó học tập vắng thì lớp phó lao động giải quyết các công việc của lớp.
Xây dựng và tổ chức các hoạt động thi đua cho học sinh lớp 11A7 Trường THPT Quỳnh Lưu 2
Tổ chức các hoạt động thi đua hiệu quả cho học sinh lớp chủ nhiệm
Nắm vững tình hình của lớp chủ nhiệm
Trước khi tổ chức phong trào thi đua một việc làm không thể thiếu là tìm hiểu tình hình của lớp. Trả lời câu hỏi: “Lớp ta đang ở đâu, như thế nào?” Để hoàn thành tốt bất cứ công việc gì ta cũng cần nắm rõ tình hình, thực trạng để có kế hoạch thực hiện hiệu quả, có thể coi là tiền đề cho mọi thành công .
Phải biết cách tổ chức sắp xếp lớp chặt chẽ, ban cán sự lớp phải hoạt động và hoạt động hiệu quả, xếp chỗ ngồi của từng học sinh hợp lý. Sau 1 tháng phải cho các tổ đổi chỗ nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên nhóm, dãy ngoài di chuyển vào trong. Phải nắm vững từng học sinh và theo dõi từng tuần, nếu có biểu hiện tiêu cực phải tìm hiểu và đưa ra giải pháp kịp thời. Tạo không khí trong lớp học tốt để học sinh cảm thấy an toàn, yêu thương, hiểu, cảm thông, chia sẻ.
Tổ chức phong trào thi đua của lớp có hiệu quả bằng cách phát huy tính
tích cực của học sinh
Để thi đua đạt hiệu quả tốt bằng cách phát huy tính tích cực của học sinh, giáo
viên cần phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua.
Sử dụng kết quả thi đua hợp lý trong đánh giá toàn diện học sinh, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động tập thể.
Tổ chức thi đua ở tất cả các tình huống có thể tạo thành nền nếp trong các hoạt động tập thể, như các ngày lễ: 20/10; 20/11, 26/3,...
Các cuộc thi đua cần được phát động, theo dõi, đôn đốc, sơ kết và tổng kết đầy đủ. Trong thi đua không đầu voi, đuôi chuột, từ đó rút ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế.
Khuyến khích tất cả học sinh tham gia và lần lượt được là các hạt nhân chính, không nên chỉ tập trung vào một vài học sinh tích cực.
Nguyên tắc thứ 1: Công bằng trong đánh giá kết quả thi đua
Để tạo sự công bằng, đoàn kết, các em không thắc mắc thì: Giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng quy chế thi đua cho cá nhân của lớp, quy chế thi đua này được dựa trên nền tảng của quy định đánh giá xếp loại thi đua của Bộ giáo dục và đào tạo, quy định của Nhà trường, Đoàn trường.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho các tổ trưởng theo dõi, đánh giá xếp loại thi đua học sinh theo tổ. Bên cạnh tổ trưởng cón có các thành viên trong ban cán sự lớp cùng theo dõi và phản biện.
- Ban cán sự lớp tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua cho các thành viên của lớp theo quy chế thi đua của lớp.
Tiến hành tiết sinh hoạt hàng tuần:
Lớp trưởng điều hành tiết sinh hoạt, tổ chứa cho các thành viên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_cac_hoat_dong_thi_dua_cho_hoc_sinh_trong_lop_ch.docx
  • pdfLê Tiến Hào - THPT Quỳnh Lưu 2 - Chủ nhiệm.pdf