SKKN Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

SKKN Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12

Có thể phân biệt bốn mức độ đặt và giải quyết vấn đề

+ Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của học sinh, sau đó giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.

+ Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

+ Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.

+ Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.

 Cho nên, dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.

 

doc 32 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 687Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thiết kế các hoạt động dạy và học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sẽ quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội và hình thành năng lực hợp tác cho người công dân trong một thế giới phát triển.
Như vậy, đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phải nhằm góp phần tích cực vào việc đào tạo nguồn nhân lực và những công dân mới có tính năng động, sáng tạo, thích ứng với sự phát triển của xã hội, có phẩm chất và năng lực để thực hiện sự nghiệp phát triển của đất nước ta hiện nay. Cho nên đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục công dân là nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, tức là dạy học lấy học sinh làm trung tâm. Những dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực là dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh, dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập, hợp tác, kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các phương pháp truyền thống. Vấn đề là ở chỗ, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của các phương pháp dạy học hiện có như thuyết trình, giảng giải, vấn đáp, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới một cách linh động nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở địa phương.
Phương pháp dạy học tích cực không hề hạ thấp hay giảm nhẹ vai trò chủ đạo của người thầy. Để phương pháp dạy học tích cực đạt được hiệu quả cao, người thầy phải thực sự trở thành người thiết kế, tổ chức hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh chiếm lĩnh được tri thức mới, hình thành kĩ năng, thái độ, tình cảm và niềm tin theo yêu cầu của nội dung, chương trình môn GDCD. Nhưng không phải mọi loại tri thức đều có thể do học sinh tự chiếm lĩnh được và hơn thế nữa phương pháp dạy học tích cực cần phải có sự hỗ trợ của các loại thiết bị và phương tiện dạy học.
Đổi mới phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân theo hướng tích cực phải quán triệt sâu sắc nguyên tắc học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn. Thông qua các việc đa dạng hoá các hoạt động dạy học, gắn hoạt động dạy với hoạt động xã hội, hoạt động lao động với hoạt động thực tiễn khác ở địa phương để hình thành nhận thức đúng đắn về thế giới quan, nhân sinh quan và củng cố niềm tin, kĩ năng tổ chức hoạt động thực tế của học sinh. 
Muốn đổi mới cách học thì phải đổi mới cách dạy. Cách dạy quyết định cách học, tuy nhiên, thói quen học tập thụ động của học sinh cũng ảnh hưởng đến cách dạy của thầy. Mặt khác, cũng có trường hợp học sinh mong muốn được học theo phương pháp dạy học tích cực nhưng do giáo viên chưa đáp ứng được. Do vậy giáo viên cần phải được bồi dưỡng, phải kiên trì cách dạy theo phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, hình thành thói quen cho học sinh. Trong đổi mới phương pháp phải có sự hợp tác của thầy và trò, sự phối hợp hoạt động dạy với hoạt động học thì mới có kết quả. Phương pháp dạy học tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy và phương pháp học.
	Như vậy, thực hiện dạy và học theo phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống. Cần kế thừa và phát triển mặt tích cực của phương pháp dạy học quen thuộc kết hợp với phương pháp mới cho phù hợp từng bài học cụ thể.
b.2. Kết quả khảo sát thực tế.
