SKKN Sử dụng video và các hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học của học sinh Lớp 11 ban cơ bản khi học xong Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon

SKKN Sử dụng video và các hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học của học sinh Lớp 11 ban cơ bản khi học xong Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon

I MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Củng cố tính chất hóa học cơ bản của hidrocacbon thơm.

- So sánh tính chất hóa học của hidrocacbon thơm với ankan và anken.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH minh họa tính chất hóa học của hidrocacbon thơm.

- Kĩ năng giải toán về hidrocacbon thơm.

II. CHUẨN BỊ

* Gv: - Hệ thống câu hỏi gợi ý.

 - Hệ thống bài tập bám sát nội dung luyện tập.

* Hs: Ôn lại kiến thức trong chương.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Đàm thoại

- Nêu và giải quyết vấn đề.

IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp ( 2 phút).

2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)

- Bài tập 1, 2 trang 159 SGK.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 733Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng video và các hình ảnh phù hợp nhằm nâng cao kết quả học tập môn Hóa học của học sinh Lớp 11 ban cơ bản khi học xong Chương 7: Hiđrocacbon thơm. Nguồn Hiđrocacbon thiên nhiên. Hệ thống hóa về Hiđrocacbon", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bon Hóa học 11 chương trình cơ bản.
4. Khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 11A2 và lớp 11A4 trường THPT số 3 Văn bàn. Lớp thực nghiệm là lớp 11A2 được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy các bài của chương “Hiđrocacbon thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hiđrocacbon” (Chương trình cơ bản). Lớp đối chứng là lớp 11A4 giảng dạy theo phương pháp truyền thống. 
NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong sách giáo khoa thuộc chương Hiđrocacbon thơm - Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên - Hệ thống hóa về hiđrocacbon - hóa học 11 chương trình cơ bản các thí nghiệm của phản ứng giữa benzen và toluen với halogen, axít nitric, và phản ứng giữa benzen, toluen, stiren với dung dịch brôm, dung dịch KMnO4 chỉ là những hình ảnh tĩnh kèm theo các mô tả hiện tượng hóa học kém sinh động. Việc sưu tầm các video, các hình ảnh phù hợp với nội dung bài giúp các em học sinh quan sát rễ dàng hơn, hứng thú hơn và hiểu bản chất hơn về các hiện tượng, bản chất của các phản ứng hóa học trên.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Tại trường THPT số 3 Văn Bàn, giáo viên chỉ mới cố gắng khai thác kênh hình, kênh chữ trong sách giáo khoa để phục vụ cho giảng dạy. Số giáo viên biết tìm tòi, khai thác trên mạng internet và chỉnh sửa cho phù hợp nội dung bài học, với đối tượng học sinh còn hạn chế. 
Qua việc dự giờ thăm lớp, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn tại trường THPT số 3 Văn Bàn tôi thấy giáo viên chỉ mới khai thác các hình ảnh trong sách giáo khoa, hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề để phục vụ cho giảng dạy, học sinh thuộc bài nhưng chưa hiểu sâu kiến thức và khắc sâu kiến thức và khả năng vận dụng vào thực tế chưa được cao. Việc sử dụng các video, hình ảnh được khai thác ngoài sách giáo khoa cho phù hợp với nội dung bài học, với đối tượng học sinh còn hạn chế.
Vấn đề sử dụng công nghệ thông tin để dạy học trực quan sử dụng các viedeo, hình ảnh đã có trong các bài viết liên quan:
	+ Bài viết “Ứng dụng Công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông” – Đặng Trần Phong – THPT Hóa Châu – Thừa Thiên Huế
	+ Bài viết “Sử dụng và khai thác internet trong học tập và nghiên cứu hóa học” – Daỵhoahoc.com
Nhiều thầy cô trong trường và các trường THPT trong tỉnh cũng đã thực hiện và có nhiều sáng kiến đề cập đến việc sủ dụng các video và hình ảnh phục vụ cho giảng dạy.
