SKKN Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

SKKN Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954

5. Tính mới của đề tài

Tổ chức được tiết học tích hợp các môn Địa lý, Ngữ văn, Âm nhạc, Giáo

dục công dân giúp học sinh có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng của nhiều lĩnh

vực chuyên môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong học tập và đời sống,

qua đó giúp học sinh phát triển được những phẩm chất và năng lực mà chương

trình giáo dục THPT đang hướng tới. Việc dạy học tích hợp kiến thức liên môn

còn giúp tránh được sự trùng lặp kiến thức nếu dạy ở nhiều môn học, nhờ đó

phù hợp với thời gian học của học sinh trong trường THPT, góp phần giảm tải

so với chương trình hiện hành.

Về việc lồng ghép tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh mặc dù đã

được thực hiện ở nhiều bài trong chương trình, nhưng ở bài giai đoạn 1945-1954

lại rất đặc biệt. Ở giai đoạn này đã tổng hòa được hầu hết các cốt cách của con

người Bác thông qua những hình ảnh chân thực trong cuộc sống hàng ngày,

đồng thời đã toát lên được cốt cách của một vị lãnh tụ thiên tài trong việc dùng

người, trong đối sách đối với kẻ thù và đưa ra được những quyết định vô cùng

sáng suốt. Từ đó, giúp học sinh có cách nhìn nhận con Người Bác một cách toàn

diện, biết học tập và vận dụng nó vào cuộc sống.

Đề tài nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn dạy học, nó có tính khả thi không

chỉ đối với bản thân tôi và nhóm giáo viên môn Lịch sử của trường nhằm nâng

cao chất lượng dạy học bộ môn mà trên thực tế còn được nhân rộng ra các

trường trên địa bàn của Huyện.

