SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh thông qua bài dạy: “lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10

SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh thông qua bài dạy: “lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10

1. Mục tiêu: : Tạo hứng thú cho HS bắt đầu bài học mới bằng cách động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam

2. Phương thức

* Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng.

GV sử dụng phương pháp KWL để giao nhiệm vụ khởi động vào bài mới cho HS.

*Tổ chức thực hiện

GV phân lớp thành 4 nhóm để hoàn thành bảng KWL về chủ đề QĐND Việt Nam. Mỗi nhóm từ 8-10 HS.

* Địa điểm : Trong phòng học.

* Thời gian: 2 -> 4 phút

Gợi ý sản phẩm: Mỗi nhóm có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.

 

docx 54 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực tạo hứng thú cho học sinh thông qua bài dạy: “lịch sử, truyền thống của quân đội và công an nhân dân Việt Nam Giáo dục quốc phòng an ninh Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Đại diện nhóm lên trình bày
Hình 10: GV nhận xét và kết luận
Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp thảo luận nhóm
Việc giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã mang lại hiệu quả tương đối cao. Từ việc thảo luận để tìm hiểu về truyền thống QĐND Việt Nam học sinh đã có sự cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ giữa các thành viên trong nhóm, biết tôn trọng, lắng nghe quan điểm của bạn, xem xét ý kiến của các thành viên để giải quyết vấn đề được giao. Thông qua thảo luận nhóm, giáo viên giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực, phát triển năng lực cộng tác cùng đồng đội, giúp các em có điều kiện trau dồi, rèn luyện được nhiều kĩ năng như kĩ năng lắng nghe tích cực, kĩ năng tìm hiểu thông tin, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng thể hiện sự tự tin khi đứng trước đám đông.
Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả phương pháp này đòi hỏi người dạy phải chuẩn bị bài một cách kĩ lưỡng, bài bản từ khâu soạn bài đến khâu triển khai nội dung trên lớp. Đồng thời người dạy phải nắm rõ đặc điểm, trình độ của mỗi lớp để đưa ra câu hỏi thảo luận cho phù hợp.
Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy để củng cố tiết học
Khái quát phương pháp bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Sơ đồ tư duy có thể viết trên giấy, trên bảng hay thực hiện trên máy tính...
Thực tế trong tiết dạy cho thấy, việc học sinh có thể khái quát hóa nội dung là rất khó khăn, các em thường ghi nhớ một cách máy móc không theo logic. Việc sử dụng sơ đồ tư duy có ý nghĩa lớn đến việc rèn luyện khả năng tự giải quyết vấn đề của học sinh, giúp học sinh có thể tổng kết kiến thức đã học.
Sơ đồ tư duy có thể vận dụng trong các trường hợp như tóm tắt nội dung, ôn tập chủ đề, trình bày tổng quan một chủ đề, chuẩn bị ý tưởng cho một buổi báo cáo hay thuyết trình, ghi chép khi nghe bài giảng.
Ưu điểm và hạn chế của bản đồ tư duy
*Ưu điểm
So với các cách thức ghi chép truyền thống, thì phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau:
−	Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng.
−	Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính.
−	Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị
giác.