	Các sáng kiến đề cập tới ứng dụng CNTT chủ yếu chỉ đánh giá những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng vào thực tiễn giảng dạy. Một số sáng kiến đã áp dụng cụ thể vào giảng dạy tuy nhiên còn chưa phù hợp với đối tượng.
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT
1. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Thiết kế nghiên cứu.
Chọn hai lớp: Lớp 11A2 làm nhóm thực nghiệm, lớp 11A4 làm nhóm đối chứng. Dùng bài kiểm tra 1 tiết đầu học kì II năm học 2013 – 2014 làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự tương đương.
Kiểm tra sau tác động: Bài kiểm tra được thiết kế gồm 20 câu hỏi câu trắc nghiệm khách quan.
1.2. Quy trình nghiên cứu
1.2.1. Chuẩn bị của giáo viên.
	Lớp thực nghiệm: Sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp trong chương “Hiđrocacbon thơm-Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên-Hệ thống hóa về hiđrocacbon” đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.
	Lớp đối chứng: Không sử dụng các video, thí nghiệm ảo và các hình ảnh phù hợp trong chương “Hiđrocacbon thơm-Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên-Hệ thống hóa về hiđrocacbon” đã sưu tầm ở trên vào các tiết dạy.
1.2.2. Tiến trình dạy thực nghiệm.
	Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch và thời khóa biểu chính khóa năm học 2013 -2014. Cụ thể:
Thời gian thực hiện
Thứ
Môn/Lớp
Tiết PPCT
Tên bài
Thứ 3
04/3/2014
Hoá học
11A2
50
Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác.
Thứ 6
07/3/2014
Hoá học
11A2
51
Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác.
Thứ 3
11/3/2014
Hoá học
11A2
52
Benzen và đồng đẳng. Một số hiđrocacbon thơm khác.
Thứ 6
14/3/2014
Hoá học
11A2
53
Luyện tập: Hiđrocacbon thơm.
Thứ 3
18/3/2014
Hoá học
11A2
54
Hệ thống hóa về hiđrocacbon.
2. Những hình ảnh, video sưu tầm và chỉnh sửa.
Sưu tầm các hình ảnh, video phù hợp trong chương Hiđrocacbon thơm-Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên-Hệ thống hóa về hiđrocacbon: Video (Phản ứng giữa benzen với dung dịch brôm, benzen với dung dịch axít nitric, benzen và toluen với dung dịch KmnO4...); hình ảnh mô hình benzen...
3. Kế hoạch lên lớp.
3.1. Kế hoạch bài 35:
- Phân phối chương trình bài 35 (Tiết 50, 51, 52)
+ Tiết 50: Nếu chỉ sử dụng hình ảnh mô hình phân tử benzen, bảng 7.1 trong sách giáo khoa học sinh khó có thể quan sát được cấu tạo phẳng của phân tử benzen và không nhận biết được các vị trí nhóm thế giống nhau. Việc sử dụng thêm các hình ảnh động về mô hình phân tử benzen (cấu tạo) sẽ giúp học sinh hiểu sâu hơn, trực quan hơn về cấu trúc phân tử benzen và hình ảnh về vị trí các nhóm thế trong vòng benzen của các ankylbenzen (Đồng phân, danh pháp) sẽ giúp học sinh phân biệt được các vị trí trong vòng benzen của ankylbenzen từ đó giúp cho học sinh có thể rễ ràng hơn khi viết các đồng phân và gọi tên các đồng phân.
+ Tiết 51: Nếu chỉ sủ dụng kênh chữ mô tả hiện tượng của phản ứng giữa benzen với brom và với axít nitric thì học sinh chỉ được tiếp thu một cách thụ động về các bước tiến hành, hiện tượng sảy ra. Việc sử dụng video mô tả phản ứng của benzen với brom và với axít nitric (Phản ứng thế) sẽ giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách trực quan hơn, gây ấn tượng sâu sắc hơn giúp học sinh ghi nhớ lâu và hiểu sâu hơn về tính chất của hidrocacbon thơm.