pdf 69 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 830Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tích hợp kiến thức liên môn và tư tưởng đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh vào giảng dạy phần lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945-1954", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiến đấu anh 
dũng tuyệt vời, sự hi sinh máu xƣơng của những ngƣời tham gia chiến dịch là 
không uổng phí, góp phần mang lại hòa bình cho đất nƣớc, cuộc sống bình yên 
cho nhân dân. Chính các tác phẩm văn học đã luôn bám sát hiện thực và thực 
hiện nhiệm vụ phản ánh sinh động thực tiễn đấu tranh, kịp thời động viên và cổ 
vũ toàn dân, toàn quân tham gia sản xuất và chiến đấu. Qua đó, giúp các em có 
cái nhìn chân thực, khách về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân 
dân ta, giáo dục tinh thần yêu nƣớc, trân trọng những giá trị lịch sử. 
2.4. Môn Giáo dục công dân 
Giáo dục công dân là một môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc 
giáo dục nhân cách cho học sinh. Mục đích cuối cùng của tất cả các môn học là 
giúp học sinh hiểu biết về tri thức và hoàn thiện về nhân cách, môn Lịch sử cũng 
không nằm ngoại lệ. Đặc biệt, phần truyện kể là một trong những nguồn tƣ liệu 
trong dạy học môn Giáo dục công dân ở trƣờng phổ thông lại rất phù hợp và có 
thể áp dụng trong giảng dạy môn Lịch sử. Kể về một nhân vật lịch sử, kể về một 
trận đánh, kể về một giai đoạn lịch sử thông qua cách dẫn dắt câu chuyện giáo 
viên sẽ tác động tình cảm vào học sinh, giúp các em chuyển tri thức thành niềm 
tin, làm phong phú đời sống tâm hồn, bồi dƣỡng thái độ yêu ghét rõ ràng, đối 
với cái xấu thì lên án, cái tốt phải biết nêu gƣơng học tập. 
- Khi dạy bài 18, mục III.2: Chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950 
+ Nội dung tích hợp: 
24 
- HS nhận thức đƣợc tinh thần quyết tâm giành thắng lợi của quân dân ta trong 
kháng chiến chống Pháp 
- Thấy đƣợc sự mƣu trí, tinh thần xả thân quên mình vì độc lập dân tộc. 
+ Phƣơng tiện: HS sƣu tầm 1 số truyện kể về trận đánh ở Đông Khê, về anh 
hùng La Văn Cầu hay về Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới. 
+ Phƣơng pháp: GV tổ chức cho các em thi kể chuyện, cử ra 1 ban giám khảo. 
+ Yêu cầu: Nội dung câu chuyện ngắn gọn, súc tích có ý nghĩa giáo dục cao. 
+ Giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm. 
GV trích dẫn 1 câu chuyện: về Anh hùng La Văn Cầu – tổ trƣởng đơn vị bộc 
phá chỉ huy trong trận đánh Đông Khê, khi bị địch bắn trúng cánh tay phải và 
má phải đã ôm trái bộc phá nặng 12 kg, gƣợng hết sức mình ném bộc phá vào lô 
cốt địch. Tấm gƣơng chiến đấu của anh hùng la Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi 
đua giết giặc lập công trong toàn quân, trở thành lá cờ đầu trong phong trào thi 
đua sử dụng bộc phá công đồn- một hình thức chiến thuật mới của quân đội ta từ 
trong chiến dịch Biên giới thu đông năm 1950. Phẩm chất kiên cƣờng, tự lực của 
ông đại diện cho phẩm chất của bao thế hệ bộ đội Cụ Hồ. Trong cuộc sống, ông 
luôn lạc quan vƣợt qua mọi khó khăn. Anh hùng lực lƣợng vũ trang nhân dân La 
Văn Cầu là tấm gƣơng sáng cho thế hệ trẻ noi theo. 
- Khi dạy bài 20: mục II.2.Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954) 
+ Nội dung tích hợp: 
- HS nhận thức đƣợc tinh thần quyết tâm giành thắng lợi quyết định cuối cùng 
của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp. 
- Tinh thần khắc phục khó khăn để chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ 
+ Phƣơng tiện: trong phần đầu chuẩn bị cho chiến dịch, GV cho HS xem 1 hình 