Thông qua các năm học và năm học 2012-2013 tôi đã có kết quả khảo sát như sau:
- Về phía giáo viên: Đa số giáo viên coi đây là một môn phụ nên ít có sự quan tâm.
- Về phía học sinh: Các em coi đây là một môn học phụ nên chưa thực sự quan tâm, hoặc chỉ là học đối phó đối với bộ môn trong quá trình học.
Qua thực tế đó, chúng ta cần thấy rằng cần phải có sự thay đổi căn bản trong cách nhìn nhận về tầm quan trọng của bộ môn, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế thị trường. Vì vậy, phải có sự thay đổi trong cách dạy và học môn Giáo dục công dân. Vậy thay đổi như thế nào? Đây không phải là câu hỏi dễ, Thay đổi từ cách nhìn nhận của một bộ phận giáo viên, thậm chí là cả ở các cấp quản lý.
Để đạt được sự thay đổi đó, thì người giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân phải có những đổi mới về phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học. Làm sao gây được sự chú ý, say mê ham muốn tìm hiểu kiến thức của bộ môn một cách tích cực và chủ động của học sinh. Từ đó giúp học sinh hiểu đúng tên của bộ môn “Giáo dục công dân”.
Vậy để phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập môn Giáo dục công dân 12 thì người thầy phải:
- Thiết kế giáo án theo những mục tiêu cụ thể từ đó tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt một cách có hiệu quả.
- Người thầy biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, kết hợp cả phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học hiện đại một cách hợp lý.
- Tạo điều kiện để học sinh vận dụng nhiều kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, để phân tích đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, qua đó mới thấy được sự cần thiết của môn học này.
c. Hiệu quả của giải pháp khoa học.
Như vậy từ những yêu cầu nêu trên tôi đưa ra một số giải pháp minh họa để cụ thể hoá việc đổi mới dạy học môn Giáo dục công dân 12 với việc thiết kế một số nội dung hoạt động học tập nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Do đó, tôi lựa chọn một số phương pháp giảng dạy được sử dụng nhiều trong giảng dạy môn Giáo dục công dân nói chung và giảng dạy môn Giáo dục công dân khối 12 nói riêng, kết hợp giữa các phương pháp truyền thống với các phương pháp hiện đại theo hướng đổi mới phù hợp với từng bài, từng tiết, từng đơn vị kiến thức và với từng đối tượng học sinh. Dưới đây là một số phương pháp mà tôi lựa chọn giảng dạy, áp dụng cho giảng dạy môn Giáo dục công dân 12.
- Phương pháp vấn đáp
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ
- Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
- Phương pháp dùng phiếu học tập, bài tập thảo luận
- Tiến trình soạn thảo một giáo án theo hướng đổi mới
c.1. Phương pháp vấn đáp.
HS
GV
Giáo viên
 Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh trả lời hoặc học sinh tranh luận với học sinh và với cả giáo viên
Học sinh
Học sinh
Có 3 loại vấn đáp.
+ Tái hiện: Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức và trả lời.
+ Giải thích – minh hoạ: Giáo viên lần lượt đưa ra câu hỏi và kèm theo ví dụ để học sinh rễ hiểu, rễ nhớ.
+ Tìm tòi: Giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt học sinh từng bước phát hiện ra nội dung kiến thức. Giáo viên tổ chức cho học sinh trao đổi ý kiến, kể cả tranh luận giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh.
Ví dụ: Minh hoạ cụ thể cho phương pháp này bằng một đơn vị kiến thức cụ thể trong bài 2 – tiết 2:
Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp tái hiện để kiểm tra bài cũ sau khi học xong tiết 2 – Bài 2: Thực hiện pháp luật.
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy trình bày các dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật?
Đối với câu hỏi này học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức đã học để trả lời câu hỏi với 3 ý sau.
- Là hành vi trái pháp luật: Hành động
 Không hành động
- Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
- Người vi phạm phải có lỗi: Lỗi cố ý : Cố ý trực tiếp