+ Tiết 52: Nếu chỉ sử dụng hình ảnh tĩnh, kênh chữ trong sách giáo khoa học sinh chỉ quan sát được hiên tượng của phản ứng giữa benzen và toluen với KMnO4 ở điều kiện thường nhưng không quan sát được hiện tượng của phản ứng trên khi đun nóng. Việc sử dụng video phản ứng giữa benzen và toluen với dung dịch brom sẽ giúp học sinh quan sát được đầy đủ các hiện tượng của phản ứng giúp học sinh nhớ sâu và trực quan hơn.
Tiết 50:BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG.
MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* Hs biết: 
- Cấu trúc electron của benzen.
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp của ankylbenzen.
- Tính chất vật lí, tính chất hóa học của benzen và ankylbenzen.
* Hs hiểu: Sự liên quan của cấu trúc phân tử và tính chất hóa học của benzen.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hoá học benzen.
- Viết ptpư minh hoạ tính chất của benzen.
3. Thái độ: HS tích cực phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, SKG, hình ảnh về benzen, video...
2. HS: Đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thuyết trình
- Vấn đáp
- Trực quan
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 1 phút).
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu tạo của benzen.
 + Thời gian: 30 phút.
* Gv yêu cầu Hs trả lời: 
- Công thức phân tử của benzen?
- Dựa vào khái niệm đồng đẳng lấy 3 ví dụ về đồng đẳng của benzen?
- Dựa vào mối quan hệ về số lượng nguyên tử C và H hãy viết CTPT chung dãy đồng đẳng của benzen? (khá-giỏi)
Hs: suy nghĩ trả lời?
- Quan sát mô hình phân tử benzen và rút ra nhận xét: 
- Dạng cấu tạo.
- Số lượng C và H.
- Số liên kết trong phân tử giữa C và C, C và H
Hs: suy nghĩ trả lời?
* Gv: yêu cầu Hs quan sát bảng 7.1(SGK) và rút ra nhận xét về các loại đồng phân của dãy đồng đẳng của benzen.
Hs trả lời. Gv bổ sung.
* Gv: Cho Hs quan sát hình ảnh về các vị trí trong vòng benzen của các ankylbenzen và rút ra nhận xét về các vị trí?
* Gv giới thiệu cách đọc tên và gọi Hs đọc tên một số đồng phân đơn giản.
* Gv hướng dẫn thêm cách đọc tên của nhóm C6H5CH2- là nhóm benzyl, nhóm C6H5- là nhóm phenyl.
Hoạt động 2: Tính chất vật lý
 + Thời gian: 10 phút.
* Gv gọi Hs đọc SGK và rút ra tính chất vật lí.
Hs trả lời. 
A. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG:
I. ĐỒNG ĐẲNG, ĐỒNG PHÂN, DANH PHÁP, CẤU TẠO:
1. Dãy đồng đẳng của benzen:
- VD: C6H6, C7H8, C8H10, C9H12 
- Dãy đồng đẳng của benzen (C6H6) có CTPT chung là 
CnH2n-6 (n ³ 6)
2. Cấu tạo: 
- Benzen có cấu tạo phẳng.
- 6 nguyên tử C liên kết với nhau bằng 3 liên kết đơn và 3 liên kết đôi xen kẽ nhau.
- Nguyên tử C liên kết với nguyên tử H bằng các liên kết đơn 
- Biểu diễn cấu tạo của benzen: 
	 hoặc 
3. Đồng phân và danh pháp:
- C6H6 và C7H8 không có đồng phân thơm.
- Từ C8H10 trở lên có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí tương đối của các nhóm ankyl trên vòng benzen.