ảnh “xe kéo pháo đè lên một chiến sĩ” 
+ Phƣơng pháp: Cho HS quan sát, GV đặt câu hỏi: Anh là ai? Đang làm nhiệm 
vụ gì? Bức tranh gợi cho em nghĩ đến câu chuyện gì? 
 + Sau khi HS trả lời, GV nhấn mạnh: Trong bức tranh là hình ảnh phác họa anh 
hùng Tô Vĩnh Diện, tiểu đội trƣởng đội kéo pháo trong chiến dịch Điện Biên 
25 
Phủ. Khi bộ đội ta kéo pháo qua những chặng đƣờng khó khăn nguy hiểm, anh 
xung phong giữ càng lái để đảm bảo an toàn cho khẩu pháo. Khi một trong 4 
dây kéo bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh đã hô đồng đội: “Thà hi sinh, quyết 
bảo vệ pháo” và bất chợt anh buông tay lái lao về phía trƣớc, lấy thân mình chèn 
bánh pháo, nhờ đó đồng đội kịp ghim giữ pháo dừng lại và anh đã hi sinh. Tấm 
gƣơng hi sinh vô cùng anh dũng của đồng chí Tô Vĩnh Diện đã cổ vũ mạnh mẽ 
toàn đơn vị vƣơn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Nhƣ vậy, thông qua những câu chuyện kể nhằm giúp các em biết tƣ duy 
logic, biết cách thuyết trình một nội dung. Đồng thời, các chuyện kể lịch sử chứa 
đựng tính nhân văn, mang tính giáo dục cao. Tấm gƣơng chiến đấu hi sinh của 
 biết các anh hùng sẽ in đậm trong quá trình hình thành nhân cách giúp các em
yêu thƣơng con ngƣời, biết hi sinh, chịu khó, vƣơn lên trong học tập. 
3. Tích hợp tƣ tƣởng Hồ Chí Minh qua các bài giảng Lịch sử 
3.1. Giáo dục tinh thần yêu nƣớc, tinh thần vì nƣớc vì dân, vƣợt qua 
mọi khó khăn thách thức để đạt đƣợc mục đích cách mạng. 
- Khi dạy Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến 
trước ngày 19/12/1946, dạy mục II: mục 1, 2,3. 
+ Nội dung tích hợp: Ngay sau khi Hà Nội khởi nghĩa giành thắng lợi, từ chiến 
khu Việt Bắc Bác trở về Hà Nội, Bác rất đau lòng khi thấy nhân dân ta trải qua 
nạn đói khủng khiếp do hậu quả của chính sách cai trị tàn bạo của bọn thực dân, 
phong kiến. Vì vậy, ngay sau khi đọc Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nƣớc 
Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngƣời đã ra sắc lệnh diệt “Giặc đói”, giặc dốt. Với 
cƣơng vị là ngƣời đứng đầu Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh xem đói 
nghèo cũng là một thứ giặc nguy hiểm nhƣ giặc dốt và giặc ngoại xâm. 
+ Hình thức tích hợp: Cho học sinh xem 1 đoạn video về diệt giặc đói, giặc dốt 
của Hồ chí Minh. 
+ Hỏi: Từ những hình ảnh đó giúp chúng ta cảm nhận đƣợc điều gì ở con ngƣời 
của Bác? 
Từ đó, học sinh hiểu đƣợc đó là lòng yêu nƣớc thƣơng dân, cống hiến hết 
 mình cho sự nghiệp cách mạng.
GV nêu câu hỏi:Tại sao Bác lại chủ trương diệt “giặc dốt”? Việc làm đó có ý 
nghĩa gì? 
GV sử dụng một số tranh ảnh về các lớp bình dân học vụ để giúp học sinh hiểu 
rõ hơn hoàn cảnh lịch sử của đất nƣớc ta thời điểm đó. 
26 
Cùng với nạn đói là nạn dốt, do chính sách ngu dân của thực dân, phong 
kiến nên sau ngày cách mạng tháng Tám thành công cả nƣớc có hơn 90% dân số 
mù chữ. Bác viết: “Nạn dốt là một trong những phƣơng pháp độc ác mà bọn 
thực dân dùng để cai trị chúng ta, hơn 90 % dân số mù chữ, nhƣng chỉ cần 3 
tháng đủ để học đọc, học viết tiếng nƣớc ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt 
là một dân tộc yếu, vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập “Nha bình dân học vụ”, kêu gọi 
nhân dân cả nƣớc tham gia phong trào xóa nạn mù chữ. 
Song song với việc diệt giặc đói, giặc dốt là việc xây dựng chính quyền 
cách mạng, khi dạy mục 1: Xây dựng chính quyền cách mạng. 
-Nội dung tích hợp: Giúp học sinh hiểu rõ hơn hoàn cảnh đất nƣớc đang trong 
tình thế lâm nguy, chính phủ Lâm thời không còn phù hợp, vì vậy Bác đã chủ 
