Sáng kiến được áp dụng ở thư viện điểm trường chính Trương TH Hoàng Văn Thụ, với đối tượng học sinh từ khối 1 đến khối 5.
- Hình ảnh Cô Hiệu Phó chuyên môn trao phần quà của dự án thư viện thân thiện cho 5 em đại diện mỗi khối đọc nhiều nhất trong năm học 2016 – 2017. Còn rất nhiều em có số lượt mượn về nhà nhiều được tuyên dương trước buổi chào cờ, trong lớp để khuyến khích các em, thu hút các em thường xuyên đến với thư viện tìm đọc những trang sách hay và bổ ích cho các em.
- Giải pháp xây dựng mô hình thư viện ngoài trời một cách mới lạ và xây dựng góc công nghệ thông tin để tra cứu tài liệu nhằm thu hút học sinh tham gia vào quá trình đọc, Học sinh được tạo không gian rộng, thoáng mát cảm nhận thân thiện với môi trường và thiên nhiên, tạo cảm hứng cho sự sáng tạo của người đọc. Góc Công nghệ thông tin đáp ứng sự tìm tòi của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh làm quen với công nghê thông tin, đưa công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong quá trình bổ sung kiến thức
i vai trò lưu trữ và luân chuyển sách, phục vụ đắc lực cho việc dạy học trong nhà trường. Để nâng cao chất lượng hoạt động của thư viện, người cán bộ thư viện cần có những biện pháp tổ chức sắp xếp, bảo quản, giữ gìn, cung cấp và luân chuyển sách một cách hiệu quả nhất. Sách trong thư viện nhà trường phải giáo dục được đạo đức cho học sinh, giúp các em mở mang kiến thức, hiểu biết về thế giới tự nhiên xã hội, bồi dưỡng về tư tưởng tiến bộ, hoàn thiện những hành động cao đẹp. Đồng thời, sách thư viện phải cung cấp nhiều tư liệu quý báu, nhiều kiến thức uyên bác cho cán bộ giáo viên nhằm giúp nâng cao chất lượng giảng dạy, thêm nhiều phương pháp truyền đạt hiệu quả. Thư viện phải thực sự là nơi lưu trữ và cung cấp hiệu quả nhất, nhiều phương tiện cần thiết để phục vụ hỗ trợ cho quá trình giảng dạy và học tập trong nhà trường. Làm cách nào để thư viện xứng đáng là trái tim của nhà trường? Và thực tiễn cần phải có những biện pháp hiệu quả để thu hút bạn đọc đến thư viện. Để một cuốn sách hay đến tay các em, một tài liệu quý đến với giáo viên là một việc làm không hề đơn giản. Trước đây, những cuốn sách ấy được bạn đọc biết đến thông qua lời giới thiệu ngắn gọn của người làm thư viện, hay chỉ là vô tình biết đến. Và có thể bạn đọc sẽ tiếp nhận cuốn sách nhưng cũng có thể không quan tâm. Bởi một lẽ tất yếu cây cầu nối sách đến với bạn đọc quá mỏng manh, không ấn tượng, không phong phú. Chính vì thế sách không đến được với bạn đọc, thư viện ngày một vắng bóng những bạn đọc. Vậy làm gì để kết nối được bạn đọc với sách, với thư viện? Cùng với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, nhiều thư viện trường học thân thiện ra đời đã thay đổi cách nhìn nhận về vai trò của thư viện trường học với trọng tâm hướng tới đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em với các tài liệu học tập và môi trường học tập thân thiện. Chính vì những lí do trên đã thúc đẩy tôi chọn đề tài: “ Thu hút bạn đọc đến thư viện thông qua mô hình thư viện trường học thân thiện” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm. Những yếu kém, bất cập: - Sách thư viện nhiều nhưng học sinh không đến tìm đọc - Sách truyện tranh về trinh thám, thám tử phù hợp với học sinh chưa có nhiều trong thư viện - Không gian chưa đẹp, phong phú thu hút bạn đọc - Một số học sinh dân tộc thiểu số còn hạn chế tiếp xúc tiếng phổ thông nên cũng gặp khó khăn trong truyền đạt, hay hướng