SKKN Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn”

SKKN Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn”

- Trên cơ sở cấu hình của Si, P, Bo và liên kết hóa trị của nguyên tử Si (hóa học10) để nắm rõ hơn bài học.

- Đọc trước mục III, IV và V ở sách giáo khoa để tìm hiểu ứng dụng của chất bán dẫn.

- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các linh kiện bán dẫn ở Bài 4 Linh kiện bán dẫn và IC (Công nghệ 12) và có thể tham khảo các side về linh kiện bán dẫn và ứng dụng trong kỷ thuật (bài giảng của tiết 1).

- Đọc trước mục A bài thực hành 18 trang 108.

- Bài tập về nhà:

+ Xem câu 1, 3, 6 Sách giáo khoa.

+ Bài tập thực hành vận dụng kiến thức liên môn: Xây dựng phương án thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều. Mổi tổ lắp một mạch.

 

doc 15 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 390Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười học từng bước thực hiện để hình thành năng lực. Bài dạy theo quan điểm tích hợp phải là một giờ học hoạt động phức hợp đòi hỏi sự tích hợp các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để giải quyết tình huống. Trong quá trình nghiên cứu để giảng dạy và tham gia các cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp, sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn, tôi nhận thấy rằng: Kiến thức của học sinh được học ở các môn học khác nhau có sự lặp lại; những môn học liên quan với nhau lại chưa có sự liên hệ chặt chẽ, logic để cùng giải quyết các tình huống xảy ra trong dạy học và giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Do đó học sinh chưa có một cách nhìn tổng quan, logic của vấn đề, chưa kích thích sự sáng tạo tìm tòi của học sinh nhằm đem lại kết quả thiết thực cho cuộc sống. Mặt khác một thực trạng vẫn tồn tại hiện nay ở các trường trung học phổ thông là việc dạy và học vẫn chịu tác động nặng nề của việc thi cử. Học để thi, dạy để thi đua có thành tích thi cử tốt nhất. Do đó giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học vào ứng dụng thực tiễn; lí thuyết chưa đi đôi với thực hành. Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để học sinh yêu thích môn học, biết vận dụng lí thuyết để giải quyết các vấn đề thực tiễn, hiểu được các ứng dụng của thực tiễn trên cơ sở kiến thức đã được học. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giáo viên trong quá trình giảng dạy không chỉ tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức môn học của mình mà còn phải tìm tòi kiến thức môn học khác, biết xâu chuổi kiến thức đó thành một hệ thống tạo nên các chủ đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn. 
 Xuất phát từ mục đích đó tôi đã xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” 
1.2. Phạm vi áp dụng của đề tài
	Dự án dạy học: Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” áp dụng để giảng dạy cho học sinh khối 11. Dự án dạy học trên đã được áp dụng để dạy thử nghiệm cho lớp 11B1. 
- Đặc điểm học sinh lớp 11B1:
+ Đa số học sinh chọn thi khối A và A1 nên học tốt các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa, Tin, Công nghệ.
+ HS có ý thức học tập tốt, sáng tạo, ham tìm tòi.
+ Trong lớp có nhiều em thi học sinh giỏi mônVật lý, Hóa học, Tin học
+ Nhà trường có bố trí thêm một tuần có một tiết tự chọn nâng cao môn Vật lý dành cho lớp 11B1 
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của đề tài