trƣơng phải bầu ra một Quốc hội - đó là cơ quan quyền lực tối cao của nhân dân 
sẽ cử ra một chính phủ thực sự của toàn dân và ấn định cho nƣớc Việt Nam một 
hiến pháp dân chủ có đủ cơ sơ pháp lý để đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài 
- Hình thức tích hợp: GV nêu câu hỏi phát vấn, HS trả lời. 
 GV nêu câu hỏi: Tại sao trong lúc nạn đói, nạn dốt đang hoành hành 
Người lại chủ trương tổng tuyển cử bầu Quốc hội? 
GV cho HS thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày quan điểm của 
mình. 
27 
Qua đây giáo dục cho học sinh tinh thần vì dân vì nƣớc của Bác. Tƣ tƣởng 
này xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động của Bác, thể hiện qua nhiều bài dạy. 
Suốt cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Ngƣời ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc 
cho đến khi vĩnh biệt chúng ta, Ngƣời chỉ có một “Ham muốn tột bậc là làm sao 
cho nƣớc nhà hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có 
cơm ăn áo mặc, ai cũng đƣợc học hành” 
3.2. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng cần, kiệm, 
liêm, chính, chí công vô tƣ 
Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng bắt nguồn từ đạo đức của 
dân tộc Việt Nam, kế thừa đạo đức Phƣơng Đông, những tinh hoa văn hóa đạo 
đức của nhân loại. Hồ Chủ Tịch coi đạo đức là nền tảng của cách mạng, nhƣ gốc 
của cây. Chính vì vậy, Ngƣời luôn quan tâm tới việc giáo dục đạo đức cho mọi 
ngƣời. Theo Ngƣời, đạo đức cách mạng là: “Trung với nước, hiếu với dân; Yêu 
thương con người; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư và tinh thần quốc tế 
trong sáng”. Để xây dựng một nền đạo đức mới, Hồ Chí Minh đã nêu lên những 
nguyên tắc cơ bản để định hƣớng cho sự lãnh đạo của Đảng là: “Nói phải đi đôi 
với làm, xây phải đi đôi với chống, phải tu dưỡng đạo đức suốt đời”. 
Khi dạy bài 17: Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 
đến trƣớc ngày 19/12/1946. 
Mục II. 2: Giải quyết nạn đói 
-Nội dung tích hợp: Sau cách mạng thành công, đất nƣớc ta phải đối đầu với một 
nạn đói nghiêm trọng chƣa từng thấy, cảnh ngƣời chết đói đầy đƣờng, tha 
phƣơng cầu thực.Trong bối cảnh đó, Bác đã đƣa ra những biện pháp thiết thực: 
lập hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm, thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất... 
Trong những lần kêu gọi đó, Bác luôn là ngƣời gƣơng mẫu thực hiện trƣớc và 
nhắc nhở các đồng chí cùng thực hiện. 
- Hình thức tích hợp: Yêu câu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi, GV sử dụng 
hình thức phát vấn. 
GV: Cho HS quan sát 1 số hình ảnh về nạn đói. 
28 
+ GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh rồi nêu câu hỏi: Từ những hình ảnh trên em 
cảm nhận đƣợc điều gì về tình cảnh nƣớc ta sau ngày cách mạng? Trong bối 
cảnh đó, Bác đã có chủ trƣơng gì? 
+ Sau khi HS trả lời, GV chốt lại 1 số ý chính và kết luận: Chính những việc làm 
của Bác và Trung ƣơng Đảng đã đƣa đất nƣớc ta bƣớc đầu giải quyết đƣợc khó 
khăn về nạn đói. 
Từ đó hình thành cho học sinh tinh thần tƣơng thân, tƣơng ái, lá lành đùm lá 
rách, biết giúp đỡ những ngƣời xung quanh. 
 Với bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân 
Pháp ( 1946-1954), Mục IV.2. Chiến dịch Biên Giới thu đông năm 1950 
-Nội dung tích hợp: Việc Bác Hồ tham gia chiến dịch giúp học sinh hiểu đƣợc 
hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy 
hiểm (hình ảnh: trèo đèo, lội suối, giản dị trong ăn mặc, trong cách thể hiện tình 
29 
cảm đối với chiến sĩ đồng bào..) cùng Bộ chỉ huy ra mặt trận chỉ đạo chiến đấu 