dẫn cho các em về sữ dụng thư viện, tận dụng nguồn sách trong thư viện còn hạn chế Đối tượng nghiên cứu: Học sinh điểm trường chính Buôn Dur trường TH Hòang Văn Thụ. Thời gian từ năm học 2015-2016 II. Mục đích nghiên cứu: Nhà trường là trung tâm giáo dục của Đảng, nhà nước có nhiệm vụ làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành, nhằm tạo ra cơ sở ban đầu rất quan trọng của con người Việt Nam mới. Với nhà trường sách, báo lại có ý nghĩa quan trọng vì nó là người bạn gần gủi nhất, là học liệu cần thiết nhất của thầy và trò. Học sinh cần có sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo để học tập và luyện tập. Giáo viên cần có sách giáo khoa,sách nghiệp vụ, sách tham khảo để giảng dạy và bồi dưỡng chuyên môn, không ngừng nâng cao kiến thức. Ngoài ra các loại báo, tạp chí...ở Thư viện cũng là nguồn tài liệu tham khảo hết sức quan trọng đối với giáoviên và học sinh trong nhà trường. Chính vì vậy, từ lâu thư viện trường học đã trở thành một bộ phận không thể thiếu được trong nhà trường. Nhận thức được vai trò sách, báo trong nhà trường cũng như nhu cầu sử dụng sách, báo ngày càng tăng của giáo viên và học sinh. Đội ngủ cán bộ thư viện trường học không ngừng học hỏi trau dồi, mở rộng, nâng cao kiến thức nắm vững kỷ thuật nghiệp vụ thư viện nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của giáo viên vàì học sinh đối với sách, báo và thông tin khoa học. Một số cán bộ thư viện trường học đã có những biện pháp cải tiến trong các khâu nghiệp vụ thư viện. Đã tổ chức tuyên truyền, giới thiệu và hướng dẫn bạn đọc sử dụng sách báo thư viện. Nhằm truyền tải đến giáo viên và học sinh những tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho công việc giảng dạy và học tập trong nhà trường, lôi cuốn bạn đọc nhiều hơn nữa vào việc sử dụng sách báo thư viện, kích thích sự ham mê đọc sách, báo, xem sách là người bạn đồng hành không thể thiếu được trong giảng dạy và học tập của mình. Một số cán bộ thư viện đã kết hợp với Đoàn đội tổ chức các cuộc thi kể chuyện theo sách, điểm sách, trưng bày sách nhân các ngày lể lớn... nhằm phát huy hiệu quả tốt nhất cơ sở vật chất trọng yếu và trung tâm sinh hoạt văn hóa khoa học của nhà trường. “Thư viện góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, Thư viện xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời Thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên nhà trường” Xác định được điều ấy, tôi cảm thấy băn khoăn một điều là làm thế nào để hướng dẫn cho bạn đọc tìm sách báo một cách dễ dàng để các em đến thư viện đọc sách hiệu quả. Phần thứ hai: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận của vấn đề Sách là sản phẩm của con người, của xã hội: Là sự tích lũy kiến thức của toàn nhân loại, qua từng thời kỳ và từng nền văn minh của thế giới. Sách là nơi lưu giữ những thành tựu mà con người đã đạt được. Đồng thời là kho tàng cất giữ những di sản tinh thần vô giá của nhân loại. Sách như một chiếc chìa khóa vàng mở những cánh cửa ước mơ. Thư viện thân thiện là một thư viện luôn chào đón, hỗ trợ và tạo ra môi trường đọc an toàn, thoải mái cho học sinh. là nơi để cán bộ, giáo viên, nhân viên và các em học sinh có thể vui chơi, đọc sách, thể hiện năng khiếu, sở trường của bản thân, thể hiện tính đoàn kết, thân ái. Cán bộ thư viện, giáo viên, cán bộ quản lý, phụ huynh và cộng đồng chủ động khuyến khích học sinh đọc sách để xây dựng thói quen đọc. Chỉ thị số 40/ 2008/ CT-BGDĐT