	Bán dẫn và ứng dụng của chất bán dẫn có vai trò quan trọng trong thực tiễn cuộc sống, hiểu được kiến thức về chất bán dẫn giúp học sinh giải quyết được nhiều vấn đề trong thực tiễn có liên quan. Kiến thức về bán dẫn học sinh được học ở lớp 10 môn Hóa học, ở lớp 11 môn Vật lí và được lặp lại ở lớp 12 môn Công nghệ với các nội dung như sau: Môn Hoá học giúp học sinh nắm được cấu tạo, cấu hình êlectron của các nguyên tử bán dẫn không đi sâu tìm hiểu đến bản chất dòng điện trong chất bán dẫn. Môn Vật lí giúp học sinh nắm được bản chất dòng điện trong chất bán dẫn mà không làm rõ cấu tạo của chất bán dẫn. Môn Công nghệ lại làm rõ các ứng dụng của chất bán dẫn trong việc chế tạo các linh kiện điện tử. Như vậy kiến thức về bán dẫn mà học sinh đã học có sự lặp lại nhưng chưa có sự logic chặt chẽ với nhau, chưa xây dựng được các nội dung liên quan thành hệ thống để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu hơn và hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề hơn, từ đó giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Do đó học sinh chưa có một cách nhìn tổng quan, logic về bán dẫn và ứng dụng, chưa kích thích sự sáng tạo tìm tòi của học sinh nhằm đem lại kết quả cao trong học tập.
	Từ thực trạng đó tôi đã nghiên cứu kiến thức cấu tạo chất bán dẫn ở môn Hóa học 10, ứng dụng của chất bán dẫn trong việc chế tạo các linh kiện điện tử ở môn Công nghệ 12 kết hợp với Dòng điện trong chất bán dẫn ở môn Vật lí để xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” với các nội dung liên quan chặt chẽ với nhau giúp học sinh hiểu được bản chất của chất bán dẫn và ứng dụng của chất bán dẫn vào thực tiễn cuộc sống.
2.2 . Nội dung của đề tài 
2.2.1. Xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” 
	Xuất phát từ thực trạng trên, qua thời gian dài nghiên cứu dạy học theo chủ đề tích hợp liên quan tới nhiều môn học gắn liền với thực tiễn, tôi đã xây dựng dự án dạy học: Tích hợp kiến thức môn Hóa học lớp 10 và môn kiến thức Công nghệ lớp 12 trong bài dạy học Vật lí lớp 11: “Dòng điện trong chất bán dẫn” 
	Cụ thể: Dựa vào kiến thức của các môn học:
Môn Vật lý:
- Đặc điểm về tính dẫn điện của bán dẫn
- Nêu được bản chất dòng điện trong bán dẫn loại p và loại n
- Mô tả được cấu tạo và tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n
- Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p-n
Môn Hóa học:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Cấu hình êlectron của các nguyên tử bán dẫn.
Môn Công nghệ:
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của điôt bán dẫn
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của tranzito
 tôi đã hệ thống và xây dựng dự án với các nội dung như sau: 
Nội dung 1: Tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất chất bán dẫn.
Nội dung 2: Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết.
Nội dung 3: Tìm hiểu chất bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Nghiên cứu tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto).
Nội dung 4: Kiểm tra sự vận dụng của học sinh sau khi học dự án.
 Các nội dung trên được thể hiện cụ thể và rõ ràng ở trong giáo án của dự án dạy học mà tôi đã thiết kế như sau: (Thời gian thực hiện dự án: 1 tiết và trình chiếu bằng power point)
GIÁO ÁN BÀI DẠY HỌC VẬT LÍ 11 CƠ BẢN: “DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN (Tiết 1)” THIẾT KẾ THEO HƯỚNG TÍCH HỢP MÔN HÓA HỌC 10 VÀ CÔNG NGHỆ LỚP 12
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Môn Vật lý:
- Đặc điểm về tính dẫn điện của bán dẫn
- Nêu được bản chất dòng điện trong bán dẫn loại p và loại n