 Cố ý gián tiếp
 Lỗi vô ý: Vô ý do quá tự tin
 Vô ý do cẩu thả 
c.2. Phương pháp giải quyết vấn đề.
	Đây là phương pháp xem xét, phân tích những vấn đề đang tồn tại giúp học sinh vạch ra những cách thức giải quyết vấn đề, tình huống cụ thể gặp phải trong đời sống hàng ngày. Đối với phương pháp này nhằm phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
	 Tuy nhiên đối với phương pháp này giáo viên cần lưu ý khi sử dụng:
+ Vấn đề, tình huống được lựa chọn phải phù hợp với môn GDCD, gần gũi với thực tế học sinh, phải kích thích được sự sáng tạo của học sinh.
+ Cách giải quyết vấn đề được lựa chọn phải là phương pháp tối ưu nhất.
	Cách tiến hành
- Xác định vấn đề cần giải quyết là gì?
- Nêu nên những chi tiết có liên quan đến vấn đề.
- Nêu nên những câu hỏi giúp cho việc giải quyết vấn đề.
+ Vấn đề xảy ra trong điều kiện nào?
+ Vấn đề xảy ra khi nào?
- Liệt kê tất cả các giải pháp.
- Đánh giá kết quả các giải pháp.
- So sánh kết quả các giải pháp.
- Quyết định chọn giải pháp tốt nhất.
Ví dụ: Minh hoạ cho phương pháp này: bằng đơn vị kiến thức “a” Quyền học tập của công dân trong bài 8 - tiết 1: Pháp luật với sự phát triển của công dân.
Giáo viên đưa ra các tình huống sau đó yêu cầu học sinh giải quyết tình huống mà giáo viên đưa ra:
 	Thắng chẳng may bị bệnh và liệt cả hai chân từ năm lên 4 tuổi. Năm nay Thắng đã lên 9 tuổi mà Thắng vẫn chưa được đến trường. Vì mẹ Thắng cho rằng, Thắng có đi học cũng không có ích gì, mà tàn tật như vậy chẳng có trường nào nhận vào học.
Giáo viên yêu cầu học sinh giải quyết tình huống bằng một câu hỏi đặt ra: Em có tán thành với ý kiến của mẹ Thắng đặt ra không? Vì sao?
	Học sinh suy nghĩ, trao đổi, đưa ra ý kiến của mình.
	Giáo viên kết luận:
	+ Không đồng ý với ý kiến của mẹ Thắng
	+ Vì: Người lành lặn hay người khuyết tật đều có quyền và cơ hội học tập như nhau. Trong điều 10 của Luật Giáo dục 2005 có ghi: Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn khác được học văn hoá và học nghề phù hợp.
	Có thể phân biệt bốn mức độ đặt và giải quyết vấn đề
+ Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo sự hướng dẫn của học sinh, sau đó giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
+ Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
+ Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
+ Mức 4: Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc.
	Cho nên, dạy học theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề, học sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp lĩnh hội tri thức đó, phát triển tư duy tích cực, sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lý các vấn đề nảy sinh.
c.3. Phương pháp trực quan.
	Quan niệm: phương pháp trực quan là phương pháp giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học để minh họa cho kiến thức thức bài giảng.
	Là việc giáo viên sử dụng các phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh nhằm đạt được hiệu quả cao.
	Lưu ý khi sử dụng phương pháp trực quan.
+ Khi nêu ra các tài liệu trực quan cần phải phân tích, giảng giải và rút ra kết luận một cách chính xác.
+ Tránh hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc.
+ Kết hợp phương pháp trực quan với các phương pháp khác.
Một số hình thức của phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD.
+ Sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê
+ Màn ảnh (ti vi)
+ Sử dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
+ Tham quan
- Sử dụng sơ đồ, biểu đồ, bản đồ nó có tác dụng hệ thống kiến thức, nắm kiến thức bài giảng tổng quát, khái quát.
Ví dụ: minh hoạ cụ thể cho phương pháp trực quan bằng một đơn vị kiến thức trong bài 2 – tiết 2: Thực hiện pháp luật
	Giáo viên đưa ra một sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa thực tiễn xã hội với việc xây dựng pháp luật.
 XD Pháp luậtQuan hệ pháp luật
Pháp luật 
Thực tiễn xã hội
 Thực hiện PLThực tiễn pháp luật
- Tranh ảnh: Là hình ảnh trực quan gây nhiều ấn tượng sâu sắc, tạo ra trạng thái tâm lý tiếp thu nhẹ nhàng. Tất nhiên việc sử dụng tranh ảnh phải có chọn lọc, vì tranh ảnh minh họa đúng nội dung và có tác dụng tốt. Song tranh ảnh nếu thiếu sự chọn lọc sẽ có tác hại xấu.
c.4. Phương pháp thảo luận nhóm.
	 Đối với phương pháp này giáo viên phải tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ, nhằm giúp cho mọi học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề của nội dung bài học.
	Về thực chất, phương pháp thảo luận là tổ chức cho học sinh bàn bạc, trao đổi trong nhóm nhỏ. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi nhằm giúp cho học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
- Học tập hợp tác theo phương pháp này trong giảng dạy môn Giáo dục công dân được thực hiện khi:
+ Thảo luận để tìm ra nội dung vấn đề và đi đến kết luận.
+ Cùng thực hiện một vấn đề hoặc mỗi nhóm thực hiện một vấn đề của một đơn vị kiến thức mà giáo viên giao cho.
- Để phát huy tính tích cực hợp tác theo nhóm, cần đảm bảo một số yêu cầu sau đây:
+ Nội dung thảo luận nhóm có thể giống nhau hoặc khác nhau.
+ Giáo viên nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, giao câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm, quy định thời gian và phân vị trí chỗ ngồi thảo luận cho các nhóm.
+ Phân nhóm trưởng và thư kí.
+ Các nhóm tiến hành thảo luận.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.
+ Giáo viên tổng kết các ý kiến.
	Phương pháp hoạt động nhóm giúp cho các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
c.5. Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ.	
Nội dung môn học Giáo dục công dân bắt nguồn từ thực tế cuộc sống xã hội, nên trong giảng dạy môn Giáo dục công dân phải có sự liên hệ với thực tế cuộc sống. Nhờ đó học sinh hiểu được tại sao phải học vấn đề đó? Cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống như thế nào?
Như vậy, liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học.
Cách tiến hành: 
+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống (giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tự liên hệ).
+ Giáo viên động viên học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống.
+ Học sinh phát biểu ý kiến bằng những suy nghĩ của mình.
	Yêu cầu đối với phương pháp này là:
+ Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học.
+ Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức.
+ Cần động viên những học sinh rụt dè liên hệ hoặc tự liên hệ.
Ví dụ: Minh họa cho phương pháp này.
Giáo viên đặt ra câu hỏi để học sinh tự liên hệ với thực tế địa phương.
Câu hỏi: Em có biết gì về tình hình môi trường hiện nay ở địa phương em?
Câu hỏi: Em có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương em?
c.6. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy.
Theo quan điểm thông tin, học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát triển thông tin, dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả.
Đây là một phương pháp hiện đại và sử dụng các phương tiện như: Máy chiếu, băng hình, phần mềm dạy học...Các phương tiện này sẽ giúp cho các hoạt động của giáo viên và học sinh tích cực, chủ động và sinh động hơn.
Dạy học theo phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin có các ưu thế sau:
+ Giáo viên chuẩn bị bài dạy một lần thì được sử dụng nhiều lần.
+ Các phần mềm dạy học sẽ giúp cho học sinh tính năng động, cho phép học sinh học theo khả năng.
+ Tạo ra cho bài giảng sinh động hơn, dễ cập nhận hơn và thích nghi với sự thay đổi nhanh của khoa học hiện đại.
+ Học sinh học không bị thụ động, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ và điều quan trọng hơn là nhiều học sinh được dự.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay còn nhiều hạn chế như cơ sở vật chất, trang thiết bị còn hạn chế, giáo viên sử dụng chưa thành thạo, nhiều khi sử dụng phương pháp này còn mang tính tự phát hoặc sử dụng mang tính hình thức. Vì vậy khi sử dụng phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tính mục đích: Sử dụng máy chiếu và các phần mềm dạy học chính là việc giúp giáo viên tổ chức và học sinh thực hiện các hoạt động học tập theo hướng: học sinh tích cực, chủ động xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng, kĩ sảo vận dụng kiến thức vào thực tiễn