ngày 22/7/2008 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc triển khai phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến toàn ngành, đến từng trường đã tác động mạnh mẽ trong tâm thức tôi với hai chữ “ thân thiện” thấy thật cần thiết và cần phải có hơn thứ gì hết trong nhà trường và trong thư viện. Đã có một số SKKN trước đây nghiên cứu những kiến thức để xây dựng thư viện thân thiện, thu sự quan tâm của học sinh nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Các SKKN trước đây chưa chỉ ra được giải pháp phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh tiểu học, chưa chạm vào được vào tình yêu đối với sách của học sinh nhưng một số SKKN chỉ tập trung vào kết quả đạt được mà chưa đi sâu vào các biện pháp cụ thể, chưa mới lạ ở đề xuất giải quyết những vấn đề hạn chế, bất cập ở các thư viện trường học hiện nay. II. Thực trạng vấn đề: Năm học Số lượt học sinh đến thư viện Số lượt mượn sách 2015 – 2016 40 lượt/ngày/359 học sinh 15 lượt/ngày 2016 – 201 70 lượt/ngày/359 học sinh 60 lượt/ngày III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Đứng trước yêu cầu đặt ra của người làm công tác thư viện và trước những thuận lợi, khó khăn trên thì sáng kiến này giúp cho giáo viên và học sinh tiếp cận với sách ở mọi thời điểm, ở mọi nơi mà không nhất thiết phải vào thư viện đọc sách theo phương thức truyền thống. Đặc biệt, tạo cảm giác thoải mái và hứng thú đọc sách cho bạn đọc, đưa những quyển sách hay, sách quý đến tay bạn đọc một cách thích thú, đồng thời nhằm nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc, thu hút bạn đọc đến thư viện ngày càng đông và đem lại lợi ích góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Xuất phát từ tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương và sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, là nhân viên thư viện nhà trường, bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi và thấy cần áp dụng một sô giải pháp sau Giải pháp 1: Xây dựng mô hình Thư viện đa chức năng: - Xây dựng phòng thư viện phải đủ diện tích, đủ không gian cho số lượng học sinh một lớp là 48m2/ 01 học sinh (40-50 học sinh/ 01 lớp). Loại hình thư viện này tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động của thư viện như: giải trí, chơi trò chơi,đồng thời giúp các em hình thành các kĩ năng cơ bản và thể hiện năng khiếu của bản thân. Tuy nhiên, với diện tích phòng đọc của thư viện trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ là 36m2 nhưng số học sinh trung bình trên mỗi lớp là 15 nên vẫn có thể tổ chức thư viện theo hình thức này. - Với thư viện đa chức năng, thư viện được chia thành các góc: Không gian đọc: Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích: + Hình thành và phát triển thói quen đọc sách của học sinh + Nâng cao kĩ năng đọc cho học sinh + Bổ sung kiến thức vào bài học của của các em + Học sinh được giải trí Các hoạt động có thể tổ chức ở góc đọc là: + Đọc cá nhân, đọc theo nhóm. + Bình luận sách. + Thi đọc nhiều sách. + Thi kể chuyện theo sách. + Tóm tắt sách. + Sắm vai + Câu lạc bộ đọc sách. Bài trí góc đọc: + Nên sử dụng bàn ghế đơn để kê được nhiều kiểu khác nhau + Màu sơn tươi sáng. + Thảm Đồ dùng ở góc đọc: + Giấy A4 + Giấy bìa màu + Mẫu bình luận sách + Bút chì, bút bi + Bút màu, màu sáp + Thẻ đánh dấu sách - Phân loại sách theo trình độ đọc và trưng bày trên kệ. Học sinh dễ dàng tìm sách phù hợp với trình độ đọc của mình và tự lấy được