- Mô tả được cấu tạo và tính chất chỉnh lưu của lớp chuyển tiếp p-n
- Giải thích được tính chất chỉnh lưu của lớp tiếp xúc p-n
Môn Hóa học:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn
- Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Cấu hình êlectron của các nguyên tử bán dẫn.
Môn Công nghệ:
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của điôt bán dẫn
- Mô tả được nguyên tắc cấu tạo và công dụng của tranzito
2. Kĩ năng
- Rèn luyện các kĩ năng vật lí về:
+ Giải thích được sự hình thành của các êlectron tự do và lỗ trống trong chất bán dẫn. 
+ Vẽ được sơ đồ mạch chỉnh lưu dòng điện dùng điôt và giải thích được tác dụng chỉnh lưu của mạch này.
- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống của học sinh.
3. Thái độ
- Qua các kiên thức vật lí, hóa học và công nghệ, học sinh lĩnh hội được các em có thêm hứng thú và đam mê về vật liệu bán dẫn, linh kiện bán dẫn nói riêng và những kiến thức về khoa học kỹ thuật nói chung. Từ đó các em có ý thức sáng tạo trong kỹ thuật.
- Có ý thức vận dụng kiến thức liên môn trong học tập và vận dụng kiến thức vào thức tiễn.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Chuẩn bị các phiếu học tập. 
- Các linh kiện bán dẫn: điôt bán dẫn, tranzito, và hình ảnh cấu tạo và hoạt động của các linh kiện bán dẫn.
- Những hình ảnh về ứng dụng của công nghệ bán dẫn
- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học phóng to
2. Học sinh
- Đọc trước bài mới và tìm hiểu thêm các kiến thức tự tế liên quan đến bài học (SGK Vật lý lớp 11, Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, SGK Công nghệ 12)
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Thảo luân theo nhóm hai học sinh.
- Phương dạy học nêu vấn đề.
D. LÊN LỚP
I. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Câu hỏi:
1. Nêu bản chất dòng điện trong chất khí
2. Kể tên một vài ứng dụng của dòng điện trong chất khí. Làm thế nào để hàn điện bằng hồ quang điện ?
Học sinh trả lời lên bảng trả lời câu hỏi
II. Bài mới
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất (7 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức vật lý 11
Kiến thức hóa học 10 và công nghệ 12 được tích hợp
- GV giới thiệu: Hiện nay một số nước trên thế giới có nền kỹ thuật điện tử rất phát triển và hiện đại: như Mỹ, Trung Quốc, Nga,gồm các lĩnh vực viễn thông, thông tin, công nghệ điện tử,
- HS: Lắng nghe.
- GV: Em đã biết vì sao người ta nói “ Cả thế giới có trong máy tính của bạn” và chiếu side hình ảnh Ram và chipset máy tính, Mainboard máy tính, các linh kiện điện tử và Đèn led,
- HS: Theo dõi và quan sát một số hình ảnh về Ram và chipset máy tính, Mainboard máy tính, Đèn led,
- GV giới thiệu các thiết bị trên đều được làm từ chất bán dẫn và yêu cầu HS đọc sách giáo khoa để tìm hiểu chất bán dẫn và tính chất.
- HS đọc SGK để tìm hiểu chất bán dẫn.
- GV nêu câu hỏi về chất bán dẫn và chiếu side về thang điện trở suất của bán dẫn.
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT BÁN DẪN (Tiết 1)
I. Chất bán dẫn và tính chất
1. Khái niệm chất bán dẫn.
Bán dẫn là chất trung gian giữa kim loại và điện môi như gemani, silic.
2. Tính chất của chất bán dẫn.
- Điện trở suất của chất bán dẫn có giá trị trung gian giữa Kim loại và điện môi.
- Sự phụ thuộc của điện trở suất của Bán dẫn và Kim loại vào nhiệt độ là ngược nhau.
- Điện trở suất của bán dẫn giảm khi pha thêm tạp chất, bị chiếu sáng và tác dụng của tác nhân ion hóa.
Chất bán dẫn là các chất như gemani và silic (Công nghệ 12)
Những biểu hiện quan trọng của chất bán dẫn. 