là nguồn động viên to lớn làm nức lòng cán bộ, chiến sĩ, dân công ra sức thi đua 
“giết giặc lập công” đƣa chiến dịch toàn thắng. 
- Hình thức tích hợp:+ Học sinh đóng vai “Bác đi chiến dịch”, quay video. 
 + Cho HS xem 1 số hình ảnh của Bác trên đƣờng đi chiến 
dịch. 
- Sau khi HS xem vi deo, GVđặt câu hỏi phát vấn: 
+ Tại sao, trong chiến dịch này Bác Hồ trực tiếp tham gia chỉ huy mặt trận? 
+ Sau khi HS trả lời, GV cung cấp them 1 số nội dung 
 Đây là chiến dịch vô cùng quan trọng nhằm tiêu hao một bộ phận sinh lực 
địch, giải phóng một phần vùng biên giới phía Bắc, mở rộng mối quan hệ với 
các nƣớc XHCN.. 
 Thông qua bài học, giáo dục cho học sinh học tập đức tính giản dị của Hồ 
Chủ tịch. Bởi vì, thế hệ thanh thiếu niên hiện nay do bị tác động bởi nhiều yếu 
tố, nhƣ phim ảnh, lối sống không lành mạnh đã suy thoái về đạo đức, lối sống 
đến cách cƣ xử với mọi ngƣời..Vì vậy, giáo dục học sinh học tập đức tính giản 
dị của Bác là vô cùng cần thiết từ đó góp phần hình thành nhân cách cho học 
sinh. Bác Hồ của chúng ta vô cùng giản dị, dù ở cƣơng vị nào lối sống của 
Ngƣời cũng giản dị, với một đôi dép cao su, bộ đồ ka ki đã ngã màu. 
30 
 Khi dạy bài 17: Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến 
trƣớc ngày 19/12/1946, mục III: Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ 
chính quyền cách mạng. 
Nội dung tích hợp: Trong bối cảnh sau cách mạng tháng Tám, nƣớc ta phải 
đƣơng đầu với nhiều kẻ thù xâm lƣợc, để tránh một lúc phải đối phó với nhiêu 
kẻ thù, Trung ƣơng Đảng đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí minh đã phân loại kẻ thù 
để có phƣơng pháp đấu tranh cho phù hợp với chủ trƣơng: mềm mỏng trong 
sách lƣợc, cứng rắn về nguyên tắc, kiên quyết giữ vững chủ quyền dân tộc. Đặc 
biệt, đối với thực dân Pháp, Ngƣời và Trung ƣơng Đảng đã chủ trƣơng nhân 
nhƣợng để tránh cho dân tộc ta một cuộc chiến tranh, nhƣng càng nhân nhƣợng 
thực dân Pháp càng lấn tới bởi vì chúng quyết tâm cƣớp nƣớc ta một lần nữa. 
Ngƣời đã kêu gọi nhân dân chiến đấu đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ nền độc 
lập tự do của Tổ quốc. 
-Hình thức tích hợp: Lồng ghép vào bài giảng của GV. 
3.3. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về quốc phòng toàn dân, xây 
dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân 
Tƣ tƣởng quân sự Hồ Chí Minh đƣợc hình thành trên cơ sở lí luận và thực 
tiễn cách mạng, đó là di sản về nghệ thuật quân sự rất phong phú và quý báu của 
dân tộc. Đó là tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác - Lê nin về bạo lực cách mạng, về 
khởi nghĩa vũ trang, về chiến tranh đƣợc đề ra cho giai cấp vô sản và quần 
chúng lao động trong cuộc đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ nền độc lập. 
Đó là tinh hoa quân sự cổ, kim của cả phƣơng Đông và phƣơng Tây. Là kinh 
nghiệm chiến tranh cách mạng của nhiều nƣớc nhất là Trung Quốc và Liên Xô. 
Khi dạy Bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống 
thực dân Pháp (1946-1950). Mục I.2: Đƣờng lối kháng chiến của Đảng. 
- Nội dung tích hợp: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ( 6/3) và tạm ƣớc( 14/9/1946), 
về phía ta nghiêm chỉnh chấp hành nội dung của hiệp định và Tạm ƣớc, còn về 
phía Pháp liên tục có những hành động gây hấn tấn công nƣớc ta. Nghiêm trọng 
hơn, ngày 18/12/1946 Pháp đã gửi 2 bản tối hậu thƣ yêu cầu ta phải giải tán lực 
lƣợng tự vệ chiến đấu và giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. Trƣớc những 
hành động ngang ngƣợc của kẻ thù, Trung ƣơng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh 