sách để đọc; - Trang thiết bị trong thư viện được sắp xếp hợp lý, học sinh di chuyển dễ dàng để chọn sách và vật phẩm giáo dục. Có đủ không gian để học sinh tham gia vào các hoạt động: cá nhân, cặp đôi, nhóm, có đủ không gian phục vụ việc mượn trả sách. - Có thời khóa biểu tiết đọc thư viện của tất cả các lớp. Tiết đọc thư viện được triển khai đúng thời khóa biểu. Có lịch trả mượn sách cho tất cả các khối lớp. - Cán bộ thư viện và giáo viên giúp học sinh tìm sách phù hợp với trình độ đọc, làm mẫu thế nào là đọc tốt/hay , giúp các em cảm thấy thư viện là một nơi thoải mái và không bị áp lực khi đọc và thể hiện sự thích thú khi đọc sách. Hình ảnh minh họa góc đọc: Hình Tiết đọc thư viện. Hình ảnh các em đọc sách tại phòng Thư viện thân thiện Giải pháp 2: Xây dựng Góc viết, vẽ phong phú - Hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động có thể tổ chức ở góc viết là: + Viết thư + Làm thơ, viết văn + Viết báo + Viết bảng tin + Sáng tác truyện + Làm sách + Viết đẹp + Vẽ lại tranh, nhân vật đã đọc mà các em yêu thích. + Học sinh vẽ và viết cảm nhận về quyển sách mà các em đã đọc + Các hoạt động cần phải liên quan đến sách, lưu ý tăng cường các sản phẩm viết + Tạo cơ hội để tất cả học sinh có sản phẩm đều được trưng bày (không chỉ trưng bày các sản phẩm đẹp hoặc các bài viết hay) + Các sản phẩm được thay đổi định kỳ, khi thay đổi thì các sản phẩm cũ được đóng thành quyển và lưu ở thư viện hoặc chuyển cho giáo viên chủ nhiệm để trả về cho học sinh. - Bài trí góc viết, vẽ một cách khoa học + Bàn ghế nên kê ở vị trí yên tĩnh + Chiều cao đúng kích cỡ để học sinh có thể ngồi viết thoải mái + Bảng ghi rõ “góc viết, vẽ” - Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng ở góc viết, vẽ: + Giấy A4, giấy vẽ + Bút chì, bút bi + Gấy bìa màu A4 + Kéo , hồ dán + Màu nước, bút màu + Bàn để dụng cụ + Khu vực trưng bày sản phẩm của học sinh Hình ảnh minh họa góc viết - vẽ Giải pháp 3: Xây dựng góc nghệ thuật tại thư viện thân thiện - Hướng dẫn học sinh tổ chức các hoạt động tại góc nghệ thuật + Vẽ tranh + Làm thẻ đánh dấu sách + Làm đồ chơi + Nặn tượng + Nghe nhạc, đóng kịch, múa, hát.. - Bài trí góc nghệ thuật: + Trang trí bằng sản phẩm do chính các em làm ra để tạo cảm hứng nghệ thuật cho các em. - Chuẩn bị đồ dùng góc nghệ thuật đầy đủ + Giấy A4, giấy bìa màu + Bút chì, tẩy, kéo, hồ dán + Con rối tay, con rối que + Đất nặn + Giấy vẽ + Bút vẽ, màu vẽ Giải pháp4: Hướng dẫn học sinh sử dụng Góc tra cứu có hiệu quả - Khuyến khích học sinh sử dụng sách tra cứu phục vụ cho học tập và nâng cao kiến thức; - Rèn luyện kỹ năng tra cứu tài liệu cho học sinh. - Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc thiết lập góc tra cứu: + Bàn hoặc kệ để đựng sách; + Bàn, ghế cho khu vực tra cứu; +Trang trí tên góc. - Thường xuyên tổ chức hoạt động của góc tra cứu: + Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh tìm thông tin từ sách tra cứu; + Sách ở góc tra cứu chỉ sử dụng tại thư viện, không cho học sinh mượn về nhà. Giải pháp 5: Xây dựng Góc trò chơi phù hợp với sở thích học sinh, mang tính giáo dục cho học sinh. - Khuyến khích học sinh khối 1 khi các em chưa đọc được thì đến thư viện để chơi các trò chơi giáo dục, làm quen với thư viện và hình thành thói quen đến thư viện. - Mua đồ chơi xếp hình phù hợp với học sinh lớp 1 - Vận động bổ sung đồ chơi làm phong phú góc trò chơi. - Với các học sinh khối lớp khác: đa dạng hóa các hình thức hoạt động của thư