- Ở nhiệt độ thấp điện trở suất của chất bán dẫn siêu tinh khiết rất lớn, khi nhiệt độ tăng điện trở suất giảm nhanh.
- Điện trở suất của của chất bán dẫn phụ thuộc vào nồng độ tạp chất.
- Điện trở suất của chất bán dẫn giảm khi bị chiếu sáng hoặc bị tác dụng của tác nhân ion hóa. (Công nghệ 12)
Hoạt động 2: Tìm hiểu bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết (18 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức vật lý 11
Kiến thức hóa học 10 và công nghệ 12 được tích hợp
- GV Xét mẫu Si tinh khiết dựa trên cấu hình e hãy nêu cấu trúc liên kết các nguyên tử Si và GV trình chiếu side về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho học sinh dựa trên cấu hình e của Si để phân tích 
- HS: Thảo luận theo nhóm để phân tích
- GV: Dựa trên cấu trúc và liên kết hóa trị của Si tinh khiết và dao động nhiệt của các nút mạng hãy tìm hiểu sự xuất hiện của các e tự do khi nhiệt độ cao.
- HS: Thảo luận theo nhóm để phân tích.
- GV: Trình chiếu side về Mô hình mạng tinh thể Silic tinh khiết và hướng dẫn HS tìm hiểu để các nhóm trình bày và sau đó kết luận về êlectron và lỗ trống. Yêu cầu HS đưa ra bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết.
GV: Trình chiếu side chuyển động của êlectron và lỗ trống khi chưa có ngoài và có ngoài, rồi mô phỏng bản chất dòng điện trong chất bán dẫn.
HS: Ghi nhớ bản chất dòng điện trong chất bán dẫn tinh khiết.
II. Hạt tải điện trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
1. Bản chất dòng điện trong chất bán dẫn.
Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng các êlectron dẫn chuyển động ngược chiều điện trường và dòng các lỗ trống chuyển động cùng chiều điện trường.
Dựa vào cấu hình êlectron của Si để xác định liên kết giữa các nguyên tử Si với nhau (Hóa học 10) 
Hoạt động 3: Tìm hiểu chất bán dẫn loại n và bán dẫn loại p. Nghiên cứu tạp chất cho (đôno) và tạp chất nhận (axepto (8 phút)
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức vật lý 11
Kiến thức hóa học 10 và công nghệ 12 được tích hợp
- GV đặt vấn đề trên thực tế, người ta chủ động trộn tạp chất vào Si tinh khiết để có bán dẫn ngay cả ở nhiệt độ thường.
- HS: Lắng nghe
- GV: Giả sử trong mạng tinh thể Silic có lẫn một nguyên tử phôtpho (P). Xét cấu trúc liên kết hóa trị giữa nguyên tử Si và P.
- HS: Xác định cấu hình e của nguyên tử Si và P. 
- GV: Trong liên kết giữa Si và P thì nguyên tử nào thừa êlectron ? Trong mẫu bán dẫn lúc này hạt mang điện là hạt gì ? 
-HS: Trả lời.
-GV: Trình chiếu side về Bảng hệ thống tuần hoàn và mô hình mạng tinh thể bán dẫn có pha tạp chất phôtpho. Dẫn dắt để đi đến kết luận về bán dẫn loại n. Phân tích trong liên kết hóa trị với Si thì P thừa 1 êlectron và trở thành êlectron dẫn nên nguyên tử P cho tinh thể 1 êlectron nên tạp chất P gọi là tạp chất cho (đôno). 
HS: Quan sát và ghi nhớ kết luận về bán dẫn n và tạp chất cho (đôno).
- GV: Giả sử trong mạng tinh thể Silic có lẫn một nguyên tử Bo (B). Xét cấu trúc liên kết giữa nguyên tử Si và P.
- HS: Xác định cấu hình e của nguyên tử Si và B. 
- GV: Trong liên kết giữa Si và B thì nguyên tử nào thiếu êlectron ? Trong mẫu bán dẫn lúc này hạt mang điện là hạt gì ?
HS: Trả lời.
- GV: Trình chiếu side về Bảng hệ thống tuần hoàn và mô hình mạng tinh thể bán dẫn có pha tạp chất Bo. Dẫn dắt để đi đến kết luận về bán dẫn loại p. Phân tích trong liên kết hóa trị với Si thì B thiếu 1 êlectron nên lấy 1êlectron của nguyên tử Si bên cạnh, nguyên tử B nhận 1 êlectron nên tạp chất B gọi tạp chất nhận (axepto).