- Tên hệ thống: nhóm ankyl + benzen (đánh số làm sao cho tổng số chỉ vị trí là nhỏ nhất)
Ngoài ra vị trí nhóm ankyl ở 2, 3, 4 còn gọi theo chữ cái: o, m, p (ortho, meta, para).
1,2-đimetylbenzen 0 – đimetylbenzen
(0 –xilen)
 etylbenzen 
1,4 đimetyl benzen 1,3 –đimetylbenzen 
p- đimetylbenzen m – đimetylbenzen 
 (p- xilen) (m –xilen )
II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ:
 (SGK)
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 4 phút):
1. Củng cố: 
- Làm bài tập 2 trang 159 SGK.
2. Dặn dò.
- Làm bài tập 3, 4, 5, 7 trang 159+160 SGK.
Tiết 51: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. 
MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Viết các đồng phân của C8H10 ?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phản ứng thế
+ Thời gian: 25 phút.
* Gv: Dựa vào CTCT em có nhận xét gì về tính chất hóa học của benzen và đồng đẳng của nó.(khá-giỏi)
Hs trả lời. Gv gợi ý, bổ sung.
* Gv: Chiếu thí nghiệm giữa benzen và dung dịch brom yêu cầu Hs quan sát sự thay đổi về màu sắc, trạng thái và viết pthh, đọc tên sản phẩm.
Hs: Quan sát thí nghiệm, nhận xét và lên bảng viết phương trình và đọc tên sản phẩm.
* GV: Đính chính lại nếu có sai xót.
	* Gv: Chiếu thí nghiệm giữa benzen và dung dịch axít nitric yêu cầu Hs quan sát sự thay đổi màu sắc, trạng thái và viết pthh, đọc tên sản phẩm.
Hs: Quan sát thí nghiệm, nhận xét và lên bảng viết phương trình và đọc tên sản phẩm.
* GV: Đính chính lại nếu có sai xót.
* GV: Làm sáng tỏ quy luật thế ở vòng benzen thông qua các ví dụ.
HS: Ghi chú
Hoạt động 2: Phản ứng cộng
+ thời gian: 10 phút
* Gv giới thiệu benzen không có phản ứng cộng ở nhiệt độ thường và không có xúc tác.
- Khi đun nóng, xt: Ni pứ với H2.
- Khi chiếu sáng phản ứng với Cl2.
* Gv viên hướng dẫn Hs viết PTHH.
-GDBVMT: Xử lý các chất thải sau thí nghiệm: an toàn
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Phản ứng thế:
a. Thế nguyên tử H của vòng benzen
- Phản ứng với halogen:
Với benzen: 	 	 
brombenzen 
+ Br2 + HBr­
Toluen phản ứng dễ hơn:
2-bromtoluen
(o-bromtoluen)
(41%)
+ Br2 
- HBr
4-bromtoluen
(p-bromtoluen)
(59%)
- Phản ứng với axit nitric:	
Với benzen: 
(đđ)
+ HNO3 (đặc)
nitrobenzen
 + H2O
Với đồng đẳng:
2-nitrotoluen
(o-nitrotoluen)
(58%)
- H2O
H2SO4 đđ
 + HNO3
4-nitrotoluen
(p-nitrotoluen)
(42%)
Quy tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen và sự thế ưu tiên ở vị trí ortho và para so với nhóm ankyl.
b. Thế nguyên tử H của mạch nhánh:
as
+ HBr
+ Br2 
benzyl bromua
2. Phản ứng cộng:
a. Cộng hiđro:
+ 3H2 
xiclohexan
+ 3Cl2 
b. Cộng clo:
hexacloran
V. CỦNG CỐ, DẶN DÒ ( 3 phút):
1. Củng cố:
 - Làm bài tập 3 trang 159 SGK
- Gv nhắc lại trọng tâm của bài về tính chất hóa học.
2. Dặn dò.
- Làm bài tập 4, 5, 7 trang 160 SGK.
Tiết 52: BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG. 
MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút): Trình bày tính chất hóa học (phản ứng thế và phản ứng cộng) của benzen và ankylbenzen?
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Phản ứng oxi hóa
+ Thời gian: 15 phút
* Gv: Yêu cầu Hs viết pthh của phản ứng giữa benzen và oxi và 1 Hs (Khá-Giỏi) lên viết, cân bằng pthh của ankuylbenzen và oxi.
Hs: Thực hiện.
* Gv: Chiếu thí nghiệm cho benzen và toluen vào dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường và đun nóng.
Hs: quan sát nhận xét màu sắc, trạng thái của dung dịch và viết PTHH.
Hoạt động 2: Cấu tạo và tính chất vật lí
 + Thời gian: 5 phút
* Gv nêu ra công thức cấu tạo của stiren.
* Gv yêu cầu Hs nhận xét đặc điểm cấu tạo của phân tử stiren?
Hs trả lời.
* Gv: Từ đặc điểm cấu tạo Hs dự đoán tính chất hoá học của stiren?
Hs trả lời. Gv nhận xét bổ sung.
* Gv thông báo tính chất vật lí của stiren. 
Hoạt động 3: Tính chất hóa học, ứng dụng
+ Thời gian: 15 phút.
* Gv mô tả thí nghiệm.
Hs dự đoán hiện tượng thí nghiệm: Cho stiren vào dung dịch nước brôm. Hs giải thích và viết phương trình phản ứng.
* Gv stiren có phản ứng thế với H2. Yêu cầu Hs lên viết PTHH.
Hs lên viết PTHH. Gv nhận xét.
* Gv lưu ý phản ứng cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.
* Gv giới thiệu phản ứng trùng hợp của stiren.
* Gv gợi ý: Tương tự etilen, stiren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4. 
Hs viết sơ đồ phản ứng như SGK.
Hs nghiên cứu SGK liên hệ thực tiễn.
3. Phản ứng oxi hóa:
a. Oxi hóa hoàn toàn::
C6H6 + O2 ® 6CO2 + 3H2O DH= -3273 kJ
CnH2n – 6 + O2 ® nCO2 + (n – 3) H2O
b. Oxi hóa không hoàn toàn:
- Benzen không tác dụng với KMnO4. 
- Các ankylbenzen khi đun nóng với dung dịch KMnO4 thì nhóm ankyl bị oxi hóa.
+ KMnO4 
Kalibenzoat 
+ 2MnO2 + KOH + H2O
4. Ứng dụng: SGK
B. STIREN
1. Cấu tạo:
 CH=CH2
- Stiren ( vinylbenzen hoặc phenyletilen)
+ Có vòng benzen.
+ Có 1 liên kết đôi ngoài vòng benzen.
- Tính chất vật lí của stiren: Chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
2. Tính chất hoá học:
- Stiren có khả năng tham gia phản ứng thế vào vòng benzen, phản ứng cộng vào nối đôi.
* Phản ứng với dung dịch brom:
C6H5-CH=CH2 + Br2 ® C6H5-CH=CH2
 Br Br
* Phản ứng với hidro:
 CH=CH2 CH2CH3 CH2CH3
+3H2
t0, p, xt
+H2
t0, p, xt
 Etylbenzen etylxiclohexan
* Phản ứng trùng hợp:
nCH=CH2 (-CH-CH2-)n
 C6H5 C6H5
- Stiren cũng tham gia phản ứng thế nguyên tử H của vòng benzen.
- Tương tự etilen, stiren cũng làm mất màu dung dịch KMnO4.
4. Củng cố, dặn dò ( 3 phút): Gv nhắc lại trọng tâm của bài.
- Về nhà xem trước bài nguồn hiđrocacbon thiên nhiên.
- Làm bài tập 2, 3, 4 SGK.
3.2. Kế hoạch bài 36
Tiết 53: LUYỆN TẬP HIDROCACBON THƠM
I MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Củng cố tính chất hóa học cơ bản của hidrocacbon thơm.
- So sánh tính chất hóa học của hidrocacbon thơm với ankan và anken.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết PTHH minh họa tính chất hóa học của hidrocacbon thơm.
- Kĩ năng giải toán về hidrocacbon thơm.
II. CHUẨN BỊ
* Gv: - Hệ thống câu hỏi gợi ý.
 - Hệ thống bài tập bám sát nội dung luyện tập.
* Hs: Ôn lại kiến thức trong chương.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
- Đàm thoại
- Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp ( 2 phút).
2. Kiểm tra bài cũ ( 5 phút)
- Bài tập 1, 2 trang 159 SGK.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Lí thuyết
 + Thời gian: 10 phút.
* Gv: Yêu cầu Hs nhắc lại cách gọi tên ankylbenzen?
Hs: Trả lời
* Gv: Sử dụng hình ảnh yêu cầu Hs nhắc lại các vị trí của các nhóm thế trong vòng benzen?
Hs: Quan sát, nhớ lại và trả lời.
* Gv: Hãy viết CTCT và gọi tên các hiđrocacbon thơm có CTPT C8H10, C8H8.
Hs viết CTCT và gọi tên.
Lưu ý: Đánh số sao cho tổng số chỉ vị trí trong tên gọi là nhỏ nhất.
* Gv yêu cầu Hs viết PTHH:
 - Toluen với Br2 (bột Fe), HNO3 (H2SO4 đặc).
 - Benzen với H2 (xt: Ni).
 - Etylbenzen với Cl2 (as), với dd KMnO4 (t0).
- Stiren với dd Br2.
* Gv: Dựa vào các phản hãy rút ra tính chất hóa học chung của hiđrocacbon thơm.
Hoạt động 2: Bài tập
+ Thời gian: 25 phút.
Bài 2: Gv yêu cầu Hs viết CTCT các chất ® dựa vào CTCT để xác định thuốc thử dùng để nhận biết.
Hs: Dựa vào CTCT để xác định thuốc thử dùng để nhận biết.
Bài 3: Gv yêu cầu Hs lập sơ đồ pư điều chế các chất rồi viết pthh của các pư.
Hs lập sơ đồ và viết ptpư.
Bài 4. Gv yêu cầu Hs giải theo trình tự sau:
- Viết pthh ở dạng CTPT.
- Tìm mối liên quan giữa chất đã biết và chất cần tìm.
a. Khối lượng TNT là: 56,75(kg)
b. Khối lượng HNO3 pư là 47,25 (kg)
Hs: lên bảng trình bày bài giải.
I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
1. Cách gọi tên các đồng đẳng của benzen
a. Vòng benzen liên kết với một nhóm ankyl
 Tên nhóm ankyl + benzen b. Vòng benzen liên kết với nhiều nhóm ankyl
 Số chỉ vị trí ankyl-tên ankyl + benzen 
Vị trí: 1,2 hay 1,6: ortho- (o-)
Vị trí: 1,4: para- (p-)
Vị trí: 1,3 hay 1,5: meta- (m-)
2. Tính chất hóa học chung của hiđrocacbon thơm
Hs viết PTHH và rút ra tính chất hóa học chung của hiđrocacbon thơm.
- Pư thế nguyên tử H của vòng benzen ( thế halogen, thế nitro).
- Pư thế nguyên tử H của nhóm ankyl liên kết với vòng benzen.
- Pư cộng với Br2, HBr, H2O vào liên kết đôi ở nhánh của vòng benzen.
- Pư cộng H2 vào vòng benzen tạo thành xiclohexan hoặc ankyl xiclohexan.
- Pư oxi hóa nhánh ankyl bằng KMnO4 đun nóng.
II. BÀI TẬP:
Bài 2:
- Dùng dd AgNO3 trong NH3 để nhận biết hex-1-in.
- Dùng dd KMnO4 để nhận biết được stiren ở điều kiện thường và nhận biết được toluen khi đun nóng.
- Còn lại là benzen không có hiện tượng gì.
 Bài 3: Lập sơ đồ và viết ptpư:
CH4 C2H2 C2H4
C2H2 C6H6 C6H5Cl
C6H6 C6H5NO2
Bài 4. 
+ H2SO4đ
C7H8 + 3HNO3 TNT + 3 H2O
0.25kmol 0.75kmol 0.25kmol.
Khối lượng TNT: 0,25 . 227 = 56,75 kg.
Khối lượng HNO3: 0,75 . 63 = 47,25 kg.
4. Củng cố, dặn dò: (3 phút)
- Làm bài tập 5 trang 162 SGK
- Yêu cầu Hs về nhà xem trước bài “Hệ thống hóa về hidrocacbon”
4. Kết quả thu được 
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động 
Thực nghiệm
Đối chứng
Điểm trung bình trước tác động
5.68
5,62
Điểm trung bình sau tác động
6,10
6.58
Kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm có điểm trung bình là:6.58, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng điểm trung bình là: 6,10. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là: 0,48; Tỉ lệ học sinh có điểm số từ trung bình trở lên đã tăng rõ rệt ở lớp thực nghiệm. lớp được tác động có tỉ lệ điểm trên trung bình và điểm trung bình cộng cao hơn lớp đối chứng.
IV. KẾT LUẬN 
1. Kết luận:
Sử dụng các video và các hình ảnh phù hợp sẽ cung cấp cho học sinh một cách trực quan hơn, sinh động về cấu trúc phân tử và các hiện tượng hóa học từ đó học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức tốt hơn, ghi nhớ lâu hơn và khả năng áp dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề học tập và cuộc sống tốt hơn khi học xong chương 7: Hiđrocacbon thơm – Nguồn hiđrocacbon thiên nhiên – Hệ thống hóa về hiđrocacbon.
Sáng kiến này chỉ có phạm vi hẹp trong một chương và nó phụ thuộc vào khả năng sưu tầm, ứng dụng phù hợp trong từng tiết dạy bài dạy của giáo viên và cũng chỉ nên áp dụng ở những trường học sinh có năng lực tư duy hạn chế, khả năng khai thác kiến thức trên các kênh thông tin còn chưa cao.
Sáng kiến này chỉ đề cập tới chương 7 - hóa học 11 (ban cơ bản) tuy nhiên nó cũng có thể áp dụng một cách tương tự cho các chương khác của hóa hưu cơ trong chương trình THPT.
2. Khuyến nghị:
Đối với các cấp lãnh đạo cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất như: trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector cho nhiều phòng học trên lớp kết nối Wireless Network,.... cho các nhà trường mở các lớp bồi dưỡng về ứng công nghệ thông tin vào trong dạy học.
	Đối với giáo viên: tích cực tự học, tự bồi dưỡng về công nghệ thông tin, nâng cao khả năng khai thác thông tin trên mạng Internet.
Với phạm vi và kết quả của sáng kiến này tôi mong rằng các đồng nghiệp quan tâm chia sẻ, đóng góp ý kiến và có thể ứng dụng sáng kiến này vào giảng dạy ở đơn vị để gây hứng thú và nâng cao kết quả học tập của học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng – Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Sách giáo khoa Hóa học 11 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
3. Sách bài tập Hóa học 11 ban cơ bản – Nhà xuất bản giáo dục.
4. Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí 12 cơ bản.
	5. Hình ảnh, video – Youtobe.
PHỤ LỤC
I. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG
Câ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_video_va_cac_hinh_anh_phu_hop_nham_nang_cao_ket.doc
  • flvBenzen tac dung voi axit nitric.flv
  • jpgBenzen.jpg
  • flvBrom tac dung voi benzen co mat bot sat.flv
  • jpgHidrocacbon thom.jpg
  • flvMô hình phân tử benzen.flv
  • flvOxi hoa benzen va Toluen.flv
  • jpgVi tri ortho, meta, para.jpg