SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh

Căn cứ vào tác động của trực quan đến các giác quan của người học và tính năng của trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo học pháp ngoại ngữ chia trực quan ra ba loại chính:

- Trực quan nghe

Tác dụng của loại trực quan này giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng và luyện tập nghe. Giáo viên luyện cho học sinh tập nghe ngay từ lúc đầu học tiếng Anh. Giáo viên cần tạo điều kiện cho tập nghe luôn tiếng Anh, nghe những hiệu lệnh, chỉ dẫn bằng những từ, cụm từ hoặc câu tiếng Anh đơn giản. Ngoài việc nghe giáo viên nói, học sinh còn được nghe bạn bè nói và nghe qua các phương tiện luyện nghe khác như: băng đĩa của giáo trình. Và phải đảm bảo:

-Lời nói phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và dứt khoát. Giáo viên phải đứng ở vị trí nhất định để học sinh cả lớp có thể nghe rõ cách phát âm .Tốc độ lời nói phải phù hợp với năng lực của học sinh mỗi lớp.

- Băng, đĩa phải là giọng của người bản ngữ, tốc độ vừa phải, phát âm và ngữ điệu rõ ràng.

- Trực quan nhìn

Số lượng, loại hình của trực quan này rất phong phú. Thông qua nhìn học sinh dễ nhận biết được các vấn đề về ngôn ngữ, nâng cao tầm hiểu biết về đất nước và con người của các nước nói tiếng Anh. Bằng loại trực quan nhìn, học sinh có thể nhận biết được ngay những sự vật hiện tượng mà giáo viên muốn nói tới .Khi sử dụng loại trực quan giáo viên cần chú ý tạo một thời gian thích đáng để học sinh quan sát sự vật từ đó có một khái niệm hoàn chỉnh. Các đồ dùng trực quan nhìn là chổ dựa để học sinh nói, viết, nghe tiếng Anh được tốt hơn. Trực quan nhìn hỗ trợ cho trực quan nghe. Trực quan nhìn bao gồm:

+ Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của giáo viên: khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cần diễn đạt đúng nội dung ngữ liệu cần diễn đạt, tránh gây cười hoặc dẫn đến chỗ hiểu sai vấn đề cần dẫn giải.

+ Các vật thật có sẵn trong tự nhiên, môi trường xung quanh hoặc có sẵn trong lớp học ví dụ: bản đồ, bảng viết Tuy có sẵn nhưng khi biến chúng thành trực quan nhìn thì phải có sự chuẩn bị trước để tránh sự lúng túng hay sử dụng trực quan không được tự nhiên hoặc không đúng chỗ.

+ Tranh ảnh, hình vẽ minh họa dùng để dạy từ mới, luyện tập, cũng cố và rèn luyện các kĩ năng. Tác dụng của các loại tranh vẽ, hình vẽ minh họa dùng để tạo tình huống, miêu tả các vật và các hiện tượng xa lạ với các em như: con vẹt (parrot) giúp các em hứng thú hơn với môn học.

 

docx 17 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 09/01/2025 Lượt xem 30Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy Tiếng Anh nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể tôi đã sử dụng đồ dùng dạy học với những vai trò sau đây:
- Hỗ trợ làm rõ nghĩa của từ hoặc các khái niệm mới. 
VD: Tranh ảnh giới thiệu các môn thể thao, dụng cụ của môn thể thao đó hay các nhạc cụ, v.v
- Hỗ trợ tạo tình huống, ngữ cảnh để giới thiệu ngữ liệu mới, chủ đề, nội dung bài học hoặc ngữ cảnh giúp cho việc thực hành trở nên có nghĩa.
- Là phương tiện giới hạn và khống chế phạm vi sử dụng ngôn ngữ của học sinh trong các bài tập máy móc. 
VD: Trong kỹ năng nói và viết học sinh chỉ luyện tập theo gợi ý của tranh.
- Tạo tiền đề, làm cơ sở cho các bài tập thực hành.
VD: Thảo luận qua tranh của các hoạt động trước khi nghe, nói.
- Phản ánh, cung cấp các thông tin nội dung văn hóa giúp học sinh mở mang kiến thức và hiểu biết thế giới quanh mình.
- Gây hứng thú, làm cho bài học trở nên thú vị và gần với cuộc sống thật hơn.
b. Các nguyên tắc khi sử dụng đồ dùng trực quan
Khi sử dụng đồ dùng trực quan cần chú ý các nguyên tắc sau:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu giáo dục của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. 
- Có phương pháp thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan.
-Phải đảm bảo được sự quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan của học sinh.
- Phát huy tính tích cực của học sinh khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan , đồng thời rèn luyện khả năng thực hành của học sinh khi xây dựng và sử dụng đồ dung trực quan như: miêu tả vât
- Tùy theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. Loại đồ dùng trực quan treo tường được sử dụng nhiều nhất trong dạy học hiện nay là vật mẫu, bản đồ, tranh minh họa. Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại phục vụ cho nội dung nào của giờ học...). Trong khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng đồ dùng trực quan.
- Trong dạy học môn tiếng Anh, việc kết hợp chặt chẽ giữa lời nói sinh động với sử dụng đồ dùng trực quan là một trong những điều quan trọng nhất để thực hiện nhiệm vụ giáo dục và phát triển.
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lý để có thể khai thác tối đa kiến thức từ đồ dùng trực quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh quan sát và tự khai thác kiến thức.
c. Các loại đồ dùng trực quan
	Căn cứ vào tác động của trực quan đến các giác quan của người học và tính năng của trực quan trong giảng dạy ngoại ngữ, giáo học pháp ngoại ngữ chia trực quan ra ba loại chính:
- Trực quan nghe
Tác dụng của loại trực quan này giúp cho học sinh tiếp thu bài giảng và luyện tập nghe. Giáo viên luyện cho học sinh tập nghe ngay từ lúc đầu học tiếng Anh. Giáo viên cần tạo điều kiện cho tập nghe luôn tiếng Anh, nghe những hiệu lệnh, chỉ dẫn bằng những từ, cụm từ hoặc câu tiếng Anh đơn giản. Ngoài việc nghe giáo viên nói, học sinh còn được nghe bạn bè nói và nghe qua các phương tiện luyện nghe khác như: băng đĩa của giáo trình. Và phải đảm bảo:
-Lời nói phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm và dứt khoát. Giáo viên phải đứng ở vị trí nhất định để học sinh cả lớp có thể nghe rõ cách phát âm .Tốc độ lời nói phải phù hợp với năng lực của học sinh mỗi lớp.
- Băng, đĩa phải là giọng của người bản ngữ, tốc độ vừa phải, phát âm và ngữ điệu rõ ràng.
- Trực quan nhìn
Số lượng, loại hình của trực quan này rất phong phú. Thông qua nhìn học sinh dễ nhận biết được các vấn đề về ngôn ngữ, nâng cao tầm hiểu biết về đất nước và con người của các nước nói tiếng Anh. Bằng loại trực quan nhìn, học sinh có thể nhận biết được ngay những sự vật hiện tượng mà giáo viên muốn nói tới .Khi sử dụng loại trực quan giáo viên cần chú ý tạo một thời gian thích đáng để học sinh quan sát sự vật từ đó có một khái niệm hoàn chỉnh. Các đồ dùng trực quan nhìn là chổ dựa để học sinh nói, viết, nghe tiếng Anh được tốt hơn. Trực quan nhìn hỗ trợ cho trực quan nghe. Trực quan nhìn bao gồm:
+ Cử chỉ, điệu bộ, nét mặt của giáo viên: khi sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt cần diễn đạt đúng nội dung ngữ liệu cần diễn đạt, tránh gây cười hoặc dẫn đến chỗ hiểu sai vấn đề cần dẫn giải.
+ Các vật thật có sẵn trong tự nhiên, môi trường xung quanh hoặc có sẵn trong lớp học ví dụ: bản đồ, bảng viết Tuy có sẵn nhưng khi biến chúng thành trực quan nhìn thì phải có sự chuẩn bị trước để tránh sự lúng túng hay sử dụng trực quan không được tự nhiên hoặc không đúng chỗ.
+ Tranh ảnh, hình vẽ minh họa dùng để dạy từ mới, luyện tập, cũng cố và rèn luyện các kĩ năng. Tác dụng của các loại tranh vẽ, hình vẽ minh họa dùng để tạo tình huống, miêu tả các vật và các hiện tượng xa lạ với các em như: con vẹt (parrot)giúp các em hứng thú hơn với môn học. 
+ Tài liệu giáo khoa, sách bài tập cũng là một loại trực quan nhìn. Trong quá trình giảng dạy một năm học với SGK mới so với SGK trước đây đã có những tiến bộ vượt bậc, kênh hình trong SGK với màu sắc đẹp, đã gây hứng thú cho học sinh và giúp giáo viên một phần nào trong quá trình chuẩn bị bài dạy. Tuy nhiên giáo viên cũng phải chuẩn bị bài chu đáo và khai thác hết nội dung của tranh.
+ Các bài tập phát tay “hand outs”: là một loại hình trực quan không thể thiếu trong việc dạy, luyện tập và cũng cố kiến thức. Nhờ những bài tập như thế này, học sinh hiểu sâu hơn bài học .Loại hình trực quan này cũng đòi hỏi ý thức chuẩn bị bài giảng ở mỗi giáo viên, nên chọn ngữ liệu nào cho phù hợp với trọng tâm của bài. 
- Trực quan nghe-nhìn
Điển hình là máy đèn chiếu, hình ảnh có lồng tiếng trực tiếp. Đây loại trực quan tổng hợp đòi hỏi phải có thiết bị dạy học và phòng học tiếng riêng. Tuy nhiên loại hình trực quan này chưa được sử dụng rộng rãi trong trường ta do điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn. 
d. Chuẩn bị đồ dùng trực quan	
	- Muốn sử dụng tốt đồ dùng trực quan trong giảng dạy tiếng Anh trước hết giáo viên phải biết được các loại đồ dùng trực quan và tác dụng của nó trong việc tìm hiểu và khai thác kiến thức ở từng bài học.Nếu sử dụng đồ dùng trực quan không khéo léo sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh dẫn đến học sinh không lĩnh hội được những nội dung chính của bài học.	
 - Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải nghiên cứu nội dung bài học trước để chuẩn bị đồ dùng cho phù hợp với nội dung tiết dạy và đồ dùng đó phải được sử dụng một cách triệt để, tiết dạy đó sẽ hiệu quả hơn. Có như vậy đồ dùng trực quan mới có giá trị để học sinh khai thác và tìm hiểu kiến thức tốt hơn trên cơ sở quan sát trao đổi nhóm để khắc sâu kiến thức.
Dùng đồ dùng trực quan phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh góp phần làm học sinh dễ hiểu và tiếp nhận kiến thức dễ hơn, tạo sự thoải mái cho học sinh làm cho các em không còn ngại học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy thì người dạy đóng vai trò là chỉ đạo, học sinh làm chủ trong quan sát và chủ động tìm hiểu nghiên cứu chủ điểm cũng như kiến thức của bài học mới, tạo được hứng thú và kích thích tính tò mò, hiếu động, ham tìm hiểu ở học sinh. Sau khi quan sát đồ dùng trực quan, người dạy là người hướng dẫn gợi ý để học sinh xây dựng và hướng tới nội dung chính, kiến thức trọng tâm của bài.
	Chính vì lẽ đó, đối với giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng dạy học là một vấn đề quan trọng không thể thiếu được, nó quyết định đến việc thành công cho tiết dạy và cả quá trình dạy học, giáo viên cần có kế hoạch nghiên cứu chương trình để chuẩn bị đồ dùng.
e. Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
- Đây là phương pháp giáo viên tổ chức để cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan, tìm hiểu kiến thức thông qua đồ dùng để xây dựng tình huống, đoán ngữ nghĩa của từ, dự đoán các hiện tượng, sự việc, thu thập thông tin dữ liệu để hướng học sinh vào chủ điểm bài học hoặc làm bài tập để xử lý thông tin. 
- Để phát huy việc sử dụng đồ dùng trực quan tốt nhất cần kết hợp và linh hoạt sử dụng một số phương pháp cơ bản sau đây:
* Phương pháp làm mẫu (Model, Action, Talk - Mat) nhấn mạnh vào việc hành động và làm mẫu theo các cấu trúc và mẫu câu rồi luyện kỹ, giúp cho học sinh hình thành kỹ năng sử dụng tiếng Anh một cách tối đa trong một lượng thời gian tối thiểu. Phương pháp này tương đối phù hợp với hoàn cảnh dạy tiếng Anh ở Việt Nam vì có những ưu điểm sau:
+ Tiết kiệm được thời gian, học sinh hiểu ngay được nội dung, ngữ liệu qua động tác của giáo viên.
+ Học sinh hiểu được mình phải làm gì khi luyện tập.
+ Giúp giáo viên dùng toàn tiếng Anh để giảng giải một cấu trúc, một hoạt động mà không cần viện đến tiếng mẹ đẻ.
Ví dụ: Muốn giới thiêu cho học sinh từ Sit down, stand up giáo viên lưu ý học sinh nhìn giáo viên và làm hành động để học sinh đoán và hiểu nghĩa của từ .
* Phương pháp phản ứng thể chất toàn bộ (Total Physical Response – TPR) còn gọi là phương pháp nghe hiểu (The Comprehension Approach -CA) nhằm giúp học sinh phản ứng toàn diện bằng động tác dựa trên sự liên kết giữa ngôn ngữ và hành động tự nhiên, cách làm này giúp học sinh liên tưởng và nhớ lâu hơn.
+ Đặc điểm của phương pháp TPR:
- Giúp học sinh phát triển khả năng hiểu ngôn ngữ trước khi nói ngôn ngữ ấy.
- Khả năng hiểu ngôn ngữ thông qua động tác cơ thể.
- Không ép buộc học sinh nói nếu các em chưa sẵn sàng.
+ Kỹ thuật chủ đạo của phương pháp TPR:
- Dùng mệnh lệnh chỉ đạo hành vi của học sinh trên lớp;
- Thay đổi vai giao tiếp: Cho học sinh đổi vai, làm theo mệnh lệnh và tập ra lệnh.
- Sử dụng chuỗi hành động (các mệnh lệnh có liên quan tới nhau).
* Phương pháp chức năng (Functional Approach - FA) nhấn mạnh khả năng sử dụng ngôn ngữ bằng những mẫu câu trong ngữ cảnh, tình huống cụ thể và phù hợp.
* Phương pháp giao tiếp (Communicative Approach - CM) coi ngôn ngữ sử dụng trong lớp học phải mang tính thông báo để trao đổi ý tưởng và tình cảm giữa giáo viên - học sinh và học sinh với học sinh.
* Phương pháp nghe - nói (Audio - lingual Approach - ALA) nhấn mạnh vào khả năng phát âm và cú pháp của ngôn ngữ.
* Phương pháp ngữ pháp - cấu trúc (Grammatical Structural Approach) nhấn mạnh vào sự tiếp thu một hệ thống ngữ pháp.
Bên cạnh việc sử dụng đồ dùng trực quan g

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_do_dung_truc_quan_trong_giang_day_tieng_anh_nha.docx