viện cho các em. - Chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho việc thiết lập góc trò chơi: + Trang trí tên góc. + Bàn hoặc kệ để đựng các bộ đồ chơi + Đối với những bộ đồ chơi có nhiều chi tiết, trường mua các hộp nhựa để đựng nhằm tránh thất lạc; - Xây dựng kế hoạch Hoạt động của góc trò chơi: Cho học sinh chơi tự do theo sự hướng dẫn của cán bộ thư viện. Giải pháp 6: Xây dựng mô hình Thư viện góc lớp có hiệu quả - Khuyễn khích giáo viên và học sinh xây dựng giá sách, tủ sách nhỏ, thường đặt ở cuối lớp vì: + Là giải pháp cho các trường có phòng thư viện hẹp, không đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách. + Học sinh dễ dàng tiếp cận với sách và tài liệu. + Hỗ trợ giáo viên việc tổ chức các hoạt động trong lớp học. + Tăng cường tính tự quản của học sinh. - Hướng dẫn giáo viên, lớp trưởng Tổ chức hoạt động tại thư viện góc lớp + Giáo viên dùng nguồn tài liệu có trong thư viện góc lớp để tổ chức các hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công;thi đọc sách, sáng tác truyện, vẽ minh họa + Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong các giờ ra chơi, trước giờ đi ngủ trưa để tạo tinh thần thoải mái cho các em trong những tiết học tiếp theo. + Tổ chức quyên góp sách. + Chia sẻ câu chuyển hay với thầy cô, bạn bè - Xây dựng nhóm hỗ trợ, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn sách, trả sách, luân chuyển sách với các lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác định vai trò tự chủ của các em trong hoạt động. IV. Tính mới của giải pháp: Giai pháp 1: Xây dựng Mô hình thư viện ngoài trời một cách mới lạ - Là thư viện được đặt dưới tán cây xanh hoặc hành lang lớp học. Thư viện ngoài trời sẽ do nhóm cộng tác viên thư viện hoặc lớp trực tuần quản lí. Thư viện ngoài trời chọn những cuốn sách mỏng, hấp dẫn có những thông tin khoa học, lịch sử, tự nhiên thú vị vì giờ giải lao thường không nhiều. - Sách có thể được đặt trong các ống tre nứa, giỏ sách được treo ở tán cây. Thiết kế Khu vực ghế ngồi có mái che để mọi người ngồi đọc mà không sợ mưa nắng - Làm tủ, kệ đựng sách, trưng bày sách dưới cây bóng mát trong sân trường, chọn cây bóng mát thuận tiện cho việc đọc sách cho các em cũng như thầy cô và phụ huynh. - Ngoài vốn sách, báo, truyện đã có trong thư viện nhà trường, vốn sách báo , truyện được bổ sung thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp, nhà trường còn huy động sự ủng hộ sách từ học sinh, cán bộ, giáo viên nhà trường và nhân dân địa phương. Giải pháp 2: Xây dựng góc công nghệ thông tin tra cứu tài liệu - Tham mưu với BGH nhà trường - Phối hợp với giáo viên Tin học hướng dẫn học sinh tra cứu - Sắp xếp không gian để máy tính V. Hiệu quả SKKN: Năm học Số lượt học sinh đến thư viện Số lượt mượn sách 2017 – 2018 145 lượt/ngày/371 học sinh 80 lượt/ngày 2018-2019 160 lượt/ngày/371 học sinh 95 lượt/ngày - Như vậy so với năm học trước, số lượt bạn đọc đến thư viện đã tăng lên rất nhiều lần và số lượt mượn sách tăng lên. Nhờ vậy đã hình thành được thói quen đọc cho các em - Sáng kiến được áp dụng ở thư viện điểm trường chính Trương TH Hoàng Văn Thụ, với đối tượng học sinh từ khối 1 đến khối 5. - Hình ảnh Cô Hiệu Phó chuyên môn trao phần quà của dự án thư viện thân thiện cho 5 em đại diện mỗi khối đọc nhiều nhất trong năm học 2016 – 2017. Còn rất nhiều em có số lượt mượn về nhà nhiều được tuyên dương trước buổi chào cờ, trong lớp để khuyến khích các em, thu hút các em thường