−	Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn.
−	Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào bản đồ.
−	Mỗi bản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ.
−	Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất
chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ.
− Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính
Nhược điểm
Khi sử dụng sơ đồ tư duy đòi hỏi học sinh phải có khả năng sắp xếp các nội dung một cách mạch lạc, có kĩ năng trình bày tốt.
GV đòi hỏi phải biết về công nghệ thông tin
Những chú ý khi thực hiện dạy học theo phương pháp bản đồ tư duy
Phương pháp bản đồ tư duy có thể kết hợp hiệu quả với nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, đặc biệt là phương pháp thảo luận và kĩ thuật động não.
Màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh. Tuy nhiên, cũng không cần phải sử dụng quá nhiều màu sắc, có thể chỉ cần dùng một hai màu nếu thích và muốn tiết kiệm thời gian.
Nếu thấy mất quá nhiều thời gian để tô đậm màu trong một nhánh, có thể thử gạch chéo, đánh dấu cộng, hay chấm bi trong đó, cách đó rất mới mẻ và tốn ít thời gian.
Vẽ nhiều nhánh cong hơn là đường thẳng để tránh sự buồn tẻ, tạo sự mềm mại, cuốn hút.
Tiến trình thực hiện
Bước 1: Học sinh lập sơ đồ tư duy theo nhóm hay cá nhân với gợi ý, hướng dẫn của giáo viên.
Bước 2: Học sinh hoặc đại diện của các nhóm học sinh lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Bước 3: Học sinh thảo luận, bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện sơ đồ tư duy về kiến thức của bài học đó. Giáo viên sẽ là người cố vấn, là trọng tài giúp học sinh hoàn chỉnh sơ đồ tư duy, từ đó dẫn dắt đến kiến thức của bài học.
Bước 4: Củng cố kiến thức bằng một sơ đồ tư duy mà giáo viên đã chuẩn bị sẵn hoặc một sơ đồ tư duy mà cả lớp đã tham gia chỉnh sửa hoàn chỉnh, cho học sinh lên trình bày, thuyết minh về kiến thức đó. Khi củng cố kiến thức giáo viên hướng dẫn HS hệ thống kiến thức bài học bằng bản đồ tư duy mẫu đó.
Ví dụ minh họa
Ví dụ 1: Khi dạy tiết 1, để củng cố tôi yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy hệ thống lại những kiến thức trọng tâm mà các em đã được tiếp thu như sau:
Câu hỏi yên cầu: Lập bản dồ tư duy tổng quát mục I: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam
GV giới hạn thời gian (5 phút).
Các nhóm hoàn thiện sơ đồ, cử đại diện lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một bản đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả như sau:
I. Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
Hình 11: Dự kiến sơ đồ tư duy mẫu
Ví dụ 2: Khi dạy tiết 2, để củng cố tôi yêu cầu học sinh lập bản đồ tư duy hệ thống lại những kiến thức trọng tâm mà các em đã được tiếp thu như sau:
Câu hỏi yên cầu: Lập bản dồ tư duy tổng quát mục A: Lịch sử, truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam
GV giới hạn thời gian (5 phút).
Các nhóm hoàn thiện sơ đồ, cử đại diện lên báo cáo, thuyết minh về sơ đồ tư duy mà nhóm mình đã thiết lập.
Cuối cùng giáo viên cùng học sinh hoàn thiện được một bản đồ tư duy kiến thức theo ý muốn của mình, kết quả như sau:
Hình 12: Dự kiến sơ đồ tư duy mẫu
Hình 13: Sản phẩm của học sinh lớp thực nghiệm
Đánh giá mức độ phù hợp của phương pháp
Việc sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong củng cố nội dung của bài học có vai trò cực kỳ quan trọng, đặc biệt trong phát triển năng lực tự học cho học sinh, giúp các em chủ động tự giác, tích cực học tập, không chỉ trên lớp mà còn ở các không gian khác nhau.
Qua việc tìm hiểu, hoàn thiện, tạo sơ đồ tư duy về lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam theo (Cây ® Cành ® Nhánh) học sinh sẽ nắm và ghi nhớ bài học bền vững hơn bởi các em vừa được nghe, vừa được nhìn thông qua các hình ảnh, vừa được kết hợp với các hoạt động như thảo luận nhóm, báo cáo, thuyết trình, đồng thời học sinh huy động được phát huy được các năng lực
tư duy: khái quát, tổng hợp, phân tích, đối chiếu, xử lý các thông tin, huy động kĩ năng lắng nghe, ghi chép...Vì vậy, giáo viên cần sử dụng phương pháp này một cách liên tục và có hệ thống, có như thế mới hình thành cho các em khả năng tự học một cách tích cực, nhưng nhẹ nhàng thoải mái mà hiệu quả lại cao nhằm giảm bớt áp lực học tập cho các em. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này đòi hỏi học sinh phải có khả năng sắp xếp các nội dung một cách mạch lạc, có kĩ năng trình bày tốt.
Hình 11: HS lập sơ đồ tư duy theo nhóm

Hình 12: HS thuyết trình về sơ đồ tư duy của nhóm

Hình 13: GV củng cố bằng sơ đồ tư duy mẫu( máy chiếu)
Để có minh chứng rõ hơn cho các phương pháp trên, tôi chọn tiết 1 của Bài 2- Lịch sử, truyền thống Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam để soạn giáo án và dạy thực nghiệm như sau:
Phần I. Ý ĐỊNH GIẢNG BÀI
MỤC TIÊU
Về kiến thức: HS tìm hiểu về thời kì hình thành, thời kì xây dựng, trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Về kĩ năng: Hiểu được những nét chính về lịch sử, bản chất, truyền thống anh hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam
Về thái độ: HS có thái độ học tập và rèn luyện tốt, sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Định hướng phát triển năng lực:
- Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên nhẫn trong hoạt động học tập.
Bước đầu hình thành ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ của các lực lượng vũ trang.
NỘI DUNG
Nội dung
A – Lịch sử truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam I – Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam.
Thời kỳ hình thành.
Thời kỳ xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trọng tâm: Thời kỳ xây dựng trưởng thành và chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
THỜI GIAN: 45 PHÚT
TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
Tổ chức: Tập trung theo lớp học.
Phương pháp:
Giáo viên sử dụng phương pháp thuyết trình, phương pháp KWL, trực quan, đặt vấn đề, nêu câu hỏi, gợi ý, hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời, ghi chép những nội dung kết luận của giáo viên.
Học sinh chú ý lắng nghe, quan sát, thảo luận, ghi chép những ý chính.
ĐỊA ĐIỂM: Tại phòng học máy chiếu.
VẬT CHẤT
Giáo án, SGK GDQP-AN 10, sách giáo viên GDQP-AN 10.
Tranh ảnh, máy chiếu.
Phần II. THỰC HÀNH GIẢNG BÀI
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)
Mục tiêu: : Tạo hứng thú cho HS bắt đầu bài học mới bằng cách động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề Quân đội nhân dân Việt Nam
Phương thức
Mục đích : Giúp học sinh tích cực trong hoạt động lĩnh hội kiến thức hình thành củng cố kĩ năng.
GV sử dụng phương pháp KWL để giao nhiệm vụ khởi động vào bài mới cho HS.
*Tổ chức thực hiện
GV phân lớp thành 4 nhóm để hoàn thành bảng KWL về chủ đề QĐND Việt Nam. Mỗi nhóm từ 8-10 HS.
Địa điểm : Trong phòng học.
Thời gian: 2 -> 4 phút
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (35 phút
Gợi ý sản phẩm: Mỗi nhóm có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới.
I. LỊCH SỬ QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM Hoạt động 1: Thời kỳ hình thành
*Mục tiêu:
-HS nắm được quá trình hình thành của Quân đội nhân dân Việt Nam
* Phương thức:
GV đặt câu hỏi cho học sinh: Hãy đọc thông tin mục 1 SGK trang 14, 15 để trả lời các câu hỏi sau:
+ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập vào thời gian nào? ở đâu? Do ai lãnh đạo?
+ Nêu chiến công đầu tiên của Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân?
* Gợi ý sản phẩm:
+ Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập ngày 22/12/1944, ở Cao Bằng, do Võ Nguyên Giáp chỉ huy chung.
+ Chiến công đầu tiên: Hạ đồn Phay Khắt, Nà Ngần
+ GV nhận xét câu trả lời của HS, hướ

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_cac_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_tao_hung_thu_c.docx
  • pdfNguyễn Thị Thanh Hóa_ Trường THPT Quỳnh Lưu 2_ GDQP.AN.pdf