nhận định, mọi sự nhận nhƣợng của chúng ta đến đây kết thúc, ngay trong đêm 
19/12/1946, Bác Hồ đã ra “ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. 
- Hình thức tích hợp: GV yêu cầu HS tìm hiểu nội dung đoạn trích trong: “Lời 
kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của chủ tịch Hồ Chí Minh.: “bất kỳ đàn ông, 
đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia đảng phái, tôn giáo dân tộc. Hễ 
là người Việt Nam thì hãy đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có 
súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có súng gươm thì dùng cuốc, 
thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” 
- GV nêu câu hỏi : Theo em, tính chất toàn dân đƣợc Chủ tịch Hồ Chí Minh thể 
hiện nhƣ thế nào trong đoạn trích? Tƣ tƣởng đó xuất phát từ đâu? 
31 
- Sau khi HS trả lời, GV đƣa ra 1 số gợi ý: 
+ Tính chất toàn dân của cuộc kháng chiến là xuất phát từ tƣ tƣởng của Chủ tịch 
Hồ Chí Minh về quốc phong toàn dân, xây dựng lực lƣợng vũ trang nhân dân. 
Cuộc kháng chiến này là của toàn dân tộc, không kể già trẻ, gái trai, giáo lƣơng, 
dân tộc, hễ là ngƣời Việt Nam hãy đứng lên cứu nƣớc, cứu nhà. 
 +Tƣ tƣởng đó xuất phát từ tƣ tƣởng của chủ nghĩa Mác- LêNin “ Cách mạng là 
sự nghiệp của quần chúng”, kháng chiến toàn dân có nghĩa là “ Mỗi ngƣời dân 
là một chiến sỹ, mỗi làng xã là một pháo đài”. 
 Giáo viên có thể liên hệ và mở rộng thêm: Tƣ tƣởng đó của Ngƣời đã trở thành 
một nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự của Việt Nam. Hiện nay đang ngồi trên 
ghế nhà trƣờng phổ thông nhƣng các em đã đƣợc trang bị những kiến thức cơ 
bản, khoa học về quốc phòng, an ninh, đƣợc luyện tập những kỷ năng chiến đấu 
của một ngƣời lính trên chiến trƣờng. Đó chính là các em đang thực hiện tƣ 
tƣởng của Ngƣời về quốc phòng toàn dân. (Chiếu cho học sinh xem một số hình 
ảnh về giờ học an ninh quốc phòng của học sinh nhà trƣờng ) 
3.4. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về sức mạnh của nhân dân, của 
khối đoàn kết dân tộc 
Tƣ tƣởng đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lƣợc quyết định 
sự thành công của cách mạng, là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng 
Việt Nam. Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc không 
chỉ dừng lại ở tƣ tƣởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến lƣợc 
32 
cách mạng, một khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân. Nó phải biến sức 
mạnh vật chất thành sức mạnh vật chất có tổ chức. Tổ chức bao trùm nhất đó 
chính là Mặt trận dân tộc thống nhất. Tƣ tƣởng của Ngƣời về sức mạnh nhân 
dân, về khối đại đoàn kết dân tộc chính là thực tiễn của cách mạng Việt Nam. 
- Khi dạy bài 19: Bƣớc phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực 
dân Pháp (1951-1953) mục II. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng 
(2/1951) 
- Nội dung tích hợp: Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta đang đứng trƣớc những 
vận hội mới, đồng thời cũng có những thách thức mới. Những vận hội và thách 
thức đó tác động hàng ngày, hàng giờ đến khối Đại đoàn kết dân tộc. Để tiến 
lên, chúng ta chỉ có con đƣờng là phải kiên trì, vững vàng, quán triệt thực hiện 
tƣ tƣởng Đại đoàn kết của Hồ Chí Minh, đồng thời, chúng ta cũng phải đổi mới, 
phát triển những nội dung phƣơng pháp Đại đoàn kết của Ngƣời cho phù hợp 
với sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế- xã hội trong nƣớc và thế giới. Kế 
thừa, phát triển tƣ tƣởng Đại đoàn kết trong sự nghiệp đổi mới phải có sự nghiên 
cứu sâu sắc toàn diện tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội và quốc tế. 
- Hình thức tích hợp: cho học sinh đọc Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí 
Minh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951).“Dân ta có 
một lòng yêu nƣớc nồng nàn, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xƣa đến 
nay, mỗi khi tổ quốc có xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một 
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lƣớt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó 
nhấn chìm tất cả lũ bán nƣớc và lũ cƣớp nƣớc..”. 
- Phƣơng pháp: GV nêu câu hỏi phát vấn 
+ Hỏi: Đoạn trích trên muốn khẳng định điều gì? 
 + Sau khi HS trả lời, GV khắc sâu về tƣ tƣởng đoàn kết toàn dân và sức mạnh 
của khối đoàn kết là một trong những nguyên nhân quyết định cho sự thành 
công trong chiến đấu bảo vệ đất nƣớc. Trong giai đoạn hiện tại, chúng ta cần vận 
dụng sáng tạo tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết để đạt đƣợc kết quả cao 
nhất. 
- Hay khi giảng dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 
kết thúc ( 1953-154) mục IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến 
chống Pháp. 
+ Nội dung tích hợp: Cho HS thấy đƣợc một trong những nguyên nhân quan 
trọng góp phần quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 
1945-1954 đó chính là toàn quân toàn dân nhất trí đồng lòng, đoàn kết trong 
chiến đấu. 
+ Hình thức tích hợp: Tìm hiểu về sức mạnh nhân dân, tinh thần đoàn kết dân 
tộc trong kháng chiến chống Pháp. 
+ Phƣơng pháp: HS phân tích đƣợc một trong những nguyên nhân quan trọng 
dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc đó chính 
33 
là toàn Đảng, toàn quân ta đoàn kết một lòng, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù 
trong lao động sản xuất. 
+ GV ra bài tập về nhà, yêu cầu học sinh HS viết dƣới dạng bài thuyết trình 
(khoảng 200 từ) về tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trong chiến đấu cũng nhƣ 
trong sản xuất ( Phần phụ lục). 
+ Yêu cầu cần đạt: HS hiểu đƣợc hoàn cảnh lịch sử nƣớc ta trong những ngày 
đầu sau cách mạng tháng Tám 1945, nhân dân đã đoàn kết đồng lòng vƣợt qua 
khó khăn, thử thách, bƣớc đầu giải quyết nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính 
và tổng tuyển cử bầu Quốc hội thành công. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng đứng 
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh chúng ta đã phân hóa, cô lập kẻ thù tập trung lực 
lƣợng đánh Pháp. Khi nhân dân Nam Bộ kháng chiến, Đảng đã huy động sức 
mạnh cả nƣớc, từng đoàn quân “Nam tiến” tiến vào Miền Nam. Trƣớc dã tâm 
quyết tâm xâm lƣợc nƣớc ta một lần nữa của thực dân Pháp, con đƣờng đấu 
tranh bằng phƣơng pháp hòa bình không thu đƣợc kết quả, thông qua Lời kêu 
gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn thảy dân tộc Việt 
Nam đã nhất tề đứng lên, đoàn kết một lòng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi 
khác và kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. 
 Qua đó, giúp cho học sinh thấy rõ và hiểu một cách sâu sắc: tinh thần yêu 
nƣớc, truyền thống đoàn kết, chung sức chung lòng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh 
của nhân dân ta là cội nguồn tạo nên sức mạnh đánh bại mọi kẻ thù dù to lớn. 
3.5. Giáo dục tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tình yêu thƣơng con ngƣời, 
lòng nhân ái bao dung 
Tấm lòng nhân ái bao dung, yêu thƣơng con ngƣời đã làm nên g

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_tich_hop_kien_thuc_lien_mon_va_tu_tuong_dao_duc_chu_tic.pdf