xuyên đến với thư viện tìm đọc những trang sách hay và bổ ích cho các em. - Giải pháp xây dựng mô hình thư viện ngoài trời một cách mới lạ và xây dựng góc công nghệ thông tin để tra cứu tài liệu nhằm thu hút học sinh tham gia vào quá trình đọc, Học sinh được tạo không gian rộng, thoáng mát cảm nhận thân thiện với môi trường và thiên nhiên, tạo cảm hứng cho sự sáng tạo của người đọc. Góc Công nghệ thông tin đáp ứng sự tìm tòi của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh làm quen với công nghê thông tin, đưa công nghệ thông tin một cách có hiệu quả trong quá trình bổ sung kiến thức Hình ảnh trao phần quà cho các em đại diện mỗi khối đọc nhiều nhất trong năm học 2017 – 2018 Trao phần quà cho các em học sinh tham gia thi “Rung chuông vàng” ngày Hội đọc sách năm học 2017 - 2018 Phần thứ ba: Phần kết luận, kiến nghị I. Kết luận: Đọc sách là việc làm cần thiết, đọc sách nhiều giúp con người ta hướng tới Chân – Thiện – Mĩ, đem lại cho ta nhiều kiến thức quý báo. Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin đang ngày càng chiếm ưu thế thì việc đọc sách ngày càng phải phát huy, phải giữ gìn, bởi đọc sách làm con người thông thái sáng suốt hơn. Thư viện trường học góp phần xây dựng thói quen yêu thương tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện còn giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, sẽ hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách của mình. Đặc biệt trong môi trường giáo dục thì việc đọc sách nhiều là điều thật sự cần thiết đối với mỗi giáo viên trong công tác giảng dạy cũng như với học sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu.Và đó cũng chính là điều mà tôi mong muốn bạn đọc hãy đến với thư viện nhiều hơn và hãy thật sự quan tâm tới chính bản thân mình bởi sự học là vô hạn. Sau khi áp dụng SKKN thư viện trở thành điểm đến tin cậy của học sinh trong giờ ra chơi. Bản thân tôi thấy được đọc sách cần đi kèm với nhiều hoạt động trải nghiệm thì mới gây được huwngsthus cho học sinh. - Sach phong phú về truyện, tranh ảnh sinh động thu hút được các em II. Kiến nghị: Thư viện trường học thân thiện là một mô hình hoạt động mới của thư viện. Đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập trong giai đoạn đổi mới hiện nay, áp dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động sử dụng thư viện, đòi hỏi cần có sự quan tâm thường xuyên, kịp thời của Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng giáo dục và Ban đại diện cha mẹ học sinh về vấn đề đầu tư cơ sở vật chất, nguồn tài liệu đảm bảo cho học sinh, giáo viên sử dụng sách báo là một điều cấp thiết. Chính vì vậy, đề nghị nhà trường tăng nguồn kinh phí mua tài liệu, trang bị cơ sở vật chất nhất là các tài liệu theo chương trình đổi mới. Nhà trường và phòng giáo dục trang bị thêm cho phòng đọc một số dàn máy tính xây dựng góc công nghê thông tin tra cứu tài liệu cho học sinh cũng như của giáo viên. Người viết H’ Liăng Niê NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN ............................................................................................................................... ............................................................................................................................. ................................................................................................................................. .........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: