SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong Bài 2: Thực hiện pháp luật - GDCD 12 tại trường THPT Anh Sơn 2

SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong Bài 2: Thực hiện pháp luật - GDCD 12 tại trường THPT Anh Sơn 2

1. Về kiến thức.

- Nêu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.

2. Năng lực

Học xong bài học này, HS có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như:

+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện PL nước CHXHCNVN; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành PL của Nhà nước; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp PL của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm VPPL trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Tìm hiểu Hiến pháp, pháp luật, hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện PL của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.

3. Phẩm chất:

+ Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của PL, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước CHXHCNVN.

+ Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi VPPL.

+ Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên truyền PL; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, PL của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, VPPL.

 

docx 63 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 447Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật trong Bài 2: Thực hiện pháp luật - GDCD 12 tại trường THPT Anh Sơn 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 lí nhỉ, mà còn chú Cảnh sát kia nữa, chú ấy nhận tiền như vậy có phải là VPPL không?
Một số bạn có ý kiến như sau:
+ Bạn hoà: chú Cảnh sát không VPPL vì chị đưa 200 nghìn coi như đã mất tiền để nộp phạt rồi.
+ Bạn Trang: hành vi nhận tiền của chú Cảnh sát là VPPL vì chú ấy nhận tiền để không lập biên bản xử lí vi phạm kia, như vậy là hối lộ, là VPPL.
Em đồng ý với ý kiến của bạn nào ? Vì sao?
HS suy nghĩ, trao đổi:
GV giải thích: Ý kiến của bạn Trang là hoàn toàn đúng, hành vi của chú Cảnh sát kia là VPPL, cụ thể đây là hành vi tham nhũng, đã được qui định tại Điều 2 của Luật phòng chống tham nhũng năm 2019 - Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. Chú Cảnh sát này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ để vụ lợi, nhận tiền không xử lí vi phạm.
GV giới thiệu cho HS Luật phòng, chống tham nhũng (Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2019).
GV đưa câu hỏi cho HS trao đổi:
+ Nguyên nhân nào khiến con người có hành vi tham nhũng?
+ Những hành vi tham nhũng có tác hại gì đối với con người và xã hội?
GV chốt lại sau khi HS trả lời:
+ Nguyên nhân khiến con người có hành vi tham nhũng là do không tự chủ, không kiềm chế được lòng tham bất chính, thiếu ý thức rèn luyện đạo đức, coi thường pháp luật, đáng bị lên án, xử lí.
+ Người có hành vi tham nhũng bị xã hội lên án, bị pháp luật xử lí, mất hết nhân phẩm, danh dự, tương lai. Hành vi đó làm mất tính nghiêm minh của PL, mất lòng tin của nhân dân vào cán bộ nhà nước và gây ra những tiêu cực trong xã hội.
GV: Các vi phạm PL gây hậu quả gì, cho ai? Cần phải làm gì để khắc phục hậu quả đó và phòng ngừa các vi phạm tương tự?
Dự kiến sản phẩm của HS: Thấy được dấu hiệu và hậu quả của VPPL.
Địa chỉ tích hợp: Mục 2 phần b: Trách nhiệm pháp lí.
Mục tiêu tích hợp: Góp phần giúp HS hiểu được thế nào là trách nhiệm pháp lí. Mục đích của việc áp dụng TNPL. Vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Cách thực hiện: GV chiếu lại tình huống: Dũng 15 tuổi hay đi chơi điện tử tại quán Internet. Tại đây, Dũng bị Thắng (18 tuổi) dụ dỗ sử dụng ma tuý. Thắng bị công an bắt quả tang đang sử dụng ma tuý và dụ dỗ người khác sử dụng ma tuý. (tích hợp luật hình sự).
GV: Lần lượt nêu các câu hỏi:
1. Ở tình huống trên, Thắng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lí gì ? 2 Căn cứ vào đâu để xử phạt Thắng? Xử phạt như thế nào?
Việc xử phạt đó có ý nghĩa gì ?
Theo em, trách nhiệm pháp lý là gì ?
HS: suy nghĩ trả lời.
GV: ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.
GV giới thiệu với các em Điều 258 Bộ Luật Hình Sự năm 2015.
* Kết luận: 1. Thắng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ vào Điều 258 Bộ Luật Hình Sự năm 2015. Thắng sẽ bị xử phạt từ 01 đến 05 năm tù vì tội dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng ma túy.
Hình phạt đó buộc Thắng phải chấm dứt việc sử dụng và dụ dỗ, lôi kéo người khác sử dụng ma tuý trái phép, phải chịu trách nhiệm (bị phạt) vì hành vi làm trái pháp luật của mình. Đồng thời, hình phạt này còn giáo dục, răn đe người khác không sử dụng và lôi kéo người sử dụng trái phép ma túy.
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các cá nhân hoặc tổ chức phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình.
Dự kiến sản phẩm của HS: Thấy được hậu quả đối với bản thân nếu VPPL.
Địa chỉ tích hợp: Mục 2 phần c: Các loại VPPL và TNPL.
Mục tiêu tích hợp: Góp phần giúp HS hiểu và phân biệt các loại VPPL và TNPL. Vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Cách thực hiện: GV sử dụng một số ví dụ tương ứng với các loại VPPL và TNPL trong Luật hình sự; Luật hành chính; luật dân sự; Luật lao động để phân tích, diễn giải, minh họa cho HS hiểu các loại VPPL và TNPL.
GV hỏi: kể thêm một số vụ án hay VPPL mà em biết?
HS trả lời:
GV nhận xét và kết luận:
Dự kiến sản phẩm của HS: Thông qua hoạt động này sẽ góp phần giúp HS hiểu được các loại VPPL và TNPL. Vận dụng được kiến thức vào giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Thiết kế-tổ chức dạy học tích hợp PBGDPL trong bài 2: Thực hiện pháp luật GDCD 12 cho học sinh lớp 12 tại trường THPT Anh Sơn 2.
Trong phạm vi của đề tài, tôi xin trình bày 2 tiết dạy minh họa liên quan trực tiếp đến công tác PBGDPL, phù hợp với đối tượng HS, dạy học gắn liền với vùng miền mà tôi đã áp dụng tại trường THPT Anh Sơn 2 ở 2 lớp 12A1 và 12A4.
Bài minh họa 1: Thực hiện tại: PMC số 2; Lớp: 12A1 Tiết PPCT: 3 - BÀI 2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT.(3 tiết)
Thời gian thực hiện: 1 tiết
MỤC TIÊU BÀI HỌC.
Kiến thức.
- Nêu được các khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện pháp luật.
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
Năng lực
Học xong bài học này, HS có khả năng phát triển các năng lực cơ bản như:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện PL nước CHXHCNVN; phân tích, đánh giá được thái độ, hành vi, việc làm của bản thân và người khác trong chấp hành PL của Nhà nước; đồng tình, ủng hộ những thái độ, hành vi, việc làm phù hợp PL của Nhà nước; phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi, việc làm VPPL trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Tìm hiểu Hiến pháp, PL, hệ thống chính trị của nước CHXHCNVN; quyền và nghĩa vụ công dân; trách nhiệm của thanh niên với tư cách công dân; có khả năng tham gia một số hoạt động phù hợp với lứa tuổi để thực hiện quyền, nghĩa vụ công dân, tham gia và vận động người khác tham gia thực hiện PL của Nhà nước phù hợp với lứa tuổi do nhà trường, địa phương tổ chức.
Phẩm chất:
+ Yêu nước: Tích cực, chủ động vận động người khác tham gia thực hiện các quy định của PL, góp phần bảo vệ và xây dựng Nhà nước CHXHCNVN.
+ Trung thực: Nhận thức và hành động theo lẽ phải; sẵn sàng đấu tranh bảo vệ lẽ phải, bảo vệ người tốt, điều tốt; tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi VPPL.
+ Trách nhiệm: Tích cực, tự giác và nghiêm túc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của bản thân; tích cực tham gia và vận động người khác tham gia các hoạt động tuyên
truyền PL; đánh giá được hành vi chấp hành kỉ luật, PL của bản thân và người khác; đấu tranh phê bình các hành vi vô kỉ luật, VPPL.
Nội dung tích hợp môn GDCD: Tích hợp phổ biến giáo dục pháp luật
- Hiến pháp 2013
Tích hợp luật: Luật an toàn giao thông; Luật nghĩa vụ quân sự; luật BVMT, Luật hôn nhân gia đình, Luật hình sự,...
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC
Phương pháp dạy học: Thảo luận nhóm, xử lí tình huống, Vấn đáp,...
Hình thức dạy học chính: làm việc theo nhóm; cặp đôi; làm việc cá nhân dưới sự hướng dẫn của GV. Dạy học trên lớp là chủ yếu, kết hợp làm việc tại nhà và tìm hiểu trên các kênh thông tin khác nhau.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
Chuẩn bị của giáo viên
Tài liệu chính thức: Giáo án, SGK, sách giáo viên GDCD.
Tài liệu tham khảo khác: Hiến pháp, các bộ luật, luật, những tình huống PL có liên quan đến nội dung bài học.
Thông tin trên Intenet.
Các dụng cụ dạy học trực quan: sơ đồ tư duy, máy chiếu, bảng phụ, bút dạ
Chuẩn bị của học sinh: - Các dụng cụ học tập, vở ghi
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ: Không
Các hoạt động học:
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Kích thích HS tìm hiểu về pháp luật và thực hiện pháp luật.
*Mục tiêu, phương pháp, hình thức: Kích thích HS tự tìm hiểu xem các em đã biết gì về thực hiện pháp luật. Rèn luyện năng lực tư duy phê phán cho HS.
- GV trình chiếu một số hình ảnh công dân thực hiện PL( có cả hình ảnh thực hiện đúng PL, có cả hình ảnh chưa thực hiện đúng) giúp HS bước đầu thấy được một số hành vi thực hiện PL và vi phạm PL.

*Thời gian: 3 phút
*Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS chỉ ra những hình ảnh thực hiện đúng PL và những hình ảnh VPPL.
HS: làm việc cặp đôi và trả lời.
GV: nhận xét và giới thiệu bài:
Dự kiến sản phẩm của HS: Tổ chức tốt các hoạt động sẽ góp phần giúp HS thấy được một số biểu hiện của thực hiện đúng pháp luật, và biểu hiện VPPL.
Dự kiến đánh giá phẩm chất năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất như: trung thực, trách nhiệm năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực hợp tác.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung khái niệm thực hiện pháp luật.
Mục tiêu, phương pháp, hình thức:
HS nêu được thế nào là thực hiện pháp luật, tỏ thái độ không đồng tình trước những hành vi vi phạm pháp luật. Sử dụng phương pháp thuyết trình,
Rèn luyện KN tư duy phê phán cho HS
Thời gian: 5 phút
Cách tiến hành: - Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS đọc hai tình huống ở trong SGK, sau đó hướng dẫn, tổ chức cho HS thảo luận chung:
Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật.
a. Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Hình ảnh nào thể hiện hành động thực hiện luật GTĐB một cách có ý thức?
Cảnh sát giao thông đã làm gì để xử lí 3 thanh niên vi phạm?
Mục đích của việc xử phạt?
Việc thực hiện đúng pháp luật có mục đích, tác dụng gì ?
Thực hiện nhiệm vụ học tập:
Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
HS: Nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập và định hướng HS nêu:
+ Áp dụng xử phạt hành chính
+ Răn đe hành vi VPPL và giáo dục hành vi thực hiện đúng PL cho 3 thanh niên.
+ Mục đích, tác dụng: đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Dự kiến sản phẩm của HS: Thấy được nhứng hành vi hợp pháp mà em thường xuyên làm và quan sát đó chính là biểu hiện của thực hiện PL
Dự kiến đánh giá năng lực: Thông qua việc giảng dạy sẽ góp phần hình thành, phát triển cho HS các phẩm chất như: trung thực, trách nhiệm. Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.


Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung các hình thức thực h

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_tich_hop_pho_bien_giao_duc.docx
  • pdfPhạm Thị Thùy Dương-Trường THPT Anh Sơn 2-Giáo dục công dân.pdf