- Đảm bảo tính hiệu quả: Không được lạm dụng máy chiếu hoặc thay đổi hình thức “chép bảng” mà phải là công cụ thực sự giúp học sinh tìm tòi và vận dụng kiến thức.
- Đảm bảo tính thiết thực và phù hợp: chỉ sử dụng phương tiện trình chiếu và phần mềm dạy học phù hợp với nội dung, hình thức và phương pháp cụ thể của mỗi bài, mỗi tiết.
Bên cạnh việc sử dụng phương pháp hiện đại này, trong quá trình soạn giáo án và giảng dạy cần bổ sung một số câu hỏi mang tính tổng hợp trong quá trình tái hiện kiến thức cũ, gợi mở dẫn dắt đến kiến thức mới trong sách giáo khoa.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 1: Pháp luật và đời sống, Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy tìm trong số các hình ảnh sau đây, đâu là hành vi công dân được làm, phải làm và không được làm? 
Giáo viên sử dụng hình ảnh và sử dụng câu hỏi để hỏi học sinh về nội dung bài học. 
 Học và thi Nộp thuế
 Tham gia giao thông	
 Sản xuất rượu giả Kinh doanh buôn bán 
c.7. Sử dụng phiếu học tập, bài tập thảo luận.
Đây là một công việc quan trọng nhằm tạo ra sự hứng thú say mê học tập của học sinh nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
Bài tập, đặc biệt là bài tập tình huống Giáo dục công dân không chỉ giúp học sinh củng cố, vận dụng, khắc sâu kiến thức mà còn là nguồn tri thức là phương tiện giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới.
Nếu nội dung lệch thì sẽ dẫn đến kết quả học sinh có những đáp án không đúng hoặc lan man khó đưa ra những kiến thức cơ bản trọng tâm, cho nên người dạy phải thiết kế phiếu học tập sao cho phù hợp với nội dung bài học.
c.8. Tiến trình soạn thảo một giáo án theo hướng đổi mới, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.
c.8.1. Yêu cầu chung.
	Giáo án là công cụ làm việc trên lớp của giáo viên. Đó là kết quả của quá trình suy nghĩ đầy đủ và toàn diện của giáo viên về nội dung tri thức của bài giảng, phương pháp giảng dạy phù hợp, những tình huống sư phạm trong quá trình lên lớp. Do đó giáo án có vai trò hết sức quan trọng góp phần làm nên sự thành công của giờ dạy. Để có một giáo án chất lượng, trong quá trình soạn giáo án cần lưu ý:
- Xác định chính xác, đầy đủ mục tiêu của bài học về nội dung tri thức, kĩ năng, thái độ, hành vi. Một trong những yêu cầu quan trọng và có tính đặc thù của môn Giáo dục công dân là từng nội dung của bài giảng phải gắn với thực tiễn sinh động, đồng thời, với việc truyền đạt tri thức là quá trình giáo dục tư tưởng đạo đức, tình cảm, thái độ, hành vi cho học sinh.
- Xác định rõ trọng tâm của bài, từ đó giải quyết nội dung trọng tâm, khắc sâu kiến thức và phát triển tư duy của học sinh.
- Xác định được phương pháp dạy học phù hợp, nhằm phát huy vai trò tích cực, chủ động trong việc lĩnh hội tri thức của học sinh.
	Trong giáo án phải chú ý đến thiết kế các gợi ý kiểm tra, đánh giá để xác định được mức độ tư duy của học sinh, mức độ hứng thú tiếp thu bài học của học sinh.
- Giáo án phải thể hiện tính kế thừa, tính gợi mở, nhằm đảm bảo tính hệ thống, liên kết với tính những tri thức học sinh đã được học ở những bài học trước, đồng thời gợi mở, dẫn dắt học sinh sử dụng vốn kiến thức đã có để nắm bắt, tự khám phá những kiến thức mới. Như vậy, việc định hướng cho học sinh tìm hiểu bài mới ở nhà trước giờ lên lớp là một yêu cầu cần thiết và có ý nghĩa quan trọng.
- Giáo viên cần dự đoán trước các tình huống sư phạm có thể xảy ra trong giờ dạy và những biện pháp khắc phục trong giáo án của mình.
	Giáo án của mỗi giáo viên là sản phẩm mang tính đặc thù cao. Nội dung

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_thiet_ke_cac_hoat_dong_day_va_hoc_nham_phat_huy_tinh_ti.doc