HS: Quan sát và ghi nhớ kết luận về bán dẫn p và tạp chất nhận (axepto).
II. Hạt tải điện trong chất bán dẫn. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
2. Bán dẫn loại n và bán dẫn loại p.
Bán dẫn loại n là bán dẫn có số electron nhiều hơn số lỗ trống.
+ Tạp chất P (phôtpho có 5e hóa trị) pha vào Si:
- P sau khi liên kết với Si làm chất bán dẫn thừa ra vô số êlectron. P gọi là tạp chất cho.
- Chất bán dẫn Si có pha tạp P gọi là bán dẫn loại n, hạt mang điện chủ yếu là êlectron.
Bán dẫn loại p là bán dẫn có số lỗ trống nhiều hơn số êlectron.
+ Tạp chất B (Bo có 3e hóa trị) pha vào Si:
- B thiếu êlectron để tạo cặp liên kết với Si. B lấy êlectron của Si khác và để lại lỗ trống. B gọi là tạp chất nhận.
- Chất bán dẫn Si có pha tạp B gọi là bán dẫn loại p, hạt mang điện chủ yếu là lỗ trống.
Dựa vào cấu hình êlectron của Si và P để xác định liên kết giữa Si và P (Hóa học 10) 
Dựa vào cấu hình êlectron của Si và P để xác định liên kết giữa Si và B (Hóa học 10)
Hoạt động 4: Củng cố (4phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Đưa ra một số bài tập trắc nghiệm để củng cố kiến thức của bài (chiếu side)
- Trả lời các bài tập trắc nghiệm.
III. Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
- Trên cơ sở cấu hình của Si, P, Bo và liên kết hóa trị của nguyên tử Si (hóa học10) để nắm rõ hơn bài học.
- Đọc trước mục III, IV và V ở sách giáo khoa để tìm hiểu ứng dụng của chất bán dẫn.
- Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các linh kiện bán dẫn ở Bài 4 Linh kiện bán dẫn và IC (Công nghệ 12) và có thể tham khảo các side về linh kiện bán dẫn và ứng dụng trong kỷ thuật (bài giảng của tiết 1).
- Đọc trước mục A bài thực hành 18 trang 108. 
- Bài tập về nhà: 
+ Xem câu 1, 3, 6 Sách giáo khoa.
+ Bài tập thực hành vận dụng kiến thức liên môn: Xây dựng phương án thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều. Mổi tổ lắp một mạch.
2.2.2. Phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh
Các tiêu chi kiểm tra đánh giá kêt quả học tập của học sinh sau
- Kiến thức:
+ Các kiến thức môn vật lý được học sinh lĩnh hội trong tiết học
+ Các kiến thức hóa học và công nghệ được giáo viên tích hợp vào tiết dạy vật lí
- Kĩ năng:
+ Các kĩ năng môn vật lí, hóa học, công nghệ được giáo viên hướng dẫn cho học sinh trong tiết hoc.
+ Học sinh biết vận dụng các kiến thức môn Vật lý, Hóa học, Công nghệ cùng với các môn học khác để giải quyết các vấn đề mình bắt gặp trong học tập và cuộc sống
+ Các kĩ năng làm việc theo nhóm của học sinh.
- Thái độ:
+ Học sinh có ý thức tự giác, tích cực, sáng tạo trong học tập. Bản thân học sinh luôn luôn tìm tòi cái mới trong quá trình học tập của bản thân.
+ Qua các kiên thức Vật lí, Hóa học và Công nghệ mà học sinh lĩnh hội được các em có thêm hứng thú và đam mê về vật liệu và linh kiện bán dẫn nói riêng và những kiến thức về khoa học kỹ thuật nói chung. Từ đó các em có ý thức sáng tạo trong kỹ thuật, vươn lên trong học tập để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu.
Hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra 15 phút
- Xây dựng phương án thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều.
2.2.3. Kết quả đạt được của các nhóm sau khi hoàn thành dự án
Để đánh giá tính khả thi của dự án trên giáo viên đã triển khai dự án này ở lớp 11B1. Giáo viên cho làm bài kiểm tra 15p và bài thu hoạch xây dựng phương án thực hành lắp một mạch mạ đồng cho một tấm sắt từ nguồn điện xoay chiều ở lớp 11B1 (lớp thực hiện dự án) và lớp 11B2 (lớp không thực hiện dự án). Nhằm kiểm tra đánh giá kiến thức và kĩ năng học sinh thông qua bài dạy học. Kết quả đạt được như sau:
Líp
Tổng số
KÕt qu¶ kiÓm tra
Ghi chó
< 5
5 đến 6,5
6,5 đến < 8
8 đến 10
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
11B1
45
0
0,0
8
17,7
21
46,7
16
35,6
Lớp thực hiện dự án
11B2
45
5
11,1
19
42,2
12
26,7
9
20,0
Lớp không thực hiện dự án
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài
Qua kết quả ta thấy: 
- Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học: Dòng điện trong chất bán dẫn ở Vật lí lớp 11 và các ứng dụng của chất bán dẫn trong cuộc sống.
 - Nắm kiến thức một cách nhìn tổng thể , có hệ thống, có lôgic của kiến thức ở trường THPT. Không những thế trong dự án dạy học này tôi đã đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng khả năng vận dụng lí thuyết đã được học để giải quyết các bài toán thực tiễn, khả năng tự học, tự tìm hiểu của học sinh ở nhà qua các tài liệu tham khảo, qua internet,...
- HS có kiến thức môn Công nghệ về linh kiện bán dẫn để học ở chương trình 12, và ôn tập lại nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn, cấu tạo bảng tuần hoàn và viết cấu hình electron của các nguyên tố thông qua việc sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
 - Rèn luyện tính tự học của học sinh, giúp các em biết vận dụng các kiến thức liên môn để phân tích, xử lí, tổng hợp các kiến thức từ thực tế cuộc sống để có thể có được các đơn vị kiến thức mới dành cho bản thân. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi xã hội ngày càng phát triển xã hội bùng nổ thông tin và con người cần phải biết chắt lọc, thu thập thông tin và hình thành kĩ năng của con người thế kỷ 21. Xa hơn nữa các em trong quá trình học tập suy nghĩ vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề các em gặp phải trong thực tiễn.
- Dạy học theo dự án tích hợp nhiều môn học và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống giúp học sinh hiểu biết hơn về Vật lý và cuộc sống. Từ đó giúp học sinh hứng thú hơn với bộ môn Vật lý.
3.2. Kiến nghị, đề xuất 
	Qua đề tài tôi nhận thấy dạy học tích hợp là một xu hướng tích cực được nhiều nước trên thế giới thực hiện đã có hiệu quả. Dạy học tích hợp với các chủ đề, chủ điểm có liên quan nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn giúp giảm bớt sự trùng lặp kiến thức ở nhiều môn học, vận dụng kiến thức được học để giải thích các vấn đề của thực tiễn cuộc sống ; đồng thời với hình thức đánh giá kiến thức mà tôi đã đưa ra ở trên phát huy được tính tích cực của học sinh, học sinh được chủ động suy nghĩ, hình thành và rèn được nhiều kĩ năng mới như tìm kiếm thông tin, trình bày, thảo luận,... Để khuyến khích giáo viên sáng tạo, thiết kế các bài dạy học theo chủ đề, chủ điểm liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn ở các trường trung học phổ thông theo tôi: 
+ Các cơ quan quản lí giáo dục cần quan tâm chỉ đạo, tổ chức các cuộc thi để thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
+ Nhà trường triển khai các buổi bồi dưỡng chuyên môn chung cho một số bộ môn như: Lí – Hoá; Lí – Công nghệ; Hoá – Sinh; Văn – Sử; Văn – GDCD,... cùng thảo luận để đưa ra các dự án dạy học thích hợp. 
+ Nhà trường tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên và học sinh hoàn thành các dự án của mình.
+ Mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian và

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_tich_hop_kien_thuc_mon_hoa_hoc_lop_10_va_mon_kien_thuc.doc